Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp

27/04/201102:32(Xem: 6825)
Trăm Ngàn Muôn Kiếp Không Dễ Gặp

hoa_sen (8)
TRĂM NGÀN MUÔN KIẾP KHÔNG DỄ GẶP
TKN Thích Nữ Chân Liễu

Tồn tại trên 2500 năm lịch sử trong một thế giới có rất nhiều tôn giáo, điều đó nói lên tính ưu việt của đạo Phật, một tôn giáo không có giáo điều mà chỉ tùy duyên truyền đạt, xuyên qua kinh nghiệm bản thân chứng đắc giác ngộ của Đức Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni và chư lịch đại Tổ Sư đắc đạo.

Đức hạnh từ bi hỷ xả cao cả, cung cách thuyết giảng và hành xử của Đức Phật vượt ra ngoài mọi đối đãi nhị biên, phá bỏ mọi chấp thủ, giải tỏa mọi phiền não, chế ngự được tâm lý sôi nổi và kích động đầy sai lầm của con người. Lời giáo huấn của Đức Phật từ bi lắng dịu, tinh khiết, trong sạch, không có tham ái ô nhiễm, dễ điều phục và luôn tỉnh giác. Vì vậy đạo Phật sẽ mãi mãi thăng hoa, tồn tại và tiếp tục được sứ mệnh hóa giải khổ đau cho nhân loại cho nhiều thế hệ sau nữa.

Đức Phật đản sanh tại vườn Lâm Tỳ Ni nước Ấn Độ. Phật tử Việt Nam ở xa xôi ngàn dặm mà lại có duyên hạnh ngộ với Phật Pháp, còn một số rất nhiều con người sanh sống ngay tại Ấn Độ, nhưng hoàn toàn không biết gì về Phật và cũng không nghe được lời giáo huấn của Ngài.

Hoàng đế Võ Tắc Thiên là vị nữ hoàng Trung Hoa đã phải thốt lên rằng: “Bá Thiên Vạn Kiếp Nan Tao Ngộ”, trăm ngàn muôn kiếp không dễ gì mà gặp được. Một sự kiện chân thật, vô cùng hiếm hoi quí giá đến bực nào để có thể giác ngộ và hiểu được lời Đức Phật dạy.

ĐẠO PHẬT BÌNH ĐẲNG VÀ TỰ DO

Đạo Phật bình đẳng và tự do chọn lựa các pháp môn tu, miễn sao hợp với căn cơ, hoàn cảnh và khả năng hiểu biết của từng người. Không có sự cưỡng ép hay áp đặt hù dọa, hoặc phân biệt giai cấp chủng tộc trong Phật giáo chân chánh. Trong đạo Phật có nhiều pháp môn tu, ba pháp môn tu điển hình và thực hành nhiều nhất có thể kể là: Tu thiền, niệm Phật và trì chú. Tất cả các pháp môn đi từ nhiều con đường, nhưng đều nhắm mục đích cứu cánh Đức Phật dạy là: Giác Ngộ và Giải Thoát.Giác Ngộ Chân Lý và Giải Thoát Sanh Tử.

1.- Tu thiền: Hành giả tu thiền thực tập chánh niệm, oai nghi trong sự đi, đứng, nằm, ngồi, chung qui là trụ tâm nơi hiện tại, loại bỏ vọng tâm, thanh tịnh thân khẩu ý, phương tiện của giới định tuệ. Điều phục tâm bình khí hòa, bình thường tâm là đạo.

2.- Nim Pht: Hành giả tu hướng tâm theo Phật, niệm Phật cầu vãng sanh, đi đứng nằm ngồi đều niệm Phật, niệm thiện giới, loại bỏ niệm bất thiện, niệm ma, an tịnh thân khẩu ý, phương tiện của giới định tuệ. Chánh tâm biệt niệm, tịnh tâm thì có tịnh độ.

3.- Trì chú: Hành giả trì chú, đi đứng nằm ngồi đều trì chú, trụ tâm nơi thần chú, loại bỏ tâm lăn xăn vọng động, tập trung vào sự tỉnh thức không bị mê loạn, không cần phải đếm mới là trì, phương tiện của giới định tuệ. Thanh tịnh thân, tâm sáng trí thông.

Người thấm nhuần chánh pháp

Thanh lọc thân và tâm

Sống trong niềm hạnh phúc

Thiền định thật an lạc

Như kẻ tìm kho báu

Được lợi lớn cho mình

Hiền trí điều phục tâm

Tham ái chẳng mong cầu

Như tảng đá kiên cố

Bão tố không lay động.

ĐẠO PHẬT THỰC TẾ VÀ CHÂN THẬT

Một Phật tử giác ngộ Phật tâm Phật tánh chân thật sáng suốt, nhận biết giữa đúng sai, thiện ác và không bị mê lầm điên đảo chấp chặt thành kiến, nhận sự ảo mộng là thật.

Đạo Phật làm biến đổi sự suy nghĩ vô minh của người kiêu mạn, nóng nảy, cố chấp. Giáo lý đạo Phật giúp thấy rõ bản chất thực tế của luật vô thường và luật nhân quả chi phối con người trong nhiều đời kiếp sanh lão bịnh tử.

Lời dạy của Đức Phật thực tế vô cùng, thích hợp mọi hoàn cảnh mọi trình độ và căn cơ của chúng sinh. Thân tâm bớt loạn động, bớt phiền não, dứt nghiệp chướng, thì điều phục được tâm tham, tâm sân, tâm si, chủ động được “thân khẩu ý”.

Giới-Định-Tuệ. Giữ gìn tịnh giới, tập tu thiền định, phát sanh trí tuệ. Những việc khó có như rùa mù nổi lên mặt nước gặp bọng cây, nhưng được thân người lại có nhiều phước duyên nghe được giáo huấn Phật dạy qua kinh điển, cố gắng hành trì thì cũng sẽ thắp sáng được ngọn đuốc trí tuệ.

1. Hiểu được kinh Phật là khó.

2. Bần cùng bố thí là khó.

3. Bỏ danh sắc rất là khó.

4. Nhục không sân là khó.

5. Quyền thế không khinh người là khó.

6. Tâm hành bình đẳng là khó.

7. Không dính cảnh thị phi là khó.

8. Gặp thiện tri thức là khó.

9. Chánh tín học đạo là khó.

10. Bỏ thân hành đạo là khó.

Hằng ngày trong cuộc sống, nơi công sở nếu mọi người biết áp dụng Phật pháp với lòng bao dung, tâm hỷ xả, không ngã mạn cố chấp, bình tỉnh, cư xử tốt với đồng nghiệp, bớt ganh tị đố kỵ, bớt hơn thua, thì bớt phiền não và sẽ cải thiện được môi trường sống, xung quanh trở nên thân thiện tốt đẹp hơn

Trong mọi tình cảnh khó khăn nào, nếu thực hiện sự chánh niệm tỉnh thức, tâm được an thì sự thông minh sáng suốt, năng lực về tinh thần tăng gấp bội, công nhân viên chức sẽ cống hiến được nhiều sáng kiến tiến bộ, việc làm bền vững hoàn hảo, đem lợi ích nhiều cho bản thân, gia đình và cho xã hội.

*

Tóm lại, Phật giáo không hứa hẹn là có thể thỏa mãn khát vọng hạnh phúc vĩnh cửu phàm tục chứa đầy nghiệp báo cho riêng bất cứ ai. Nhưng kết quả từ giáo lý thực tế và chân thật của đạo Phật luôn luôn đem lại hòa bình hạnh phúc và an lạc cho mọi người. Sự bình an hạnh phúc bền vững chỉ tìm thấy ở tâm thiền định, thanh tịnh và trí tuệ sáng suốt của người đã đạt được giác ngộ.

Nếu như xã hội có nhiều người tu theo lời Phật dạy, phát tâm thiện lành, lòng tràn đầy nhân ái của bậc thánh nhân và bồ tát, cõi thiên đàng cực lạc tại thế gian, ngày an lành đêm an lành, giấc ngủ được bình yên, thánh thiện.

Qua nhiều niên kỷ và thời đại con người đã có dịp kiểm nghiệm vai trò tôn giáo của đạo Phật qua thực tế áp dụng trong đời sống hằng ngày. Những vị đắc quả A La Hán sinh ra đời thời Đức Phật, bản thân cũng tự giác ngộ được những tri kiến như Phật, để lại tam tạng kinh điển dạy người đời sau đường lối tu chứng.

Khi liễu ngộ được sự nhiệm mầu vi diệu của Phật Pháp, con người dĩ nhiên đã không ngớt lời tán thán Đức Thế Tôn là bậc Thầy chỉ đường cho người chưa có phương hướng trong cuộc sống, đem đèn sáng vào trong bóng tối. Nói một cách khác, Đức Phật là một lương y đại tài, chữa được hằng vạn tâm bịnh khác nhau của chúng sinh.

Vô thượng thậm thâm vi diệu pháp

Bá thiên vạn kiếp nan tao ngộ

Ngã kim kiến văn đắc thọ trì

Nguyện giải Như Lai chân thiệt nghĩa.

***

Pháp Phật vi diệu lại cao sâu

Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu

Con nay nghe thấy, chuyên tu học

Nguyện hiểu Như Lai nghĩa nhiệm mầu.

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Thích Nữ Chân liễu.

Mùa Phật Đản PL.2555

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/10/2015(Xem: 10532)
Tiểu sử của một lama vĩ đại được gọi là “namtar” (rnam-thar), một tiểu sử mang tính cách giải thoát, vì nó tạo nguồn cảm hứng cho người nghe noi theo gương của ngài để đạt được giải thoát và giác ngộ. Tiểu sử của ngài Tông Khách Ba (Tsongkhapa) (rJe Tsong-kha-pa Blo-bzang grags-pa) (1357-1419) thật sự gây nhiều cảm hứng.
03/10/2015(Xem: 6549)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của nhà sư người Mỹ Thanissaro Bhikkhu (1940- ), tu tập theo truyền thống "Tu Trong Rừng" của Phật giáo Theravada, về việc chữa trị bệnh tật trong tâm thần cũng như trên thân xác nhờ vào phép thiền định về hơi thở. Tuy là một bài giảng ngắn, thế nhưng việc mô tả phép thiền định này thật hết sức chi tiết và rõ ràng mà mọi người đều có thể mang ra để luyện tập. Độc giả có thể tìm đọc bản gốc tiếng Anh của bài này trên mạng của nhà sư Thanissaro:
01/10/2015(Xem: 9212)
Trước trung thu nhiều người có hỏi tôi: “Ở Sài Gòn, tết trung thu, ngoài phố lồng đèn bạn có biết đi đâu được nữa không?”. Tôi cũng tự băn khoăn, liệu trung thu năm nay mình sẽ làm gì, đi đâu để trung thu tuổi 19 không chỉ là câu chuyện của sum vầy, của chiếc bánh trung thu được san sẻ cùng chị cùng mẹ. Tôi muốn trung thu này sẽ còn là câu chuyện của ý nghĩa, của niềm hạnh phúc, của yêu thương, của ấn tượng khó phai. Và tôi đã có lựa chọn cho chính mình - cùng vun đắp Trung thu này cùng CLB yêu sách Thái Hà và những mầm non nơi xa xôi đô thành.
01/10/2015(Xem: 8334)
Vạn Dặm Rong Chơi, Đường Rộng Mở _ Thích Từ Lực
01/10/2015(Xem: 6992)
Tu là gì ? “Tu là quá trình: 1/ quán chiếu nội tâm, 2/ làm triệt tiêu bản ngã và 3/ chuyển hóa nghiệp lực của mình” đây là ba điều kiện tiên quyết, cốt yếu và tinh túy nhất, trong phận sự người tu.
30/09/2015(Xem: 6651)
Phật giáo Khánh Hòa từng tạo những sự kiện lớn trong bao năm qua, việc tổ chức kỷ niệm 25 năm thành lập trường Trung cấp Phật học điểm thêm dấu son vào giáo sử tỉnh nhà, như từng lưu dấu suốt thời chấn hưng Phật giáo mà Khánh Hòa là một trong những địa phương từng được các bậc chân đức như cố Hòa Thượng T.Đổng Minh, cố HT T.Trí Nghiêm, cố HT T.Chí Tín, cố HT T.Trí Thủ, cố HT T.Thiện Minh, cố HT T.Thiện Siêu, cố HT T.Huyền Quang... góp công hình thành Phật sự.
28/09/2015(Xem: 10102)
Hôm chủ nhật cuối tuần ngày 20.09.2015, lớp ngành Thanh Gia Đình Phật Tử Tâm Minh tại Chùa Viên Giác, Hannover do mình hướng dẫn đã thảo luận về đề tài "Duyên Khởi và Dòng người tỵ nạn tại Âu Châu". Vì sao mình chọn đề tài nóng bỏng này cho các em thảo luận? Bởi các em là những thanh thiếu niên đã có bằng tú tài hoặc đang học đại học, cần có một cái nhìn mọi sự kiện xảy ra trong cuộc sống hàng ngày, cũng như ngay chính bản thân mình bằng lăng kính giáo lý Phật Đà, để phát lòng từ bi rộng lớn, chứ không phải từ bi "có điều kiện"! Điều này sẽ giúp cho các em tăng thêm sự hiểu biết về giáo lý thực dụng của Đức Thế Tôn khi trao đổi với bạn bè khác trong trường. Là một Phật tử, ta nên tập quán chiếu mọi pháp thế gian qua lăng kính Phật Giáo, thì sẽ nhận ra được "Phật pháp không ngoài thế gian giác!"
27/09/2015(Xem: 5779)
Chùa Đá Vàng là kỳ quan tôn giáo của người Myanmar đồng thời là câu hỏi chưa có lời giải đáp của ngành khoa học địa lý. Chùa Đá Vàng hay Kyaiktiyo là điểm hành hương Phật giáo nổi tiếng thứ ba tại Myanmar, sau chùa Swedagon và đền Mahamuni, cách Yangon 200 km. Ngôi chùa nằm chơi vơi trên tảng đá khổng lồ ở vị trí chênh vênh cạnh vách núi cao 1.100 m. Những ai lần đầu nhìn đều cảm tưởng hòn đá sẽ lăn ngay xuống vực. Truyền thuyết Myanmar lý giải cho bố cục kỳ lạ này bằng câu chuyện của Đức Phật, tương truyền bảo tháp trên hòn đá chính là sợi tóc của ngài. Dù bạn có tin vào truyền thuyết hay không, trong khoa học địa lý đây là hiện tượng không thể lý giải.
27/09/2015(Xem: 10114)
Khi sống con người hay lãng phí thời gian làm những việc vô nghĩa, bởi lòng tham lam, ích kỷ của chính mình, tích chứa tiền bạc của cải nhưng không giúp gì cho ai? Có một con cáo đã phát hiện ra một chuồng gà, nó bèn tìm cách tiếp cận nhưng vì cáo nhà ta quá mập nên không thể chui lọt vào chuồng để ăn gà. Thế là nó đành phải nhịn đói suốt ba ngày liền mới có thể vào được chuồng gà. Sau khi vào được, nó đã ăn no nê để bù lại những ngày nhịn đói, giờ đây chiếc bụng của cáo đã phình to ra, nên không thể nào ra được nữa, thế là cáo đành phải nhịn đói trở lại ba ngày mới có thể ra khỏi chuồng gà.
25/09/2015(Xem: 7849)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói rằng ở tuổi 80 của tôi thuộc thế hệ thế kỷ 20. Những người trẻ dưới 30 tuổi thuộc thế hệ của thế kỷ 21. Ngài thừa nhận rằng thế hệ của thế kỷ 20 đã tạo ra nhiều vấn đề, bao gồm cả thiệt hại cho môi trường. Một số ý tưởng của họ, chẳng hạn như quan điểm cho rằng vấn đề có thể được giải quyết bằng vũ lực hiện nay là hoàn toàn lỗi thời. Đức Đạt Lai Lạt Ma từ bến phà Millbank Pier đi đến The The O2 Arena, Greenwich, Luân Đôn, Vương quốc Anh. 19/09/2015. (Ảnh: Jeremy Russell)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]