Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

29/10/201101:59(Xem: 21647)
Nghệ Thuật Hạnh Phúc Trong Thế Giới Phiền Não

NGHỆ THUẬT HẠNH PHÚC TRONG THẾ GIỚI PHIỀN NÃO: Giới Thiệu

Nguyên tác: The Art of Happiness in a Troubled World
Nhà xuất bản: Hodder & Stoughton - 2009
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma và Howard C. Cutler
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 03/05/2011
artofhappinesstroubledworld_dalailama
MỤC LỤC

Lời tác giả
Giới thiệu
PHẦN MỘT TÔI, CHÚNG TÔI, VÀ HỌ
Chương 1 Tôi Chống Với Chúng Ta
Chương 2 Tôi và Chúng Ta
Chương 3 Thành Kiến (Chúng Tôi Đối Kháng với Họ)
Chương 4 Vượt Thắng Thành Kiến
Chương 5 Chủ Nghĩa Quốc Gia Cực Đoan
PHẦN HAI BẠO ĐỘNG CHỐNG VỚI ĐỐI THOẠI
Chương 6 Thăm Lại Bản Chất của Con Người
Chương 7 Bạo Động: Nguyên Nhân
Chương 8 Gốc Rể của Bạo Động
Chương 9 Đối Phó với Sợ Hãi
PHẦN BA HẠNH PHÚC TRONG MỘT THẾ GIỚI PHIỀN NÃO
Chương 10 Đương Đầu với Thế Giới Phiền Não
Chương 11 Hy Vọng, Lạc Quan, và Khả Năng Hồi Phục
Chương 12 Hạnh Phúc Nội Tại, Hạnh Phúc Ngoại Tại và Niềm Tin
Chương 13 Những Cảm Xúc Tích Cực và Việc Xây Dựng Một Thế Giới Mới
Chương 14 Tìm Bản Chất Phổ Biến của Con Người
Chương 15 Cảm Thông, Từ Bi và Việc Tìm Hạnh Phúc trong Thế Giới Phiền Não của Chúng Ta.

VỀ NHỮNG TÁC GIẢ

LƯU Ý CỦA TÁC GIẢ

Trong quyển sách này, những cuộc đốithoại rộng rãi với Đức Đạt Lai Lạt Ma được thuật lại chi tiết. Đức Đạt Lai Lạt Ma đã rộng lượng cho phép tôichọn lựa bất cứ sự biên soạn nào cho quyển sách mà tôi cảm thấy chuyển tải ýtưởng của ngài một cách tác động nhất. Tôi cảm thấy rằng cách bố cục tự thuật thấy trong những trang sách nàysẽ dễ đọc nhất và cùng lúc ấy truyền đạt một cảm nhận việc Đức Đạt Lai Lạt Makết hợp chặc chẽ ý tưởng của ngài trong đời sống hằng ngày của ngài như thếnào. Với sự chấp thuận của ngài, tôi đãxếp đặt quyển sách này thành những chủ đề nội dung, và trong việc làm này, tôiđã phải lựa chọn phối hợp và hòa nhập những dữ kiện có thể được rút ra từ nhữngcuộc đối thoại khác nhau. Thông dịchviên của Đức Đạt Lai Lạt Ma là Tiến sĩ Thupten Jinpa, đã ân cần duyệt lại bảnthảo cuối cùng để đoan chắc với tôi là không có những sự sơ xuất làm lệch lạc ýtưởng của Đức Đạt Lai Lạt Ma như kết quả của tiến trình nhuận sắc.

Nhiều trường hợp lịch sử và giaithoại cá nhân đã được trình bày để làm sáng tỏ những ý kiến qua sự thảoluận. Nhằm để duy trì sự bảo mật và bảovệ sự riêng tư cá nhân, trong mỗi thí dụ (ngoại trừ được chỉ định khác) tôi đãphải thay đổi tên và chuyển dịch chi tiết cũng như những đặc trưng phân biệt đểngăn ngừa sự xác minh những cá nhân đặc thù nào đấy.

GIỚI THIỆU

Vào lúc trước, tôi đã được mời đếnÚc Đại Lợi để phát biểu khai mạc tại một hội nghị quốc tế về hạnh phúc conngười. Đây là một sự kiện to lớn lạthường đã tập họp năm mươi nhà chuyên môn hàng đầu từ khắp nơi trên thế giới đểnói về hạnh phúc, hàng nghìn người tham dự, và ngay cả Đức Đạt Lai Lạt Ma,người xuất hiện vào ngày thứ hai như một diễn giả đặc trưng đáng chú ý.

Với quá nhiều đồng nghiệp chuyên môntập hợp trong một địa điểm, có vô số thảo luận sống động trong những đề tàithuộc phạm vi rộng rãi. Trong buổi nghĩcho bửa ăn trưa, tôi đã nghe trộm vài đồng nghiệp tranh luận về giá trị của mộtvài đầu đề gần đây trên báo chí Úc Đại Lợi, liên quan đến một tranh luận xảy ratrên những nhóm tâm lý tích cực. Tâm lýtích cực là một ngành mới của tâm lý học thường được liên hệ đến như “khoa họcvề hạnh phúc con người”. Câu hỏi đượctranh luận là: Nếu mục tiêu là để giatăng hạnh phúc con người, điều nào tiếp cận tốt hơn –tập trung trên sự pháttriển nội tại hay phúc lợi xã hội? Nóicách khác, có phải những nỗ lực cống hiến một cách chính yếu cho việc pháttriển kỹ thuật mà con người có thể thực hành để tăng cường hạnh phúc của conngười hay không, hay là chúng ta phải tập trung trên việc phát triển những điềukiện xã hội, tạo điều kiện cho phép những thành viên của xã hội lớn mạnh và dẫnđến hạnh phúc lớn hơn cho toàn thể dân cư?

Dường như cuộc tranh luận có thể làhoàn toàn lôi thôi vào các thởi điểm ấy. Một số bênh vực cho sự tiếp cận xã hội đã mô tả đặc điểm của tâm lý họctích cực, là điều đã tập trung rộng rãi trên việc tìm kiếm những phương pháphiệu quả cho việc gia tăng hạnh phúc con người, trong khi một số ít hơn tự đammê những thích thú tâm lý nhất thời, chỉ quan tâm với sự theo đuổi vị kỷ hàilòng cá nhân. Dĩ nhiên, cuộc vận độngtâm lý tích cực đã có những cuộc tranh luận bác bỏ đầy năng lực. Trong khi không phủ nhận rằng nhu cầu tồn tạicủa con người đương đầu là một điều kiện tiên quyết cho hạnh phúc, người ta điđến việc chỉ ra rằng vì hạnh phúc là một thể trạng chủ quan, liên hệ đến tháiđộ, nhận thức, cảm xúc con người, và v.v… một cách căn bản nó cần thiết tập trung trên thể trạng nội tại của conngười, trên cấp độ cá nhân, để tăng trưởng hạnh phúc. Thêm nữa, bày tỏ với phiền trách rằng hànhđộng cho việc tăng cường hạnh phúc cánhân là tự cho mình là trung tâm, theo đuổi vị kỷ, thì người ta đưa ra những sựnghiên cứu cho thấy rằng gia tăng hạnh phúc cá nhân làm cho con người từ tâmhơn, bố thí hơn, quyết chí hơn để vươn ra và giúp đở kẻ khác, và những kẻ kémhạnh phúc là những người tập trung vào chính họ hơn, và ích kỷ hơn.

Cho đến thời điểm ấy tôi đã không đểý về mức độ của cuộc tranh luận này, mà nó có thể cô đọng thành một câu hỏi ưathích căn bản của con người: “Tôi” hay“Chúng tôi”? Do vậy, khi lần đầu tiêntôi nghe người ta tranh luận về vấn đề này, tôi đã tập trung sự chú ý. Khi hóa ra rằng, Đức Đạt Lai Lạt Ma và tôi đãnói về cùng một vấn đề trong tiến trình của một số cuộc thảo luận gần đây,chúng tôi đang có mối quan hệ giữa cá nhân, xã hội rộng lớn hơn, và hạnh phúccon người, tìm kiếm cho những câu trả lời như:Tác động của xã hội trên hạnh phúc con người là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong việc cố gắngđem đến sự thay đổi xã hội là gì? Và mỗicá nhân đơn độc có thể làm là bao nhiêu, đại khái?

Những cuộc thảo luận này, bao gồmmột số trao đổi ghi chép trong quyển sách này, là một bộ phận của cuộc đốithoại đang tiếp diễn về hạnh phúc con người mà chúng tôi đã mở màn lần đầu tiênvào năm 1993. Nhằm để đặt những cuộc đốithoại này trong những phạm vị thích đáng, tôi nghĩ sẽ ích lợi để quay lại và ônlại vắn tắt lược trình của loạt sách NghệThuật của Hạnh Phúc[1]và những thay đổi căn bản đã xãy ra trong cả cộng đồng khoa học lẫn công chúngphổ thông với sự quan tâm đến nhận thức và thấu hiểu của chúng ta về hạnh phúc.

Lược Trình Nghệ ThuậtHạnh Phúc

Vào đầu những năm 1990, lần đầu tiêntôi bắt đầu nghĩ về việc hợp tác với Đức Đạt Lai Lạt Ma để hình thành một quyểnsách nói về hạnh phúc. Đức Đạt Lai LạtMa đã viết hơn ba mươi quyển sách đến thời điểm ấy, nhưng vì chúng chỉ áp dụngmột cách chính yếu cho những sinh viên hay hành giả Phật Giáo, nên những quyểnsách của ngài đã thất bại trong việc gặp gở giới độc giả rộng rãi thuộc quầnchúng Tây phương. Vào lúc ấy, tôi đãbiết Đức Đạt Lai Lạt Ma khoảng một thập niên, đủ thời gian để nhận biết rằngngài có tuệ trí phong phú để cống hiến cho những người không thuộc Đạo Phậtcũng như những hàng Phật tử. Thế là, tôiđã bắt đầu hình dung về một quyển sách viết cho quảng đại quần chúng Tâyphương, chắt lọc những tinh hoa căn bản đã làm cho ngài đạt đến hạnh phúc. Bằng vào việc tập trung trên sự áp dụng thựctiển những ý tưởng của ngài vào đời sống hằng ngày và qua việc trình bày quanđiểm của ngài trong phạm trù của khoa học và tâm lý học Tây phương, tôi hy vọng đem đến một sựtiếp cận căn bản để tìm ra hạnh phúc qua sự phối hợp một cách tuyệt hảo nhấtgiữa phương Đông và phương Tây. Đức ĐạtLai Lạt Ma đã sẳn lòng với đề xuất của tôi, và cuối cùng chúng tôi đã bắt đầudự án vào năm 1993, trong cuộc viếng thăm lần đầu tiên của ngài đến tiểu bangquê nhà của tôi là Arizona.

Được truyền cảm hứng và hấp dẫn vớidự án, tôi đã quyết định tạm thời đình chỉ việc thực hành tâm lý trị liệu nhằmđể cống hiến toàn bộ sự chú tâm của tôi cho việc viết sách. Tôi dự đoán sẽ mất khoảng sáu tháng để hoàn thành quyển sách vàvới Đức Đạt Lai Lạt Ma đồng tác giả, tôi đã chắc chắn rằng tôi sẽ được chọn lựabởi những công ty xuất bản hàng đầu.

Tôi đã tính toán sai lầm. Năm năm sau, tôi vẫn đang làm việc với quyểnsách và vẫn tiếp tục thêm vào bề dày của sự ngả lòng nản chí về những bức thưtừ chối trên bàn của tôi – những lá thư từ các người chuyên môn văn học và cácnhà xuất bản, họ nhất loạt tin tưởng rằng không có những dòng độc giả chủ đạocho những sách vở của Đức Đạt Lai Lạt Ma, không có thị trường cho một sự hợptác giữa ngài và tâm lý trị liệu Tây phương, và không có sự thích thú công cộngtrong chủ đề về hạnh phúc. Với nguồn tàichính của tôi suy kiệt, dường như tôi có quá ít sự lựa chọn, và tôi suýt ở trênbờ của việc tự xuất bản quyển sách với số lượng ít ỏi và trở lại việc hành nghềtâm lý trị liệu khi cuối cùng sự may mắn của tôi đã bị đột quỵ. Chính vào lúc ấy, một lời nhận xét vô cùng tựnhiên của bà mẹ một người bạn thân của tôi với một người lạ mặt ở đường xe điệnngầm New York – người lạ mặt ấy hóa ra ở trong một công ty xuất bản –khởi đầumột loạt những liên kết không nghĩ đến cuối cùng đã đưa đến sự bảo đảm củangười đại lý và một nhà xuất bản chủ đạo.Và thế là vào năm 1998, với một ấn bản nhỏ bé lần đầu tiên và một dựđoán khiêm nhường, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống cuối cùng đã đượcxuất bản.

Cuộc sống thật không thể ngờđược. Chúng tôi ngạc nhiên kinh khủng vìquyển sách đã vui mừng được đáp ứng ngập tràn tích cực. Dường như nó đã đánh trúng vào tình cảm củađộc giả, tiếng vang của nó đi sâu vào trong trái tim của thật nhiều người đangkhao khát điều gì đấy tốt đẹp hơn cho cuộc sống. Quyển sách đã nhanh chóng xuất hiện trên danhsách những quyển sách bán chạy nhất trên toàn thế giới, kể cả 97 tuần trên danhsách những sách bán chạy nhất của Nửu Ước Thời Báo. Nó cuối cùng được diễn dịch ra trong 50 ngônngữ và trở thành một tác phẩm kinh điển bất hủ với số độc giả lên đến hàngtriệu người.

Như kết quả của một quyển sách nổitiếng, chúng tôi đã nhận được nhiều bức thư tuyệt vời và cảm động, một số đãbày tỏ lời yêu cầu cho một sự tiếp tục, chỉ ra những đề tài đã bị lượt bỏ khỏiquyển sách thứ nhất. Thí dụ, trong việctập trung cho sự phát triển nội tại một cách chính yếu như con đường đưa đếnhạnh phúc, kể cả việc thảo luận đến những chướng ngại nội tại đối với hạnh phúcnhưng né tránh một cách rộng rãi bất cứ đề cập nào đến những vấn nạn xã hộirộng rãi mặc dù Đức Đạt Lai Lạt Ma nêu lên những vấn đề này trong những cuộcthảo luận riêng tư và trong những buổi thuyết giảng công cộng của ngài.

Nhưng bây giờ là lúc đề đối diện vớithực tế rằng con người không phải sốngtrong chân không trống rỗng– chúng ta sống trong một xã hội, và xã hội ấy cónhiều vấn nạn có thể ảnh hưởng đến hạnh phúc của chúng ta. Thế nên, mong ước khám phá những vấn đề xãhội và toàn cầu này trong sự sâu xa hơn với Đức Đạt Lai Lạt Ma – và cùng lúc ấyđáp ứng yêu cầu của độc giả - tôi đã tiếp xúc để đặt vấn đề với ngài về ý tưởngcủa sự hợp tác cho một sự tiếp tục, tìm kiếm để trả lời câu hỏi căn bản: Làm thế nào chúng ta tìm thấy hạnh phúc trongmột thế giới phiền não như vậy? Và ngàiđã nhất trí.

Mặc dù ban đầu tôi định đặt câu hỏibao quát này trong kết luận của một quyển đơn độc Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống, nhưng chúng tôinhanh chóng nhận ra rằng chủ đề quá rộng rãi và bao hàm quá nhiều đề tài xa xôikhông thể chứa đựng cả trong một quyển sách mà thôi, vì thế chúng tôi đã chiathành những đề tài thành một loạt sách nhiều quyển. Quyển sách thứ hai trong loạt sách, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc tại Sở Làm,xuất bản năm 2003, áp dụng những nguyên tắc của Nghệ Thuật của Hạnh Phúcđể sắp đặt nơi mà hầu hết chúng ta đã dànhphần lớn những giờ giấc lúc thức trong tuổi trưởng thành – sở làm. Giống như quyển sách thứ nhất, Nghệ Thuật của Hạnh Phúc tại Sở Làmđãđược đón nhận rất nồng nhiệt và đã là một quyển sách bán chạy nhất của Nửu ƯớcThời Báo – nhưng cũng như quyển sách đầu tiên, nó chỉ tập trung một cách chínhyếu trên mức độ của cá nhân.

Trong quyển sách này, cuối cùngchúng tôi đã hướng những vấn đề rộng rãi hơn của xã hội vốn là nền tảng chohạnh phúc của con người. Đức Đạt Lai LạtMa đã bắt đầu bằng việc xác định sự thiếu vắng một cảm nhận cộng đồng cũng nhưsự mòn mỏi của niềm tin trong nhiều xã hội ngày nay và khi những cuộc đối thoạicủa chúng tôi tiếp tục, chúng tôi đã đi đến việc thảo luận những vấn đề nhưthành kiến, chủng tộc, khủng bố, bạo động, và sợ hãi. Loạt sách Nghệ Thuật củaHạnh Phúc tiếp tục là một hoạt động trong tiến trình, với ba quyển sách nữa dựtính ướm thử để hoàn thành loạt sách.Một quyển sẽ nói về bạo động trong chiều sâu xa hơn, bao gồm nguyên nhâncủa nó, biện pháp đối trị, và quan kiến của Đức Đạt Lai Lạt Ma đối với thế kỷ21 như “Thế Kỷ của Đối Thoại”. Một quyểnnữa sẽ bao gồm những đề tài liên hệ đến lối sống cá nhân, giàu sang, nghèo nàn,chủ nghĩa tiêu thụ, những vấn đề kinh tế, giáo dục, và Đức Đạt Lai Lạt Ma đãkêu gọi chúng ta phát triển một cảm nhận “Trách Nhiệm Toàn Cầu”. Và cuối cùng, sẽ có một quyển sách thực hànhthực tiễn, cống hiến một chương trình căn cứ hiệu quả khoa học cho việc rènluyện trong hạnh phúc, phối hợp những nguyên tắc của Đạo Phật với khoa học vàtâm lý học Tây phương.

Cách Mạng Hạnh Phúc

Nhận thức của Đức Đạt Lai Lạt Ma vềhạnh phúc như một mục tiêu có thể đạt được, điều gì đấy chúng ta có thể traudồi thận trọng có chủ tâm qua thực hành và nỗ lực rất giống bất cứ một kỷ năngnào khác, là nền tảng đối với quan điểm của Đạo Phật về hạnh phúc. Trong thực tế, ý tưởng rèn luyện tâm thức đãtừng là viên đá tảng trong sự thực hành của Phật Giáo qua hàng thiên niênkỷ. Một cách ngẫu nhiên, sau khi xuấtbản Nghệ Thuật của Hạnh Phúcchẳngbao lâu, cùng ý tưởng này đã bắt đầu bén rễ trong xã hội từ một chiều hướngkhác – như một khám phá khoa học “mới” – hướng dẫn đến một phương kế nền tảngtrong nhận thức của nhiều người về hạnh phúc như điều gì đấy chỉ đơn thuần nhưmột sản phẩm phụ của những hoàn cảnh ngoại tại của chúng ta, trong sự chiếu cốcủa việc thấy hạnh phúc như điều gì đấy có thể được phát triển một cách có hệthống. Sự thay đổi này như một bộ phậncủa cuộc Cách Mạng Hạnh Phúc toàn cầu, được định rõ đặc điểm bởi việc bùng nổđột nhiên của sự hấp dẫn trong chủ đề hạnh phúc của con người trong cả cộngđồng khoa học và công chúng phổ thông.

Mặc dù luôn luôn có những nhân tốphức tạp cung cấp năng lượng cho sự lớn mạnh nhanh chóng của một cuộc vận độngmới như Cách Mạng Hạnh Phúc, trong trường hợp này thậm chí ranh giới xuất hiệnlà sự thiết lập chính thức một lĩnh vực tâm lý học mới tập trung trên những cảmxúc tích cực, sức mạnh của con người, và sự thành công. Bác sĩ Martin Seligman, một nhà tâm lý trịliệu nổi tiếng, được dư luận rộng rãi xem như người khai sinh lĩnh vực mới nàyđã dành nhiệm kỳ như chủ tịch của Hiệp Hội Tâm Lý Học Hoa Kỳ để xúc tiến lĩnhvực nghiên cứu mới này, mà ông gọi là “tâm lý học tích cực”. Seligman hợp sức với một nhà nghiên cứu sánggiá khác, bác sĩ Mihaly Csikszentmihalyi, để đặt nền tảng hoạt động cho lĩnhvực mới này, và hai người đã nhanh chóng được kết giao bởi một nhóm cốt lõinhững nhà nghiên cứu hàng đầu từ những trường đại học khác nhau ở Hoa Kỳ và Âuchâu, những người chia sẻ một sự hấp dẫn to lớn trong sức mạnh và đạo đức củacon người hơn là sự yếu đuối và bệnh học của nhân loại.

Khi “Nghệ Thuật của Hạnh Phúc: Cẩm Nang cho Đời Sống” đang được viết, córất ít ỏi những nghiên cứu hiện hữu liên quan đến hạnh phúc của con người vànhững cảm xúc tích cực, cùng những thứ không khác hơn một nhúm không chính quy,lẻ tẻ những nhà nghiên cứu thích thú trong việc khảo sát những chủ đề quá lạc lõng(?) này. Tuy nhiên, với sự khởi đầu củatâm lý học tích cực, không khí đã thay đổi đột ngột – Lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại, hạnh phúc cuối cùng đã trở thànhmột lĩnh vực thẩm tra chính thống. Như một kết quả, chúng tôi đã thấy sự lớn mạnh cấp lũy thừa của sựnghiên cứu mới về hạnh phúc hơn một thập niên qua. Và xuyên qua thời điểm này thật hài lòng chotôi để thấy rằng khối lượng bằng chứng khoa học lớn mạnh một cách nhanh chóngđã hỗ trợ kiên định và làm cho có giá trị những quan điểm của Đức Đạt Lai LạtMa. Khi tính hiển nhiên tiếp tục tănglên, chúng tôi đang thấy những nguyên tắc Phật Giáo và khoa học Tây phương bắtđầu để truyền đạt trong nhiều cung cách.

Những Lợi Ích của Hạnh Phúc

Một trong những nhân tố chính yếucung cấp năng lượng cho Cách Mạng Hạnh Phúc đã là sự nghiên cứu khích động phơibày nhiều lợi ích của hạnh phúc – những hạnh phúc trải rộng vượt xa “cảm giáctốt đẹp” đơn thuần. Trong thực tế, việctrau dồi hạnh phúc lớn hơn có thể được thấy như việc “mua sắm một chỗ” chonhững ai tìm cầu niềm hạnh phúc lớn hơn trong mọi lĩnh vực quan trọng của đờisống: Hạnh phúc đưa đến thành công trongviệc tìm kiếm một người bạn trợ lực, những cuộc hôn nhân tốt đẹp hơn, những mốiquan hệ mạnh mẽ hơn, sức khỏe vật lý và tâm lý tốt hơn, một tuổi thọ dài hơn(lên đến mười năm!). Nó tăng trưởng sựsáng tạo, khả năng nhận thức, và khả năng phục hồi nhanh (sức bật). Con người hạnh phúc cũng thành công vượt xahơn tại sở làm và thu nhập tài chính về căn bản cao hơn. Trong thực tế, các tổ chức với những côngnhân vui tươi cũng thành công hơn và minh chứng thu thập lợi nhuận to lớn hơnmột cách có hệ thống.

Mặc dù phần thưởng cá nhân thực tếcủa việc trau dồi hạnh phúc thật thú vị, nhưng sự phê bình cho thấy rằng nuôi dưỡng hạnh phúc to lớn hơn không chỉlợi ích cho tự thân, mà cũng cho gia đình, cộng đồng, và toàn thể xã hội củachúng ta. Trong thực tế, đây là mộttrong những nguyên tắc then chốt làm nền tảng cho Nghệ Thuật của HạnhPhúc. Trong khi yếu tố cơ bản này đãđược giới thiệu trong quyển đầu tiên của loạt sách này, thì nó đảm nhiệm một ýnghĩa thâm sâu mới trong phạm vi của quyển sách này và những nghiên cứu khoahọc gần đây về cảm xúc tích cực.

Lúc trước, tôi đã đề cập cuộc tranhluận về những sự tiếp cận nào đối với hạnh phúc là “giá trị” hơn, lộ trình củaviệc phát triển nội tại hay con đườngcủa sự thay đổi xã hội – đấy là, chúng ta nên hành động đối với hạnh phúc cá nhân hay hạnh phúc xã hội? Không ai bận lòng khẩn khoản ý kiến của ĐứcĐạt Lai Lạt Ma trong cuộc tranh luận vào tuần ấy tại Úc Đại Lợi, nhưng đấy làmột câu hỏi mà ngài đã trả lời trong đợt đối thoại của chúng tôi – và câu trảlời của ngài là điều mà tôi chưa từng nghe tuyên bố một cách rộng rãi cho đếnlúc ấy bởi những người của cả hai phíavề câu hỏi. Câu trả lời của ngài đếncuộc tranh luận? Không có tranh luận! Sự tiếpcận tốt nhất? Cả hai!Nó không phải là mộthoàn cảnh, nơi mà chúng ta cần phải lựa chọn thứ này hoặc thứ kia. Ngàicảm thấy rằng chúng ta có thể và nên hành động đối với hạnh phúc cá nhân cùngmột lúc với hạnh phúc của xã hội.

Trong việc quan tâm đến sự trau dồihạnh phúc cá nhân lớn mạnh, Đức Đạt Lai Lạt Ma cống hiến một vài phươngpháp. Thí dụ trong Phần III của quyểnsách này, ngài bắt đầu khơi mở một sự tiếp cận thực tiễn để đương đầu với nhữngvấn nạn của thế giới ngày nay trong khi nuôi dưỡng một ý thức của hy vọng, lạcquan, tin cậy, và những thể trạng khác của tâm thức. Vì những cảm xúc tích cực và thể trạng củatâm thức có những hiệu quả khác nhau trong việc tăng trưởng toàn bộ những trìnhđộ của hạnh phúc, một cách căn bản điều này cho chúng ta thấy làm thế nào đểtìm thấy hạnh phúc trong thế giới rắc rối của chúng ta.

Khi đi đến việc gia tăng “hạnh phúccủa xã hội”, dĩ nhiên, có vô số hành vi mà chúng ta có thể đoan chắc để giúpcho việc xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn – những hành vi đặc thù mà chúng tachọn lựa một cách tổng quát được quyết định bởi sự thích thú, nguồn gốc, khảnăng, hoàn cảnh,… của mỗi cá nhân chúng ta. Những hành vi đặc biệt giúp để làm giảm thiểu những vấn nạn xã hội nhưnghèo nàn hay môi trường sẽ được thảo luận trong quyển sách kế tiếp của loạtsách Nghệ Thuật của Hạnh Phúc, cùng với việc thảo luận những chủ đề như lòng vịtha và ủng hộ xã hội hay thái độ giúp đở.

Giao Điểm của Hạnh Phúc Cá Nhân và Xã Hội

Tuy nhiên, trong quyển này chúng tôimở đầu bằng việc đề xuất một sự tiếp cận khác biệt, một sự tiếp cận đầy nănglực hay đúng hơn là một sự tiếp cận căn bản để hành động một cách đồng thời đốivới hạnh phúc nội tại và vượt thắng những vấn nạn của xã hội: Trong chương kếtthúc của quyển sách này, chúng tôi trình bày điểm tranh luận then chốt của chúng tôi, những cảm xúc tích cực trongphổ quát – và những “cảm xúc tích cực” siêu việt của từ bi và cảm thông mộtcách đặc thù – dựa trên giao điểm giữa hạnh phúc nội tại và ngoại tại với khảnăng tiếp thu để đồng thời đem đến hạnh phúc cá nhân và cung cấp một giải pháptiềm tàng mạnh mẽ đến nhiều vấn nạn gây tai hại cho xã hội ngày nay (tối thiểunhư bước đầu tiên trong việc chiến thắng những rắc rối xã hội này).

Thí dụ, chúng tôi cung cấp chứng cớkhoa học trực tiếp minh chứng việc nuôi dưỡng từ bi có thể là kỷ năng tác độngđến việc gia tăng hạnh phúc cá nhân như thế nào. Thêm nữa, chúng tôi cho thấy sự thông cảm và từ bi làm nên những sự thayđổi đặc biệt trong chức năng của não bộ như thế nào mà đã điều chỉnh cung cáchchúng ta lĩnh hội và giao tiếp với người khác– thí dụ, làm cho chúng tachúng ta nhận thức người khác như là tương đồng hơn với chính chúng ta. Những sự thay đổi này đưa đến kết quả là sựliên hệ với người khác được căn cứ trên những sự giống nhau của chúng ta hơn lànhững sự khác biệt, xóa đi những hàng rào ngăn cách giữa “chúng ta” và “ngườita”. Điều này cũng phát sinh những cungcách đặc trưng về suy nghĩ và hành động mà dường như là “tùy chỉnh thiết kế”hay một tập quán như những sự đối trị đến một số vấn nạn xã hội mà chúng ta sẽkhám phá trong những chương sau này – ngay cả những thành kiến bẩm sinh, “tựđộng và vô ý thức” mà con người trải nghiệm đối với những ai chúng ta nhận địnhlà khác biệt, là điều mãi cho đến gần đây vẫn được xem như là không thể ngănngừa. Cuối cùng, chúng tôi sẽ giải thíchlàm thế nào sự tiếp cận này chiến thắng những vấn nạn xã hội, thậm chí có thểcó một vài thuận lợi đặc biệt qua những tiếp cận quy ước hơn, qua những yếu tốnhư bản chất lan truyền tự nhiên của những cảm xúc tích cực và hạnh phúc.

Trong chương kết thúc của quyển sáchnày, chúng tôi giải thích, có những rèn luyện hay những kỹ năng mà mọi người cóthể thực tập để trau dồi một cách cẩn trọng một năng lực lớn hơn cho thấu cảmvà từ bi – chúng ta không nhất thiết phải là một người đồng cảm hay “nhiệt tâm”một cách tự nhiên nhằm để trải nghiệm những cấp độ cao hơn của thấu cảm và từbi. Vì thế, bất cứ người nào cũng có thểsử dụng các kỹ năng này để tăng cường mức độ thông thường của hạnh phúc ngày –qua – ngày. Tuy thế, nhằm để sử dụngphương pháp này cho việc vượt thắng những vấn nạn xã hội lan tràn, một phầnquan trọng của dân số có thể cần phải thực tập những kỹ năng này. Điều này có thể được hoàn thành, thí dụ, bằngviệc cung ứng giáo dục và rèn luyện trong những kỹ năng này như một bộ phậnhằng ngày trong việc nuôi dạy thiếu nhi thuộc hệ thống trường học công cộng,cùng với việc thúc đẩy sự chú ý sâu rộng hơn về những lợi ích của những kỹ năngnày qua truyền thông, và v.v…

Trước khi điều này có thể xảy ra, cóthể rằng nhiều người hơn cần trở nên đồng thuận với quan điểm của Đức Đạt LaiLạt Ma về từ bi: nhận thức từ bi như nguồn gốc của hạnh phúc cá nhân, là điềugì đấy làm lợi cho chúng ta một cách chân thành chứ không phải chỉ cho “ngườinào khác”. Nó đòi hỏi việc nhìn thấy từbi như điều gì đấy có giá trị thực tiển to lớn và quan trọng, với những lợi íchcụ thể thật sự, chứ không chỉ là một nhận thức triết lý trừu tượng “yếu ớt vàlờ mờ” hoặc một đề tài “hòa dịu” của tôn giáo, tâm linh hay đạo đức trong bảnchất. Trong thực tế, thậm chí nó nênđược thấy như một sự cần thiết, điều gì đấy cấp thiết cho sự sống còn của chúngta, chứ không phải là một thứ xa xí phẩm hay điều gì đấy mà chúng ta chỉ thựchành trong chùa viện ngày lễ, trong thánh đường ngày chủ nhật hay sau khi chúngta về hưu ở Florida với hàng triệu đô la trong tài khoản ngân hàng của chúng ta.

Không cần phải nói, tiếp nhận nhữngsự giáo dục rộng rãi khởi đầu sẽ bao gồm việc rèn luyện khắp cả nước trongnhững phương pháp này có thể là một tiến trình chậm chạp. Trong khi, những vấn nạn của thế giới chúngta ngày nay là đa dạng và phức tạp, và không có những công thức bí mật haynhững hạt đậu thần thoại, những viên đạn thần kỳ bổng nhiên trừ tiệt tất cả mọirắc rối của nhân loại, cả cá nhân và toàn cầu qua một đêm. Nhưng tối thiểu, chúng ta có nơi để bắtđầu. Khi Đức Đạt Lai Lạt Ma khơi mở trongnhững trang sách sau đây, có những bước thực tiển mà chúng ta có thể đối phóvới thế giới phiền toái của chúng ta, những chiến lược mà chúng ta có thể sửdụng để duy trì hạnh phúc ngày – qua – ngày trong khi chúng ta đang tìm kiếmnhững giải pháp cho những rắc rối to rộng hơn. Một cách căn bản, chúng ta sẽ thấy rằng thông điệp của Đức Đạt Lai LạtMa là một trong những niềm hy vọng, căn cứ trên một niềm tìn chắc chắn trongnền tảng thánh thiện trung thực của con người, và tri giác hòa bình nội tại đếntừ sự hiểu biết rằng có một con đường được vạch rõ ràng đến hạnh phúc - trongthực tế, nhiều lộ trình.

Trích từ quyển The Art of Happiness in a Troubled World

Ẩn Tâm Lộ - 15/05/2011



[1] Đã được Thượngtọa Tâm Quang dịch và chùa Tam Bảo Fresno ấn hành năm 2003, với tựa đề Nghệ Thuậttạo Hạnh Phúc, có đăng trong Thư Viện Hoa Sen phiên bản cũ và Hoa Vô Ưu theo link /D_1-2_2-227_4-3202_5-75_6-2_17-275_14-1_15-2/.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2020(Xem: 5341)
Hoằng pháp là một trong 13 ban ngành thuộc hệ thống GHPGVN hiện nay. Trong phần báo cáo tổng kết cuối năm 2019, cho thấy Ban Hoằng pháp đạt nhiều thành quả hơn so với những nhiệm kỳ trước. “Hoằng pháp vi gia vụ,lợi sinh vi bổn hoài” đó là phương châm của Ban Hoằng pháp Trung ương; nhờ thế phía Bắc đã vận dụng được bốn Tỉnh có trên 317 đạo tràng sinh hoạt được 1.000 buổi giảng. Phía Nam có 29 Tỉnh thành gồm 6182 đạo tràng với số lượng buổi giảng được thực hiện là 70.693. Đặc biệt, Ban Hoằng pháp Trung ương kết hợp với Phân ban Thông tin truyền thông chuyển tải cập nhật những thông tin sinh hoạt Phật sự. Phân ban TTTT với biệt danh “phật sự online –PSO” là một phân ban, tuy thành lập muộn vào giữa năm 2019, nhưng hoạt đông rất hiệu quả,( sẽ có bài chuyên đề vê PSO đã đóng góp xử lý những khủng hoảng thông tin về Phật giáo)
14/01/2020(Xem: 8140)
Nhờ Tam Bảo gia hộ, các bạn trẻ chúng tôi biết mình là một trong những người cực kỳ may mắn, vì vào mỗi sáng Chủ Nhật đều đủ thiện duyên về Chùa học Phật Pháp. Lớp học của chúng tôi dưới sự hướng dẫn của một vị Sư Cô trẻ, nói được song ngữ Anh Việt, biết lắng nghe và giàu lòng từ bi như Sư Cô Giác Anh. Những lớp học với Sư Cô như nguồn nước mát tinh khiết từ một dòng suối trong lành vô tận mà chúng tôi và các bạn đạo luôn có thể uống, để được giải khát và thanh lọc thân tâm. Từ từ theo thời gian, mỗi chúng tôi đều thấy mình có những sự tiến bộ chút đỉnh về sự bình tĩnh, sự học hỏi và thực hành Phật Pháp và áp dụng những lời dạy thiết thực từ Sư Cô để đối phó tốt hơn với những thử thách hằng ngày.
11/01/2020(Xem: 6335)
Hai tuần qua, mọi người khắp nơi trên thế giới đã từng bừng ăn Tết Dương Lịch 2020. Là người Mỹ gốc Việt định cư ở Hoa Kỳ, Canada, hay những quốc gia khác trên thế giới, chúng ta cũng nằm trong số người đó. Tính đến nay, nhiều gia đình đã trải qua ba, bốn thế hệ. Ông bà, cha mẹ, con cái, dâu, rể, cháu, chắt... Con cái chúng ta sinh ra và lớn lên ở đất nước này, nên chúng ta cần học hỏi, hoà nhập vào nền văn hoá xã hội nơi đây là điều đương nhiên. Riêng thế hệ ông bà, cha mẹ dù định cư ở đâu cũng không quên phong tục tập quán của mình, nhất là khi Xuân về Tết đến, khiến cho chúng ta chạnh lòng nhớ ray rứt những mùa Xuân đầy ấp kỷ niệm thân thương nơi chôn nhao cắt rốn ở quê nhà. Cho nên, hằng năm ở đây, chúng ta thường đón tới hai cái Tết. Đó là Tết Dương lịch quen gọi là Tết Tây và Tết Âm lịch là Tết Ta còn gọi là Tết Nguyên Đán. Tết Nguyên Đán năm nay nhằm ngày 25 tháng Giêng 2020. Tính theo thứ tự mười hai con giáp, năm nay là năm Kỷ Hợi và năm tới là năm Canh Tý.
10/01/2020(Xem: 6906)
May mắn và tài vận của một người, rốt cuộc tới từ đâu? 1. Tới từ một cơ thể khỏe mạnh Ngạn ngữ nói: "Kim niên duẩn tử minh niên trúc, thiếu niên thể tráng lão niên phúc", ý muốn nói: năm nay là măng, năm sau là trúc, thời niên thiếu khỏe mạnh, về già càng nhiều phúc. Sức khỏe tốt mới thực sự là "tốt". Đối đãi với bản thân tốt một chút, không có sức khỏe, mọi thứ đều chỉ là hư vô, chỉ khi có một sức khỏe tốt, bạn mới có thể tận hưởng thành công, tận hưởng cuộc đời của mình. Tiền, kiếm mãi không hết; công việc, làm mãi không xong; không có chuyện gì có thể hoàn thành trong ngày một ngày hai, đừng tự làm mình quá mệt mỏi, quá bí bức mỗi ngày. Hôm nay lấy mạng "đổi" tiền, ngày mai đã có thể lấy tiền "cứu" mạng. Giống như dây đàn vậy, căng quá rồi thế nào cũng đứt.
10/01/2020(Xem: 5117)
Bạn ơi, Muốn sống hạnh phúc thì xin bạn: Đừng đem chuyện hàng xóm vào gia đình. Đừng đem chuyện đường phố vào nhà. Đừng đem chuyện cộng đồng vào những bữa cơm. Đừng đem chuyện của thế giới vào buồng ngủ. Đừng đem chuyện Cộng Hòa hay Dân Chủ, Vào những cuộc vui chơi. Ngay chùa kia nếu bàn tán chuyện đời, Thì chùa cũng biến ngay thành siêu thị.
17/12/2019(Xem: 8748)
Đầu tháng 11, Laurent Simons, 9 tuổi, hoàn thành chương trình Kỹ thuật điện tại Đại học Công nghệ Eindhoven và sẽ là người trẻ nhất thế giới tốt nghiệp đại học. Sinh năm 2010 tại thành phố Ostend, Bỉ, Laurent theo bố mẹ đến Hà Lan sinh sống. Cậu bé bắt đầu học trung học từ năm 6 tuổi và, trở thành thành viên một dự án nghiên cứu tại Trung tâm Y tế Học thuật (thành phố Amsterdam, Hà Lan).
08/12/2019(Xem: 29807)
Phật Giáo và Những Dòng Suy Tư (sách pdf)
07/12/2019(Xem: 10704)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8213)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5246)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]