Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quan điểm về ăn chay của đạo Phật

07/05/201103:08(Xem: 19403)
Quan điểm về ăn chay của đạo Phật

QUAN ĐIỂM VỀ ĂNCHAY CỦA ĐẠO PHẬT

Biên Soạn:Tâm Diệu
Sửa ChữaBản In: Liên Hương Và Tâm Linh
Hoa SenXuất Bản 10.400 cuốn tại Hoa Kỳ và 2.000 cuốn tại Việt Nam



quandiemveanchaycuadaophat-bia


MỤC LỤC

Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Minh Châu

Lời Giới Thiệu Của Hòa Thượng Thích Duy Lực

Lời Đầu Sách

Chương 1

QuanĐiểm Ăn Chay Của Người Tây Phương

SứcKhỏe

MôiSinh

TìnhTrạng Thiếu Ăn Trên Thế Giới

LòngNhân Từ Với Súc Vật

Chương 2

QuanĐiểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật

QuanĐiểm Của Phật Giáo Nguyên Thủy

QuanĐiểm Của Phật Giáo Đại Thừa

GiớiKhông Sát Sanh

PhóngSanh

ĂnChay Trong Kinh Điển Đại Thừa

NghiVấn Về Nguyên Do Đức Phật Niết Bàn

YNghĩa Bất Y Ngữ

Chương 3

TổngKết

LờiKêu Gọi Thay Cho Lời Cuối Sách

Chương 4

NhữngCâu Hỏi Đáp Về Vấn Đề Ăn Chay

Chương 5

PhụTrương: Isoflavones Đậu Nành

ChiếnĐấu Chống Ung Thư Vú Bằng Rau Đậu

PhụTrương: Kinh Từ Bi

TàiLiệu Tham Chiếu
Đềmục câu hỏi
Lờikính thưa


LỜI GIỚI THIỆU
CủaHòa Thượng Thích Minh Châu

Đạo Phậtlà đạo Từ Bi và Trí Tuệ. Đức Phật đã giới thiệucho chúng ta con đường dẫn đến đoạn trừ khổ đau. Đólà con đường Giới, Định, Tuệ. Toàn bộ lời dạy củaNgài cô đọng trong bài kệ kinh Pháp Cú sau đây:

Không làm các điều ác

Thành tựu các hạnh lành

Tâm ý giữ trong sạch

Chính lời chư Phật dạy" (PhápCú 183)


Thế nên,mỗi mỗi Phật tử cần tư duy và hành động đúng theo conđường Giới, Định, Tuệ mà Đức Phật đã chỉ dạy để đemlại an lạc, hạnh phúc cho mình và mọi người. Trong đó, việcăn chay của người Phật tử cũng không ngoài ý nghĩa này,là tránh làm tổn thương sinh mạng chúng sinh và phòng ngừađược một số bệnh nan y mà ngành y học ngày nay đã xácnhận và có kinh nghiệm trong việc điều trị.

Chúng tôi, từ lâu vẫn trung thành với đường hướng giáo dục Giới,Định, Tuệ qua lời dạy của Đức Phật để đào tạo nhữnglớp người kế thừa có tài đức, có sức khoẻ để phụcvụ cho Đạo pháp và Dân tộc. Do vậy, những công trình, nhữngsáng kiến để đóng góp cho đường hướng giáo dục này,chúng tôi vô cùng hoan nghênh đón nhận.

Tác giả Tâm Diệu, là cựu sinh viên của Viện Đại Học Vạn Hạnh, đã gửiđến cho tôi tập sách Quan Điểm Về Ăn Chay Của Đạo Phật.Nội dung chính xoáy quanh những điểm dị biệt trong vấn đề ănchay theo quan điểm của hai truyền thống Phật giáo Nguyên thủyvà Đại thừa phát triển ngang qua một số kinh điển Phật giáo.Tác giả đã nêu bật được tính chất chung Từ bi và TríTuệ của Đạo Phật trong vấn đề này. Tuy nhiên, vẫn còn mộtvài điểm trong đó chúng tôi nghĩ rằng cần phải có thờigian để làm sáng tỏ.

Chúngtôi trân trọng giới thiệu tập sách nầy đến với Độc giả.

Mùaxuân năm Mậu Dần 1998

Tỳ Kheo Thích Minh Châu,

Viện Trưởng Học Viện Phật Giáo Việt Nam


LỜI GIỚI THIỆU

Của Hòa Thượng Thích Duy Lực

Theo thống kê ba căn bệnh gây chết người nhiều nhất ở Hoa Kỳlà bệnh tim, bệnh ung thư và bệnh tai biến mạch máu não,mà nguyên nhân chính là ăn thịt và các thực phẩm biếnchế từ nguồn gốc thịt động vật. Các khoa học gia ngàynay trên thế giới đang có khuynh hướng chú trọng vàochế độ dinh dưỡng lành mạnh lấy chất bổ dưỡng từnguồn thức ăn do thực vật đem lại thay vì từ động vậtvốn đã mang sẵn những mầm mống có hại, dễ gây bệnhtật cho cơ thể con người.

Nay có đạo hữu Tâm Diệu đã từ bỏ ăn thịt cá, chuyểnqua ăn trường trai được hơn tám năm, đạt được nhiềulợi ích từ tinh thần đến thể chất, vì lòng từ bi muốnđem lợi ích cá nhân này để chia xẻ với tất cả mọingười, nên đã ra công biên soạn hai quyển sách về ănchay, quyển sách đầu có tựa đề là Thực Phẩm Rau ĐậuQua Lăng Kính Khoa Học và quyển sách thứ hai này Quan ĐiểmVề Ăn Chay Của Đạo Phật cốt để làm sáng tỏ sự lợihại của việc ăn thịt cá và ăn chay, cũng như nói lêntầm quan trọng về vấn đề khá tế nhị này trong đạo Phật.

Tôilà một tu sĩ Phật giáo luôn luôn tuân theo lời dạy củaPhật Thích Ca, đang học và hành hạnh Bồ Tát để giúpmọi người. Qua hai quyển sách này, cảm thấy đạo hữuTâm Diệu cũng đang học và thực hành hạnh Bồ Tát đúngtheo lời Phật dạy nên tôi rất hoan hỷ, tán thán và cónhững lời giới thiệu như trên.

Tỳ Kheo Thích Duy Lực,

TừÂn Thiền Đường, California, Hoa Kỳ

LỜI ĐẦU SÁCH

Theo nhan đề của cuốn sách này, chúng tôi chỉ có chủ tâm khảo sátcác quan điểm về ăn chay của đạo Phật, nhưng vì muốnquý độc giả có một cái nhìn tổng quát về vấn đề ănchay nên trước khi đi vào nội dung chính của quyển sáchchúng tôi tóm lược qua quan niệm hiện nay của ngườiHoa Kỳ nói riêng và người Tây Phương nói chung về vấnđề này.

Ngoài ra, nói đến ăn chay mà không nói đến đậu nành, thựcphẩm chánh của người ăn chay là một điều thiếu sótnên chúng tôi trình bày thêm về đậu nành và nhữngkhám phá mới nhất của khoa học về chất isoflavones trongđậu nành.

Thêmvào đó, nơi phần cuối quyển sách là những câu hỏiđáp liên quan đến vấn đề ăn chay mà chúng tôi nghĩrằng quý độc giả sẽ tìm thấy câu hỏi và câu trả lờithích hợp cho mình.

Đốivới người Tây phương, chính sách ăn chay đang đi vàodòng sinh hoạt chính của đời sống. Từ xưa chế độ ănthịt cá, một lối ăn uống tiêu biểu của người Tây phươngđã được coi như một sinh lộ (a way of life). Ngày nay, do sựtiến bộ của khoa học qua các công trình nghiên cứu, chothấy rằng chế độ dinh dưỡng bằng cá thịt không cònlà sinh lộ mà là một tử lộ (a way of death).

Đốivới Phật giáo, mặc dầu có nhiều quan điểm dị biệt vềăn chay giữa hai truyền thống Đại Thừa và Nguyên Thủy,nhưng tựu chung vẫn có những căn bản giống nhau.

Cáchọc giả nghiên cứu Phật giáo cho rằng sự dị biệt làdo người đời sau thêm thắt hay sửa đổi vì trước khikinh điển được chép thành sách thì nó đã trải quagiai đoạn truyền khẩu, đằng khác, không những trong giaiđoạn truyền khẩu, mà cả trong giai đọan kinh điểnđược lập thành văn tự, không ai có thể tin chắc 100phần trăm tính cách chính xác tuyệt đối được.

Tuynhiên, chúng tôi không khảo sát theo lối của các họcgiả Tây phương mà tuân theo lời Phật dạy là tìm hiểuý nghĩa trong lời nói, không bám chặt vào ngôn từ, vàcũng không rời nguyên tắc của Phật khi Ngài nói Pháp,là khế lý và khế cơ, tức là lời Ngài nói luôn luônhợp với lý chân thật của muôn sự muôn vật và thíchhợp theo cơ duyên của từng chủng loại chúng sinh, từngcăn tánh, từng thời tiết nhân duyên.

Tâmnguyện thì như vậy, tuy nhiên, nếu có sự diễn giải nàosai với ý Phật và Chư Tổ, đệ tử xin chí thành sámhối trước ba đời mười phương chư Phật và xin chư độcgiả lượng thứ. Nếu có chút gì công đức, xin hồi hướngđến khắp pháp giới chúng sinh trọn thành Phật đạo.

Nammô Thường Trụ Mười Phương Tam Bảo.

Tâm Diệu


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/11/2017(Xem: 7796)
Hành Trình Về Con Đường Giáo Dục Của Phật Giáo, Nếu nói về việc học, việc tu của chư Tăng Ni Phật Giáo thì tự ngàn xưa Đức Phật đã là một bậc Thầy vĩ đại đảm trách làm một Hướng đạo sư cho mọi người quy về. Trên từ những vị xuất gia, dưới đến vua, quan và thứ dân, ai ai cũng một lòng quy ngưỡng về giáo lý thậm thâm vi diệu ấy. Mục đích chính của việc tu tập là thoát ly khỏi cảnh giới khổ đau nầy, để trở về với bản lai diện mục thanh tịnh, giải thoát của mỗi người. Đức Phật cũng đã từng nói rằng: “Ta chỉ là một Đạo Sư”, nghĩa là một kẻ dẫn đường. Kẻ dẫn đường ấy chính là Thầy của chúng ta và bất cứ ai trong đời nầy dẫn được ta đi vào Đời hay vào Đạo đều là Thầy của chúng ta cả.
30/10/2017(Xem: 11554)
Giữa tháng 9 năm 2017, chúng tôi đi Paris, nước Pháp, để thăm gia đình và bạn bè, đã 10 năm chưa có dịp gặp lại. Thi và tôi đã để ra 3 ngày đi thăm vợ chồng người bạn của Thi khi còn học ở trường Trung học Gia Long - Saigon, vào cuối thập niên 1950 và đầu thập niên 1960. Chị Hồng và anh Ngọc đang ở tại thành phố Oberhausen. Đây là thành phố nằm trong vùng kỹ nghệ sông Ruhr thuộc tiểu bang NordRhein- Westfalen, phía Tây-Bắc nước Đức.
30/10/2017(Xem: 10179)
Dưới đây là bài viết của Lạt-ma Denys tóm lược một số các bài thuyết giảng của chính tác giả tại ngôi chùa Tây Tạng Karma Ling, tọa lạc trong vùng núi Alpes trên đất Pháp. Bài viết nêu lên một sự hiểu biết mang một tầm quan trọng vô song trong Dharma/Đạo Pháp của Đức Phật, đó là khái niệm "Tương liên, tương tác và tương tạo" giữa tất cả mọi hiện tượng dù vô hình hay hữu hình, thuộc thế giới bên ngoài hay bên trong tâm thức một cá thể. Tiếng Pa-li gọi khái niệm này là Paticca-samuppada, tiếng Phạn là Pratitya-samutpada, tiền ngữ "pratitya" có nghĩa là "lệ thuộc vào" [một thứ gì khác], hậu ngữ "samutpada" có nghĩ là "hiện lên" hay "hình thành"..., Các ngôn ngữ Tây Phương gọi khái niệm này là: Interdependence, dependent origination, dependent arising, dependent co-production, conditioned co-production, conditioning co-production, v.v.; kinh sách Hán ngữ gọi là "Lý duyên khởi". Có thể tạm dịch sang tiếng Việt là "Nguyên lý tương liên, tương tác và tương tạo", tuy nhiên cũng có thể gọi vắn
27/10/2017(Xem: 10493)
Là người sống ở thế gian, có ai tránh khỏi một đôi lần gặp bất trắc, tai ương lớn hay nhỏ. Nhỏ như chuyện bất hoà khó chịu xảy ra liên tục với người xung quanh. Nhỏ như yêu thương người này ghét bỏ người kia một cách tự nhiên, hay người này cực khổ chăm sóc nuôi dưỡng người kia mà bị người kia càm ràm nặng nhẹ gây khó dễ hết chuyện này sang chuyện khác, hoặc chính bản thân mình đau ốm bệnh hoạn triền miên chạy chữa khắp nơi mà không dứt bệnh. Lớn như chuyện con cái trong nhà không nghe lời dạy dỗ của cha mẹ, ra ngoài xã hội quậy phá phạm luật chịu cảnh tù tội khiến kẻ làm cha làm mẹ chịu nhiều lo âu và đau khổ.
26/10/2017(Xem: 9963)
Tông Câu-xá ngày nay không còn, mặc dù trước kia, tông ấy đã có một thời hưng thịnh với rất nhiều người tu tập theo. Tuy nhiên, ảnh hưởng sâu sắc của tông này cho đến nay vẫn còn rất rõ rệt trong Phật giáo. Tên gọi Câu-xá của tông này vốn được phiên âm từ tiếng Phạn là Kośa, có nghĩa là “kho báu”. Đây cũng là tên gọi một bộ luận nổi tiếng của Bồ Tát Thế Thân. Tên tiếng Phạn của bộ luận này là Abhidharmakoa-stra, phiên âm là A-tỳ-đạt-ma Câu-xá luận, và là giáo lý căn bản của Câu-xá tông. Bồ Tát Thế Thân sinh năm 316 và mất năm 396, sống gần trọn thế kỷ 4. Ngài là người được y bát chân truyền, làm Tổ sư đời thứ 21 của Thiền tông Ấn Độ. Ngài là em ruột của Bồ Tát Vô Trước, người đã sáng lập ra Duy thức tông. Câu-xá tông là một tông thuộc Tiểu thừa, trong khi đó Duy thức tông là một tông Đại thừa. Ban đầu, ngài Thế Thân học theo giáo lý Tiểu thừa, thuộc Nhất thiết hữu bộ, là một trong 18 bộ phái Tiểu thừa đầu tiên của Ấn Độ đã phân chia sau khi Phật nhập diệt khoảng gần 200 năm. Ngà
23/10/2017(Xem: 29486)
Tin vui: Tế bào ung thư bị tiêu diệt trong 42 ngày bằng ly nước ép đã thành công ngoài mong đợi, cả thế giới đang mở tiệc để ăn mừng, Rudolf Breuss đã dành cả cuộc đời để tìm cách chữa bệnh ung thư và cuối cùng vị nhân sĩ người Áo này đã thành công.
23/10/2017(Xem: 102143)
Gần hai tuần qua chúng ta nghe tin tức phóng sự trên các hệ thống truyền thanh và truyền hình trên toàn quốc Hoa Kỳ về cảnh cháy rừng khủng khiếp ở vùng bắc San Francisco bang California. Theo báo cáo cách đây 4 ngày thì khoảng 250,000 km2 diện tích bị cháy (tương đương với diện tích tiểu bang New York). Nhà cửa bị cháy, 43 người chết, hơn 200 người mất tích, và gần 40,000 người phải di tản. Hiện nay đám cháy vẫn còn tiếp diễn nhưng ở một vài nơi cư dân di tản đã được phép trở về lại nhà của mình.
17/10/2017(Xem: 8689)
Văn hóa Phật giáo tại hội sách Frankfurt Book Fair lớn nhất thế giới 2017 Đây là lần đầu tiên 2 chúng tôi đi Đức và cũng là lần đầu tiên đến với hội sách lớn nhất thế giới Frankfurt Book Fair. Chúng tôi lại được Thầy của chúng tôi, TS Nguyễn Mạnh Hùng trực tiếp dẫn đi. Một tuần ở hội sách chúng tôi mệt lừ nhưng ai cũng hạnh phúc vì chúng tôi học được rất nhiều và hơn thế nữa những trải nghiệm từ nhiều góc độ làm chúng tôi trưởng thành hơn. Nhưng trong bài này, chúng tôi chỉ chia sẻ 1 góc rất nhỏ về văn hóa Phật giáo ở đây trong những ngày qua.
17/10/2017(Xem: 7951)
Niềm vui của việc gặp gở những người ta yêu, nổi buồn của việc mất mát người thân, sự phong phú của của những giấc mơ đầy sức sống, sự an bình của những bước chân qua khu vườn vào một ngày xuân, sự hoàn toàn an định trong một thể trạng thiền tập sâu xa – những thứ này và những thứ nọ giống như chúng cấu thành một thực tại kinh nghiệm của chúng ta về [tâm] thức. Bất chấp nội dung của bất cứ kinh nghiệm nào trong ấy là gì, thì không ai trong tâm nhạy cảm của họ có thể nghi ngờ về thực tại ấy.
15/10/2017(Xem: 11589)
Giới đàn là một trong những sinh hoạt đặc thù của Tăng-già, được quy định hết sức chặt chẽ trong Luật tạng. Tuy nhiên, ở một số địa phương, việc thực hiện giới đàn chưa được quan tâm một cách nghiêm túc cần thiết. Sau đây là một trong những hiện tượng như thế. Từ lá thư hoài nghi của một tân giới tử Tỳ-kheo-ni… Vào một buổi chiều tháng 12 gần cuối nămdương lịch, người viết tới thăm Hòa thượng Luật sư Thích Minh Thông tại Giới đàn viện Huệ Nghiêm. Vì là chỗ Thầy trò, cũng là để học hỏi và trao đổi giới luật với ngài nên chúng tôi thường xuyênlui tới mỗi khi có dịp. Lần này vào thăm ngài, bàn trà chưa kịp rót ra như mọi khi thì Hòa thượng đã vội đến bàn làm việc, lục tìm trong chồng thư từ ra một bức thư chuyển phát nhanh. Hòa thượng trở lại bàn trà và mở lá thư ra đọc cho người viết nghe nội dung bức thư ấy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]