Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chánh tín và Mê tín

21/09/201013:19(Xem: 8264)
Chánh tín và Mê tín


Phat_Thich_Ca_12
Qua Hình Ảnh Hoa Mạn Đà La Trong Các Lễ Cung Nghinh Phật Ngọc

Gần đây, do có nhiều hình ảnh về Mạn Đà La chụp được trong các cuộc lễ cungnghinh Phật Ngọc cầu nguyện hòa bình thế giới tại các chùa ở hải ngoại và được đăng trên một số trang mạng điện tử toàn cầu, cũng như được phổ biến qua thư điện tử, có vị đã viết bài chỉ trích cho rằng đó là “hiện tượng mê tín không nên truyền bá,” đã làm một số Phật tử hoang mang không biết đâu là thật đâu là giả.

Trướcmột sự kiện quan trọng như vậy, thiết nghĩ cần có thêm nhiều ý kiến xâydựng để giúp làm sáng tỏ vấn đề. Trong tinh thần xây dựng đó, người viết bài này xin trình bày một số quan điểm liên quan đến vấn đề chánh tín và mê tín trong Phật Giáo nói chung và trong hiện tượng Mạn Đà La của những buổi lễ cung nghinh Phật Ngọc nói riêng.

Trướchết, xin tán tán tinh thần cảnh giác để tránh tình trạng mê tín lan rộng ra làm ảnh hưởng đến chánh tín của người con Phật. Vì bổn phận của người Phật tử là phải nêu cao giá trị và lợi ích của chánh tín đối với Tam Bảo, đối với chánh pháp của đức Phật để giúp làm lợi lạc con đường tu tập giải mê trừ hoặc.

Vậy, thế nào là chánh tín và mê tín?

Chánhtín trong Phật Giáo là niềm tin được soi sáng bởi trí tuệ, được trắc nghiệm qua sự thực hành, là niềm tin vào nhân quả, nghiệp báo, là niềm tin vào Tam Bảo, vào chánh pháp của Phật dạy, là niềm tin giúp con ngườihướng thiện, bỏ ác làm lành, diệt trừ khổ não, đoạn trừ phiền não tham sân si, giác ngộ chân tánh, đạt tới quả vị giải thoát. Ngược lại, mê tíntheo Phật Giáo là niềm tin không được thực chứng bởi trí tuệ, là niềm tin không dựa vào nhân quả, nghiệp báo, không tin Tam Bảo, không tin chánh pháp, không giúp con người hướng thiện để bỏ ác làm lành và diệt trừ phiền não tham sân si, là niềm tin không giúp con người giác ngộ chân tánh để đạt tới quả vị giải thoát.

Nhưng,vì chúng sinh có nhiều trình độ căn cơ khác nhau, người lợi căn, kẻ độncăn, cho nên nhận thức và niềm tin đối với chánh pháp cũng có sai biệt.Vì thế, chánh tín cũng có nhiều cấp độ.

Chínhvì vậy, đức Phật mở ra Ngũ Thừa để tùy căn cơ mà độ. Ngũ thừa là Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh Văn thừa, Duyên Giác thừa, Bồ Tát thừa. Giống như mở trường dạy học thì phải có chương trình học cho từng cấp như mẫu giáo, tiểu học, trung học đệ nhất cấp, trung học đệ nhị cấp, cao đẳng, đại học và hậu đại học. Nhân thừa lấy việc quy y Tam Bảo, thọ trì năm giới, tu mười điều thiện ở cấp trung bình làm nền tảng. Thiên thừa lấy việc tu tập mười điều thiện trọn vẹn và thực hành thiền định làm nền tảng. Thanh Văn thừa lấy việc tu tập theo Tứ Đế: Khổ, Tập, Diệt, Đạo làmnền tảng để ra khỏi ba cõi sáu đường. Duyên Giác thừa lấy việc quán mười hai nhân duyên: Vô minh, hành, thức, danh sắc, lục nhập, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử làm nền tảng để chấm dứt sanh tử luân hồi, đạt tới sự giác ngộ của quả vị Độc Giác Phật. Bồ Tát thừa lấy việc thực hành sáu ba la mật: Bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, và trí tuệ làm nền tảng để thành tựu Phật quả cho mình và chúng sinh.

Trongmỗi thừa cũng có căn cơ lợi độn khác nhau và do đó có sự liễu ngộ, chứng đắc khác nhau. Chính vì vậy, không thể đem kiến giải và niềm tin của người thực hành Thừa này so sánh hay thẩm định về kiến giải và niềm tin của người hành trì Thừa kia. Kiến giải và niềm tin của một người ở Nhân thừa làm sao sánh được với kiến giải và niềm tin của vị đã bước vào4 thánh quả Thanh Văn? Lúc Tổ Bồ Đề Đạt Ma gặp Vua Lương Võ Đế, nhà vuahỏi rằng bao lâu nay làm việc bố thí, đúc tượng, xây chùa thì có công đức không? Tổ Đạt Ma đáp ngay: Không có chút công đức nào cả. Như vậy cũng không có nghĩa là Vua Lương Võ Đế đã làm sai. Tổ nói theo chỗ chứngđắc cao sâu của ngài rằng “tất cả các pháp hữu vi đều là giả như mộng, như quáng nắng, như điện chớp, như bong bóng nước,” thì làm gì có công đức hay không. Còn Vua Lương Võ Đế nương theo pháp hữu vi của Nhân, Thiên thừa để nhập đạo thì làm sao với tới được. Cho nên, Tổ Đạt Ma đã vào núi Thiếu Lâm để ngồi diện bích chờ Thần Quang đến cầu đạo và thấy đúng căn cơ mới đem cốt tủy của Thiền mà “dĩ tâm truyền tâm” cho.

ĐứcPhật khi mới đắc quả Vô Thượng Bồ Đề dưới gốc cây Tất Bát La đã nhập đại định Hải Ấn Tam Muội nói pháp thượng thừa viên giáo cho hàng đại bồ tát. Ngài còn suy nghĩ với căn cơ kém cỏi của chúng sinh thì làm sao kham nổi để lãnh thọ giáo pháp cao sâu vi diệu mà ngài vừa chứng ngộ. Nhưng, rồi đức Phật suy nghĩ đến cái khổ vô lượng mà chúng sinh đang gánh chịu, suy nghĩ đến nguyện lực độ sinh của mười phương chư Phật đã, đang và sẽ thực hành, suy nghĩ đến căn cơ sai biệt của chúng sinh giống như sen trong ao bùn: có cái còn ở trong bùn, có cái đã mọc lên khỏi nước, có cái còn búp, có cái đã hé nụ. Cho nên, đức Phật đã quyết định đem giáo pháp mà ngài đã chứng để tùy căn cơ chúng sinh mà hóa độ.

Vậymà, phải đợi cho đến gần cuối đời, đức Phật mới nói ra mục tiêu tối thượng nơi hội Linh Sơn, rằng Ngài ra đời để nói pháp Nhất Thừa, độ chúng sinh làm Phật chứ không có thừa nào khác. Nhị thừa, tam thừa chỉ là phương tiện như hóa thành. Nhất thừa mới là bảo thành cứu cánh. Tronghội Pháp Hoa nơi núi Kênh Kênh này, chư thiên đã rải hoa Mạn Đà La, hoaMạn Thù Sa, v.v… để cúng dường đức Phật và đại chúng.

Nóinhư vậy để cho thấy rằng dù đức Phật là vị đã đạt tới giác ngộ và giải thoát viên mãn, ngài vẫn thiết lập phương tiện để độ những chúng sinh phước mỏng nghiệp dày, căn cơ thô lậu. Đối với bậc thượng căn, thượng trí quán chiếu các pháp như không hoa, tâm thong dong tự tại không bị trói buộc vào hình danh sắc tướng thì không cần dựa vào hình tượng để làm nghi biểu cho sự tu tập. Nhưng, đối với hàng phàm phu chúng sinh căntrí kém cỏi thì phương tiện không thể bỏ, hình danh sắc tướng không thểphá, mà cần phải biết vận dụng để dìu dắt, như người không biết bơi muốn qua sông thì phải cần đến ghe thuyền.

Từđó mới thấy rằng việc cung nghinh Phật Ngọc là lợi lạc tâm linh cho nhiều người. Đừng nói đâu xa, chỉ ngay tại thành phố Escondido, thuộc Quận San Diego nơi có Tu Viện Pháp Vương. Hàng chục năm nay, những ngườiMỹ láng giềng không khi nào bước chân vào, dù có người cũng biết đó là một ngôi chùa Phật Giáo. Nhưng trong thời gian lễ cung nghinh Phật Ngọc vào đầu tháng 2 năm 2010, hàng trăm, hàng ngàn người Mỹ đã về Tu Viện đểchiêm bái Phật Ngọc. Bản thân người viết bài này, đã có dịp hỏi chuyện một phụ nữ Mỹ đến dự lễ khai mạc cung nghinh Phật Ngọc vào ngày 7 tháng 2năm 2010 tại Tu Viện Pháp Vương, được bà cho biết rằng nhà bà ở ngay bên kia đường chỉ cách Tu Viện có mấy chục thước, nhưng lâu nay bà chưa hề vào Tu Viện. Nay bà nghe có Phật Ngọc đến nên mới vào Tu Viện để chiêm ngưỡng.

Cóngười sẽ cười và nói rằng họ chỉ đến chùa lễ Phật một lần chứ đâu có làm Phật tử trọn đời? Xin đừng quên rằng trong Kinh Pháp Hoa đức Phật dạy rằng, “Dù người với tâm tán loạn vào trong tháp miếu, chỉ một lần niệm Nam Mô Phật thì cũng thành Phật.” Quả vậy, chỉ một lần kết duyên lành với Phật, dù là với tượng Phật Ngọc, thì tương lai sẽ thành Phật. Không quý giá lắm sao?

Sự kiện hoa Mạn Đà La trong các lễ cung nghinh Phật Ngọc là thật hay do người cố tình tạo ra?

Trướchết xin nói qua về hoa Mạn Đà La. Hoa Mạn Đà La là một loại hoa có hìnhdạng Mạn Đà La dùng để cúng dường chư Phật và Thánh Chúng thường được nhắc đến trong nhiều Kinh Đại Thừa như Kinh A Di Đà, Kinh Pháp Hoa, v.v... Theo Bách Khoa Tự Điển Điện Tử Wikipedia (www.wikipedia.org), Mạn đà la là dịch âm chữ Hán từ chữ Phạn Mandala, có nghĩa là “vòng tròn,” tức viên dung. Trong truyền thống của Ấn Độ Giáo và Phật Giáo, nghệ thuật thiêng liêng của hai tôn giáo này thường lấy hình Mạn đà la làm biểu tượng. Hình thức căn bản của các Mạn đà la trong Ấn giáo và Phật giáo là một hình vuông với bốn cửa chứa đựng trong một vòng tròn với điểm trung tâm ở giữa. Những Mạn đà la này có ý nghĩa tâm linh và lễnghi với Phật giáo và Ấn giáo. Trong Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng, Mạn đà la đã được phát triển trong nghệ thuật vẽ bằng cát. Mạn đà la cũng là một bộ phận chủ yếu của việc thực hành thiền. Trong Kim Cang Thừa của Phật Giáo Tây Tạng thường dùng Mạn đà la để mô tả Phật độ, hay trí tuệ giác ngộ của Phật, đại biểu tính thường nghiệm và phức tạp của tâm giác ngộ và tâm vọng động, hay là một tiểu vũ trụ tượng trưng cho năng lực siêu việt trong vũ trụ. Những Mạn đà la như vậy gồm phần ngoài là một vòng tròn và phần trong là hình vuông với “tòa” mạn đà la đặt ở giữa. Muốn biết rõ về Mạn Đà La thì có thể vào các trang mạng Phật Giáo Việt Nam để đọc nhiều bài viết giải thích về Mạn Đà La, trong số đó có bài viết khá công phu mang tựa đề “Tìm Hiểu Mạn Đà La” của tác giả Võ Quang Nhân được đăng trên trang nhà Hoa Vô Ưu, Thư Viện Hoa Sen: www.thuvienhoasen.org

Sựkiện hoa Mạn Đà La trong lễ cung nghinh Phật Ngọc là thật. Thật, trong ýnghĩa rằng các hình ảnh đó đã được máy quay phim và máy hình chụp tại chỗ và đưa ngay lên trang mạng trước sự chứng kiến của nhiều tăng, ni vàPhật tử mà người viết bài này được biết trực tiếp tại Tu Viện Pháp Vương, thành phố San Diego, Hoa Kỳ, vào lúc khoảng 4 giờ chiều ngày khai mạc, mùng 7 tháng 2 năm 2010, và đêm ngày 16 tháng 2 năm 2010 lúc tiễn tượng Phật Ngọc đi. Thật, trong ý nghĩa hoàn toàn không có bất cứ một hành vi sửa đổi hay tái tạo nào trên những tấm hình đó do Tu Viện Pháp Vương chụp và được đăng trên trang nhà Pháp Vân (www.phapvan.ca), trang nhà Hải Triều Âm (www.haitrieuam.net), trang nhà Quảng Đức (www.quangduc.com), v.v…

Sởdĩ người viết phải nhấn mạnh đến sự kiện “thật, trong ý nghĩa…,” bởi vìđó là những gì chư tăng, ni và phật tử chứng kiến tại chỗ. Nhưng, các hình hoa Mạn Đà La đó chỉ thấy được qua máy thu hình và máy chụp hình màkhông thể thấy được bằng mắt bên ngoài trời, nếu không có những máy hình đó. Thấy bằng mắt bên ngoài trời là hình ảnh mặt trời biến đổi màu sắc rất kỳ lạ vào buổi chiều lễ Khai Mạc, ngày 7 tháng 2 năm 2010, tại Tu Viện Pháp Vương mà rất nhiều người có mặt tại chỗ đều chứng kiến kể cả người viết bài này.

Cóngười nói các tấm hình đó là do “phản chiếu ánh đèn sáng,” mà ra. Lúc chụp hình bị ánh đèn phản chiếu tạo ra các hình tròn sáng, thậm chí có màu sắc, là điều bình thường. Vấn đề là, trên các hình hoa Mạn Đà La chụp được trong lễ cung nghinh Phật Ngọc thì hình Mạn Đà La hiện ra rất rõ, không thể nào nhầm lẫn với hình do ánh đèn phản chiếu được.

Ngườiviết bài ngày chỉ đề cập đến hình hoa Mạn Đà La được chụp tại Tu Viện Pháp Vương bởi vì chính bản thân người viết trực tiếp biết việc này. Người viết cũng tin chắc rằng chư tăng, ni và phật tử tại những ngôi chùa khác có cung nghinh Phật Ngọc và có hình hoa Mạn Đà La đều là thật,nghĩa là các hình đó được chụp và đưa lên mạng trực tiếp chứ không qua bất cứ sự sửa đổi, giả tạo nào cả. Nhiều bản tin và bài viết tường thuậtvề sự kiện hoa Mạn Đà La trong các lễ cung nghinh Phật Ngọc ở nhiều chùa tại Hoa Kỳ trong thời gian qua đã cho thấy mức độ khả tín và chính xác như thế nào.

Tin hình hoa Mạn Đà La chụp được trong các lễ cung nghinh Phật Ngọc có phải là mê tín?

Khichứng kiến hình ảnh kỳ diệu của ánh mặt trời đổi sắc và khi nhìn những tấm hình hoa Mạn Đà La qua máy chụp hình trong đêm cung tiễn Phật Ngọc tại Tu Viện Pháp Vương, người viết bài này đã thấy những xúc động, nhữnggiọt nước mắt trên gương mặt hoan hỷ của nhiều người vì cảm kích một sựkiện hy hữu trong đời. Người viết bài này và nhiều Phật tử có mặt đều có cùng cảm nghĩ, rằng sự kiện hoa Mạn Đà La làm vững mạnh thêm chánh tín cho mình, bởi vì qua đó có thể thâm cảm rằng:

-Phật đúng là bậc thầy của trời và người. Tượng Phật Ngọc mà còn được cung kính rải hoa Mạn Đà La cúng dường như vậy thì đức Phật báo ứng thâncàng được tôn kính biết bao nhiêu. Từ đó mới thấy rằng ân đức, đoạn đứcvà trí đức của Phật quả thật bao la vô lượng.

-Những gì Phật dạy trong kinh là hoàn toàn thật. Chẳng hạn, kinh diễn tảcảnh hoa Mạn Đà La được rải xuống để cúng dường Phật, thì hình ảnh hoa Mạn Đà La trong lễ cung nghinh Phật Ngọc là một bằng chứng cho thấy đó là sự thật.

-Nhờ tăng trưởng chánh tín như vậy, càng tin sâu Tam Bảo, tin sâu nhân quả, nghiệp báo và càng nỗ lực thực hành theo lời Phật dạy.

Niềmtin giúp củng cố thêm đạo tâm, thêm niềm tin với Tam Bảo để tiếp tục vững bước trên con đường học và tu đối với Phật Pháp như vậy làm sao là mê tín?

Đốivới người viết, vấn đề thật sự đơn giản và dễ hiểu, bởi vì, chúng ta, những Phật tử ở nhân gian, đối với tượng Phật Ngọc vì tôn kính như là hình ảnh biểu tượng của đức Phật, cho nên đã dâng hoa để cúng dường ngài, thì chư thiên cũng vậy, họ cũng tôn kính tượng Phật Ngọc nên đã rải hoa Mạn Đà La để cúng dường.

Vấnđề là cần cảnh giác để ngăn chận những thị phi bất thiện là đừng khởi tâm phân biệt, đừng nghĩ rằng sự kiện hoa Mạn Đà La xảy ra nhiều trong các buổi lễ cung nghinh Phật Ngọc tại các chùa là chuyện không thể có, hay thậm chí là chuyện bịa đặt để lôi cuốn quần chúng nhằm mục đích làm lợi cho chùa. Xin cũng đừng nghĩ rằng chùa nào rước Phật Ngọc mà có hoa Mạn Đà La mới là chùa linh. Những suy nghĩ như vậy sẽ đánh mất chánh tíncủa người con Phật.

Sự mầu nhiệm của Phật Pháp không thể lấy lý trí phàm phu hay tâm phân biệt để đo lường được.

Sựcảm ứng là do nhân duyên đầy đủ. Ngay như thời Phật còn tại thế đâu phải ai cũng được Phật độ dù là có dịp gặp ngài trên đường du hóa, vì chuyện Phật độ hết chúng sinh trong một đời thị hiện của ngài là điều không thể có được. Chính đức Phật cũng dạy rằng những ai có duyên được độ thì ngài đã độ. Những ai không có duyên thì ngài cũng đã tạo duyên đểđược độ trong tương lai qua phương thức chánh pháp lưu truyền.

Tómlại, đã tin lời Phật dạy, tin kinh điển là chánh pháp thì sự kiện hoa Mạn Đà La xuất hiện trong các lễ cung nghinh Phật Ngọc cũng là điều phù hợp với chánh lý, là chánh tín, chứ không phải mê tín.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/05/2011(Xem: 7998)
Sống theo đúng năm giới thì sống thọ: Ðó là lời Ðức Phật dạy, mà cũng là một Chân lý được các bậc minh triết phương Ðông khẳng định.
03/05/2011(Xem: 7481)
Phật giáo là một tôn giáo được ngưỡng mộ nhất trên thế giới hiện nay, được sáng lập bởi Đức Phật Thích Ca hiệu Gautama, với niềm tin vào hòa bình, từ bi và trí tuệ...
30/04/2011(Xem: 7051)
Tinh thần Đại thừa Phật giáo nhằm mục đích chuyển hóa cõi Ta-bà uế trược này trở thành Cực-lạc thanh lương. Sự phổ biến Phật giáo khắp mọi tầng lớp quần chúng là điều Phật tử phải thực hiện.
30/04/2011(Xem: 16140)
Là một tu sĩ Phật giáo Việt Nam có trách nhiệm và nhiều nhiệt tình thì thấy điều gì hay trong Phật giáo tôi tán thán, biết việc gì dở tôi chê trách, đều nhằm mục đích xây dựng Phật giáo Việt Nam mà thôi.
28/04/2011(Xem: 5809)
Tôi bước những bước chân chậm rãi trong chánh niệm, tìm được sự an lạc trong mỗi bước chân đi, nhịp thở điều hoà làm nở hoa dưới gót chân tôi bước...
27/04/2011(Xem: 6869)
Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt - Thích Nữ Chân Liễu
27/04/2011(Xem: 7584)
KHÔNG ĐUỔI THEO THAM MUỐN là thực hành Pháp; theo đuổi tham muốn là không thực hành Pháp. Sự việc chỉ đơn giản như thế. Toàn bộ ý nghĩa thiết yếu của Mở rộng Cánh Cửa Thánh Pháp, những giáo huấn này xuất phát từ kim khẩu của các geshe Kadampa - những điều các ngài đã thực hành và chứng nghiệm – là cắt đứt tám pháp thế gian, thoát khỏi tham muốn bám luyến vào cuộc đời này. Dù bạn có thực hành Pháp hay không, tư tưởng xấu xa của tám pháp thế gian chính là nguồn mạch của mọi chướng ngại và vấn đề. Mọi điều khơng mong muốn xuất phát từ tư tưởng về tám pháp thế gian này.
25/04/2011(Xem: 12890)
Chân thật niệm Phật, lạy Phật sám hối, giữ giới sát, ăn chay, cứu chuộc mạng phóng sinh. Đó là bốn điểm quan trọng mà sư phụ thường dạy bảo và khuyến khích chúng ta.
25/04/2011(Xem: 9931)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì có và xảy ra trong hiện tại, tùy theo duyên mà sống, bình thường trong mọi lúc, là sao cũng được, không phân biệt, chấp trước. Ví như Ngài Lục Tổ Huệ Năng khi chưa đủ duyên, phải ẩn nhẫn trong rừng, cùng sống với đám thợ săn, đem rau lụt chung với nồi nước thịt, nhưng vẫn giữ được khí tiết người tu. Hay câu chuyện về hai huynh đệ cùng đi ngang qua một giòng sông, gặp một cô gái muốn qua sông khi trời đã xế chiều, mà không có đò, vị sư huynh thấy tội nghiệp, bèn đưa lưng cõng giúp cô gái qua sông rồi bỏ xuống ngay, còn vị sư đệ thì do sợ phạm giới, nên không dám giúp, nhưng khi đi được một quảng đường dài, vị sư đệ mới trách phiền sư huynh là tại sao phạm giới, khi cõng cô gái trên lưng, vị sư huynh mới trả lời, ta cõng nhưng đã bỏ cô gái lại bên bờ sông từ lâu rồi, sao đệ còn mang cô ấy theo đến đây làm chi vậy ? tùy duyên là vậy đấy, khi gặp việc cần giúp thì sẵn sàng giúp, xong rồi sẵn sàng buông xuống, không chấp chứa nữa, chứ không phân biệ
23/04/2011(Xem: 6911)
Một câu hỏi mà mỗi người hay tự đặt ra với chính mình: Ta là ai? Ta là gì? Kiếp sống này mai kia chết rồi sẽ đi về đâu? Có cái gì không sinh không diệt trong hình hài này? Trong quá trình tu tâm, nhiều Phật tử thắc mắc: Tâm Phật là gì? Niết Bàn ở đâu? Chân Tâm là vui, buồn, oán, thương, hay là những dòng suy nghĩ luôn tuôn chảy trong ý thức của ta? Khi ta không vui không buồn, vắng bặt suy nghĩ, khi ta ngủ hay hôn mê, cái tâm ấy còn hay mất? Làm sao để giữ cho tâm bình an trong cuộc đời đầy xao động?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]