Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Công đức phóng sinh

03/08/201115:05(Xem: 12274)
Công đức phóng sinh
phong-sinh-chim

CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH

Pháp sư Viên Nhân - Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

  • LỜI NÓI ĐẦU

  • PHẦN I: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH
  • LỜI DẪN
  • CHƯƠNG I: PHÓNG SINH LÀ GÌ?
  • CHƯƠNG II: CÔNG ĐỨC PHÓNG SINH
  • CHƯƠNG III: NHỮNG LỜI KHAI THỊ CỦA LỊCH ĐẠI TỔ SƯ
    Đại sư Trí Giả

    Đại sư Vĩnh Minh

    Đại sư Huệ Năng

    Đại sư Hàn Sơn và Đại sư Thập Đắc

    Thiền sư Chí Công

    Thiền sư Phật Ấn

    Đại Sư Liên Trì

    Đại Sư Ngẫu Ích

    Đại sư Ấn Quang

    Đại sư Hoằng Nhất

    Lão Hòa Thượng Hư Vân

    Đại sư Diệu Thiện

    Cư sĩ Lý Bỉnh Nam

    Pháp sư Viên Nhân
  • CHƯƠNG IV: GIẢI TRỪ NGHI VẤN
  • CHƯƠNG V: BỐN PHÁP BẢO
    Sám hối

    Phóng sinh

    Ăn chay

    Niệm Phật
  • CHƯƠNG VI: PHÓNG SINH LÀ NUÔI DƯỠNG LÒNG TỪ BI
  • LỜI KẾT

  • PHẦN II.NHỮNG CÂU CHUYỆN PHÓNG SINH

  • A. PHÓNG SINH ĐƯỢC PHƯỚC BÁU
    TÂM TỪ BI CHUYỂN HÓA CÔN TRÙNG

    THỰC HÀNH PHÓNG SINH CHUYỂN HÓA ĐƯỢC GIA ĐÌNH

    THẢ CÁ ĐƯỢC THOÁT NẠN

    DÙNG VOI CHỞ NƯỚC

    SA DI CỨU ĐÀN KIẾN

    THẦY ĐỒ THẢ CÁ LÝ NGƯ

    BẦY CHIM CHÔN CẤT ÂN NHÂN

    PHÓNG SINH TĂNG TUỔI THỌ

    ĐƯỢC PHƯỚC SỐNG LÂU

    ĐÀO AO PHÓNG SINH

    THƯƠNG CON ĐỨT RUỘT


  • B. SÁT SINH CHỊU ÁC BÁO
    ĐỨT LƯỠI VÌ DAO MỔ TRÂU

    ĐAU ĐỚN SUỐT BA THÁNG

    CẮT LƯỠI THÚ VẬT – CON BỊ KHUYẾT TẬT

    NGƯỜI TÀN ÁC CHẾT ĐAU ĐỚN

    NGƯỜI LÀM ÁC PHẢI BỊ CHẾT THÊ THẢM

    CÁ LƯƠN TRẢ THÙ

    BẮT ẾCH BỊ QUẢ BÁO

    CỘNG NGHIỆP SÁT SANH

    ẾCH ĐÒI MẠNG

    SÁT SINH BỊ NƯỚC CUỐN

    CON BA BA ĐÒI MẠNG

    QUẢ BÁO HIỆN TIỀN

    CẮM ĐẦU VÀO NỒI VÌ BẠO SÁT

    GIẾT HEO BỊ QUẢ BÁO THẢM KHỐC

    GIẾT DÊ BIẾN THÀNH DÊ
  • MẤY LỜI TÂM HUYẾT

LỜI NÓI ĐẦU

Giáo lý của đạo Phật tuy rất sâu xa mầu nhiệm nhưng cũng vô cùng thiết thực, gần gũi; tuy nói tánh không, giải thoát, nhưng cũng không rời sự sống của muôn loài; tuy nói hành thiền, quán tịnh, nhưng nhất cử nhất động cũng đều vì lợi ích của tất cả chúng sinh. Bậc chân tu giác ngộ từ xưa nay chưa từng nghĩ đến việc lìa khỏi chúng sinh phiền não để riêng mình được phần giải thoát. Chính đức Phật Thích-ca cũng từng thị hiện trải qua biết bao khó nhọc, suốt bốn mươi chín năm không một phút nghỉ ngơi để rộng truyền Chánh pháp khắp nơi.

Vì thế, đạo giải thoát không phải chỉ ở nơi thâm sơn cùng cốc, mà luôn hiển hiện quanh ta. Ngày nào chúng ta chưa thấy được điều ấy, chưa vận dụng được những lời dạy của đức Phật vào ngay trong cuộc sống hằng ngày, thì chúng ta chưa thể thực sự hưởng được phần lợi ích vô biên của giáo pháp. Và cũng vì thế, việc nghe hiểu được giáo pháp là điều vô cùng quý báu, nhưng vẫn chưa thể nào so sánh được với giá trị của việc thực hành giáo pháp. Chỉ có thực hành giáo pháp mới mang lại sự an vui lợi lạc cho chính ta và mọi người quanh ta; chỉ có thực hành giáo pháp mới giúp ta trực tiếp cảm nhận được những ý nghĩa sâu xa và mầu nhiệm trong từng lời dạy của đức Thế Tôn; và chỉ có thực hành giáo pháp mới có thể giúp ta xa lìa những khổ đau của thế tục, ngày một tiến gần hơn đến cảnh giới an lạc, giải thoát. Những ai có may mắn được tiếp xúc với giáo pháp, được đọc hiểu giáo pháp, nhưng nếu không tự mình thực hành thì cũng chẳng khác nào kẻ đếm tiền giúp cho người khác, trọn đời không có được chút giá trị quý báu nào cho chính mình.

Trong vô số những pháp môn phương tiện mà đức Phật đã từng chỉ dạy, chỉ có phương pháp phóng sinh là dễ thực hành nhất mà có thể sớm mang lại hiệu quả nhất. Sở dĩ như vậy, vì phóng sinh là trực tiếp giải cứu sinh mạng cho chúng sinh, mà sinh mạng lại chính là giá trị cao cả nhất, được trân quý nhất của tất cả chúng sinh. Giải cứu được sinh mạng cho chúng sinh tức là giúp chúng sinh giữ lại được cái giá trị cao cả nhất, đáng trân quý nhất. Như vậy, thử hỏi còn có việc làm nào ý nghĩa hơn, đáng làm hơn chăng? Chỉ một việc phóng sinh đơn giản dễ làm mà có thể gieo được cái nhân lành thù thắng không gì so sánh được, đó là cứu vớt sinh mạng cho những chúng sinh sắp phải nhận lấy cái chết. Dù là xét theo lý lẽ thường tình của thế gian hay theo giáo pháp nhân quả của Phật dạy, cũng đều có thể thấy được là việc làm ấy đáng trân trọng biết bao nhiêu, chắc chắn sẽ mang lại kết quả to lớn biết bao nhiêu!

Mặc dù vậy, trong thực tế cũng có nhiều người không thấy được những ý nghĩa rất thiết thực của việc phóng sinh. Họ biện luận vòng vo, đưa ra lý này lẽ khác, luôn cho rằng việc phóng sinh thực ra chẳng có ý nghĩa gì!!! Vì sao vậy? Điều không thể phủ nhận là thói quen giết hại của con người từ xưa đến nay đã quá nặng nề. Có khi giết để ăn thịt, có khi giết để lấy da, xương, lông, sừng... và các bộ phận khác của thú vật mà sử dụng, nhưng cũng lắm khi giết hại chỉ vì lòng hiếu sát, chỉ vì để mua vui, giải trí trong chốc lát... Than ôi! Những kẻ xem thường sinh mạng muôn loài như thế ngày nay thật nhiều không kể xiết, mà người thực hành phóng sinh chỉ lác đác như đếm được trên đầu ngón tay. Vì thế, mặc cho có những người tích cực phóng sinh, mà số loài vật bị giết hại vẫn dường như không thấy giảm thiểu chút nào! Chính vì nhìn thấy thực trạng như vậy mà rất nhiều người đã nản lòng thối chí, cho rằng những nỗ lực phóng sinh chẳng qua cũng chỉ như dã tràng xe cát, nào có ích lợi gì!

Nhưng cách suy nghĩ như thế thật là cạn cợt và vô lý. Cho dù kẻ giết hại nhiều, người phóng sinh ít, cũng không thể vì thế mà chúng ta lại bỏ đi việc làm tốt đẹp của chính mình. Ví như sau một trận động đất, người chết nhiều như rơm rạ, mà người còn sống sót chẳng có bao nhiêu, dù nỗ lực suốt ngày trời chẳng qua cũng chỉ tìm cứu được một vài sinh mạng. Nhưng cũng không thể vì thế mà bỏ đi công việc tìm kiếm cứu nạn. Hơn nữa, lại càng phải dốc sức đào bới, tìm kiếm tích cực hơn, may ra còn có thể kịp thời cứu sống được những nạn nhân khốn khổ đang bị đè trong đất đá. Cũng vậy, đồng loại của chúng ta càng ra sức giết hại, thì ta càng phải tích cực hơn trong việc phóng sinh, hầu có thể cứu chuộc được phần nào những tội lỗi nặng nề mà những kẻ si mê kia đang ngày đêm tạo tác.

Mặt khác, cũng có không ít người mang nặng ý tưởng phân biệt giữa sự sống của con người với sự sống của loài vật. Họ cho rằng chỉ có con người mới thực sự có quyền được sống, còn loài vật sinh ra vốn chỉ để phục vụ đời sống con người (!), dù có giết chết bao nhiêu con vật cũng chẳng có gì là tội lỗi! Thật ra, những lập luận như thế thường chỉ là tự dối gạt chính mình, để bảo vệ cho việc làm sai trái của mình mà thôi. Vì hầu hết những người đưa ra lập luận như thế nhưng khi nhìn thấy cảnh những con vật bị giết chết, bị hành hạ đau đớn, cũng đều không thể dửng dưng vô sự, mà đều có sự động tâm thương xót tự trong sâu thẳm của lòng mình. Sở dĩ như thế là vì sự sống vốn không hề có phân biệt, cho dù là những con vật nhỏ hay lớn, sống trên cạn hay dưới nước, cũng đều biểu lộ những phẩm tính hoàn toàn giống nhau đối với sự sống còn. Tất cả đều thực hiệnam sống sợ chết, đều biết sợ hãi, đau đớn, mừng vui, yêu thương, oán giận... Như thế thì dựa vào đâu để tự cho rằng chỉ có con người mới có quyền được sống? Hơn nữa, nếu như trên thế giới này chỉ còn lại duy nhất loài người, liệu chúng ta có vui sống được hay chăng?

Thật ra, muốn thấu hiểu mọi ý nghĩa sâu xa của việc phóng sinh cũng không phải là việc dễ dàng. Vì thế, các vị Tổ sư từ xưa nay đã có không ít vị dành trọn cuộc đời để tuyên dương, giảng giải và khuyến khích mọi người cố gắng làm việc phóng sinh. Trong tập sách này, chúng tôi ghi lại những lời dạy của Pháp sư Viên Nhân, một bậc cao tăng thạc đức, người đã hết lòng cổ xúy cho việc phóng sinh. Sự giảng giải của ngài, tuy nhiều chỗ đơn sơ mà không kém phần sâu sắc, thể hiện rõ trí tuệ của một bậc cao tăng thực tu thực chứng, hy vọng có thể qua đó mà giúp cho nhiều người hiểu sâu thêm về ý nghĩa và công đức của việc phóng sinh.

Chúng tôi biên soạn sách này gồm hai phần, nhắm đến việc giảng dụ từ những ý nghĩa căn bản nhất cho đến sâu xa, thâm thúy nhất của việc phóng sinh. Vì thế, hy vọng là có thể phù hợp với nhu cầu tìm hiểu của đông đảo độc giả, từ những người đã am hiểu phần nào cho đến cả những người sơ cơ chưa từng nghe biết đến.

Về phần giảng, ngoài những lời dạy của Lão Pháp sư Viên Nhân, chúng tôi cũng dẫn thêm quan điểm, ý kiến cũng như lời dạy của nhiều vị Tổ sư, các bậc danh tăng từ xưa nay, kể cả những vị đương đại. Trong phần này, phần lớn tư liệu là do chư tăng ở Viện Chuyên tu (Đại Tòng Lâm) cung cấp. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn và ghi nhận sự đóng góp quý báu của quý thầy.

Về phần dụ, chúng tôi ghi lại những câu chuyện xưa nay minh họa cho ý nghĩa và kết quả của việc phóng sinh, chủ yếu là cho thấy việc thực hành phóng sinh được phước báu ra sao, cũng như việc giết hại sinh mạng phải chịu những quả báo như thế nào. Trong phần này, ngoài sự giúp đỡ của quý thầy ở Viện Chuyên tu, chúng tôi cũng nhận được tập sưu tầm của Sư cô Linh Lạc, do Sư cô Linh Bửu chuyển đến, và đặc biệt là chuyện kể của Đại đức Thích Nhuận Châu ở Tịnh thất Từ Nghiêm (Đại Tòng Lâm). Chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của quý thầy và quý sư cô trong việc thực hiện tập sách này.

Qua những lời giảng giải và những câu chuyện có xưa, có nay, hội đủ các yếu tố cổ kim, chúng tôi hy vọng có thể giúp cho tất cả mọi người đều thấy rõ được giá trị của việc cứu vật phóng sinh cũng như sự nguy hại của việc giết hại sinh mạng mà sớm có một sự chuyển hướng tốt đẹp trong đời sống.

Tâm nguyện duy nhất của chúng tôi khi thực hiện tập sách này là mong sao có thể góp được một phần nhỏ bé trong việc khơi dậy lòng từ bi sẵn có nơi tất cả mọi người, khiến cho ai ai cũng thực hành việc giới sát phóng sinh, giúp cho loài vật sớm có được một cuộc sống an lành, không bị giết hại.

Trong quá trình thực hiện, chắc chắn không thể tránh khỏi ít nhiều sai sót, kính mong các bậc tôn túc trưởng thượng rộng lòng chỉ bảo và quý vị độc giả gần xa niệm tình tha thứ.

NHỮNG NGƯỜI THỰC HIỆN


Source: rongmotamhon
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/12/2017(Xem: 8280)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10359)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 7868)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8470)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
06/12/2017(Xem: 11310)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 7981)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
04/12/2017(Xem: 8802)
Khóa tu sẽ được diễn ra trong 2 ngày 06-07/01/2018 (Thứ Bảy – Chủ Nhật) do CLB Nhân Sinh tổ chức cùng với các đơn vị tham gia đồng hành với dự kiến sẽ có hơn 500 bạn trẻ, sinh viên, học sinh…tham dự tại Bảo Lộc – Đà Lạt – Lâm Đồng.
04/12/2017(Xem: 8794)
Kính chia sẻ cùng chư Tôn Đức, chư pháp lữ, và quí thiện hữu một số hình ảnh trong mùa TIPITAKA (Đại Tạng Kinh PaLi) khai hội tại Bồ Đề Đạo Tràng. Gồm có các nước Phật Giáo tham gia trùng tụng Đại Tạng như : Nepal, Sri-Lanka, Lao, Campuchia, ThaiLand, Myanmar, Việt Nam, Bangladesh, India, International... Chương trình được khai mạc trang trọng vào ngày 2 Dec, và cho đến ngày 12 Dec- 2017 là bế mạc.
03/12/2017(Xem: 6366)
Lời nói đầu tiên, chúng tôi xin được tri ân thầy Thông Giới trụ trì chùa Địa Tạng, đã từ bi hỗ trợ và tạo mọi điều kiện dễ dàng cho việc hoằng pháp của chúng tôi tại ngôi chùa Địa Tạng trang nghiêm này. Sau đó, cám ơn những lời giới thiệu ưu ái của thầy dành cho "Hội Thiền Tánh Không" cũng như cho bản thân chúng tôi.
03/12/2017(Xem: 6992)
Mỗi năm có ba ngày Rằm lớn: Rằm tháng Giêng còn gọi là Rằm Thượng nguyên (Thượng ngươn); - Rằm tháng Bảy còn gọi là Rằm Trung nguyên (Trung ngươn); và Rằm tháng Mười còn gọi là Rằm Hạ nguyên (Hạ ngươn), Tết lúa mới.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]