Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tôi đi nghe pháp

03/01/201212:50(Xem: 6468)
Tôi đi nghe pháp

dalailama-smh
TÔI ĐI NGHE PHÁP

Tịnh Thủy

Thật là một phước báu lớn lao, không riêng cho mình tôi mà có lẽ cho cả gần một ngàn người Việt Nam và khoảng hơn mười ba ngàn người Hoa Kỳ cùng các sắc dân khác đến nghe pháp và dự lễ Điểm Đạo do Ngài Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 chủ trì tại Long Beach Convention Center vào hai ngày thứ Sáu 25-9-2009 và Thứ Bảy 26-09-2009. Nhiều người đến đây từ các tiểu bang miền Đông và miền Trung Tây Hoa Kỳ, có người đến từ Canada, Alaska và Hawaii. Có thể nói đây là buổi lễ Phật giáo đông nhất từ trước đến nay được tổ chức tại miền viễn Tây Hoa Kỳ.

Trời miền Nam Cali hôm nay không có nhiều nắng nhưng lại có nhiều gió mát từ hướng biển thổi về nên trong lòng ai cũng cảm thấy như tươi hơn, vui hơn sau hai tuần nắng hạ gay gắt. Nhìn hàng người sắp hàng rồng rắn đi vào hội trường mà trong số đó số người Mỹ nhiều hơn người mình tôi mừng thầm vì Phật giáo đang đi vào lòng người dân bản xứ.

Trong hội trường rộng lớn với trên mười ba ngàn người hiện diện, nhưng lại rất yên lặng, không ồn ào như những nơi khác mà tôi đã từng tham dự.

ducdalailama-thuyetphap-usa-46

ducdalailama-thuyetphap-usa-47

Trên khán đài đức Đạt Lai Lạt Ma được thỉnh ngồi trên bục cao và phía dưới thấp là chư tăng ni Tây Tạng, Hoa Kỳ, Việt Nam và Trung Hoa ngồi xếp bằng hai bên. Trước khi ngài lên tòa đăng đàn thuyết pháp, ông Bob Foster, thị trưởng thành phố biển Long Beach đã ngỏ lời tri ân và hân hoan đón chào Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trở lại thành phố. Sau đó Đức Đạt Lai Lạt Ma đã trao tặng và choàng khăn trắng truyền thống của Phật Giáo Tây Tạng cho ông Thị Trưởng.

Khi thốt ra những lời pháp đầu tiên bằng Anh ngữ, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ngài rất sung sướng có mặt tại đây và đã ưu ái nhắc đến Phật tử Việt Nam. Mở đầu thời thuyết pháp Ngài nói về tầm quan trọng của các tôn giáo lớn hiện nay trên thế giới trong đó có Phật Giáo là mang lại tình yêu thương, lòng từ bi, tính bao dung và hoà ái đến với nhân loại, để con người với nhiều truyền thống văn hoá và niềm tin tôn giáo khác nhau như Hồi Giáo, Thiên Chúa Giáo, Ấn Độ giáo, Phật Giáo… có thể sống chung hài hòa với nhau và cùng nhau cải tiến xã hội. Ngài cũng nhắc nhở Phật Tử Việt Nam, Trung Hoa và Hàn Quốc nên giữ truyền thống Phật Giáo của mình và cố gắng thực hành giáo lý của Đức Phật.

Tiếp theo là phần tụng Bát Nhã Tâm Kinh bằng tiếng Sankrit do một nhà sư gốc Ấn tụng, rồi tiếng Trung Hoa do một Ni Sư gốc Hoa tụng. Tiếp đến là tụng tiếng Việt và sau cùng là Đức Đạt Lai Lạt Ma cùng chư Tăng Tây Tạng tụng Bát Nhã Tâm Kinh tiếng Tạng. Khi bài Bát Nhã tâm Kinh tiếng Việt quen thuộc cất lên, lòng tôi tràn ngập niềm hân hoan vui sướng như chưa bao giờ có được. Xin cảm ơn Hoà Thượng trưởng ban tổ chức Khensur Rinpoche Geshe Lobsang Jamyang.

Sau đó là phần thuyết giảng giáo lý Tứ Diệu Đế, ngài thuyết bằng tiếng Tây Tạng, sau đó được thông dịch ngay sang tiếng Anh bởi vị giáo sư người Tây Tạng. Những người Việt và Trung có thể nghe phần thông dịch bằng tiếng mẹ đẻ của mình qua máy nghe làn sóng FM.

Trước khi đi vào nội dung đề tài, Đức Đạt lai Lạt Ma đã phác họa sơ qua về bối cảnh tôn giáo trước và sau khi Phật đản sanh ở lục địa Ấn Độ. Đối với Phật Giáo ngài nhấn mạnh, dù từ trước đến nay Phật giáo được phân làm nhiều bộ phái, trường phái và hệ phái nhưng tựu chung tất cả đền có cùng một mục đích là giải thoát khỏi khổ đau luân hồi, mang lại an lạc và hạnh phúc đến cho mọi người. Đây là một triết lý chung và thiết yếu của đạo Phật mà người Phật tử cần phải biết và nói cho người khác biết.

Mở đầu phần nội dung, Đức Đạt Lai Lạt Ma nói giáo lý Tứ Diệu Đế được coi là một trong những giáo lý nền tảng của đạo Phật. Nội dung là nói lên sự thật hay là chân lý của khổ đau (Khổ), nguyên nhân khổ đau (Tập), sự chấm dứt khổ đau (diệt khổ) và con đường đưa đến sự chấm dứt khổ đau (Đạo).

Ngài nói rằng: khổ đau hiện diện trong mọi dạng của chúng sinh hữu tình và tuỳ tâm thức và môi trường xung quanh mà mỗi người cảm nhận về nỗi khổ đau khác nhau. Có người nhìn khổ đau như một bầu trời ảm đảm, cho rằng đời là bể khổ và từ tư tưởng tiêu cực đó dẫn đến thái độ chán chường cuộc đời, không hăng hái học hành, làm việc và phát triển cộng đồng. Có người nhìn khổ đau như là một kinh nghiệm cần phải vượt qua, như là một hệ quả tất yếu do mình đã tạo ra trước đây. Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng, dù khổ đau thế này hay thế khác, dù tiêu cực hay tích cực chúng ta phải nhìn chúng qua lăng kính duyên khởi, ở đó các pháp đều phụ thuộc vào nhau để sinh khởi, không một sự vật nào có tự tánh độc lập hay riêng rẽ, tất cả mọi sự việc đều chỉ là tương tác giữa nhiều nguyên nhân và điều kiện (nhân và duyên), cũng là luật nghiệp báo nhân quả chi phối mọi hành động của con người. Những khổ đau sinh khởi là kết quả của các hành động bất thiện từ thân, khẩu, ý. Ngược lại những niềm vui sướng hạnh phúc sinh khởi là kết quả của các hành động tốt lành cũng từ thân, khẩu, ý của chúng ta. Một khi đã thấu hiểu được lý duyên khởi này, ngài nói: “chúng ta sẽ nhìn mọi sự vật trong tác động của luật nhân quả và thấy rõ mối quan hệ nhân quả giữa khổ đau và nguồn gốc của nó”. “Và khi chúng ta thừa nhận mối quan hệ này, thì cũng thừa nhận rằng chúng ta có khả năng chấm dứt được khổ đau”.

Giáo lý Tứ Diệu Đế cho biết có hai loại nguyên nhân và kết quả: các nguyên nhân gây ra khổ đau và các nguyên nhân tạo ra hạnh phúc. Và mục đích của giáo pháp này sẽ giúp chúng ta đạt được hạnh phúc và vượt thoát khổ đau nếu chúng ta nỗ lực tu tập hàng ngày. Ngài nhấn mạnh nguyên nhân sâu xa và đầu mối căn bản nhất của khổ đau chính là vô minh, chính vô minh làm sinh khởi các hành vi tác ý, rồi các tác ý này lại làm sinh khởi một đời sống trong thế giới luân hồi khổ đau. Và vô minh ở đây theo ngài nói là vô minh về luật nhân quả.

Trước khi kết thúc, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã tóm gọn giáo lý Tứ Diệu Đế qua ba điều. Thứ nhất, nhận thức khổ đau là các sự thật không thể tránh khỏi của cuộc đời. Thứ hai, nhận thức nguyên nhân tạo ra khổ đau, mà vô minh là đầu mối căn bản nhất. Thứ ba, giải trừ khổ đau bằng các nỗ lực tu tập theo giáo lý đức Phật để đạt đến đích tận cùng tối thượng là Niết Bàn, giải thoát mọi khổ đau luân hồi.

Sau phần giảng thuyết về Tứ Diệu Đế chấm dứt vào giữa trưa, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã dành cho báo giới một buổi họp báo riêng để Ngài trình bày một số việc và để cho báo chí có cơ hội đặt một số câu hỏi nhờ Ngài trả lời. Đến 1giờ 30 ngài trở lại hội trường ngồi thiền trước khi bắt đầu buổi Lễ Điểm Đạo Phật A Di Đà.

Do mối quan hệ giữa Tính Không và Duyên Khởi và sự giải thoát trong đạo Phật nên trước khi lễ Điểm Đạo bắt đầu ngài đã dành khoảng một giờ để giảng sơ qua về Tính Không (Emptiness), về Vô Ngã (No-self). Ngài nói Tính Không không phải chỉ là một sự trống không thuần tuý hay phủ nhận hoàn toàn sự tồn tại. Tính Không theo ngài nên được hiểu trong ý nghĩa là bản chất phụ thuộc lẫn nhau của thực tại: “Chính vì có nguồn gốc duyên khởi mà sự vật hoàn toàn không có sự tồn tại độc lập.” Nhờ hiểu được điều này mà chúng ta biết rằng các cảm xúc và ý tưởng gây phiền não khổ đau trong tâm ta khởi lên từ vô minh làm chúng ta hiểu lầm như là thật là có và tồn tại một cách độc lập. Thật ra, chúng vốn là không thật, chỉ là duyên khởi, là Tính Không. Tính Không này, theo ngài phải được phát triển qua việc thực hành hai pháp thiền định samatha và thiền quán vipassana, tức là sự kết hợp (union) giữa hai trạng thái nhất tâm (single mind) và sự quán chiếu nội tâm. Điều này chỉ dễ dàng thành tựu khi hành giả luôn nghiêm trì giới hạnh. Đó là nói một cách tóm gọn về ba pháp môn tu tập của Phật giáo là Giới, Định và Tuệ.

Một điều quan trọng nữa, ngài nhấn mạnh là lòng từ bi mà toàn bộ giáo pháp của đức Phật đặt nền móng trên đó. Chính vì lòng từ bi mà chúng ta mới có thể phát triển tâm nguyện tìm cầu sự giác ngộ để giúp đỡ muôn loài chúng sinh đang ngụp lặn trong khổ đau. Điều này gọi là phát tâm Bồ đề (generation of bodhichitta), nghĩa là tâm luôn hướng về chúng sinh và vì chúng sinh và (mình) ước muốn mãnh liệt tìm cầu giác ngộ viên mãn để cứu vớt chúng sinh, mang lại hạnh phúc và lợi lạc cho chúng sinh. Những ai muốn như thế có thể tham dự vào một nghi lễ phát tâm Bồ Đề để phát nguyện lý tưởng Bồ tát và thực hành lý tưởng này qua ba điều giới luật (tam tụ tịnh giới): thứ nhất là ngăn ngừa hết thảy mọi điều bất thiện; thứ hai là quyết tâm thành tựu hết thảy các điều lành; và thứ ba là luôn giúp đỡ muôn loài chúng sinh.

Tiếp theo sau đó là lễ phát tâm Bổ Đề cho những ai muốn phát nguyện thực hành con đường lý tưởng Bồ tát qua ba điều giới nêu trên và cùng phát nguyện:

Cho đến khi hư không còn tồn tại
Và chúng sinh còn chịu đựng khổ đau,
Nguyện cho tôi còn tồn tại,
Để xóa tan nỗi khổ đau trên thế gian này.

Sau lễ phát tâm Bồ Đề, Đức Đạt Lai Lạt Ma chủ trì Lễ Điểm Đạo Phật A Di Đà (Amitabha Buddha Initiation) và qua ngày hôm sau ngài sẽ chủ trì Lễ Điểm Đạo Phật Dược Sư (Medicine Buddha Initiation).

(Xem tiếp phần hai: Tôi Đi Dự Lễ Điểm Đạo)
Tịnh Thủy




Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận phía ngoài hội trường
của hai phóng viên Việt Báo (Tâm Huy) và nhật báo Orange County Register:

ducdalailama-thuyetphap-usa-40
Long Beach Convention Center nơi Đức Đạt Lai Lạt Ma thuyết pháp

ducdalailama-thuyetphap-usa-44

ducdalailama-thuyetphap-usa-45
Sắp hàng từ bãi đậu xe

ducdalailama-thuyetphap-usa-43

ducdalailama-thuyetphap-usa-12

Sắp hàng từ bãi đậu xe
ducdalailama-thuyetphap-usa-06

Thầy Thích Chơn Thành cười sung sướng

ducdalailama-thuyetphap-usa-11

Thầy Thích Chơn Thành đang lắng nghe ký gỉa Đỗ Dũng phỏng vấn

ducdalailama-thuyetphap-usa-08
Đang qua trạm kiểm soát rà vũ khí như ở các phi trường

ducdalailama-thuyetphap-usa-20

Nhân viên ban tổ chức LB. Convention Center

ducdalailama-thuyetphap-usa-17

Các tình nguyên viên trong ban tổ chức chùa Tây TạngGeden Shoeling

Dưới đây là một số hình ảnh ghi nhận bên trong hội trường

ducdalailama-thuyetphap-usa-47
Một góc hội trường Long Beach Convention Center

dalailama-2-14
Đức Đạt Lai Lạt Ma đăng đàn thuyết pháp

dalailama-2-43
ducdalailama-thuyetphap-usa-46

Đức Đạt Lai Lạt Ma đang thuyết pháp về Tứ Diệu Đế

dalailama-2-65

Đức Đạt Lai Lạt Ma trao khăn trắng truyền thống cho một số Phật tử VIP.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/05/2019(Xem: 6836)
Theo Yahoo News ngày 19/11/2018, nữ dân biểu Hồi Giáo ILhan Omar vừa đắc cử ở Minnesota (nơi đông đảo sắc dân Somalia) nói rằng bà sẽ tranh đấu để hủy bỏ lệnh cấm mang khăn trùm đầu tại phòng họp của Hạ Viện kéo dài đã 181 năm. Các dân biểu của Đảng Dân Chủ tuần rồi loan báo (vào Tháng Giêng 2019) họ sẽ thay đổi luật cấm choàng khăn tại đây mà điều luật này cũng có nghĩa là cấm đội khăn trùm đầu mà Bà Omar đang đội. Bà Omar còn nói rằng, không ai trùm chiếc khăn này lên đầu tôi. Đó là lựa chọn của tôi và nó được Tu Chính Án Số Một bảo vệ. (No one puts a scarf on my head but me, Omar wrote. “It’s my choice - one protected by the First Amendment.)
16/05/2019(Xem: 8148)
Từ Bi là căn bản của đạo, căn bản của tất cả pháp lành, như đã được Đức Phật thuyết trong kinh Đại Bát Niết Bàn: “Nếu có người hỏi gì là căn bổn của tất cả pháp lành? Nên đáp: Chính là tâm từ… Này thiện nam tử (Ca Diếp Bồ Tát)! Tâm từ chính là Phật tánh của chúng sanh, Phật tánh như vậy từ lâu bị phiền não che đậy nên làm cho chúng sanh chẳng đặng nhìn thấy. Phật tánh chính là tâm từ, tâm từ chính là Như Lai (Đại Bát Niết Bàn, Tập I, Phẩm Phạm Hạnh (1999, PL2543), tr.520, Hòa Thượng Thích Trí Tịnh dịch, Nhà xuất bản Thành Phố Hồ Chí Minh). Vì thế, người con Phật không thể không thực hành hạnh từ bi.
14/05/2019(Xem: 16386)
Ở tuổi 65 của năm nay là tuổi bắt đầu đi xuống. Bệnh tật đã thể hiện ở thân và từ từ thì giờ dành cho Bác sĩ cũng như Nha sĩ nhiều hơn những năm trước; nhưng trong tâm tôi vẫn luôn cố gắng là lạy cho xong quyển 2 của bộ kinh Đại Bát Niết Bàn mỗi chữ mỗi lạy trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ tại chùa Viên Giác Hannover. Đó là tâm nguyện của tôi, mong rằng sức khỏe sẽ cho phép để thực hiện xong nguyện vọng đã có từ hơn 30 năm nay tôi vẫn cùng Đại chúng chùa Viên Giác tại Hannover trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ thường thực hành như vậy. Đây không phải là việc khoa trương, mà là một pháp tu, một hạnh nguyện. Do vậy tôi vẫn thường nói rằng: Nếu sau nầy tôi có ra đi, mọi việc khen chê hãy để lại cho đời; chỉ nên nhớ một điều là từ 50 năm nay (1964-2014) trong suốt 50 năm trường ấy tôi đã hành trì miên mật kinh Lăng Nghiêm vào mỗi buổi sáng tại chùa, tại tư gia hay trên máy bay, xe hơi, tàu hỏa v.v… và cũng trong suốt 30 năm (1984-2014) vào mỗi tối từ 20 giờ đến 21 giờ 30 trong mỗi mùa An Cư Kiết Hạ
12/05/2019(Xem: 8385)
Trong một kinh về tuệ trí hoàn thiện (bát nhã), Đức Phật đã đưa ra tuyên bố thậm thâm như sau: Trong tâm, tâm không tìm thấy được, bản chất của tâm là linh quang.
12/05/2019(Xem: 6192)
Kinh luận của Phật giáo nói với chúng ta rằng trên việc thực chứng tánh không, vọng tưởng về sự tồn tại cố hữu yếu đi, nhưng điều này không phải như sau một sự thực chứng đơn lẻ, ngắn gọn.
10/05/2019(Xem: 5442)
Y vàng thanh thoát chốn chùa chiền, Tỏa sáng niềm tin tỏa ánh thiêng Pháp lữ huân tu nền định tuệ Tăng thân trưởng dưỡng giới hương thiền An Cư thúc liễm ngời hoa giác Kiết Hạ tu trì rạng sắc liên K Nhưng tại sao lại khó như vậy ?có phải chăng, vì muốn được thân người, phải cả đời giữ gìn ngũ giới nghiêm ngặt:(1/ không sát sanh, 2/ không trộm cướp, 3/ không tà dâm. 4/ không nói dối, 5/ không uống ruợu). Nhưng vì sự hấp dẫn của “ngũ dục”(tài, sắc, danh, thực, thuỳ) để rồi thuận theo dòng vô minh, xem những tiện nghi vật chất trên thế gian này là trường tồn vĩnh viễn, là hạnh phúc muôn đời, xem những thành công về hình tướng là sự thành tựu chí nguyện, nên mặc sức để cho dòng đời lôi cuốn vào đường “thị phi”, “danh lợi” xem việc hưởng thụ “ngũ dục” là lẽ đương nhiên, là vinh dự và hạnh phúc. Từ đó lơ đểnhnăm điều cấm giới.Một khi sức giữ năm giới cấm, một cáchlơ là,mãi “lang thang làm kiếp phong trần, quê nhà ngày một muôn lần dặm xa”thì cơ hội kiếp sau làm lại được thân người,
09/05/2019(Xem: 7033)
Bà La Môn Giáo là Đạo giáo có xuất xứ từ Ấn Độ và Đạo nầy đã tồn tại ở đó cho đến ngày nay cũng đã trên dưới 5.000 năm lịch sử. Họ phân chia giai cấp để trị vì thiên hạ, mà giai cấp đầu tiên là giai cấp Bà La Môn, gồm các Giáo Sĩ, rồi Sát Đế Lợi gồm những Vua, Chúa quý Tộc. Kế đó là Phệ Xá gồm những thương nhơn, Thủ Đà La và cuối cùng là hạng cùng đinh . Những người có quyền bính trong tay như Bà La Môn hay Giáo Sĩ, họ dựa theo Thánh Kinh Vệ Đà để hành xử trong cuộc sống hằng ngày; nghĩa là từ khi sinh ra cho đến khi lớn khôn, học hành, thi cử, ra làm việc nước và giai đoạn sau đó là thời kỳ họ lánh tục, độ tuổi từ 40 trở lên và họ trở thành những vị Sa Môn sống không gia đình, chuyên tu khổ hạnh để tìm ra chân lý.
08/05/2019(Xem: 7034)
Tùy duyên là hoan hỷ chấp nhận những gì xảy ra trong hiện tại, ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi nhân duyên thích hợp hội tụ. Nhiều khi chính thái độ ngưng đối kháng và bình thản chờ đợi ấy lại là nhân duyên quan trọng để kết nối với những nhân duyên tốt đẹp khác.
06/05/2019(Xem: 7607)
Được đăng trong Advice from Lama Zopa Rinpoche, Lama Zopa Rinpoche News and Advice. Trong khóa thiền lamrim dài tháng tại Tu Viện Kopan năm 2017, Lama Zopa Rinpoche đã dạy về nghiệp, giảng giải một vần kệ từ Bodhicharyavatara (Hướng Dẫn Về Bồ Tát Hạnh) của ngài Tịch Thiên (Shantideva), đạo sư Phật giáo vĩ đại vào thế ký thứ 8 của Ấn Độ. Đây là những điều Rinpoche đã dạy: Tác phẩm Bodhicharyavatara có đề cập rằng “Trong quá khứ, tôi đã hãm hại những chúng sanh khác như thế, vì vậy nên việc chúng sanh hại tôi là xứng đáng. Đối với tôi thì việc nhận lãnh sự hãm hại này là xứng đáng.”.
06/05/2019(Xem: 5935)
Bỏ lại sau lưng những cung bậc thị phi đời thường, lang thang vân du tìm đến những thắng tích đã phế bỏ từ lâu qua bao nhiêu cuộc thăng trầm nhung nhớ. Tôi cùng phái đoàn Phật tử thuộc Đạo Tràng Liên Tịnh Nguyện, tìm về quê hương Tuyên Quang, nằm ở phía Tây Bắc, tham quan một số điển tại Thủy Điện Na Hang, trong đó ta tìm về chiêm ngưỡng vẻ đẹp đất trời.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]