Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vu Lan bàn về lý luận và sự thật của việc siêu độ

27/06/201103:31(Xem: 9402)
Vu Lan bàn về lý luận và sự thật của việc siêu độ

VULAN BÀN VỀ LÝ LUẬN VÀ SỰ THẬT CỦA VIỆC SIÊU ĐỘ
Phápsư: HT. TỊNH KHÔNG

Lý luậnviệc siêu độ

Thángbảy âm lịch là tháng cô hồn. Rất nhiều quỷ quái trongâm gian địa phủ xuất hiện ở nhân gian. Vì vậy trong thángnày, việc Phật sự siêu độ theo đó cũng rất bận rộn.Một số thắc mắc được đặt ra: “Liệu việc siêuđộ rốt cuộc có hiệu quả hay không? Việc siêu độ cónhất thiết phải do người xuất gia thực hiện hay không?

NhàPhật có phương pháp và lý luận của việc siêu độ rấthợp tình, hợp lý và hợp pháp. Thế nhưng cách thức siêuđộ quy mô lớn này lại không thường thấy trong Phật giáonguyên thủy. Ngay trong kinh điển đại thừa Trung Quốc phiêndịch, ghi chép việc này rất rõ ở “Địa Tạng Bồ tátbổn nguyện kinh”. Trong kinh cho thấy nữ Bà la môn, nữQuang Mục đều là người trẻ tuổi hiếu thảo. Cha mẹ củahọ do thiếu tri thức đã tạo nhiều nghiệp tội phải đọavào ba đường ác.

Chúng sinhtạo tác nghiệp tội, gieo nhân lúc sinh thời

ĐứcPhật nói, mười pháp giới là cảnh giới hư huyễn,do vọng tưởng phân biệt chấp trước của chúng sinh mà biếnhiện ra. Cũng giống như trong mộng, cảnh giới trong mộngtuy không thật, nhưng không thể nói nó không có. Tình trạngsáu cõi cũng vậy, do vọng tưởng, phân biệt, cộng thêm chấptrước nghiêm trọng liền biến hiện ra tướng sáu cõi luânhồi. Hay nói cách khác, nếu chúng sinh không vọng tưởng,phân biệt chấp trước, không những không có lục đạo, màmười pháp giới cũng không có. Vì vậy đức Phật nói, nhữnghiện tượng này như mộng huyễn, và những hư ảo này chỉtồn tại khoảng thời gian không lâu. Đức Phật lại nêura một ví dụ “Như sương cũng như điện”. Sươnglà giọt sương tan biến khi mặt trời xuất hiện, thời giantồn tại của nó không dài. Điện là tia chớp, thời giantồn tại càng ngắn hơn. Trong kinh Bát Nhã, đức Phật cũngđem chân tướng sự thật này nói rất rõ ràng tường tận.Lý luận và phương pháp siêu độ cũng không rời khỏi nguyênlý này.

Tấtcả nghiệp tội đều do chấp trước mà phát sinh.Trongsáu cõi lại xuất hiện ra cảnh giới của ba đường ác.Tuy là ảo vọng không thực, nhưng cảm nhận đau khổ là thật.Ví như người trong mộng thấy mộng, mộng là giả, trong mộngnếu gặp hổ muốn ăn thịt, thì người nằm mộng cũng sẽkhiếp vía toát cả mồ hôi. Khi tỉnh mộng, tâm vẫn còn sợhãi. Cảnh giới hư ảo nhưng cảm thọ lại thật.Sống trong ác đạo phải thọ những khổ đau này. Kinh điểncó ghi chép, A La Hán là người đắc đạo, không phải phàmphu. Phàm phu chúng ta không thể nhớ được chuyện quá khứ,nhưng A La Hán có thể nhớ được hành vi tạo tác trong nămtrăm kiếp quá khứ, bao gồm những việc khổ vui đã nhậnchịu, hoặc ngay trong năm trăm đời đã từng đọa địa ngục.Đức Phật giảng kinh thuyết pháp cũng nhắc đến hoàn cảnhtrong địa ngục khiến người ngồi nghe, tâm còn run sợ, thậmchí toàn thân rướm máu.

Phương thứcquy nạp nghiệp nhân trong mười pháp giới

ĐứcPhật dạy người không vọng ngữ, bản thân ngài tuyệt nhiênkhông vọng ngữ, mỗi câu đều là chân tướng sự thật.Do đó phải tin rằng ba đường ác vô cùng đáng sợ. Ngườitạo ác nghiệp sẽ chiêu cảm cảnh giới ba đường ác: địangục, ngã quỷ, súc sinh. Không phải Diêm La Vương bắt cũngkhông phải Phật Bồ tát trừng phạt. Phật Bồ tát đạitừ đại bi, tuyệt đối không trừng phạt người ác. ĐứcPhật vẫn nói “tự làm tự chịu”, mỗi ngườitự tạo loại nghiệp thì tự nhiên sẽ cảm được quả báo,nhân quả nghiệp báo vô cùng phức tạp. Ngài có thể giảngrõ ràng, nhưng lý cao sâu, chúng sinh không thể tiếp thu cũngkhông có tuổi thọ dài để lĩnh hội. Cho nên ngài dạy chúngsinh chọn lấy phương pháp tự nhiên đơn giản, đó là phươngpháp quy nạp. Đức Phật quy nạp nghiệp nhân trong mười phápgiới, từ thấp từng bậc từng bậc mà giảng lên cao.

- Nghiệpnhân của địa ngục: là sân hận, tâm sân cảm địangục. Người mang tâm sân hận nặng, chắc chắn sinh đốkỵ, thủ đoạn tàn nhẫn, tạo tác nghiệp tội cực trọng,chiêu cảm quả báo địa ngục thì tự nhiên biến hiện racảnh giới địa ngục.

- Nghiệpnhân của ngạ quỷ: là tham không chán, tức hưởngthụ chiếm hữu, giành giựt danh vọng lợi dưỡng, năm dụcsáu trần bất chấp thủ đoạn, tâm tham sinh bỏn xẻn, khôngxả cho người khác, liền biến hiện ngạ quỷ.

- Nghiệpnhân của súc sinh: là ngu si. Không có năng lực phânbiệt chân vọng, không phân biệt chánh tà, thậm chí thịphi, thiện ác, lợi hại đều lẫn lộn bất phân. Ngườingu si thường đem tà ác cho là việc tốt, đem chánh pháp xemthành tà pháp. Ngu si là không có trí huệ, không có năng lựcphân biệt, tự nhiên sẽ rơi vào đường súc sinh.

Bađường ác, sáu cõi luân hồi là cảm thọ từ những việclàm của chính chúng ta, không phải do sức mạnh nào đó đangchi phối, an bày hay trừng phạt, mà là chiêu cảm tự nhiêncủa nghiệp lực.

- Nghiệpnhân của cõi người: là luân thường mà trong Phậtpháp gọi là “ngũ giới”: không sát sinh, không trộm cướp,không tà dâm, không vọng ngữ, không uống rượu. Nhà Nho TrungQuốc còn gọi là “Nhân Nghĩa Lễ Trí Tín” tương đồngvới nội dung ngũ giới của nhà Phật. Con người ngay trongđời, mọi sinh hoạt, lời nói việc làm đều phải tuân thủnguyên tắc này thì mới có thể giữ được thân người tronglục đạo. Hoàn toàn không có ngẫu nhiên

- Cõitrời:phước báu của cõi trời cao hơn so với cõingười, do đó điều kiện cũng cao hơn so với cõi người.Muốn đến cõi trời phải tu mười thiện, tư tưởng hànhtrì phải tương ứng với mười thiện bao gồm: thân khôngsát sinh, trộm cắp, dâm dục; miệng không nói dối, nói haichiều, nói lời ác, thêu dệt; ý không tham, sân, si. Ngoàira còn pháp thiện cũng từ trong mười điều thiện này màsinh ra. Người có thể tu mười nghiệp thiện, kết hợp vớiviệc giữ tứ vô lượng tâm, chắc chắn sẽ sinh thiên. Tứvô lượng tâm là từ bi hỷ xả bao gồm: từ vô lượng, bivô lượng, hỷ vô lượng, và xả vô lượng.

- CõiA tu la: người tu ngũ giới mười thiện nhưng khôngcó tứ vô lượng tâm, quả báo của họ biến thành Tu la.Không có tứ vô lượng tâm, hưởng phước rồi mê hoặc,điên đảo. Trong kinh đức Phật nói, A Tu La không đoạn đượctham sân si. Dùng tâm tham sân si tu mười nghiệp thiện, tu ngũgiới, họ có phước báu lớn của trời người nhưng lạikhông có đức của trời người. Vì thế A tu la có tính cáchhung bạo, háo thắng, đố kỵ. Chẳng hạn, người mang tâmháo thắng mạnh khi đến thắp hương ở pháp hội, họ nhấtđịnh giành thắp hương đầu tiên, không bằng lòng đứngsau người khác. Họ có tu thiện không? Có, họ cũng tu tíchcông đức nhưng lại háo thắng. Quả báo luôn rơi vào đườngTu la.

ĐứcPhật dạy chúng ta tu tâm thanh tịnh, bồ tát đạo, tu tâmkhiêm hạ, khiêm tốn nhường nhịn. Xem trong kinh Hoa Nghiêmthấy được 53 vị đồng tham, 53 vị pháp thân đại sĩ đềulà Phật bồ tát. Thái độ đối nhân xử thế tiếp vậtcủa họ rất khiêm nhường tôn kính, không một chút ý niệmngạo mạn, không háo thắng. Học Phật đoạn ác tu thiện,tích công bồi đức. Ngạo mạn háo thắng nếu không thểsửa thì kết quả biến thành A tu la. Hướng lên trên là cácthanh văn tu tứ đế, “khổ tập diệt đạo”, bậc duyêngiác tu “thập nhị nhân duyên”, bồ tát tu “lục đạo”,chư Phật tu “bình đẳng”. Thanh tịnh bình đẳng chính làPhật đạo. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đem nghiệp nhân phứctạp của mười pháp giới qui nạp lại thành trọng điểmdạy cho chúng ta giúp mọi người hiểu rõ nguyên nhân củaquả báo. Đây là thường thức phổ thông của việc họcPhật không thể không hiểu, không thể không biết.

Công đứcsiêu độ mẹ được nêu trong kinh Địa tạng

Đốivới khởi tâm động niệm, chúng ta sẽ tự biết tương ứngvới đường nào. Không hiểu đạo lý, không biết chân tướngsự thật, làm càng làm quấy, tạo ác nghiệp đọa vào ácđạo. Dù có con hiền cháu thảo cũng khó lòng giải trừ được,huống hồ xã hội hiện nay người hiếu thảo càng ngày càngít. Trong kinh Địa tạng, nữ Quang Mục, nữ Bà la môn là nhữnghiếu tử, thấy mẫu thân tạo tác tội nghiệp, rơi vào ácđạo, họ toàn tâm toàn lực nghĩ cách cứu giúp mẹ. Tâmchân thành liền cảm động Phật bồ tát.

Cầnhiểu rõ Phật bồ tát không thể cứu giúp, cácngài chỉ có thể đem phương pháp lý luận cứu giúp truyềnlại cho chúng sinh. Phương pháp cứu độ chúng sinh là vô lượngvô biên, trong đó niệm Phật là phương pháp hữu hiệu nhất.Nữ Bà la môn được dạy phương pháp niệm Giác Hoa ĐịnhNhư Lai, tuy không niệm Phật A Di Đà, nhưng niệm Giác Hoa ĐịnhNhư Lai cũng như niệm Phật. Hiếu nữ này vì muốn cứu khổnạn cho mẹ, cô thường khuyên nhủ nhưng mẹ cô không tin,không thể tiếp nhận, cho nên bà gặp quả báo địa ngục.Theo lời Phật dạy, cô dụng công niệm Phật bằng tâm khẩnthiết. Sau khi nỗ lực hết mình, niệm một ngày một đêmthì cô được định.

Trạngthái nhất tâm bất loạn trong niệm Phật thuộc về sự côngphu rất cao. Tâm của phàm phu là tán loạn. Niệmđến nhất tâm bất loạn tương đương với A La hán củatiểu thừa, rất khó đạt được. Kinh Địa Tạng làkinh đại thừa, nữ Bà la môn không phải là A la hán củatiểu thừa nhưng công phu đoạn chướng của cô tương đươngA la hán, công đức tu tích vượt lên trên A la hán, ngang hàngbồ tát. Đến cảnh giới định cô liền nhìn thấy địangục biến hiện ra. Trong địa ngục, quỷ vương gác cửathấy cô liền cung kính gọi bồ tát và lễ phép chào hỏi.Cô liền hỏi quỷ vương về mẹ cô hiện ở nơi nào trongđịa ngục. Quỷ vương chắp tay kính cẩn chúc mừng rằngnhờ cô phát nguyện siêu độ nên bà ấy đã thoát khỏi địangục, được sinh lên cõi trời. Cách siêu độ rất hiệunghiệm mà không cần phải mời pháp sư đến tụng kinh, báisám. Tự thân niệm Phật, niệm đến nhất tâm bất loạn,rồi dùng công đức này hồi hướng cho cha mẹ. Chúngta nhất định phải thể hội chân thành. Tu hành chứng quảkhông dễ, tại sao nữ Bà la môn chỉ trong một ngày một đêmcó thể niệm đến nhất tâm bất loạn? Nếu mẹ cô khôngđọa địa ngục, không bị những khổ nạn, thì cô sẽ khôngcó động lực tha thiết niệm Phật đến vậy.

Ngàynay chúng ta niệm Phật nhiều năm tại sao ngay cả công phucũng không đạt được huống hồ nhất tâm bất loạn. Đólà do chúng ta không có áp lực. Chỉ khi người thân yêu rơivào A tỳ địa ngục, chịu những khổ nạn, chúng ta mớitoàn tâm toàn lực muốn cứu giúp. Đức Phật truyền traophương pháp này, chúng ta hãy nỗ lực tu thành. Mẹ của nữBà la môn đã làm tăng thượng duyên cho cô, nếu bà khôngbị đoạ địa ngục thì cô sẽ không có thành tựu này. Vậynguồn gốc sâu xa là mẹ cô đã giúp cô, cô cũng giúp lạimẹ cô. Khi cô trở thành bồ tát, quỷ thần đối đãi cungkính với mẹ cô, không thể đối đãi như những tội nhânthông thường. Kinh nói “bảy phần công đức, mình đượcsáu phần”, phần còn lại hồi hướng cho thân bằng quyếnthuộc. Đôi bên đều được công đức mới thật sự viênmãn.

Muốnsiêu độ cho thân bằng quyến thuộc, chúng ta phải chăm chỉtu hành, tích công lũy đức, thật tâm siêu độ. Việc tu hànhthành tựu thì người thân mới được độ. Cũng như ở thếgian, muốn cho cha mẹ tự hào, thân bằng quyến thuộc và mọingười trong xã hội tôn kính, chúng ta phải thành tựu họcvấn, thành tựu đức hạnh của mình. Đi đến đâu, chúngta cũng được đặc biệt tôn trọng, quan tâm, chiếu cố.Đó chính là cảm ứng tự nhiên, là đạo lý. Khi hiểu rõđạo lý này, lúc đó chúng ta có thể liên tưởng đến nguyênlý vừa nêu trong kinh Địa Tạng. Siêu độ nếu có công đức,có thể giúp đỡ vong gia đã tạo tác nghiệp tội.

Câuchuyện về nữ Quang Mục có chút khác biệt, công phu tu hànhcủa cô không thù thắng như nữ Bà la môn. Cô cũng niệm Phật,trong thời gian rất ngắn đạt được cảnh giới định trongmơ. Cảnh giới trong định thù thắng hơn cảnh giới trongmộng rất nhiều. Cô có được cảnh giới trong mộng cũngđược xem là thành tựu.

Chúngta hết lòng muốn cứu người thân nên mới liều mạng dụngcông tu học, thành tựu của chúng ta cũng chính là thành tựucủa họ, ta không thành tựu, thì họ cũng không. Đây là nguyêntắc bất di bất dịch.

Siêu độtrong tự truyện
“Cảnhtrần hồi ức lục” của pháp sư Đàm Hư, Trung Quốc

Lãopháp sư Đàm Hư trong tự truyện mang tên “Cảnh trần hồiức lục”do đệ tử của ông là Đại Quang pháp sư ghi chéplại, quyển sách này lưu thông rất phổ biến ở Đài Loan,bên trong có một đoạn nói về việc siêu độ. Vào lúc đóĐàm lão chưa xuất gia, ông xuất gia rất muộn, hơn 40 tuổi.Trước khi xuất gia, ông đã học Phật và rất dụng công.Trước lúc xuất gia ở Thiên Tân, ông cùng mấy vị đồngđạo hợp nhóm cùng nghiên cứu kinh Lăng Nghiêm suốt tám nămlạnh giá. Trong số các bạn ông, có một vị họ Lưu mởtiệm thuốc Bắc cũng rất tâm đắc và lĩnh ngộ đối vớikinh Lăng Nghiêm. Tuy sự công phu còn kém xa so với nữ Bà lamôn và nữ Quang Mục trong kinh Địa tạng nhưng sự công phucủa vị họ Lưu cũng có hiệu quả. Một buổi trưa nọ, tiệmthuốc vắng khách, buôn bán ế ẩm, ông Lưu ngủ gục trênquầy. Lúc đang ngủ, ông Lưu mộng thấy có hai người điđến. Hai người này vốn trước đây là oan gia trái chủcủa ông, họ thiếu nợ ông, và ông tìm đến họ đòi nợ.Hai người này vì không có khả năng trả nợ nên treo cổtự tử. Sau vì việc này, ông Lưu thường cảm thấy rấtkhó chịu, nếu ông không tìm họ đòi nợ, thì hai ngườinày sẽ không treo cổ. Ông luôn cảm thấy hối tiếc và ănnăn về điều đó. Bây giờ nằm mộng gặp lại họ nên ôngrất sợ bị gây phiền phức. Tuy nhiên hai người này vẻmặt hiền lành, không bày tỏ thái độ muốn đến hại ông.Cho nên ông hỏi họ: “các người đến làm gì?” Hai ngườitrả lời: “chúng tôi đến muốn xin ông siêu độ”. Ngheđến đó, tâm ông Lưu liền được an, không lo sợ bị báothù. Ông lại hỏi tiếp: “vậy phải siêu độ thế nào chocác người?”. Họ nói: “chỉ cần ông đồng ý là được”.Ông Lưu gật đầu: “được, tôi đồng ý”. Lập tức hailinh hồn này đạp vào đầu gối và đạp vào vai ông rồiđược sinh lên trời.

Haingười này đi không bao lâu, lại có hai người nữa, chínhlà vợ con ông đã qua đời. Họ cũng đến quỳ trước mặtông cầu xin siêu độ. Ông liền hỏi: “làm thế nào đểsiêu độ?”. Cũng như lần trước, ông bằng lòng và thấyhai hồn ma này đạp lên đầu gối, đạp vai ông mà sinh thiên.“Cảnh trần hồi ức lục” còn ghi rõ, siêu độ cần phảido chính chúng ta có công phu tu học. Không có công phu, khôngthể siêu độ cho người khác. Công phu của ông Lưu là támnăm lạnh giá học Lăng Nghiêm.

Nguồn gốchình thức siêu độ quy mô lớn

Chúngta có thể đem câu chuyện trong “Cảnh trần hồi ức lục”cùng kinh Địa Tạng hợp lại mà khẳng định, loại Phậtsự siêu độ qui mô lớn thời hiện đại không hề tồn tạivào thời đức Phật. Thời gian đầu học Phật, chúng tôicũng có nghi vấn về việc này và đã từng thưa hỏi vớipháp sư Đạo An.

Nămxưa chúng tôi có mối quan hệ rất tốt với pháp sư ĐạoAn. Pháp sư Đạo An thành lập đại chuyên giảng tòa ở ĐàiBắc, mời chúng tôi đảm nhiệm tổng chủ giảng. Chúng tôiliên lạc qua lại từ lúc ở Tòng Sơn tự sau đó dời đếncạnh Thiện Đạo tự ở tầng trên của đại giảng đườnghội Phật giáo. Mỗi chủ nhật chúng tôi lên lớp một lần.Khi đó học sinh rất đông, khoảng hơn 800 người, miền Bắctừ Cơ Long, miền Nam từ Tân Trúc. Đó là thời kỳ hưng thịnhcủa hội Phật giáo. Pháp sư Đạo An là người phụ tráchkiêm chủ tịch giảng tòa. Vào lúc đó ngoài chúng tôi, còncó pháp sư Ấn Hải, pháp sư Trí Dụ cùng phụ trách dạyhọc. Chúng tôi đã thỉnh giáo với lão pháp sư Đạo An rằng:“việc siêu độ từ đâu mà ra?”. Ngài suy nghĩ một lúcrồi nói đại khái, căn gốc của việc siêu độ là từ vuaĐường Minh Hoàng. Thời loạn An Sử, sau khi Quách Tử Nghĩabình định động loạn, triều đình ở mỗi một chiến trườnglớn kiến lập một tự miếu gọi là Khai Nguyên tự, vì xâydựng vào niên hiệu Khai Nguyên. Xây dựng tự miếu này mụcđích chính là truy điệu quân dân tử nạn. Cho nên pháp hộisiêu độ đó cũng giống như lễ truy điệu hiện nay. Mờimột số cao tăng đại đức tụng kinh, bái sám, hồi hướng,truy điệu nhằm mang ý nghĩa kỷ niệm, do quốc gia đề xướng.Sau này dân gian dần dần bắt chước theo, cũng mời pháp sư,đại đức tụng kinh, bái sám siêu độ tổ tiên.

Dođây mà biết, trước năm Khai nguyên không có việc này. Pháphội siêu độ của Khai nguyên về sau đích thực phát triểnnhưng đến nay đã hoàn toàn biến chất. Trước đây, siêuđộ là việc làm phụ của tự viện, mỗi năm không quá hailần, chủ yếu là tụng kinh thuyết pháp, dẫn chúng tu hành.Cho nên chùa miếu gọi là đạo tràng, Phật giáo ở thế gianlà độ người chứ không độ quỷ, độ người sống chứkhông độ người chết.

Phương thứctu học xưa và nay

Trướcđây tự viện trong Tòng lâm Ấn Độ nhìn chung hoạt độnghai thời giảng kinh, hai thời tu hành. Người Ấn Độ xưachia một ngày đêm thành sáu thời khắc, ba thời ban ngày gọilà sơ nhật, trung nhật, hậu nhật; ba thời ban đêm gọi làsơ dạ, trung dạ, hậu dạ. Trung Quốc xưa sử dụng mườihai thời: Tý Sửu Dần Mẹo Thìn Tỵ Ngọ Mùi… Còn hiệntại, chúng ta đang dùng đơn vị thời gian của Tây phương,tức là ngày đêm gồm hai mươi bốn tiếng. Như vậy, hai tiếngđồng hồ của phương Tây là một thời khắc của Trung Quốc,hai thời khắc của Trung Quốc mới là một thời khắc củaẤn Độ. Thời xưa, tự viện Tòng lâm giảng kinh hai thời,tương đương tám tiếng đồng hồ hiện nay.

Tựviện là trường học dành cho người xuất gia và cư sĩ thườngtrú. Thời đó, các cư sĩ vào chùa miếu ghi danh nghe kinh. Thôngthường giảng một bộ kinh phải mất ít nhất ba tháng đếnmột năm. Cư sĩ được đồng ý phê chuẩn có thể ở lạimột năm trong tự viện, cúng dường phí dụng sinh hoạt, đồngthời làm công quả như quét nhà, dọn dẹp,... Mỗi ngày ngoàitám tiếng nghe giảng, nghiên cứu, thảo luận, còn phải tuhành. Có rất nhiều phương pháp tu hành nhưng không ngoài hailoại trọng điểm, đó là niệm Phật và tham thiền.Vì thế mà có thiền đường, niệm Phật đường. Tám tiếnghọc thuật, tám tiếng tham thiền hay niệm Phật, còn lạitám tiếng để nghỉ ngơi sinh hoạt. Đạo tràng huân tu, conngười không vọng tưởng, thậm chí không có thời gian đểvọng tưởng, không có thời gian sinh phiền não. Hiệu quảnổi bật. Sau ba tháng ở đạo tràng, khí chất con ngườithay đổi.

Hiệnnay, đạo tràng tự viện không còn, giải môn không có, rấtít giảng kinh, công phu. Người ta chú trọng xây Phật thất,tu sửa thiền thất, lấy việc siêu độ người chết làmchính, hoàn toàn điên đảo. Tự viện trước đây độngười sống, bây giờ Phật giáo độ người chết. Trướcđây là giáo dục, bây giờ biến thành tôn giáo.Vìvậy chúng ta cần sáng suốt hiểu rõ để tiếp nhận giáodục của đức Phật Thích Ca Mâu Ni, cải thiện cuộc sống,nâng cao cảnh giới của chính mình trong tương lai. Đó mớilà bước đột phá. Mười pháp giới chính là mười thời,không khác nhau. Đức Phật dạy chúng ta đột phá sáu cõi,mười pháp giới mới có thể chứng được nhất chân phápgiới.

Siêu độquy mô lớn có hiệu quả hay không?

Khôngthể nói không hiệu quả, quan trọng là ở người chủ pháphay người chủ trì siêu độ này. Nếu họ có tu, có chứng,sức mạnh được khẳng định. Giống như Lương Võ Đế ngàyxưa rất yêu quí một phi tử đã tạo tác nghiệp tội, bịđọa vào ác đạo. Trong văn tự Lương Hoàng Sám ghi chép rấtrõ, Lương Võ Đế là đại hộ pháp của Phật môn, mời BảoTrí công đến chủ trì pháp hội siêu độ. Bảo Trí côngchính là hoá thân của Quan Thế Âm Bồ tát, ngài đem phi tửcủa Lương Võ Đế từ ác đạo siêu độ đến trời ĐaoLợi. Vì vậy, người chủ pháp đàn cần có tu, có chứng.Thời đại ngày nay, người có tu, có chứng dường như khôngcòn. Cả đời chúng tôi không dám làm Phật sự siêu độvì biết mình chưa đủ năng lực, chưa đủ đức năng.

Chúngta hiện nay thường giảng kinh niệm Phật, mặc dù chưa đạttiêu chuẩn như thời xưa, tám giờ giảng kinh, tám giờ niệmPhật nhưng chúng ta thực tập không gián đoạn, cũng thànhtựu chút ít. Mỗi năm đến kỳ thanh minh, trung nguyên, đôngchí, chúng tôi tổ chức pháp hội tế tổ, cúng tế tổ tiên.Bài vị mà chúng tôi cúng là bài vị tổ tiên trăm họ, mộtmực bình đẳng. Không phân biệt bài vị lớn, bài vị nhỏbao nhiêu tiền. Phật tử tùy hỷ cúng, hoàn toàn không miễncưỡng. Pháp hội không thu phí cúng dường. Trước đây mỗinăm ba lần pháp hội. Nhưng gần đây, xã hội động loạn,người chết quá nhiều. Mỗi tháng chúng tôi làm tam thờihộ niệm một lần, thành tâm thành ý siêu độ cho tất cảoan hồn chết trong tháng. Đây là những việc Phật sự phụthêm của đạo tràng. Hy vọng hàng xuất gia cũng như tạigia hiểu được lý luận và sự thật của việc siêu độnày để thực hiện tốt, chỉ cần tận tâm tận lực, thànhtâm khẩn thiết nhất định sẽ có cảm ứng.

Phápsư: HT. TỊNH KHÔNG
Biêndịch: Vọng Tây cư sĩ
Biêntập: PT. Giác Minh Duyên
http://tinhkhongphapngu.com
Ngườigửi bài: Nguyễn Thành Chiến
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/06/2020(Xem: 7571)
Truyện tích kể rằng sau khi đi một vòng châu du hoằng Pháp ở các làng mạc, Đức Phật trở về tịnh xá, và giữa chúng Tăng có cuộc thảo luận về trạng thái gồ ghề hay bằng phẳng của các con đường đã trải qua. Đức Phật nói rằng thảo luận về các con đường ấy không thích hợp cho sự giải thoát, đó chỉ là những đoạn đường ở bên ngoài thân tâm. Ngài khuyên chư Tăng nên lưu tâm đến con đường cao thượng là “Bát Chánh Đạo” thuộc giáo lý “Tứ Diệu Đế” và những việc cần phải làm khác để sớm đắc được đạo quả. Những giáo lý căn bản của Đạo Phật đưọc tóm tắt như sau đây:
20/06/2020(Xem: 8102)
Hai sự phân biệt được giới thiệu mà trước đây không được nêu rõ trong tài liệu về lòng bi mẫn, điều này có thể làm rõ những gì đang được nghiên cứu và khuyến khích sự chú ý đến các hình thức bi mẫn đã bị bỏ qua phần lớn. Sự khác biệt đầu tiên là liệu mục tiêu của hành vi bi mẫn là gần (ví dụ, nhìn thấy ai đó ngã xuống, trầy xước đầu gối của mình) hoặc xa (ví dụ, một người không quan sát trực tiếp ai có thể bị thương hiện tại hoặc trong tương lai). Gần là ngay lập tức, khắc phục nếu có thể cho những đau khổ chứng kiến; xa ngăn ngừa tác hại trong tương lai xảy ra. Nhóm phân biệt thứ hai đề cập đến việc lòng bi mẫn là sự thấu cảm, liên quan đến hành động hay là một khát vọng.
19/06/2020(Xem: 13297)
Tặng quà cho 285 hộ nghèo Ấn Độ ở 2 ngôi làng Katorwa-Mucharim (gần chùa Kiều Đàm Di VN- Bodhgaya) địa điểm cách Bồ Đề Đạo Tràng nơi đức Phật thành Đạo 7 cây số. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree cho phụ nữ, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200 Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD. (Bên cạnh đó là những phần phụ phí như mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác.)
17/06/2020(Xem: 9482)
Tuy được duyên may tham dự khoá tu học Phật Pháp Úc Châu kỳ 19 tổ chức tại thủ đô Canberra và Ngài Ôn Hội Chủ thường xuyên hiện diện với hội chúng, nhưng tôi chưa bao giờ có dịp đảnh lễ Ngài dù đã nhiều lần làm thơ xưng tán hoặc bày tỏ cảm nghĩ của mình khi đọc được tác phẩm được in thành sách hoặc trên các trang mạng Phật Giáo .
17/06/2020(Xem: 6042)
Thật là một điều trùng hợp khi vừa đọc xong bài viết của Ôn Hội Chủ HT Thích Bảo Lạc được đăng tải trên trangnhaquangduc vào ngày 05/04/2020 là lúc tôi đang ôn lại hết những gì về Duy Thức Học và Vi Diệu Pháp vì thật ra khi đọc kinh sách của Nam Tông và Bắc Tông tôi đã tự nhận thấy Chữ Tâm luôn là đề tài mà người tu học phải tự điều phục và do đó lần nữa Chữ Tâm đã được gặp lại trong pháp môn này nhưng thêm vào chút thâm thuý sâu sắc khi được khảo sát qua ba tiến trình ( THỂ- TƯỚNG - DỤNG ) mà biểu hiện là Ý , THỨC , TÂM .
16/06/2020(Xem: 6796)
Tiến sĩ B. Alan Wallace, học giả, cư sĩ diễn thuyết, tuyên dương diệu pháp Như Lai, đã viết và dịch nhiều sách Phật giáo Tây Tạng. Ông không ngừng tìm kiếm các phương thức mới để hòa nhập việc tu tập Phật pháp với khoa học hiện đại và hậu thuẫn cho các nghiên cứu về tâm thức. Ông đã thực hành Phật giáo từ thập niên 1970, đã giảng dạy lý thuyết và hướng dẫn tu tập thiền định Phật giáo trên toàn thế giới từ năm 1076. Ông đã dành 14 năm sống trong chốn thiền môn với cuơng vị một tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng và phúc duyên được Đức Đạt Lai Lạt Ma thế độ xuất gia.
16/06/2020(Xem: 5955)
Dharamshala, ngày 9/6/2020: Ngài Khensur Geshe Tashi Tesering, một vị tăng sĩ Phật giáo Tây Tạng nổi tiếng cư trú tại Queensland, Australia, cựu trụ trì Tu viện Gyudmey, nằm trong Danh sách Danh dự Sinh nhật Nữ hoàng 2020 vào hôm thứ Hai, ngày 8 tháng 6 năm 2020.
13/06/2020(Xem: 9311)
Đã sanh làm kiếp con người, có ai mà không khổ? Cái khổ nó theo mình từ nhỏ đến khi khôn lớn, và sẽ khổ hoài cho tới khi trút hơi thở cuối cùng. Nhưng chết rồi cũng chưa hết khổ. Vì tâm thức của con ngườisẽ bị nghiệp lực dẫn đi tái sanh. Nếu đời sốnghiện tại, con người biết tu hành, làm việc thiện lành tránh việc hung ác, thường tạo nhiều phước báo, thì khi chết được tái sanh làm người. Ngược lại sống ở đời với tâm địa ác độc, xấu xa, luôn gây phiền não khổ đau cho người khác,thì sau khi chết bị đọa vào một trong ba đường khổ: súc sanh, ngạ quỷ hay địa ngục. Và cứ thế hết đời này qua đời khác, chúng sanh cứ như vậy chịu trôi lăn, lặn ngụp, đắm chìm trong bể khổ đường mê, không bao giờ thoát khỏi vòng luân hồi sanh tử.
13/06/2020(Xem: 6489)
Đức Đạt Lai Lạt Ma, vị lãnh đạo tinh thần dân tộc Tây Tạng nói rằng: “Âm nhạc có khả năng tiếp cận nhiều người hơn”. (‘Music has the potential to reach many more people,’) Đức Đạt Lai Lạt Ma, người gửi thông điệp về từ bi, hòa hợp và hòa bình với nụ cười đầy hỷ xả, đã cuốn hút hàng triệu Phật giáo đồ toàn cầu, đang phát hành một Album Giáo lý và Chân ngôn mật chú hòa âm phổ nhạc để đánh dấu kỷ niệm sinh nhật lần thứ 85 của Ngài vào tháng tới.
13/06/2020(Xem: 7874)
Ngay từ những ngày đầu khi mới có lệnh cách giản xã hội (social distancing) TT Trụ trì Thích Nguyên Tạng đã Việt dịch tất cả những tin tức liên quan đến đại dịch đang xảy ra tại Úc và trên thế giới nhiều lần trong ngày cho tất cả những Phật tử trong và ngoài nước trên Viber Đại Gia Đình Quảng Đức và tôi nhờ duyên may nên cũng có tên trong danh sách này . Nhưng vài ngày sau là Thầy Trụ trì đã bắt đầu livestream cho các buổi công phu khuya bắt đầu từ 5:30-6:30 a m mỗi ngày và buổi chiều tiếng đại Hồng chung như chuẩn bị cho những giờ công phu tịnh độ tối của các chùa Đại thừa khi chưa có đại dịch . Rồi sau đó là các buổi sám hối Hồng danh cũng được livestream vào tối ngày 14 âm lịch và tối 29, hay 30 âm lịch mỗi tháng . Thành tâm ngưỡng phục oai nghi của các Ngài , không có mặt Phật tử mà buổi lễ nào cũng trang nghiêm vô cùng , mãi đến 2/6 /2020 số người lạy sám hối được tăng thêm dần dần từ 5 đến 20
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]