Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đổi mới để có một mùa xuân

12/01/201202:00(Xem: 8614)
Đổi mới để có một mùa xuân
ĐỔI MỚI ĐỂ CÓ MỘT MÙA XUÂN
Nguyễn Thế Đăng


mua-xuan2Trong bốn mùa, mùa xuân biểu hiện rõ nhất sự đổi mới: cây thay lá mới,thiên nhiên trẻ lại, trời đất trong sáng và dồi dào sinh khí… Thậm chí ngay cảngười ít cảm xúc nhất cũng phải theo thiên hạ mà làm sạch nhà cửa, ăn mặc mớisạch, đi đâu cũng phải làm ra vui vẻ. Trong ý nghĩ thì chúc nhau những điều tốtđẹp tích cực, loại bỏ những ý nghĩ thô xấu tiêu cực. Quét rửa vào những ngàycuối năm, rước lộc về, thắp hương cầu khấn, chẳng phải là muốn đem về nhà cáimới, cái hên để thay thế cho những cái cũ, cái xui xấu của năm vừa qua sao?

Trong ước mong và hành động của con người cái mới bao giờ cũng đồng hóavới cái tốt hơn, đẹp hơn, đúng hơn.

Nếu nhìn kỹ thì trong một ngày cũng có bốn mùa: tảng sáng cho đến giữabuổi sáng là mùa xuân, trưa là mùa hạ, chiều là mùa thu và tối rút vào giấc ngủlà mùa đông. Sự đổi thay là phần việc của thiên nhiên, sự đổi mới chủ yếu là docon người. Nếu không có sự đổi thay biến chuyển như thế làm sao có tiến bộ? Nếukhông có sự đổi mới mỗi ngày ắt cuộc đời sẽ buồn tẻ và bất hạnh.

Con người muốn sống vui vẻ, sung sức, hạnh phúc thì phải đổi mới, đổi mớitừng ngày. Nhưng đổi mới cái gì? Đổi mới của thiên nhiên thì chúng ta tạm biếtrồi, còn đổi mới của con người là gì?

Đổi mới của con người là làm sạch thân tâm mình, tịnh hóa những tiêu cực,gây tai hại, làm chướng ngại, để tiếp nhận và phát triển cái mới. Cắt bỏ (đoạntrừ) những phiền não và những thứ gây ra phiền não; tịnh hóa những ám ảnh,những buồn đau, những cái hư hỏng, xấu xí, cũ kỹ.

Đổi mới là chuyển hóa cái cũ thành cái mới, cái tiêu cực thành cái tíchcực. Loại bỏ cái xấu, cái tiêu cực và tích tập xông ướp (huân tập) cái tốt, cáitích cực.

Đổi mới là tự hoàn thiện theo chiều hướng đúng hơn, tốt hơn, đẹp hơn. Đâylà sự tiến bộ và phát triển của con người.

Những chữ “tịnh hóa, loại bỏ, chuyển hóa, hoàn thiện, tiến bộ, pháttriển, tích tập xông ướp” là những thực hành Phật giáo đã trở thành những từngữ quen thuộc trong đời sống hằng ngày.

Như thế, đạo Phật là phương tiện giúp ta đổi mới mỗi năm, mỗi tháng, mỗingày, thậm chí mỗi giờ. Đổi mới thân, khẩu, ý của chúng ta theo chiều hướngChân, Thiện, Mỹ. Chúng ta chỉ cần thực hành bất cứ một pháp môn nào của đạoPhật trong một giờ đồng hồ, sau một giờ ấy, dù tiến trình đổi mới này khó nhậnra, chúng ta cũng phải cảm thấy thân tâm mình tươi mới lại, sạch sẽ ra, trongsáng hơn, thanh nhẹ hơn, an vui sáng suốt hơn. Thế nên, nếu biết đổi mới mìnhmỗi ngày bằng niệm Phật, ngồi thiền, bằng sám hối, bằng tụng kinh trì chú, bằngphát Bồ-đề tâm và hồi hướng… là chúng ta đang tạo dựng hạnh phúc cho mình, đangđi trên con đường đổi mới của tự do và an vui, con đường Phật đạo.

Nếu thực sự biếtlàm một phápmôn nào, chúng ta sẽ tiếp xúc được với Phật pháp, cái mà chúng ta thường nói làPhật, Pháp, Tăng thường trụ.

Nếu không đổi mới được thân tâm mình, thời gian đối với chúng ta là mấtthay vì được. Và cuối chuyến đi buôn có phần mệt nhọc trên trần thế này mớibiết là mình lỗ lả nặng nề thì đã muộn.

Đạo Phật giúp ta chủ động đổi mới thường trực. Sự đổi mới đi từ nhữngmảnh nhỏ của cuộc đời mình lần lần đến đổi mới toàn diện, triệt để. Sự đổi mớiđược người xưa đồng hóa với mùa xuân, có lẽ vì người Việt Nam ưa thích mùa xuân hơn ai hết.Những bài thơ buổi đầu của thi ca Việt Nam ở thời Lý Trần hay nhắc đến mùaxuân. Chỉ riêng vua Trần Nhân Tông thì trong 30 bài thơ, đã có tới 16bài có chữ xuân.

Đạo Phật giúp chúng ta đổi mới toàn diện và triệt để đến độ thấy và sốngđược một mùa xuân vĩnh cửu, một mùa xuân bất tử. Lúc ấy chúng ta mới hết nghi cáimùa xuân bất tử này. Mùa xuân bất tử ấy không chỉ siêu vượt ngoài sự đến đi, nởtàn, còn mất, mà còn nằm ngay chính nơi sự đến đi, nở tàn, còn mất:

Xuân đến xuân đi nghi xuân tận
Hoa tàn hoa nở chỉ là Xuân.
Thiền sư Chân Không (1046-1100)

Source: thuvienhoasen
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/03/2016(Xem: 6583)
Trong bài này tôi không bàn chuyện cao viễn mà nói chuyện thực tế của đời sống. Chư tổ nói rằng, “Phật pháp bất ly thế gian pháp”. Điều đó có nghĩa là giáo lý nhà Phật gắn chặt với cuộc sống của con người. Gắn chặt với cuộc sống nhưng phải hữu ích cho con người.
22/03/2016(Xem: 7601)
Trong kinh Diệu Pháp Liên Hoa (sa. saddharmapuṇḍarīka-sūtra), hay Pháp Hoa, Phật ám chỉ ba cỗ xe (Tam Thừa) cũng chỉ là thành phần của một cỗ xe, là Nhất Thừa (sa. ekayāna) và kinh chỉ dạy tuỳ theo khả năng tâm trí, tiếp thu bất đồng của mỗi Phật Tử.
19/03/2016(Xem: 9281)
Vào đầu thế kỷ 12, quân Hồi giáo đã xâm chiếm Ấn-độ, với bản chất tàn bạo họ đã tàn sát các Tăng Ni, Phật tử, đốt sạch các Kinh điển Phật giáo, phá hoại các đền chùa Phật, họ cũng cướp bóc tài sản và tàn phá những gì không thuộc Hồi giáo. Phật giáo đã bị tiêu diệt nơi xứ Phật. Nhưng may mắn thay cho đạo Phật, dưới triều đại vua Asoka vào thế kỷ thứ 3 trưóc. CN, Phật giáo đã được truyền qua xứ Sri Lanka/Tích Lan, Miến điện ...
19/03/2016(Xem: 10066)
Ngoài ra lại cần phải hiểu rằng: tất cả chúng sanh đều có đủ đức tướng trí huệ của Như Lai, nhưng vì bị nghiệp hoặc che lấp tánh diệu minh nên chìm đắm vào hàng dị loại, chỉ biết tìm cầu món ăn, tránh sợ cái chết mà thôi.
19/03/2016(Xem: 9574)
Sống, theo tính chất duyên sinh, là sống với, liên hệ với; không ai sống mà không có mối tương quan với người khác. Bản chất của xã hội là các mối quan hệ. Một người sống trong xã hội có rất nhiều mối quan hệ, như quan hệ cha con, anh em, vợ chồng, bạn bè, đồng nghiệp, dòng họ, thôn xóm…
16/03/2016(Xem: 10225)
Qua các thời kỳ thật xa xưa, kể cả thời đại khi Đức Phật còn tại thế, nhiều phụ nữ cũng đã đạt được chánh quả và trở thành arhat/A-la-hán (kinh Therigatha/Tăng lão ni kệ). Tuy nhiên, qua dòng lịch sử lâu dài của Phật giáo người nữ tu sĩ luôn bị thiệt thòi, không mấy khi có dịp, hoặc tạo được các điều kiện thuận lợi hầu giúp mình lưu lại kinh nghiệm và các sự thành đạt của mình. Họ chỉ là những người tu tập trong âm thầm để rồi chìm vào quên lãng, không mấy ai biết đến
12/03/2016(Xem: 8077)
Để tưởng niệm công đức khai sơn Đạo Phật Khất Sĩ Việt Nam của Tổ sư Minh Đăng Quang, Nhân ngày kỷ niệm 62 năm Tổ Sư vắng bóng ngày 1 tháng 2 năm 1954 - 1 tháng 2/2016, Giáo Hội Phật Giáo Tăng Già Khất Sĩ Thế Giới thành kính tưởng niệm 62 năm Đức Tổ sư Minh Đăng Quang vắng bóng tại Tổ Đình Minh Đăng Quang, thành phố Santa Ana, California, USA.
11/03/2016(Xem: 7390)
Tượng Phật là đối tượng sùng kính lễ bái của giáo đồ Phật giáo, nên việc tạo ra những hình tượng Phật góp phần không nhỏ cho sự nghiệp hoằng dương giáo lý Phật giáo; đó chính là tài năng sáng tạo nghệ thuật và thành quả lao động của những nhà nghệ thuật dân gian kiệt xuất.
10/03/2016(Xem: 7889)
Kính thưa chư Pháp hữu & chư vị Phật tử hảo tâm. Xứ Ấn đã qua mùa Đông lạnh lẽo, thời điểm này khí hậu đang nóng lên từng ngày. Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India.
09/03/2016(Xem: 10075)
Trước tiên xin được có đôi lời cảm ơn đến những vị quan tâm,có điện thư thăm hỏi sau khi đọc bài viết “Nén nhang muộn màng kính viếng nghệ sĩ Đoàn Yên Linh” . Thật tình mục đích bài viết ấy được đưa lên trước hết để những bạn bè thâm hữu xa gần nếu có kỷ niệm gì với nghệ sĩ Đoàn Yên Linh (Anh) đóng góp, bổ sung cho nhau hầu có thể sau này sẽ hoản thiện một bản lý lịch cũng như quá trình hoạt động nghệ thuật, trong đó có công đức cúng dường cho văn hóa Phật giáo của một người nghệ sĩ tận tâm như Anh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]