Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cho và nhận - Một phương pháp thực tiễn hướng đến từ ái và bi mẫn

14/09/201113:46(Xem: 12215)
Cho và nhận - Một phương pháp thực tiễn hướng đến từ ái và bi mẫn
Dalai_Lama (33)
CHO VÀ NHẬN
Một Phương Pháp Thực Tiễn Hướng Đến Từ Ái và Bi Mẫn
Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma
Anh dịch: Geshe Thupten Jinpa
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển - 31/08/2011

Từ bi là điều kỳ diệu và quý giá nhất. Khi chúng ta nói về từ bi, thật đáng khuyếnkhích để lưu ý rằng bản chất tự nhiên của con người, tôi tin, là từ bi và hiền lành. Đôi khi tôi tranh luận với bạn bènhững người tin rằng bản chất con người là tiêu cực và hung hăng hơn. Tôi cải rằng nếu quý vị nghiên cứu về cấu trúc của thân thể con người, quý vị sẽ thấy rằng nó có họ hàng với những chủng loại động vật có vú mà lối sống của chúng là hiền lành hay hòa bình hơn. Đôi khi tôi nửa đùa nửa thật rằng đôi tay chúng ta được cấu thành trong một phương thức mà chúng thuận tiện để ôm ấp hơn thay vì đánh đấm. Nếu đôi tay chúng ta chínhyếu dự định cho đánh đấm, thế thì những ngón tay xinh xắn sẽ không cần thiết. Thí dụ, nếu những ngón tay được để cho mở rộng,những võ sĩ không thể đánh đấm một cách mạnh mẽ được, vì thế họ phải nắm những bàn tay lại như quả đấm. Do vậy, tôi nghĩ rằng điều ấy có nghĩa rằng cấu trúc thân thể căn bản của chúng ta tạo nên một bản chất tự nhiên từ bi hay hiền lành.

Nếu chúng ta nhìn vào những mối quan hệ, hôn nhân và thụ thai là rất quan trọng. Như tôi đã nói trước đây, hôn nhân không nênđược căn cứ trên tình yêu mù quáng hay một loại yêu đương lãng mạng cuồng si;nó nên căn cứ trên kiến thức về nhau và một sự thấu hiểu rằng chúng ta thích hợp để sống với nhau. Hôn nhân không phải cho một sự thỏa mãn tạm thời, mà cho một loại ý nghĩa nào đấy của trách nhiệm. Đấy là một tình yêu chân thành để làm nền tảngcho hôn nhân.

Một sự thụ thai thích đáng cho một đứa trẻ xảy ra trong loại thái độ đạo đức haytinh thần ấy. Trong khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, tâm tư tĩnh lặng của bà mẹ có một ảnh hưởng rất tích cực đối với đứatrẻ chưa sinh, theo một nhà khoa học. Nếuthể trạng tinh thần của bà mẹ là tiêu cực,thí dụ nếu bà ta chán nản hay giận dữ, thế thì điều đó rất tại hại cho sự pháttriển sức khỏe của đứa trẻ chưa sinh. Mộtnhà khoa học đã nói với tôi rằng trong vài tuần lễ đầu sau khi sinh là thờigian quan trọng nhất, vì trong thời gian ấy não bộ đứa trẻ đang tăng trưởng. Trong thời gian ấy, sự xúc chạm của bà mẹ hay những người hànhđộng như một bà mẹ là quan yếu. Điều này cho thấy rằng, mặc dù đứa trẻ có thể không nhận ra ai là ai,nó thế nào ấy cần tác động tình cảm thân thể của người khác. Không có điều ấy, sẽ rất tai hại cho việc phát triển lành mạnh não bộ củađứa trẻ.

Sau khi sinh, hành động đầu tiên của bà mẹ là cho con bú sữa. Nếu bà mẹ thiếu vắng tình cảm hay cảm giác âncần cho đứa con, thì sữasẽ không chảy ra.Nếu bà mẹ nuôi con của bà với cảm giác hiền lành đối với đứa trẻ, mặccho bệnh tật hay đau đớn của riêng bà, như một kết quả sữa vẫn tuôn chảy tựdo. Loại thái độ này như một trân bảoquý giá. Hơn thế nữa, nếu từ phía khác,nếu đứa trẻ thiếu một loại cảm giác gần gũi đối với bà mẹ, nó có thể khôngbú. Điều này cho thấy hành động tình cảm của cả hai phía là kỳ diệu như thếnào. Đấy là sự khởi đầu của đời sốngchúng ta.

Tươngtự thế với giáo dục, kinh nghiệm của tôi là những bài học nào chúng ta học từnhững vị thầy không chỉ tốt lành mà cũng biểu lộ tình cảm cho học trò, đi sâuvào trong tâm tư chúng ta. Bài học từ nhữngloại giáo viên khác có thể không được như thế.Mặc dù chúng ta có thể bị thúc ép để học hành và có thể sợ hãi giáoviên, những bài học có thể không thấm vào. Tùy thuộc nhiều vào tình cảm củagiáo viên.

Giốngnhư thế, khi chúng ta đi đến một nhà thương, bất chấp phẩm chất của bác sĩ, nếubác sĩ biểu lộ cảm giác chân thành và quan tâm sâu sắc cho chúng ta, và nếu bácsĩ mĩm cười, thì chúng ta cảm thấy an lòng, okay. Nhưng nếu bác sĩ chỉ biểu lộ một chút tình cảmcon người, thế thì ngay cả bác sĩ ấy có thể là một chuyên gia vĩ đại, chúng tacó thể cảm thấy không bảo đảm và lo âu.Đây là bản chất con người.

Cuốicùng, chúng ta có thể phản chiếu trên đời sống của chúng ta. Khi chúng ta còn trẻ và lúc chúng ta về già,chúng ta lệ thuộc một cách sâu đậm trên tình cảm của những người khác. Giữa những tầng bậc này, chúng ta thường cảmthấy rằng có thể làm mọi thứ mà không có sự giúp đở của những người khác vàtình cảm của người khác đơn giản là không quan trọng. Nhưng tại tầng bậc này, tôi nghĩ thật quantrọng để giữ tình cảm sâu sắc của con người.Khi người ta ở trong một thị tứ hay thành phố lớn cảm thấy cô đơn, nhưngđúng hơn là người ta thiếu vắng tình cảm con người. Như một kết quả của điều này, sức khỏe tinhthần của họ cuối cùng trở nên rất nghèo nàn.Mặt khác, nếu những người đó lớn lên trong một không khí của tình cảmcon người sẽ có một sự phát triển tích cực và hiền lành hơn trong thân thể, tâmtư và thái độ của họ. Những đứa trẻ lớnlên thiếu vắng không khí tình cảm nhân bản ấy thường có những thái độ tiêu cựchơn. Điều này đã biểu lộ rất rõ bản chấttự nhiên của loài người. Cũng thế, nhưtôi đã đề cập, thân thể con người biết thưởng thức sự hòa bình của tâm thức. Những thứ đang quấy rầy chúng ta có một tác độngrất tệ hại đối với sức khỏe của chúng ta.Điều này cho thấy toàn bộ cấu trúc sức khỏe của chúng ta phù hợp vớikhông khí tình cảm của con người. Do thế,khả năng cho từ bi là ở đấy. Vấn đề duynhất là chúng ta có nhận ra điều này và áp dụng nó hay không?

Lòngtừ ái và bi mẫn của chúng ta đối với bè bạn trong nhiều trường hợp thật sự làdính mắc. Cảm nhận này không phải căn cứtrên nhận thức rằng tất cả chúng sinh có quyền bình đẳng để hạnh phúc vàvượtthắng khổ đau. Thay vì thế, nó căn cứtrên ý tưởng rằng điều gì đấy là "của tôi", "bạn tôi", hayđiều gì đấy tốt cho "tôi". Đấylà dính mắc. Vì vậy, khi thái độ của ngườiấy đối với chúng ta thay đổi, cảm giác của chúng ta về sự gần gũi lập tức biếnmất. Với một cách khác, chúng ta pháttriển một loại quan tâm bất chấp thái độ của người khác đối với chúng ta, mộtcách đơn giản bởi vì người ấy cũng là một con người đồng loại và có mọi quyền đểvượt thắng khổ đau. Cho dù người ấy giữvị thế trung lập hay ngay cả trở thành kẻ thù của chúng ta, sự quan tâm củachúng ta phải duy trì do bởi thực trạng [như một con người] của người ấy. Đó là sự khác biệt chính yếu. Lòng bi mẫn chân thành là lành mạnh hơn; nókhông thành kiến, và nó được căn cứ trên lý trí. Trái lại, dính mắc là hẹp hòi và thiên vị.

Thậtsự, từ bi chân thật và dính mắc là đối nghịch với nhau. Theo sự thực hành Đạo Phật, để phát triểnlòng từ bi chân thật, đầu tiên chúng ta phải thực hành thiền quán về bình đẳngvà hành xả, buông xả khỏi những người thật thân cận với mình. Sau đó, chúng ta phải loại trừ những cảm giáctiêu cực đối với kẻ thù của chúng ta. Tấtcả chúng sinh phải được xem như bình đẳng.Trên căn bản ấy, chúng ta có thể dần dần phát triển lòng từ bi chânthành cho tất cả. Phải nói rằng lòng từbi chân thành không giống như sự thương hại hay cảm giác rằng những người khácthế nào ấy thấp hơn chính mình. Đúnghơn, với lòng từ bi chân thành, chúng ta nhìn những người khác là quan trọnghơn chính mình.

Nhưtôi đã chỉ ra trước đây, nhằm để phát sinh lòng từ bi chân thật, trước tiên nhấtchúng ta phải trải nghiệm sự tu tập hành xả. Điều này trở nên rất quan trọng, bởi vì không có một cảm giác hành xả đốivới tất cả, cảm nhận của chúng ta đối với người khác sẽ bị thiên vị. Vì thế bây giờ, tôi sẽ cho quý vị một thí dụngắn gọn về việc rèn luyện thiền quán trên sự phát triển hành xả. Thứ nhất, chúng ta phải nghĩ về một nhóm nhỏnhững người chúng ta biết, chẳng hạn như bạn bè và người thân của chúng ta, đốivới những người chúng ta có sự luyến ái (dính mắc). Thứ hai, chúng ta nên nghĩ về những người nàođấy mà đối với họ chúng ta cảm thấy hòan toàn dửng dưng. Và thứ ba, hãy nghĩ về một số người mà chúngta không thích. Một khi chúng ta đã hìnhdung những người khác nhau này, chúng ta phải cố gắng để cho tâm tư chúng tathâm nhập vào thể trạng tự nhiên của nó và để thấy nó đáp ứng một cách tự nhiênnhư thế nào đến một sự gặp gở với những người này. Chúng ta sẽ lưu ý rằng sự phản ứng tự nhiên củachúng ta sẽ là dính mắc đối với bạn bè chúng ta, không thích đối với những ngườichúng ta xem như kẻ thù, và hoàn toàn dửng dưng đối với những người chúng tacho là trung lập. Rồi thì chúng ta phảicố gắng để tự hỏi mình. Chúng ta phải sosánh những ảnh hưởng của hai thái độ đối nghịch mà chúng ta có đối với bạn bèvà kẻ thù của chúng ta, và để thấy tại sao chúng ta có những tình trạng thay đổibất thường của tâm tư đối với những nhóm người khác biệt này. Chúng taphải thấy tác động nào mà những phản ứng như vậy có trong tâm tư chúngta và cố gắng để thấy sự vô ích của việc liên hệ với họ trong một thái độ cựcđoan như vậy. Tôi đã thảo luận những sựthuận và nghịch của việc dung dưỡng thù hận và phát triển giận dữ đối với nhữngkẻ thù, và tôi cũng đã nói một ít về những nhược điểm của việc dính mắc cực đoanđối với bạn bè, v.v... Chúng ta phảiquán chiếu trên điều này và sau đó cố gắng để giảm thiểu tối đa cảm xúc mạnh mẽcủa chúng ta đối với hai nhóm người đốinghịch này. Rồi thì quan trọng nhất là,chúng ta phải quán chiếu trên nền tảng bình đẳng giữa chính mình và tất cả nhữngchúng sinh khác. Giống như chúng ta cókhao khát bản năng tự nhiên cho hạnh phúc và vượt thắng khổ đau, và tất cả những chúng sinhkhác cũng vậy; giống như chúng ta có quyền để hoàn tất nguyện vọng bẩm sinhnày, và tất cả những chúng sinh khác cũng như vậy. Vì vậy trên nền tảng đúng đắn nào mà chúng taphân biệt?

Nếuchúng ta nhìn vào nhân loại như một tổng thể, thì chúng ta là những động vật xãhội. Hơn thế nữa, những cấu trúc củakinh tế, giáo dục, v.v... hiện đại, cho thấy rõ rằng thế giới đã trở nên một nơinhỏ bé hơn, và vì thế chúng ta lệ thuộc vào nhau hơn. Dưới những hoàn cảnh như vậy, tôi nghĩ chọn lựaduy nhất là sống và làm việc với nhau một cách hòa hiệp, và giữ trong tâm tưchúng ta mối quan tâm cho toàn thể nhân loại.Đấy là quan điểm và cung cách duy nhất mà chúng ta phải tiếp nhận cho sựsống còn của chúng ta.

Dobản chất, đặc biệt như một con người, những quan tâm của tôi không riêng biệt vớinhững người khác. Sự hạnh phúc của tôi lệthuộc trên hạnh phúc của những người khác. Vì vậy, khi tôi thấy những người hạnh phúc, tự động tôi cũng cảm thấy hạnhphúc hơn một ít so với khi tôi thấy những người ở trong một tình cảnh khókhăn. Thí dụ, khi chúng ta thấy những bứcảnh ở trên truyền hình, những người đói khát ở Somali, kể cả những người già,và những đứa trẻ, tự nhiên chúng ta cảm thấy buồn bả, bất chấp sự buồn đau ấycó thể đưa đến một loại hành động giúp đỡ nào đấy hay không.

Hơnthế nữa, trong đời sống hàng ngày, bây giờ chúng ta sử dụng nhiều tiện nghi thuậnlợi, kể cả những thứ như máy điều hòa không khí trong nhà. Những thứ này hay những tiện nghi này trở nêncó thể hiện thực của thực tế, không phải do bởi chính chúng ta, mà do bởi sựliên hệ trực tiếp hay gián tiếp của nhiều người. Mọi thứ đến với nhau. Không thể trở lại lối sống một vài thế kỷ trước,khi chúng ta chỉ lệ thuộc trên những khícụ đơn giản, chứ không phải tất cả nhữngmáy móc này. Rất rõ ràng đối vớichúng ta rằng bây giờ chúng ta đang thụ hưởng những sản phẩm lao động của nhiềungười. Trong 24 giờ đồng hồ chúng ta ngủtrên giường - nhiều người đang liên hệ với điều ấy - và trong việc chuẩn bị thứcăn cho chúng ta cũng thế, đặc biệt cho những người không ăn chay. Tiếng tăm rõ ràng cũng là sản phẩm của nhữngngười khác - không có sự hiện diện của những người khác, khái niệm danh thơm tiếngtốt thậm chí sẽ không có ý nghĩa gì.Cũng thế, sự quan tâm tình trạng kinh tế của Âu Châu tùy thuộc trên sựquan tâm của Mỹ Châu và sự quan tâm của Tây Âu tùy thuộc trên sự quan tâm củaĐông Âu. Mỗi châu lục lệ thuộc sâu xatrên những châu lục khác; đấy là một thực tế.Vì nhiều thứ mà chúng ta khao khát, chẳng hạn như giàu sang, danh tiếng,v.v..., không thể hình thành mà không có hành vi hay sự tham gia gián tiếp và sựhợp tác của nhiều người khác.

Dovậy, vì chúng ta có quyền bình đẳng để hạnh phúc và vì tất cả chúng ta liên hệvới nhau, bất kể một cá nhân là quan trọng như thế nào, một cách hợp lý, sựquan tâm của năm tỉ người người trênhành tinh này là quan trọng hơn một người đơn độc. Bằng việc suy nghĩ qua những dòng này, chúngta cuối cùng có thể phát triển một ý thứctrách nhiệm toàn cầu. Những vấn nạn môitrường hiện đại, chẳng hạn như sự suy thoái của tầng ozone, rõ ràng cũng chochúng ta thấy nhu cầu cho sự hợp tác toàn cầu. Dường như rằng với sự phát triển, toàn bộ thế giới đã trở nên nhỏ béhơn, nhưng tâm thức con người vẫn tụt hậu đằng sau.

Đâykhông phải là vấn đề của sự thực hành tôn giáo, mà là một câu hỏi chotương lai của nhân loại. Loại thái độ rộng rãi hơn hay vị tha hơn là rấtliên hệ trong thế giới ngày nay. Nếuchúng ta nhìn vào hoàn cảnh từ những khía cạnh đa dạng hơn, chẳng hạn như sự phứctạp và sự liên hệ nội tại tự nhiên của sự tồn tại hiện đại, sau đó chúng ta sẽdần dần chú ý một sự thay đổi trong quan điểm của chúng ta, vì thế khi chúng tanói "người khác" và khi chúng ta nghĩ về người khác, chúng ta sẽkhông còn loại bỏ họ như không liên hệ với chúng ta. Chúng ta không còn cảm thấy dửng dưng nữa.

Nếuchúng ta chỉ nghĩ về riêng mình mà thôi, nếu chúng ta quên lãng những quyền vàsự cát tường của người khác, hay tệ hại hơn, nếu chúng ta bóc lột kẻ khác, cănbản chính chúng ta sẽ thua thiệt. Chúngta sẽ không còn bạn nữa, những người biểu lộ cho sự cát tường của chúngta. Hơn thế nữa, nếu thảm họa xảy đếncho chúng ta, thay vì cảm thấy quan tâm, người ta có thể thậm chí mừng thầm. Trái lại, nếu một cá nhân từ bi và vị tha, vàcó những quan tâm đến người khác trong tâm hồn, rồi thì bất chấp, người ấy biếtnhiều người hay không, bất cứ nơi nào người ấy đi đến, người ấy sẽ lập tức có bạn. Và khi người ấy đối diện với tai họa, sẽ cónhiều người đến để giúp đở người ấy.

Mộttình bạn chân thật phát triển căn cứ trên tình cảm chân thành của con người,không phải trên tiền bạc hay quyền lực.Dĩ nhiên, qua sự giàu có và quyền lực của mình, nhiều người hơn có thểtiếp cận chúng ta với những nụ cười rộng mở hay quà cáp. Nhưng trong sâu thẳm, những người này khôngphải là bạn bè thật sự của chúng ta; đây là những người bạn của sự giàu có hayquyền lực của chúng ta. Cho đến khi nào sự vận may vẫn còn với chúng ta những ngườinày sẽ thường tiếp cận với chúng ta.Nhưng khi chúng ta hết thời, họ sẽ không còn ở đó nữa. Với loại bè bạn này, không ai sẽ thực hiện mộtnổ lực chân thành để giúp chúng ta nếu chúng ta cần đến. Đấy là sự thật.

Tìnhbạn chân thành nhân bản là trên căn bản của tình cảm nhân loại, bất chấp vị thếcủa chúng ta. Do vậy, càng biểu lộ sựquan tâm đến lợi ích và quyền lợi của kẻkhác, chúng ta càng là một người bạn chân thành. Càng cởi mở và chân thành, thế thì căn bản, lợiích hơn sẽ đến với chúng ta. Nếuchúng ta quên lãng hay không quan tâm người khác, rồi thì cuối cùng chúng ta sẽđánh mất lợi ích của mình. Vì vậy, đôikhi tôi nói với mọi người, nếu chúng ta thật sự vị kỷ, thế thì vị kỷ thông tuệtốt hơn là vị kỷ si mê và đầu óc hẹphòi.

Đốivới những hành giả Phật Giáo, sự phát triển tuệ trí cũng rất quan trọng - và ởđây tôi muốn nói tuệ trí thực chứng tính không, căn bản tự nhiên của thực tại. Thân chứng về tính không cho chúng ta tối thiểumột loại ý nghĩa tích cực nào đấy về sựngừng dứt. Một khi chúng ta có một loại cảm nhận nào đấy cho khả năng của ngừngdứt (diệt đế), sau đó sẽ trở nên rõ ràng rằng khổ đau không phải là cuối cùngvà rằng có một sự thay đổi. Nếu có một sựthay đổi, thế thì đáng để thực hiện một nỗ lực.Nếu chỉ có hai trong Bốn Chân Lý Cao Quý của Đức Phật hiện hữu - khổ đauvà nguyên nhân đau khổ - thì không có ý nghĩa gì nhiều. Nhưng hai chân lý kia, kể cả ngừng dứt, chỉ tớimột phương cách thay đổi của tồn tại. Cómột khả năng của sự chấm dứt khổ đau. Vìthế đáng thực tập để nhận ra bản chất của khổ đau. Do vậy, tuệ trí là cực kỳ quan trọng trong việcgia tăng từ bi một cách vô hạn.

Thếnên, đấy là việc chúng ta tiến hành trong sự thực tập Đạo Phật như thế nào: cómột sự áp dụng năng lực của tuệ trí, sử dụng thông minh, và một sự thấu hiểu vềbản chất của thực tại, cùng với phương tiện thiện xảo của việc phát sinh từbi. Tôi nghĩ rằng trong đời sống hàngngày của chúng ta và trong tất cả những loại hoạt động chuyên môn của chúng ta,chúng ta có thể sử dụng động cơ từ bi này.

Dĩnhiên, trong lĩnh vực giáo dục, không nghi ngờ gì động cơ từ bi là quan trọngvà thích đáng. Bất chấp chúng ta là ngườicó tín ngưỡng hay không, từ bi cho đời sốngsinh viên hay tương lai, không chỉ cho những cuộc kiểm tra, thi cử của chúng,mà hãy làm cho hành vi của chúng ta như một giáo viên [với từ bi] sẽ hiệu quảhơn. Với động cơ ấy, tôi nghĩ học trò củaquý vị sẽ nhớ quý vị suốt cả cuộc đời.

Tươngtự thế, trong lĩnh vực sức khỏe, có một thành ngữ Tây Tạng nói rằng hiệu quả củavấn đề chửa trị tùy thuộc trên trái tim nồng ấm của vị thầy thuốc như thếnào. Do bởi thành ngữ này, khi những việcchạy chửa từ một vị bác sĩ nào đấy không có hiệu quả, người ta phiền trách đặctính của bác sĩ, suy đoán rằng có lẽ vị thầy thuốc ấy không phải là một ngườiân cần. Vị bác sĩ khốn khổ ấy đôi khi phảinhận một cái danh hiệu rất tệ! Vậy thì trên lĩnh vực y dược không nghi ngờ gì rằngđộng cơ từ bi là điều gì đấy rất thích đáng.

Tôinghĩ điều này cũng là trường hợp của những luật sư và chính trị gia. Nếu những chính trị gia và luật sư có động cơtừ bi hơn thế thì sẽ ít có tai tiếng hơn. Và như một kết quả toàn bộ xã hội sẽ được hòa bình hơn. Tôi nghĩ hành vi chính trị sẽ trở nên hiệu quảhơn và được tôn trọng hơn.

Cuốicùng, trong quan điểm của tôi, điều tệ hại nhất là chiến tranh. Nhưng thậm chí chiến tranh với tình cảm nhânbản và với từ bi nhân ái sẽ ít tàn phá hơn nhiều. Chiến tranh hoàn toàn cơ giới hóa mà không cócảm giác nhân tính là tệ hại hơn.

Cũngthế, tôi nghĩ từ bi và một ý thức trách nhiệm cũng có thể đi vào lãnh vực củakhoa học và kỹ thuật. Dĩ nhiên, từ mộtquan điểm khoa học thuần túy, những vũ khí kinh khiếp như bom hạt nhân là nhữngthành tựu nổi bật. Nhưng chúng ta có thểnói rằng đây là những thứ tiêu cực bởi vì chúng mang đến những khổ đau mênhmông cho thế giới. Do vậy, nếu chúng takhông đánh giá nỗi đớn đau của nhân sinh, cảm giác của nhân loại, và lòng từ binhân ái, thì sẽ không có ranh giới giữa đúng và sai. Thế nên, từ bi nhân ái có thể xúc chạm mọinơi.

Tôithấy hơi khó khắn để áp dụng nguyên tắc từ bi này vào lãnh vực kinh tế. Nhưng các kinh tế gia là những con người, vàdĩ nhiên, họ cũng cần tình cảm con người mà không có họ cũng sẽ khổ đau. Tuy nhiên, nếu quý vị chỉ nghĩ đến lợi nhuận,bất chấp những hậu quả, thế thì những tay đầu nậu ma túy không phải là sai, bởivì, từ quan điểm kinh tế, họ cũng làm nên nên vô số lợi nhuận. Nhưng bởi vì điều này là rất tổn hại cho xã hộivà cho cộng đồng, chúng ta gọi đó là sai và mệnh danh những người đó là tội phạm. Nếu đúng là như vậy, thế thì tôi nghĩ nhữngtay buôn bán vũ khí cũng ở trong cùng đặc trưng ấy. Thương vụ vũ khí là tương đồng với hiểm họavà vô trách nhiệm.

Vìvậy, tôi nghĩ vì những lý do này, từ bi nhân ái, hay những gì đôi khi gọi là"tình cảm loài người", là nhân tố then chốt cho tất cả giao dịch củacon người. Giống như chúng ta thấy rằngvới lòng bàn tay tất cả năm ngón tay đều trở nên hữu dụng, nếu những ngón taykhông được nối kết với bàn tay chúng sẽ vô dụng. Tương tự như vậy, mỗi hành động của con ngườikhông có cảm giác nhân bản sẽ trở nên nguy hiểm. Với cảm giác nhân tình và sự đánh giá cao nhữnggiá trị nhân bản, tất cả những hành động của nhân loại sẽ trở nên xây dựng.

Ngaycả tôn giáo, đáng lý là tốt lành cho nhân loại, có thể trở thành kinh tởm nếukhông có thái độ từ bi nhân ái căn bản.Bất hạnh thay, thậm chí bây giờ có những rắc rối hoàn toàn vì những tôngiáo khác nhau. Do vậy, từ bi nhân ái làđiều gì đấy nền tảng. Nếu từ bi nhân bảnở đó thì tất cả những hành vi của nhân loại sẽ trở nên hữu ích hơn.

Nóimột cách tổng quát, tôi có ấn tượng rằng trong giáo dục và một có lãnh vực kháccó một sự lãng quên nào đó đối với vấn đề động cơ nhân bản. Có lẽ, vào thời xưa, tôn giáo đáng lý mang lấytrách nhiệm này, nhưng bây giờ trong cộng đồng, một cách tổng quát tôn giáo dường như hơi lỗi thời một chút, dovậy người ta đánh mất sự hấp dẫn trong tôn giáo và trong những giá trị sâu xa củacon người. Tuy nhiên, tôi nghĩ những điềunày nên là hai thứ riêng biệt. Nếu chúngta tôn trọng hay thích thú trong tôn giáo, điều đó là tốt lành. Nhưng nếu chúng ta không còn hấp dẫn với tôngiáo, thì chúng ta không nên quên lãng tầm quan trọng của những giá trị nhân bảnsâu sắc.

Cónhững tác động phụ đa dạng bên cạnh việc làm nổi bật cảm nhận từ bi của chúngta. Một trong những điều ấy là năng lựccủa từ bi càng lớn, khả năng hồi phục của chúng ta càng nhanh trong khi đối diệnvới những thử thách gay go và năng lực của chúng ta để chuyển hóa chúng thànhnhững điều kiện tích cực hơn. Một hìnhthức của thực tập dường như khá hiệu quả được thấy trong Hướng Dẫn Lối Sống Bồ Tát, một tác phẩm cổ điển của Đạo Phật. Trong sự thực tập này, chúng ta quán tưởngbản ngã cũ kỹ của chúng ta, hóa thân của vị kỷ, tự cho mình là trung tâm,v.v..., và rồi quán tưởng một nhóm người đại diện cho những tụ hội của cácchúng sinh khác. Rồi thì chúng ta áp dụngquan điểm của người thứ ba như một người quán sát không thiên vị và thực hiện mộtsự lương định so sánh giá trị, những quan tâm, và rồi đến tầm quan trọng củahai nhóm này. Cũng cố gắng để phản chiếutrên những khiếm khuyết hoàn toàn rõràng đến sự cát tường của những chúng sinh khác, v.v..., và những gì bản ngã cũkỹ ấy đã đạt được rồi như một kết quả của việc hướng đến một lối sống như vậy. Rồi thì quán chiếu trên những chúng sinhkhác và để thấy tầm quan trọng của sự cát tường của họ là như thế nào, nhu cầuđể phụng sự họ, v.v..., và để thấy những gì chúng ta như người thứ ba trung lậpquán sát, sẽ kết luận những quan tâm và cát tường của ai là quan trọnghơn. Chúng ta sẽ bắt đầu cảm thấy có chiềuhướng thiên về vô số những người khác.

Tôicũng nghĩ rằng năng lực của thái độ vị tha đối với chúng sinh càng lớn, chúngta càng trở nên can đảm hơn. Chúng tacàng can đảm hơn, thì xu hướng ngã lòng và mất hy vọng càng giảm đi. Do vậy, từ bi cũng là một cội nguồn của sức mạnhnội tại. Với sức mạnh nội tại gia tăngthì có thể phát triển một quyết tâm vững vàng và với quyết tâm thì sẽ có một cơhội lớn cho thành công, bất chấp chướng ngại là có thể là gì. Trái lại, nếu chúng ta cảm thấy do dự, sợhãi, và thiếu vắng tự tin, thế thì chúng ta thường gia tăng thái độ bi quan. Tôi cho rằng đó là hạt giống thậtsự của thất bại. Với một thái độ bi quanchúng ta không thể hoàn thành ngay cả những việc mà chúng ta có thể dễ dàng đạtđược. Trái lại, ngay cả nếu điều gì đấykhó khăn để đạt đến, nếu chúng ta có một quyết tâm không gì lay chuyển cuốicùng sẽ có khả năng để đạt được. Do vậy,ngay cả trong những ý nghĩa quy ước, từ bi là rất quan trọng cho một tương laithành công.

Như tôi đã chỉ ra trước đây, tùy thuộc trên cấp độ tuệ trí, sẽ có những trình độ từ bi khác nhau, chẳng hạn như từ bi được thúcđẩy bởi tuệ giác nội quán chân thành vào trong cơ bản tự nhiên của thực tại, từbi được thúc đẩy bởi một sự đánh giá đúng bản chất vô thường của hiện hữu, và từbi được thúc đẩy bởi thức tỉnh về khổ đau của những chúng sinh khác. Cấp độ tuệ trí của chúng ta, hay chiều sâu của tuệ giác nội quán vào trong bản chất của thực tại, quyết định trình độ của từbi mà chúng ta sẽ trải nghiệm. Theo quanđiểm Phật Giáo, từ bi với tuệ trí là rất quan yếu. Từ bi như một người rất trung thực và tuệ trínhư một người rất tài ba - nếu chúng ta phối hợp cả hai lại, thế thì kết quả làđiều gì đấy rất hiệu quả.

Tôithấy bi mẫn, từ ái, và tha thứ như nền tảng chung cho tất cả những tôn giáokhác nhau, bất chấp truyền thống hay triết lý.Mặc dù có những khác biệt giữa những ý tưởng của các tôn giáo khác nhau,chẳng hạn như sự chấp nhận một Đấng Tạo Hóa Toàn Năng, nhưng mỗi tôn giáo đềucùng truyền trao một thông điệp: hãy làmột người với trái tim nồng ấm. Tất mọitôn giáo đều nhấn mạnh tầm quan trọng của từ bi và tha thứ. Vào thời cổ xưa, khi những tôn giáo khác nhaucư trú trong những vùng khác nhau và ít có sự giao tiếp hơn với nhau, nên khôngcó nhu cầu cho đa nguyên trong những truyền thống tôn giáo khác nhau. Nhưng ngày nay, thế giới đã trở nên nhỏ béhơn nhiều, vì thế giáo tiếp giữa những tôn giáo khác nhau đã trở nên rất mạnh mẽ. Dưới những hoàn cảnh như vậy, tôi nghĩ đanguyên trong những niềm tin tôn giáo là rất cần yếu. Một khi chúng ta thấy giá trị nhân bản quanhiều thế kỷ của những tôn giáo khác nhau này một cách không thành kiến, nghiêncứu một cách khách quan thế thì sẽ có nhiều lý do để chấp nhận hay để tôn trọngtất cả những tôn giáo khác nhau. Cuối cùng, trong nhân loại có rất nhiềukhuynh hướng tinh thần khác nhau, nên đơn giản rằng một tôn giáo, bất kể là nóthậm thâm như thế nào cũng không thể thỏa mãn tất cả những con người đa dạngnhư thế.

Thídụ, bây giờ, thay vì một sự phân chia những truyền thống tôn giáo như thế, đạiđa số vẫn tiếp tục không bị hấp dẫn bởi tôn giáo. Trong đời sống của năm tỉ người, tôi tin chỉcó khoảng một tỉ người là những người tin tưởng tôn giáo thật sự. Trong khi nhiều người nói, "Gia đình tôivốn là Ki Tô Giáo, Hồi Giáo hay Phật Giáo, nên tôi là Ki Tô Hữu, theo Hồi Giáohay là Phật tử," những người tín ngưỡng thật sự, trong đời sống hằng ngàycủa họ và đặc biệt khi một trường hợp khó khăn nào đó sinh khởi, nhận ra rằng họlà những thành viên của một tôn giáo đặc thù nào đấy. Thí dụ, tôi muốn đề cập đến những ai nói rằng,"tôi là Ki Tô hữu", và trong thời gian ấy nhớ đến Thượng Đế, cầu nguyệnThượng Đế, và không để hiện ra những cảm xúc tiêu cực. Đối với những người tín ngưỡng chân thật, tôinghĩ có lẽ có ít hơn một tỉ người. Còn lạinhân loại, ít hơn bốn tỉ người, vẫn là ở trong những người không tín ngưỡng thật nghĩa. Vì vậy một tôn giáo rõ ràng khôngthể thỏa mãn toàn thể nhân loại. Dưới nhữnghoàn cảnh như vậy, một sự đa nguyên tôn giáo thật sự cần thiết và hữu ích, vàdo thế, điều duy nhất có thể cảm nhận được là tất cả các tôn giáo khác nhau phốihợp hành động và sống hòa hiệp với nhau, giúp đỡ lẫn nhau. Đã có những phát triển tích cực gần đây vàtôi đã chú ý rằng những mối quan hệ gần gũi đang hình thành giữa những tôn giáokhác nhau.

Vìvậy, có quán chiếu trên những khiếm khuyết về một cung cách vị kỷ của tư tưởngvà đời sống, và cũng đã phản chiếu trên những hậu quả tích cực của việc tỉnh thứcvề sự cát tường của những chúng sinh khác cùng hành động cho lợi ích của họ,cũng như tin chắc với điều này, thế thì trong thiền quán Đạo Phật có một loại rèn luyện đặc biệt được biết như "sự thực tập Cho và Nhận". Điều này đặc biệt được thiết lập để làm nổi bậtnăng lực từ ái và bi mẫn của chúng ta đối với những chúng sinh khác. Một cách căn bản nó liên hệ đến sự quán tưởngviệc tự lãnh lấy tất cả những trải nghiệm khổ sở, đớn đau, tiêu cực, và khôngai muốn của những chúng sinh khác. Chúngta quán tưởng lãnh lấy những điều này về cho chính mình và ban cho hay chia sẻvới những người khác các phẩm chất tích cực của chính mình, chẳng hạn như nhữngthể trạng đạo đức của tâm, năng lượng tích cực của chúng ta, sự giàu sang củachúng ta, niềm hạnh phúc của chúng ta, v.v...Một hình thức rèn luyện như vậy, mặc dù không thể kết quả thật sự trongviệc giảm thiểu khổ của những người khác hay sản sinh ra những phẩm chất tốt đẹp của chính mình, nhưng một cách tâm lý sẽ mang đến một sự chuyển hóa trong tâmchúng ta vô cùng hiệu quả mà cảm nhận về từ ái và bi mẫn của chúng ta sẽ được nổi bật hơn.

Cốgắng để áp dụng sự thực tập này trong đời sống hằng ngày của chúng ta là vôcùng mạnh mẽ và có thể là một sự ảnh hưởng rất hiệu quả đến tâm thức chúng tavà trong sức khỏe của chúng ta. Nếu quývị cảm thấy rằng nó dường như thấm thía để thực hành, thế thì bất chấp quý vịlà một người có tín ngưỡng hay không, quý vị nên cố gắng để đẩy mạnh những phẩmchất tốt đẹp căn bản của loài người.

Mộtđiều quý vị nên nhớ là những sự chuyển hóa tinh thần này cần thời gian và khôngdễ dàng. Tôi nghĩ một số người ở phươngTây, nơi kỷ thuật quá tân tiến, nghĩ rằng mọi thứ là tự động. Quý vị không nên tiên đoán sự chuyển hóa tâmlinh này sẽ xảy ra trong một thời gian ngắn; điều đó không thể. Hãy giữ nó trong tâm tư quý vị và thực hiện mộtnổ lực liên tục, rồi sau một năm, nămnăm, mười năm, mười lăm năm, cuối cùng quý vị sẽ thấy một số thay đổi. Tôi đôi khi vẫn thấy rất khó khăn để thực tậpnhững điều này. Tuy thế, tôi thật sự tinrằng những thực tập này cực kỳ hữu dụng.

Đoạntrích dẫn yêu thích của tôi từ tác phẩm của Đại sư Tịch Thiên là:

"Cho đến khi chúng sinh còn tồn tại,

Cho đến khikhông gian còn hiện hữu

Tôi nguyện sẽ vẫnhiện diện nhằm để phụng sự

Nhằm để thực hiệnmột sự cống hiến nho nhỏ nào đấy

Để làm lợi íchcho những người khác."

Givingand Receiving trích từ quyển The Art of Living

ẨnTâm Lộ ngày 09/09/2011

Bàiliên hệ

1- Sống Vui, SốngKhỏe và Toại Nguyện

2- Đối Diện vớiCái Chết và Chết An Lành

3- Đối Phó vớiSân Hận và Cảm Xúc

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/08/2010(Xem: 7443)
Khi có mặt trên cuộc đời này, tiếng gọi đầu tiên mà ta gọi đó là Mẹ, tình thương mà ta cảm nhận được trước nhất là tình của Mẹ, hơi ấm nồng nàn làm cho ta cảm thấy không lạnh lẽo giữa cuộc đời được toả ra từ lòng Mẹ, âm thanh mà ta nhận được khi chào đời là hai tiếng “con yêu” chất liệu nuôi lớn ta ngọt ngào dòng sữa mẹ như cam lộ thiên thần dâng cúng Phạm Thiên.
21/08/2010(Xem: 7565)
NHỮNG LỜI DẠY THỰC TIỄN CỦA ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA Tựasách : «108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité» Nhàxuất bản: Presse de la Renaissance, Paris 2006. Do nữ ký giả Phật tử CathérineBarry tuyển chọn - Chuyển ngữ Pháp-Việt : HoangPhong
19/08/2010(Xem: 9007)
Tại Keelung, Đài Loan có một cửa hàng với cái tên là “Ngộ Duyên Hào”. Ông chủ Lâm vốn là một người rất tử tế, xung quanh khu vực ông sống có rất nhiều những cư dân đánh cá hay kiếm sống quanh đó.
09/08/2010(Xem: 8905)
Câu chuyện dưới đây thật xa xưa, có lẽđã xảy ra từ thời Trung cổ tại Âu châu và cả nhiều thế kỷ trước đó tại Trung đông.Tuy nhiên chúng ta cũng có thể khởi đầu câu chuyện với một sự kiện chính xác hơnxảy ra vào thế kỷ XVI khi tòa thánh La-mã phong thánh cho hai vị mang tên là Barlaamvà Joasaph, và chọn ngày 27 tháng 11 mỗi năm để làm ngày tưởng niệm họ. Riêng Chínhthống giáo (Orthodoxe) thì chọn ngày 26 tháng 8.
04/08/2010(Xem: 9305)
CáchTrợ Niệm Cho Người Khi Lâm Chung, HT. Tịnh Không, ThíchNhuận Nghi dịch
27/07/2010(Xem: 8854)
D.T. Suzuki (1870 -1966) thườngđược xem là một trong những vị thiền sư lớn nhất của thế kỷ XX. Thật ra thì rấtkhó hay không thể để chúng ta có thể đo lường được chiều sâu của sự giác ngộtrong tâm thức của các vị thiền sư, vì việc đó vượt ra khỏi khả năng của chúngta, và vì thế cũng rất khó hoặc không thể nào đánh giá họ được. Chúng ta chỉ cóthể dựa vào sự bén nhạy của lòng mình để ngưỡng mộ họ mà thôi.
19/07/2010(Xem: 8084)
Đất nước ta có một lịch sử bốn ngàn năm văn hiến, Phật giáo Viẹt Nam có bề dày lịch sử hơn hai ngàn năm hoằng pháp độ sanh. Kể từ ngày du nhập đến nay, với tinh thần khế lý, khế cơ, khế thời, Đạo Phật đã thực sự hoà nhập cùng với đà phát triển của đất nước và dân tộc. Trải qua bao cuộc biến thiên, Phật Giáo Việt Nam cũng thăng trầm theo những thời kỳ thịnh suy của dân tộc, nhưng không vì thế mà việc hướng dẫn các giới Phật tử tại gia bị lãng quên.
17/07/2010(Xem: 9561)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v… Đi cúng là một hiện tượng mà xung quanh nó xuất hiện nhiều quan điểm, thái độ đánh giá. Với một vài vị xuất gia, việc đi cúng dường như không phải là trách vụ cơ bản của hàng xuất sĩ, và do vậy họ đã cực lực lên án, thậm chí là cười nhạo, đả phá. Trong khi đó có một số vị khác tận lực, và thậm chí chấp nhận buông bỏ việc tìm cầu tri thức, thời khóa tu tập … để toàn tâm đi cúng khắp nhân gian.
01/07/2010(Xem: 16231)
Ở làng quê Việt Nam ngày xưa, khi làm mùa vụ, người nông dân có thể nhờ vài người trong thôn xóm đến phụ giúp mà không phải trả tiền. Chỉ cần đến phiên bên kia làm mùa vụ, hay sửa sang nhà cửa, hoặc bất cứ công việc nặng nhọc nào đó, thì bên này sẽ qua phụ giúp lại. Cái đó gọi là vần công. Cách thức này thật hay.
25/06/2010(Xem: 9994)
Cô Sue Dixon, một Phật tử người Úc, vướng phải căn bệnh hiểm nghèo, ung thư ngực, trong lúc dường như phải bó tay và hoàn toàn tuyệt vọng thì các Tăng sĩ Tây Tạng đã hướng dẫn phương pháp Thiền quán. Tuyệt vời thay, không lâu sau đó, cô bình phục và khỏe mạnh như xưa. Bài viết dưới đây, cô sẽ kể cho đọc giả biết quá trình loại bỏ bệnh ung thư như thế nào
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]