Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Khái niệm về vô minh trong Phật giáo

07/01/201205:37(Xem: 8170)
Khái niệm về vô minh trong Phật giáo

KHÁI NIỆM VỀ VÔ MINH
TRONG PHẬT GIÁO
Hoang Phong

Cứu cánh của Phật giáo là sự Giác Ngộ, phương tiệngiúp đạt được Giác Ngộ là Trí Tuệ, và đối nghịch với Trí Tuệ là Vô Minh. Vậymuốn đạt được Giác Ngộ thì phải loại trừ Vô Minh. Vô Minh mang lại khổ đau và Giácngộ thì mang lại sự Giải Thoát. Trí Tuệ là liều thuốc để hóa giải Vô Minh tức đểloại bỏ khổ đau. Chính vì thế mà vô minh là một khái niệm vô cùng quan trọng tronggiáo lý nhà Phật bởi lẽ nếu không hiểuđược vô minh là gì thì quả thật là khó mà loại bỏ được nó. Vô minh được kinhsách đề cập trong ba trường hợp khác nhau:

- Vô minh là nọc độc thứnhất trong số ba nọc độc gọi là TamĐộc: đấy là sự đần độn hay u mê (moha - si mê); sự thèm khát và bám víu (raga - tham lam) và hận thù (krodha - sânhận). U mê (moha - ignorance - si mê) sẽ đưa đến những hành động ngu đần vàsai lầm, mang lại những xúc cảm bấn loạn trong tâm thức.

- Vô minh(avidya/avijja) là "nút thắt" hay cái "khoen" đầu tiêntrong số mười hai "nút thắt" của chuỗi dài lôi kéo và tương tác gọilà "Thập nhị nhân duyên", trói buộc chúng sinh trong thế giới luânhồi. Cái nút thắt đầu tiên ấy còn được gọi là vô minh nguyên thủy(sahajavidya), tức sự kiện không hiểu biết về Tứ Diệu Đế, về quy luật nguyênnhân hậu quả (nghiệp) và không ý thức được sự hiện hữu trói buộc của chínhmình.

- Vô minh mangý nghĩa của sự lầm lẫn, thiếu sáng suốt (ditthi, wrong views - tà kiến) nghĩa là không nhìn thấy bảnchất của mọi vật thể, tức phương thức hiện hữu đích thật của con người và mọihiện tượng.

Kinh sách, bài giảng, bài viết... về khái niệm vôminh nhiều vô kể, do đó bài viết ngắn này chỉ nhằm nhắc lại một vài định nghĩachủ yếu và chỉ khai triển thể dạng thứ ba của vô minh tức là sự lầm lẫn và u mêvề bản chất của mọi vật thể, đồng thời nêu lên một vài thí dụ cụ thể để chúngta cùng suy ngẫm. Từ "vô minh" nói chung thì tiếng Phạn gọi là Avidya và tiếngPa-li là Avijja, nghĩa từ chương của chữ này là sự "thiếu hiểu biết",thế nhưng cũng có thể hiểu đấy là một sự "nhầm lẫn". "Thiếu hiểubiết" không có nghĩa là thiếu sự hiểu biết mang lại từ sự học hỏi từchương trong sách vở, hay sự thiếu hiểu biết mang tính cách thông thái của mộtnhà bác học. Nói một cách đơn giản thì ta có thể hiểu vô minh như là một cách"nhìn sai" hay "hiểu sai". Đối với Phật Giáo thì một họcgiả uyên bác, một triết gia thông thái, một khoa học gia lỗi lạc hay một chínhtrị gia khôn ngoan v.v... vẫn có thể là những người "vô minh" và"u mê", vì tuy rằng họ hiểu rành rọt về chuyện này thế nhưng cũng cóthể nhìn sai và hiểu sai về một chuyện khác. Không những thế, cái chuyện khácấy đôi khi lại có một tầm vóc quan trọng hơn nhiều so với những chuyện mà họbiết thật rành rẽ, bởi vì nó có thể liên hệ đến hạnh phúc và tương lai lâu dàicủa họ và của cả những người khác nữa.

Tóm lại dù đấy là một vị giáo sư haychỉ là một người không có cái may mắn được học hành thì cả hai cũng đều có thểrơi vào sự lầm lẫn như nhau. Nếu sự lầm lẫn ấy chỉ liên hệ đến những biến cố vàsự kiện thường tình trong đời sống thì hậu quả mang lại đôi khi cũng không đếnđỗi quá tệ hại. Thế nhưng nếu đấy là một cái nhìn lầm lẫn, một sự quán thấy lệchlạc, không nhận biết được bản chất đích thật của chính mình và của mọi sự vật,không quán thấy được ảo giác của mọi hiện tượng đang biến động chung quanh mìnhvà những xung năng trong tâm thức mình, thì hậu quả mang lại sẽ trầm trọng hơnnhiều.

Sự phức tạp của vô minhvà sự đa dạng của việc tu tập

Như vậy nếu muốn phá bỏ hay "khắcphục vô minh" để mở rộng sự hiểu biết và tìm thấy trí tuệ thì phải làm thế nào? Việc tu tập quả thật làrắc rối. Con người có quá nhiều xu hướng khác nhau, từ bản chất cơ thể cho đếngiáo dục, từ truyền thống cho đến kinh nghiệm cá nhân, từ hoàn cảnh cho đếnnhững định hướng tư lợi, mà tất cả những thứ ấy đều là hậu quả của nghiệp tíchlũy từ trước. Quả thật hết sức khó để có thể tìm ra một phương thức chung cótính cách phổ cập, thích ứng cho tất cả mọi người. Vì thế cũng không nên lấylàm lạ là chung quanh ta "mỗi người tu một cách", các tông phái, chiphái thì "nhiều vô kể", và sách giảng thì cũng đủ loại. Thật ra thìđấy là các phương cách khác nhau mà Đạo Pháp dùng để thích ứng với sự đa dạngcủa chúng sinh, hay nói một cách giản dị là để thích ứng với cái vô minh và cáingã của từng người mà thôi.

Giáo lý nhà Phật cũng không phải làkhông ý thức được việc đó, vì thế mà Đạo Pháp xem đấy đều là những "phươngtiện thiện xảo" (upaya) "chấp nhận" cho mỗi người tự tìm lấy một"con đường" thích hợp cho mình, và tất nhiên là cũng phải tôn trọng mộtsố nguyên tắc căn bản nào đó trong Đạo Pháp. Kinh sách cho biết là có tất cả84.000 "phương tiện thiện xảo", và theo truyền thống văn hóa Ấn độthì con số này chỉ mang tính cách tượng trưng, có nghĩa là các phương tiện thiệnxảo nhiều lắm, đếm không xuể. Vô minh cũng thế, cũng nhiều lắm và đếm không xuể.Mỗi người có một cái vô minh riêng của mình, cũng có thể xem như một thứ "giatài" riêng, "bị" thừa hưởng từ nghiệp của mình mà ai cũng muốn bảovệ cái "gia tài" ấy, "bám chặt" vào nó, "hãnhdiện" vì nó, "ôm khư khư" lấy nó. Vì thế việc tu tập tất nhiên cũngphải phù hợp với cái vô minh của từng người là như vậy.

Chúng ta hãy thử nhìn vào một thídụ thực tiễn và cụ thể như sau. Một vị thầy thuyết giảng giáo lý cho một đámđông Phật tử đến chùa. Phật tử ngồi lắng nghe thật yên lặng và thành tâm, vị thầythì thuyết giảng rất hăng say và cũng rất thành tâm, có lúc hùng hồn, có lúc khôihài, có khi lại rất trịnh trọng và nghiêm trang, nhằm thu hút sự chú tâm của ngườinghe. Thế nhưng biết đâu vị thầy cũng chỉ lập đi lập lại những gì mình đã thuộclòng (!). Trong số Phật tử thì chắc hẳn cũng có người nghe và nghĩ thầm là "loanhquanh cũng thế, chẳng có gì mới lạ", hoặc nghĩ rằng vị thầy này giảngkhông "hấp dẫn" bằng vị hôm trước. Trong khi đó thì cũng lại có kẻ đangnghĩ đến việc sắp phải rước con vì sắp đến giờ tan học, mà vị thầy này lại giảnghăng quá mà chẳng biết đến khi nào mới chấm dứt, người khác thì hơi sốt ruột vìcòn phải lo việc chợ búa và trăm chuyện phải làm, v.v. và v.v... Rồi thì buổigiảng cũng chấm dứt, thầy trò đều mừng rỡ, cùng nhau chắp tay hồi hướng côngđức để cầu xin cho thế giới này được an bình hơn, hạnh phúc hơn... Các Phật tử rađến cổng thì vừa chen lấn vừa áp tay vào túi quần vì sợ bị... móc túi, người ănxin thì quá đông nên chẳng biết phải bố thí cho người nào, xe chạy như mắc cửi,phải nhìn trước trông sau để tránh xe... Trong chùa thì vị thầy vừa giảng xongcũng muốn nghỉ ngơi một tí, vì chiều nay lại phải giảng về đề tài này tại mộtngôi chùa khác. Mỗi người trở lại với những sinh hoạt thường nhật của mình vàcũng có thể không ai nghĩ đến là sau khi nghe giảng thì mình có cải thiện đượcphần nào cái vốn liếng trí tuệ của mình hay không?

Vô minh quả thật là phức tạp và đa dạng, do đó việc tu tập nếu muốn thựcsự "hữu hiệu" thì cũng đành phải chạy theo sự đa dạng và phức tạp đó.Thế nhưng may mắn thay cứu cánh của Đạo Pháp thì lúc nào cũng chỉ là một: đấylà Trí Tuệ. Dù phải vướng mắc trong bối cảnh hỗn tạp do nghiệp và cơ duyên tạora, thế nhưng ta cũng nên luôn cố gắng nhìn xa hơn và sâu hơn trước những biếncố quen thuộc đang xảy ra chung quanh.

Sự chú tâm để quán thấy những thứấy càng mạnh, càng thường xuyên và sâu xa, thì trí tuệ của ta cũng theo đó mà ngàycàng được phát triển hơn. Tóm lại đấy là cách giúp ta thoát ra những trói buộcthường tình để nhìn xa hơn vào các hiện tượng đang biến động chung quanh và để thấyrõ hơn các xúc cảm và xung năng đang chi phối tâm thức mình hầu giúp mình quánxét, phân tích và tìm hiểu chúng để khám phá ra bản chất đích thật của chúng, nhằmgiúp cho mình chọn lấy một thái độ ứng xử thích nghi hơn.

Cách nhìn vào các hiệntượng biến động và bản chất của hiện thực

Cách nhìn như vừa mô tả trên đây gồmcó hai khía cạnh hay hai lãnh vực khác nhau: trước hết là cách nhìn vào nhữnghiện tượng đang biến động tức các thể dạng "bên ngoài" hay "ảogiác" của hiện thực, và sau đó là cách nhìn thẳng vào "bản chất đíchthật" của hiện thực. Thật ra thì cả hai khía cạnh hay lãnh vực ấy của hiệnthực đã được mô tả trong vô số kinh sách và cũng đã được các vị thầy đại diệncho Đạo Pháp thuyết giảng cho chúng ta nghe, thế nhưng chính ta phải tự nhìnthấy nó vì không ai có thể nhìn thấy chúng thay cho ta được. Hai cách nhìn ấynhư sau:

- Nhìn vào cáchiện tượng biến động của hiện thực

Ta hãy thử tréo chân ngồi xuống, giữ yên lặng và phóng luồng tư tưởng nhìnra vũ trụ, để hình dung ra địa cầu đang xoay vần chung quanh mặt trời, rồi mặttrời và thái dương hệ thì đang quay cuồng trong thiên hà, và thiên hà lại bắntung trong vũ trụ... Toàn bộ tất cả những thứ ấy đang chuyển động với một vậntốc khủng khiếp, đấy là cái vận tốc của một vụ nổ lớn trong vũ trụ (Big Bang). Cùngvới địa cầu và thiên hà, ta đang bị bắn tung trong không gian... Thế nhưng trướcđây vài phút, lúc ta chưa ngồi xuống để hình dung ra vị trí của mình trong cáikhoảng không gian mênh mông đó thì ta vẫn có cảm giác bình yên tự tại, vẫn cảmthấy vững chân trên mặt đất và dường như chẳng có việc gì xảy ra: trên đầu talà bầu trời cao vời vợi với những đám mây trôi êm ả, dưới chân ta là mặt đấtvững vàng, và căn nhà của ta được đóng cừ và xây móng chắc chắn. Tóm lại việcta cứ "bình chân như vại" mà không quán thấy cái chuyển động khủngkhiếp đấy là một thứ vô minh rất dễ nhận ra, thế nhưng chỉ vì cứ phải chạyngược chạy xuôi cho nên ta không nhận thấy cái vô minh đó của mình mà thôi!

Địa cầu là một hạt cực nhỏ xoáylộn trong không gian, thế mà ta vẫn cố ngước lên để tìm một cái gì cao cả, và nhìnxuống để ý thức ra sự đọa đày. Ta tự đặt mình vào vị trí trung tâm của vũ trụđể tự nhận diện chính mình. Các vị trí dùng để định hướng như trung tâm, bênphải, bên trái, bên trên, bên dưới... không hề mang một ý nghĩa gì cả, đấy chỉlà những điểm chuẩn hoàn toàn mang tính cách tương đối và quy ước. Thế nhưng đốivới ta đã gọi là "trên trời" thì nhất định là phải ở trên đỉnh đầu,ta không thể chấp nhận "trên trời" lại cũng có thể là ở... "dướichân" ta. Một người ở bắc bán cầu thì "trên trời" sẽ có mộthướng đối nghịch lại với cái hướng "trên trời"của một người ở nam báncầu. Ta ngước "lên trên" để tìm kiếm một đấng tối cao, một chốn thiênđường hạnh phúc hay một cõi cực lạc an bình, bất chấp là cái hạt bé tí gọi làđịa cầu đó đang bị xoáy lộn "lên phía trên" hay bị tung "xuốngphía dưới" trong vũ trụ này. Đấy là một trong số hàng nghìn cách nhìn giúpcho ta nhận thấy cái vô minh của mình trước những biến động chung quanh.

Nếu tiếp tục thu hẹp tầm nhìn để quaytrở lại với những gì đang xảy ra chung quanh ta trong giới hạn của quả địa cầunày thì ta cũng sẽ thấy rằng mọi vật thể và hiện tượng nơi cái hành tinh bé nhỏnày cũng biến động không ngừng, từ con người đến vạn vật, từ văn hóa đến chínhtrị, từ địa dư đến lịch sử và từ những biến cố cổ xưa đến cận đại. Có những khimùa màng mưa thuận gió hòa thì cũng có những lần mà thiên tai sát hại hàng trămnghìn người một lúc. Có những đứa bé sinh ra đời thì lại có những người nằmxuống, và trong số những người nằm xuống thì cũng có những đứa bé còn bú mẹ, cónhững người già nua đau yếu, và cả những người còn trẻ và khoẻ mạnh... Tất cảnhững hiện tượng ấy trên bình diện "bên ngoài" hiện ra như có vẻ độclập, được xác định rõ rệt. Thế nhưng nếu ta hiểu rằng một cơn sóng thần giếthại hơn hai trăm nghìn người phải bắt nguồn từ một cuộc địa chấn. Động đất xảyra là phải có các mảng lục địa trôi dạt trên lớp đá nóng bỏng và chảy lỏng nằm bêntrong lớp vỏ của địa cầu, các mảng lục địa va chạm vào nhau, chồm lên nhau, bịdồn nén, bị "gẫy" để tạo ra động đất. Sở dĩ ta không nhận thấy nhữngchuyển động đó là vì chúng xảy ra quá chậm trong khi cuộc sống của ta thì lạiquá dồn dập, xảy ra và chấm dứt như một tia chớp. Ngược về quá khứ xa hơn, ta sẽthấy rằng những biến cố động đất và sóng thần liên hệ đến địa cầu từ lúc hànhtinh này còn là một khối lửa đang nguội dần, có những mảng lục địa đang hình thànhvà đá lỏng vẫn chưa nguội hẳn...

Khi thấy mộtđứa bé còn bú, ta có thể hình dung ra một người già yếu và bịnh tật sau này.Khi thấy xác chết của một người trọng tuổi, ta có thể hình dung ngược lại hìnhảnh một đứa bé khi còn được bồng trên tay mẹ. Từ những biến động vật chất củađịa cầu cho đến cái chết của một đứa bé còn bú mẹ, hay cái may mắn của một đứa trẻđược lớn lên để rồi trở thành một cụ già, tất cả đều là những biến động liêntục, chằng chịt và liên đới, tạo ra bởi vô số nguyên nhân. Tóm lại nhận dạngmột hình tướng độc lập, tách rời ra khỏi những ràng buộc chằng chịt và nhữngđiều kiện dự phần tác tạo ra nó là một cách nhìn vô minh, tức sai lầm, nông cạnvà ngây thơ.

Nếu tiếp tục ngồi yên và thu hẹp tầm nhìn hơn nữa thì biết đâu bất chợt tasẽ trông thấy một con kiến đang bò trên mặt tường trước mặt ta, rồi sau đó thì nóbò ngược lên trần nhà. Ta sẽ hiểu rằng ta không làm được như nó, không thể bướcthẳng lên bức tường và đi ngược lên trần nhà được bởi vì thân xác của ta quánặng và sức hút của địa cầu sẽ làm cho ta rơi xuống. Nếu trước đây ta cảm thấymình là một hạt bụi trong vũ trụ thì giờ đây ta lại cảm thấy mình là một sinhvật khổng lồ, quá kềnh càng so với con kiến, ta có nhu cầu nhiều hơn, tham lamhơn, quá sức "nặng nề" và không được nhẹ nhàng như con kiến.

Nếu thay thế bảy tỷ người trênhành tinh này bằng bảy tỉ con kiến thì hành tinh này sẽ trở nên an bình hơn, sẽkhông có chiến tranh, không có số khí giới khổng lồ như hiện nay. Nhu cầu của bảytỉ con kiến cũng sẽ vô nghĩa trước sự tham lam vô độ của con người, và số kiến ấysẽ không làm cho hành tinh này trở nên ô nhiễm và bị tàn phá như hiện nay, các sinhvật không còn sợ con người ngược đãi và ăn thịt chúng nữa. Tóm lại nếu ta nhìncon người là những sáng tạo thông minh nhất, hoàn hảo nhất trong toàn thể vũtrụ này, hay ít ra là trên hành tinh này, thì đấy quả là một cái nhìn vô minh. Ngườita có thể cho rằng cách so sánh trên đây mang tính cách tự biện và lạm dụng,điều ấy rất đúng, thế nhưng đấy không phải là một lối lý luận nhằm chứng minhmột sự thật nào cả mà chỉ là một cách để làm nổi bật sự lệch lạc khi đánh giá vềvị thế của con người trong vũ trụ này cũng như về cái nhìn vô minh của họ đốivới chính họ và bối cảnh chung quanh.

Tuy nhiên con kiến vẫn còn quáto, vì nếu đưa cánh tay để nhìn gần hơn nữa thì các khoa học gia sẽ cho ta biếtlà trong mỗi phân vuông trên da của ta có khoảng 200.000 vi sinh vật sinh sống,nhờ vào hơi ấm, mồ hôi và lớp da chết đào thải làm thực phẩm. Đối với các visinh vật ấy thì thân xác ta là cả một vũ trụ vô cùng phức tạp. Khi đưa ra cáchình ảnh như trên đây để so sánh thì ta sẽ nhận ra rằng ta vừa là một hạt bụi trongvũ trụ và đồng thời lại cũng là một vũ trụ đối con vi sinh vật trên cánh tay ta, cả hai khôngcó "cáitôi", "cái của tôi" hay "cái ngã" nào cả. Nếu nhìn thấy"cái ngã" của mình và của từng vi sinh vật chia sẻ sự sống chung vớimình và gọi đấy là "tôi", thì đấy chính là một cái nhìn vô minh.

- Nhìn vào bản chấtđích thật của hiện thực

Bản chất đích thật của hiện thực là: vô thường (anitya/anicca - không kéo dài), khổ đau (duhkha/dukkha -sự bất toại nguyện) và vô ngã (anatman/anatta- tự-nó-không-hiện-hữu). Vô minh làkhông nhìn thấy được những đặc tính đó của các vật thể. Vậy một cái nhìn sángsuốt không lầm lẫn là thế nào? Kinh sách cho biết cái nhìn ấy phải như thế này:

"Đây là một vật thể, đây là cách thức mà dựa vào đó thì vật thể hiểnhiện ra, đây là sự chấm dứt của nó, và đây là cách làm cho nó phải chấm dứt.Nếu nhìn một vật thể xuyên qua quá trình đó thì ta sẽ thấy rằng mọi vật thể tựnó không có một sự hiện hữu thật sự nào cả, không có một sự độc lập nào cả,mà chúng chỉ là vô thường, bất toại nguyện và vô ngã"(tóm lược dựa vào ý nghĩa củamột bản kinh).

Thế nhưng trên thực tế thì chúng ta lại không nhìn thấy bản chất một vậtthể đúng như vậy, và điều này khiến cho ta biểu lộ sự yêu quý nó và thèm khátđược "có nó", hoặc mong muốn "ghét bỏ nó" để rồi khổ đaukhi bị bắt buộc phải nhận chịu sự hiện diện của nó. Nếu đấy không phải là mộtvật thể mà là một thể dạng hình thành nào đó, thì ta lại muốn được "trởthành như thế" hoặc kinh sợ bị bắt buộc phải "trở thành như thế".Tóm lại vô minh làm phát sinh ra sự thèm khát hay bám víu - tức muốn được chiếmgiữ hay ghét bỏ - và ngược lại sự thèm khát hay bám víu ấy lại làm phát sinh ravô minh. Đấy là cặp bài trùng kềm kẹp chúng ta trong vòng luân hồi và khổ đau.

Hãy nêu lên một thí dụ cụ thể khác, chẳng hạn như sự bám víu vào cái ngãhay là năm thứ cấu hợp - ngũ uẩn - tạo ra một cá thể, tức là thân xác(rupa - sắc), giác cảm(vedana - thụ), sự cảm nhận (samjna - tưởng), tác ý (samskara - hành) và tri thức (vijnana - thức).Ngũ uẩn còn được gọi là"năm thứ cấu hợp của sự chiếm hữu".Tại sao lại gọi đấy là những thứ "chiếm hữu"? Bởi vì ta luôn luôn tìmcách nắm bắt và chiếm giữ cái tổng thể gồm năm thứ cấu hợp luôn luôn biến độngvà đổi thay ấy mà gọi đấy là "cái ta" "cái ngã" (attman/atta)của ta, đấy là "ta". Từ đó phát sinh ra trong tâm thức của mình cáiảo giác về một thực thể mang tên là cái "tôi", và năm thứcấu hợp ấy là những cái "của tôi", thuộc riêng tôi. Sự nhận định sailầm đó gọi là vô minh hay là một sự hiểu biết lầm lẫn. Tóm lại vô minh chính là cách nắm bắt hình ảnhtạm thời của năm thứ cấu hợp vô thường để tác tạo ra ảo giác của một "cáitôi" thực sự. Khắc phục được vô minh có nghĩa là không còn tiếp tục nhìnnhận năm thứ cấu hợp ấy là "cái tôi" nữa.

Chúng ta hãy thử nhìn gần hơn nữavào cái tổng thể gồm năm thứ ngũ uẩn ấy bằng cách chọn uẩn thứ nhất - tức hìnhtướng - để quán xét xem sao. Khi phóng nhìnvào cấu hợp hình tướng của một cá thể thì ta gán ngay một số đặc tính nào đócho cái hình tướng ấy, chẳng hạn như to lớn, béo lùn, cao ráo, trắng trẻo, xinhđẹp, thơm tho, hôi hám, duyên dáng , thô kệch, thanh tú, khả ái, dữ tợn, hiềnlành... Thật ra đấy chỉ là những biểu lộ "bên ngoài" của hiện thực, vàlà những ảo giác do vô minh diễn đạt. Thế nhưng nếu ta vẫn cứ nhất quyết cho rằngcái tổng thể ảo giác đang chuyển động ấy là một thực thể vững bền mang một ýnghĩa nào đó, thì tức khắc sự thèm khát hay ghét bỏ sẽ phát sinh.

Nếu đến thật gần hơn nữa để nhìn thẳng vào chính cái thân xác tượng trưngcho các cấu hợp trên đây thì ta sẽ thấy gì? Cái thân xác đó được Kinh Đại Niệm Xứ (Maha-Satipatthana-Sutta,Trường Bộ Kinh, 22) mô tả là gồm có:

“Tóc, lông, móng chân, móng tay,răng, da;
Thịt, gân, xương, tủy, thận; tim,gan, màng nhầy, thận, phổi;
Ruột, màng treo ruột, bao tử, phẩn,óc ;
Mắt, dung dịch tiêu hóa,mủ, máu, chất dầu, mỡ;
Nước mắt, mồ hôi, nước miếng, nướcnhầy, chất nhờn ở các khớp xương, nướctiểu;
Cái tổng hợp đó có chín lỗ, từ cáclỗ ấy các chất dơ dáy và kinh tởm chảy ra
khôngngừng, chín lỗ ấy là: hai mắt, hai tai, hai lỗ mũi, miệng, lỗ tiểu tiện và hậu môn”.

Nếunhìn vào cấu hợp hình tướng dưới góc cạnh đó thì ta sẽ cảm thấy ít bám víu hơnvào nó bởi vì cách nhìn ấy có vẻ gần với hiện thực hơn, hoặc nói một cách dễhiểu hơn là tương đối "khách quan" hơn, ít diễn đạt hơn. Tuy nhiênđấy vẫn chưa phải là hiện thực tuyệt đối.

Chúngta hãy thử trở lại với thí dụ nêu lên trên đây về mối liên quan giữa ta, vũ trụvà con vi sinh vật sống bám vào lớp da của ta. Ta là cả một vũ trụ đối với nó,thế nhưng đối với địa cầu thì ta lại chỉ là một hạt bụi, và so sánh với vũ trụ thìcả địa cầu lại cũng chỉ là một hạt bụi nhỏ bé. Tất cả đều là tương đối. Vì mangtính cách tương đối nên con vi sinh vật ấy không có cái ngã, ta không có cáingã, địa cầu không có cái ngã, mà cả vũ trụ cũng không có cái ngã. Vô ngã làmột đặc tính tuyệt đối của hiện thực. Nếu so sánh khái niệm vô ngã và khái niệmtánh không thì chúng ta sẽ hiểu ngay rằng chính vô ngã là tánh không, và tánhkhông có khả năng chứa đựng từ một sinh vật nhỏ bé cho đến cả vũ trụ này.

Sự thực tuyệt đối vượt lên trên mọi khái niệm quy ước, đối nghịch và nhịnguyên, vượt lên trên cả "cái xấu" và "cái tốt", "cáiđúng" và "cái sai"..., có nghĩa đấy là tất cả mọi tạo dựng củatâm thức. Nếu cái nhìn của ta còn vướng mắc trong sự thực tương đối thì cáinhìn ấy gọi là cái nhìn vô minh, và cái nhìn ấy tất sẽ mang lại khổ đau. Cáixấu hay cái tốt đều mang lại khổ đau, cái xấu mang lại các hậu quả tồi tệ, thếnhưng cái tốt cũng mang lại những khổ đau tương quan với cái tốt. Dầu sao cũngxin mở một dấu ngoặc ở đây để minh chứng là cách diễn đạt ấy không phải là mộtcách khuyến khích không làm điều thiện, mà chỉ muốn nêu lên là sự "thèmkhát" được làm điều tốt cũng là một thứ khổ đau vì chính trong "cáitốt" cũng hàm chứa những khổ đau thật tinh tế và khó nắm bắt cho tất cả mọingười. Ước mơ được làm công an phường để cải thiện ngày hai bữa cho vợ con hay đượclàm tổng thống da màu [vàng] quản lý một quốc gia cường thịnh nhất hành tinh nàycũng đều là khổ đau. Làm đại diện cho Thượng Đế mà mỗi khi ra đường lại phảichui vào cái lồng kính súng bắn không thủng thì cũng không được thoải mái gìcho lắm. Ta sinh ra con cái, nuôi dưỡng và dạy dỗ chúng, để rồi đến khi lớnkhôn thì chúng lại quay ra chế nhạo và khinh thường ta thì làm thế nào mà ta cóthể cảm thấy hạnh phúc được. Sáng tạo thì cũng sẽ phải khổ đau với sự sáng tạocủa mình là như thế.

Chỉ có sự quán thấy bản chất tuyệt đối của hiện thực, tức một cái nhìnvượt thoát khỏi vô minh mới có thể giúp ta không bám víu vào những biểu hiện ảogiác của hiện thực nữa, tức có nghĩa là hiểu được rằng không có bất cứ một thứgì hay một vật thể nào đáng để cho ta "có nó" hay "trở thành nhưthế". Sự hiểu biết ấy chính là sự Giải Thoát.

Kinh Aggi-Vacchagotta-Sutta(Majjhima-Nikaya,72, PTS, 483-489) có ghi lại những lời Đức Phật giải đáp cho câu hỏi của mộtngười tu khổ hạnh là Vacchagotta liên quan đến hình tướng, tức thân xác của Ngàinhư sau:

"NàyVaccha, không thể hình dung ra hình tướng vật chất của Như Lai vì Như Lai đãrứt bỏ nó đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như mộtgốc cây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Này Vaccha, Như Lai không nhìnvà không tự nhận dạng mình xuyên qua cái thể xác bằng hình tướng đó nữa. Chínhvì thế, nên cái thể xác hình tướng đó trở nên sâu thẳm, không thăm dò được,mênh mông như đại dương".

Đức Phật dùng cách giải thích tươngtự như trên đây để tiếp tục giảng cho Vacchagotta về các cấu hợp khác là: giác cảm, sự cảm nhận, tác ýtrí thức(consciousness) của Ngài. Nhằm mụcđích rút ngắn nên chúng ta hãy cùng xem câu giảng liên quan đến tri thứcnhư sau:

"NàyVaccha, không thể hình dung ra tri thức của Như Lai. Cái tri thức ấy Như Lai đãrứt bỏ đi rồi. Nó bị gạt ra một bên, nhổ bỏ tận rễ, khiến nó giống như một gốccây dừa [đã mất rễ] không còn mọc lại được. Như Lai không nhìn và không tự nhậndạng mình qua cái tri thức đó nữa. Vì thế, nên cái tri thức ấy sâu thẳm, khôngthăm dò được, mênh mông như đại dương".

Đức Phật không nhận dạng mình xuyên qua năm thứ cấu hợp tức là ngũ uẩnnữa, vì sự lệ thuộc và biến động không ngừng của chúng chỉ có thể tạo ra được ảogiác mà thôi. Xem ảo giác là thật, chính là vô minh. Đức Phật không hề xác nhậnmình biến mất hay nhập vào cõi hư vô mà chỉ tự nhận mình là "Như Lai",tức có nghĩa là "Như Thế" (Ainsité/Suchness), "không từ đâu đếncả" và cũng "chẳng đi về đâu cả", mà chỉ là một "Người đạtđược cái thể dạng tự nhiên là như thế".

Gạt bỏ mọi ảo giác là để nhìn thấy bản chất trống không của hiện thực, vàcái bản chất ấy không phải là hư vô. Gạt bỏ mọi ảo giác cũng không phải là xóabỏ hiện thực mà đấy chỉ là một cách "dừng lại" với hiện thực, một sựđình chỉ (nirodha - cessation) để "hòa mình" với hiện thực. Cái tánhkhông của hiện thực tượng trưng bởi sự đình chỉ thật ra đầy ắp và "thật sâu thẳm, không thăm dò được,mênh mông như đại dương".

Bures-Sur-Yvette, 13.08.06
(đọc và viết lại, 14.12.11)
Hoang Phong
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/02/2012(Xem: 8417)
Gần đây, một tạp chí Phật Học có đăng thư một độc giả hỏi vị giáo thọ phụ trách, "Tôi vừa mới được quy y và bắt đầu học Phật, tôi thấy con đường này mênh mông quá. Tôi có một khó khăn là không biết mình nên bắt đầu từ nơi đâu đây? Những giáo lý về sanh diệt, tác ý, nghiệp quả, duyên sinh... cái nào cũng rất là quan trọng và cần thiết. Và tôi cũng được hướng dẫn ngồi thiền. Nhưng ngoài chiếc gối ngồi thiền ra, ta phải bắt đầu ở nơi đâu đây?"
05/02/2012(Xem: 7268)
Niệm Phật tức là tham thiền không phải hai pháp, ngay lúc niệm Phật, trước tiên phải buông bỏ hết thảy các thứ vọng niệm, tạp loạn phiền não, tham, sân, si...
05/02/2012(Xem: 7806)
Tất cả mọi người, mọi loài, mọi thứ trên hành tinh này đều đi về phía chết, phía không tìm, phía mà khi đang sống không mấy ai quan tâm. Trái đất không là ngoại lệ dù nó to lớn dềnh dàng đến đâu và quay tít như thế, cho dù sự đi về của nó vượt ngoài thời gian hạn hẹp, ngoài phạm vi hiểu biết của con người nhưng nó cũng phải đi về trên hành trình, quy luật của nó, không mảy may sai khác. Loài người không sinh ra trái đất nhưng có thể hủy hoại, giết chết trái đất. Loài người cũng có thể cứu sống trái đất, giúp trái đất trường thọ hơn, như đứa con hiếu thảo giúp bà mẹ vĩ đại của mình vượt trở ngại, ốm đau, bệnh tật; giúp trái đất xanh hơn, của để dành tươi tốt, ấm cúng yên bình, chốn dung thân các thế hệ kế tiếp của hằng ngàn ngàn sau. Đừng là những đứa con hư, cướp bóc, tàn phá mẹ mình đến khánh kiệt sức lực, tàn úa vì dục vọng hư huyễn, nhu cầu thái quá của chính mình.
04/02/2012(Xem: 8574)
"Giữ chánh niệm." "Sống trong giây phút hiện tại." "Chú ý đơn thuần." Trên con đường tu học, chắc chúng ta đều có nghe vềnhững lời khuyên này. Và nếu bạn có kinh nghiệm về thực tập thiền quán, những câu ấy là một tiếng chuông nhắc nhở chúng ta từ sáng đến khuya, rằng ta có thể tìm thấy tất cả những gì là chân thật ngay trong giờ phút hiện tại này.
04/02/2012(Xem: 7866)
Từ nhiều năm nay, Christian Maes đã đưalên mạng Internet (http://majjhima.perso.neuf.fr/) một tuyển tập dịch thuật gồm những bài kinh chọn lọctrong bộ Trung A Hàm(Majjhima Nikaya) tức là "Các bài thuyết giảng có chiều dài trung bình"và cũng là một trong số các bộ Kinh quan trọng nhất của Phật giáo nguyên thủy.
29/01/2012(Xem: 6893)
Dân tộc Việt Nam, một dân tộc luôn đề cao tinh thần đoàn kết bền chặt, luôn tạo nên một sức mạnh có thể vượt qua tất cả những thử thách chông gai, những nỗi áp bức nặng nề. Lịch sử đất nước ta đã trải qua biết bao thăng trầm, khi cam chịu nô lệ, lúc độc lập tự chủ, khi thống nhất một dải, lúc phân đôi sơn hà. Qua đó, lịch sử cũng đã để lại những trang sử oanh liệt, hào hùng cũng như những đêm dài đen tối nô lệ hàng thế kỷ. Do đó, con người Việt Nam vừa có tinh thần độc lập, tự cường rất cao, với tinh thần đoàn kết gắn bó keo sơn nên đã giành lại đất nước, đánh tan quân xâm lược ra khỏi bờ cõi.
28/01/2012(Xem: 6056)
Dưới đây là phần chuyểnngữ toàn bộ chương I (tr.13-20) của một quyển sách nhỏ về Phật Giáo, mang tựa đề"Phật Giáo nhập môn" (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008). Tuy bàn về những vấn đề rất căn bản thế nhưng tập sách lại đượcviết bởi một triết gia Phật Giáo sâu sắc nổi tiếng hiện nay là Fabrice Midal.
26/01/2012(Xem: 6662)
ĐứcThích-ca Mâu-ni là vị Phật lịch sử và cách nay đã lâu lắm, đã khám phá ra một ConĐường thật độc đáo, đấy là Con Đường giúp chúng ta loại bỏ mọi khổ đau và tìmthấy một sự tự do đích thật. Sau khi khám phá ra Con Đường đó thì Đức Phật, lúcấy còn rất trẻ, đã hy sinh phần còn lại của kiếp nhân sinh cuối cùng của mình đểtrỏ cho chúng ta trông thấy Con Đường ấy bằng ngón tay của chính Ngài. Hôm naychúng ta là những người đang tu tập bằng cách hướng theo ngón tay của Ngài vàbước theo các vết chân của Ngài vẫn còn in đậm trên Con Đường ấy.
26/01/2012(Xem: 8113)
Trong đờisống hằng ngày, cho để nhận là một chuyện rất bình thường trong mọi sự trao đổilẫn nhau. Tôi trả tiền, tôi nhận món hàng. Vậy, chođể nhận là một quy luật tự nhiên hay còn là một nguyên tắc đạo đức? Đó là mộthành động tự nguyện, bất vụ lợi, xuất phát từ lòng thương người? Nhưng có điều chắc chắn là lòng vị tha bác ái, cho qua con tim, mới thật sự đem đến cho tanhiều hạnh phúc.
24/01/2012(Xem: 12458)
Hình tượng Đức Phật Di Lặc hiện hữu với nụ cười trên môi, dáng vẻ hiền hòa khiến ai nhìn vào cũng thấy lòng mình nhẹ nhàng, hiền thiện và hoan hỷ hơn bao giờ hết.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]