Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm hiểu Phật giáo Nguyên Thủy

10/04/201111:19(Xem: 18668)
Tìm hiểu Phật giáo Nguyên Thủy

TÌM HIỂU PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

Thích Hạnh Bình

177timhieupgnt-bia

MỤC LỤC

1.QUAN ÐIỂM TU TẬP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Ðức Phật chỉ là vị Ðạo sư

III. Niềm tin và sự hiểu biết

IV. Ý nghĩa của sự“thấy” và“biết”

V. Nguồn gốc khổ đau của con người

a.Cái không thật có ở ngoài gây phiền muộn

b. Cái không thật có ở trong gây phiền muộn

VI. Ý nghĩa của sự tu tập

VII. Bảy phương pháp đoạn trừ phiền não

1. Phiền não do tri kiến đoạn trừ

2. Phiền não do phòng hộ đoạn trừ

3. Phiền não do thọ dụng đoạn trừ

4. Phiền não do kham nhẫn đoạn trừ

5. Phiền não do tránh né đoạn trừ

6. Phiền não do trừ diệt đoạn trừ

7. Phiền não do tu tập đoạn trừ

VIII. Kết luận

2. QUAN ÐIỂM NGHIỆP TRONG PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY

I. Dẫn luận

II. Tinh thần và mục đích giáo dục của đức Phật

III. Nghiệp trong A hàm và Nikàya

1. Ý nghĩa Kinh Tiểu Nghiệp Phân Biệt

a- Sự khác biệt giữa người sống lâu và kẻ chết yểu

b - Sự khác biệt giữa người đẹp và kẻ xấu

c- Sự khác biệt giữa người có địa vị và kẻ không có địa vị

d- Sự khác biệt giữa người giàu và kẻ nghèo

2. Ý nghĩa Kinh Ðại Nghiệp Phân Biệt

a- Phần duyên khởi

b- Phần nội dung

c- Ðức Phật giải thích về cảm thọ

d- Quan điểm của Sa-môn Bà-la-môn

3.Lời giải thích của đức Phật về sự sai khác của bốn hạng người

4.Sự dị biệt giữa quan điểm nghiệp của Kỳ na giáo và Phật giáo

5. Nghiệp và vô ngã

6. Giá trị học thuyết nghiệp đối với con người và xã hội

a. Học thuyết nghiệp là định hướng đời sống hạnh phúc cho con người

b. Học thuyết nghiệp là nền tảng xây dựng một xã hội lành mạnh và đạo đức

3. LẬP TRƯỜNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHẬT PHÁP

4. VỊ TRÍ THÁNH ÐIỂN HOA VĂN TRONG PHẬT GIÁO THẾ GIỚI

Lời nói đầu

Mặc dù thời gian học tập và giảng dạy tại Ðài Loan của tôi rất bận rộn, nhưng tôi cũng dành một ít thời gian dịch và viết một số bài viết thuần túy nghiên cứu Phật học, với nhã ý giới thiệu đến giới Phật tử người Việt một số tư liệu mới và cần thiết trong việc tìm hiểu đạo Phật.

Trong thời gian tôi giảng dạy Phật học ở Ðài Loan, cũng như một vài lớp Phật học dành cho người Việt, tôi có một cảm nhận chung rằng, hầu như tất cả học viên chỉ biết Phật học qua tư tưởng Phật giáo Ðại thừa. Ðối với hệtư tưởng Phật giáo Nguyên thủy và Bộ phái dường như rất mới lạ. Trong suốt quá trình học Phật cho tôi một kinh nghiệm nho nhỏ rằng, nếu chúng ta không nắm được tư tưởng Phật học Nguyên thủy (Kinh A hàm hay Nikàya) thì rất khó hiểu được tư tưởng Phật giáo Bộ phái; và cũng thế, nếu như chúng ta không nắm vững những vấn đề thảo luận cốt lõi trong A-tỳ-đàm thì tư tưởng Phật giáo Ðại thừa rất khó hiểu được một cách có hệ thống. Ðây là lý do tại sao tôi giới thiệu đến quí độc giả tư tưởng Kinh A-hàm và Nikàya, là hai nguồn tư liệu có thể nói được xuất hiện sớm nhất và quan trọng nhất trong Phật giáo.

Tác phẩm Tìm hiểu đạo Phật Nguyên thủybao gồm những bài viết và dịch của tôi trong thời gian gần đây. Trong đó, bài viết của tôi thảo luận hai chuyên đề: “Quan điểm tu tập trong Phật giáo Nguyên thủy”“Quan điểm Nghiệp trong Phật giáo Nguyên thủy”. Với nội dung trình bày những vấn đề như: Tu tập, niềm tin, trí tuệ, phiền não, nghiệp và nhân quả... Ðây là những vấn đề cơ bản mà người Phật tử cần nắm bắt, cũng là những vấn đề mà Phật tử thường hỏi đi hỏi lại. Phương pháp trình bày và cách lý giải trong tác phẩm này, tôi hoàn toàn dựa vào kinh điển, nếu độc giả có điểm nào hoài nghi có thể tra cứu trong kinh điển đã được trích dẫn.

Phần còn lại, là hai bài viết của Hòa thượng Ấn Thuận do tôi chuyển dịch sang Việt ngữ với tựa đề:“Lập trường và phương pháp nghiên cứu Phật học”, với nội dung Hòa thượng nói lên kinh nghiệm và quan điểm của mình trong quá trình nghiên cứu tìm hiểu đạo Phật, trong đó cho chúng ta những kinh nghiệm đáng quí trong việc học Phật.Và bài thứ hai với tựađề: “Vị trí thánh điển Hoa văn đối với Phật giáo trênthế giới”. Bài này Hòa thượng nói lên tầm quan trọng nguồn tư liệu bằng chữ Hán trong công tác tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử tư tưởng Phật giáo Ấn Ðộ. Trong đó tác giả làm một công tác so sánh giữa nguồn tư liệu Pàli văn và Tạng văn rất có giá trị. Qua hai bài viết này, không nhiều thì ít gợi ý cho độc giả một cái nhìn mới về đạo Phật. Tôi tin rằng nó giúp cho quí vị rất nhiều trong việc tìm hiểu Phật học, cũng là câu trả lời thích đáng mà chúng ta băn khoăn do dự từ trước đến nay. Lý do mà tôi đưa hai bài viết vào tác phẩm này với nhã ý gợi ý người đọc có thêm kiến thức khái quát về những nguồn tư liệu Phật giáo khác nhau, trong đó nguồn tư liệu Hán tạng phong phú hơn cả. Ðồng thời, cho chúng ta biết về tình trạng Phật giáo Trung Quốc trong thời của Hòa thượng. Trước tình trạng đó, Hoà thượng đã nỗ lực làm gì để cống hiến cho Phật pháp.

Hòa thượng Ấn Thuận không những chỉ là bậc cao tăng ở Taiwan, mà còn là một học giả nổi tiếng chuyên nghiên cứu Phật học. Ngài đã trước tác trên dưới 40 tác phẩm thuần về Phật học. Sách của ngài được giới học giả đánh giá cao, và được liệt kê vào sách tham khảo cho ngành nghiên cứu Phật học của các trường đại học ở đây.

Có thể nói, đây là tác phẩm đầu tay bằng tiếng Việt của tôi, nói lên tinh thần học tập và nhiệt tâm nghiên cứu Phật học của tác giả trong thời gian qua. Tôi xem đây như là món quà tinh thần của mình gởi đến tất cả Phật tử và độc giả. Rất mong góp một phần rất nhỏ và có ích lợi trong việc tìm hiểu Phật pháp của độc giả.

Nơi đây, tôi rất mong đón nhận lời chỉ giáo của tất cả thiện hữu tri thức.

Tác giả kính đề

Source: quangduc.com
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/08/2010(Xem: 7604)
Sứ mệnh doanh nghiệp là hợp tác để cùng phát triển, cùng có lợi. Hợp tác mà một bên thắng và một bên thua giống như hình thức bóc lột thời phong kiến hay phạm giới ăn cắp. Trong một trò chơi mà ai cũng thắng thì ra về ai cũng thấy vui. Sứ mệnh doanh nghiệp là tái lập truyền thông giữa người với người, người và cộng đồng, người và thiên nhiên. Sự giao tiếp và truyền thông giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các phòng ban, giữa các nhóm làm việc và giữa môi trường bên trong và môi trường bên ngoài là nhiệm vụ nòng cốt của doanh nghiệp.
28/08/2010(Xem: 61640)
Quyển 6 • Buổi Pháp Thoại Trên Đỉnh Cao Linh Thứu (Gijjhakūṭa) • Ruộng Phước • Tuệ Phân Tích Của Tôn Giả Sāriputta • MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI CHÍN (Năm 569 trước TL)- Mỹ Nhân Giá Mấy Xu? • Chuyện Cô Sirimā • Móc Cho Con Mắt Đẹp • Ngạ Quỷ Mình Trăn • Cùng Một Nguyên Lý • “Hớt” Phước Của Người Nghèo! • Ghi chú đặc biệt về hạ thứ 19: • MÙA AN CƯ THỨ HAI MƯƠI (Năm 568 trước TL)-Phước Cho Quả Hiện Tại • Bảy Thánh Sản • Chuyện Kể Về Cõi Trời • Hóa Độ Gia Đình Thợ Săn • Nhân Duyên Quá Khứ
28/08/2010(Xem: 6778)
Tiền bạc của cải là phương tiện trao đổi để sử dụng hữu ích trong mối quan hệ của đời sống như ăn uống, ngủ nghỉ là nhu cầu cần thiết của con người. Về cơ bản, con người là chúng sinh cõi dục, do dục mà được sinh ra và hiện hữu, con người cần có các nhu cầu ăn, mặc, ở, bệnh, nghỉ ngơi, giải trí, hoạt động đi lại, giao tiếp và thưởng thức các cảm xúc khoái lạc giác quan v.v…Con người không thể sống mà không ăn uống, ngủ nghỉ, vui chơi giải trí, thư giãn sau khi làm việc.
28/08/2010(Xem: 10356)
Khi sinh ra, chúng tôi lên tàu và gặp cha mẹ của chúng tôi, và chúng tôi tin rằng họ sẽ luôn luôn đi về phía chúng tôi. Tuy nhiên, tại một số trạm cha mẹ của chúng tôi sẽ bước xuống từ xe lửa, để lại cho chúng tôi trong hành trình này một mình. Khi thời gian trôi qua, những người khác sẽ lên tàu; và họ sẽ có ý nghĩa anh chị em của chúng tôi là, bạn bè, trẻ em, và thậm chí cả tình yêu của cuộc sống của chúng tôi.
28/08/2010(Xem: 58371)
Sau khi sinh hoạt của hội chúng đã tạm thời đi vào quy củ, nền nếp; đức Phật thấy thời tiết có nắng nhẹ, trời không lạnh lắm, thuận lợi cho việc du hành nên quyết định rời Gayāsīsa, đến kinh đô Rājagaha, đường xa chừng sáu do-tuần. Thấy đoàn sa-môn quá đông, khó khăn cho việc khất thực, đức Phật gợi ý với ba anh em Kassapa cho chúng đệ tử phân thành từng nhóm,
28/08/2010(Xem: 8384)
Trước hết, tôi chân thành cảm tạ Hội đồng Điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam tại Huế đã dành cho tôi vinh dự đọc một bài thuyết trình trong buổi lễ mãn khóa long trọng này. Tuy dạy học ở xa, tôi vẫn luôn luôn gần gũi Học viện, tưởng như đây là nơi gắn bó nhất với cuộc đời của mình. Ở đây, và chỉ ở đây, tôi mới tìm được khung cảnh đáp ứng đồng thời hai nhu cầu của tôi - nhu cầu tri thức và nhu cầu đạo đức. Trong các trường đại học mà tôi dạy ở xa, tôi có cảm tưởng như chỉ sống một nửa. Không khí mà tôi thở trong Học viện cho tôi được sống vẹn toàn cả hai nhu cầu. Tôi mong được sống vẹn toàn như vậy trong bài thuyết trình này.
28/08/2010(Xem: 8462)
Nếu chúng ta thọ năm giới, và khuyến khích mọi người trong gia đình ta thọ năm giới, thì ngày đó là ngày hạnh phúc nhất trong cuộc đời ta, vì gia đình ta sẽ được duy trì, và cuộc sống gia đình đơn giản, tốt đẹp sẽ ảnh hưởng đến những gia đình khác trong xã hội.
27/08/2010(Xem: 19322)
1. Dạy con trẻ vạn lời hay, không bằng nửa ngày làm gương, làm mẫu 2. Cha mẹ chỉ biết cho, chẳng biết đòi; Con cái thích vòi mà không biết trả 3. Dâu, rể tốt cha mẹ được đề cao; Con cái hỗn hào đứt mười khúc ruột 4. Cha mẹ dạy điều hay, kêu lắm lời, bước chân vào đời ngớ nga ngớ ngẩn 5. Cha nỡ coi khinh, mẹ dám coi thường, bước chân ra đường không trộm thì cướp 6. Cha mẹ ngồi đấy không hỏi, không han, bước vào cơ quan cúi chào thủ trưởng 7. Con trai chào trăm câu không bằng nàng dâu một lời thăm hỏi 8. Khôn đừng cãi người già, chớ có dại mà chửi nhau với trẻ
27/08/2010(Xem: 23636)
Còn nghĩ rằng “Đời là thế, vốn dĩ đời là thế”, “giữa cuộc đời cũng chỉ thế mà thôi”. Trước hiên nhà, lá rụng đầy sân, Chớm lộc mới, ngát hương đường cũ. Vậy nên: Hương xưa còn đọng trên đường, Ngàn lau lách ấy xem dường trinh nguyên. Âm ba tiếng hát đỗ quyên, Lung linh trăng nước xe duyên sơn hà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]