Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các học giả Anh quốc và Phật giáo Âu Mỹ

29/03/201102:58(Xem: 13161)
Các học giả Anh quốc và Phật giáo Âu Mỹ

CÁC HỌC GIẢ ANH QUỐC VÀ PHẬT GIÁO ÂU MỸ
HT.Thích Trí Chơn
Nhà xuất bản Phương Đông 2010

cachocgiaanhquoc-phatgiaoaumy-bia

LIGIITHIU

Tác phẩm “Các học giả Anh quốc và Phật giáo Âu Mỹ” của HT. Thích Trí Chơn là tác phẩm đầu tiên về thể tài này ở Việt Nam, phác thảobức tranh về những đóng góp tri thức của giới học giả Anh quốc cho sự hoằng truyền và mở rộng Phật giáo ở phương Tây.

Mặc dù tác giả khiêm tốn xác định phạm vi ảnh hưởng trong các châu lục Âu Mỹ, sự đóng góp của 20 tác giả và dịch giả Phật học nổi tiếng được nêu trong tác phẩm này vượt xa các giới hạn địa lý và châu lục. Cácđóng góp tri thức mang tính toàn cầu của các học giả Anh quốc đã góp phần to lớn trong việc giúp cho cộng đồng thế giới biết rõ được con đường minh triết cũng như các giá trị văn hóa, đạo đức và tâm linh đặc sắc của đạo Phật vốn đã tồn tại ở châu Á gần 26 thế kỷ. Các đóng góp nàyđã làm thay đổi cục diện tôn giáo toàn cầu, đánh tan các lập luận thiếuthiện chí như đức Phật chỉ là một huyền thoại, không phải là nhân vật lịch sử; học thuyết của đức Phật chỉ là sự tích hợp tâm linh của Bà-la-môn giáo.

Hàng trăm các dịch phẩm từ kinh tạng Pàli và các tác phẩm giới thiệu về tư tưởng, triết lý và lịch sử đạo Phật của các học giả trong quyển sách này đã làm thay đổi nhận thức của giới lãnh đạo chính trị, triết học và tôn giáo toàn cầu từ hậu bán thế kỷ XIX trở đi. Nhờ các nỗ lực khai thông trí thức, con đường truyền bá Phật giáo cho cộng đồng quốc tếngoài châu Á ngày càng được rộng mở. Nhờ đó, Phật giáo trong bối cảnh toàn cầu hoá được xem là tôn giáo ngoại lai phát triển nhanh nhất và mạnh nhất trong thế giới Âu Mỹ. Điều đáng ngạc nhiên và thán phục, con đường truyền bá Phật giáo thực ra là sự đánh thức lương tâm, thuyết phụctrí thức và tâm linh phương Tây; khác hoàn toàn với lịch sử truyền giáocủa các đạo Công giáo, Tin Lành và Hồi giáo ở châu Á vốn gắn liền với dấu giày thực dân xâm lược.

Trong số 20 tác giả và dịch giả nổi tiếng, đã có 5 vị là Hòa thượng bao gồm Silacara, Ananda Metteya, Ernet Hunt, Nanamoli, Sangharakshita và một nữ học giả trở thành Tỳ- kheo ni cuối đời là I.B. Horner. Để tiệnbề tra khảo về phương diện lịch sử và các đóng góp, HT. Thích Trí Chơn đã sắp xếp các tác giả và dịch giả Phật học theo niên đại thời gian, bắtđầu từ George Turnour (1799-1843) và kết thúc ở Sangha- rashita (1925-), người còn sống duy nhất trong các học giả tên tuổi đóng góp to lớn cho nền Phật học phương Tây.

Mỗi nhân vật trong tác phẩm được biết đến qua hai gốc độ: thân thế sựnghiệp và các tác phẩm/dịch phẩm. Giới thiệu một cách ngắn gọn, tác giảđã phác họa chân dung của các nhà Phật học Anh quốc tầm cỡ, trong số đócũng có những người theo Thiên Chúa giáo và Tin Lành giáo từ khi biết đạo Phật đến lúc qua đời. Điều đó cho thấy các giá trị minh triết của Phật giáo vượt khỏi các rào cản của tôn giáo, địa lý và thời gian, tiếp tục tồn tại đến ngày hôm nay, phục vụ cho lợi ích của số đông, mang lại an vui hạnh phúc cho con người.

Tôi tin tưởng rằng tác phẩm này không chỉ là tài liệu tham khảo có giá trị cho ngành lịch sử truyền bá Phật giáo quốc tế mà còn là những bài học về sự đóng góp và hy sinh. Nói cách khác, các đóng góp về hoằng pháp càng gặp nhiều thách đố và khó khăn chừng nào càng tỏa sáng các giátrị phục vụ nhân sinh.

Dù không trình bày hết những đóng góp của các tác giả và dịch giả Phật học trong một quyển sách khái quát này, HT. Thích Trí Chơn đã làm một công việc rất có ý nghĩa và giá trị tham khảo cho các nhà Phật học Việt Nam. Giới thiệu và xuất bản tác phẩm này đến quý độc giả như cách gián tiếp thể hiện lòng tôn kính và tri ân với các nhà hoằng pháp tiền bối trong tác phẩm này nói riêng và trên toàn hành tinh nói chung.

Kính mong Phật pháp mãi trường tồn và mỗi người con Phật đều là nhữngngọn đuốc soi đường cho công trình “Vì lợi ích cho số đông, vì phúc lợicho loài người” mà đức Phật đã kêu gọi ngay sau khi thành đạo dưới cội Bồ-đề.

Thích Nhật Từ


LỜI NÓIÐU

Kể từ sau ngày đức Thế Tôn nhập diệt vào năm 543 trước Tây Lịch, theocổ sử Phật Giáo, vua A Dục (Asoka) của Ấn Ðộ (trị vì: 273-232 trước T.L.) là vị vua Phật tử đầu tiên đã có công truyền bá Phật Giáo đến các nước Tích Lan (Sri Lanka), Miến Ðiện và nhiều quốc gia Á Châu khác. Bia ký của A Dục cho biết rằng đức vua cũng đã gửi các phái đoàn hoằng pháp đến Macedonia, một vương quốc Châu Âu thời cổ (nay thuộc miền bắc Hy Lạp), Tiểu Á và Ai Cập. Nhưng rất tiếc ngày nay không một sử liệu nào ghi chép về những phái đoàn truyền giáo của vua A Dục còn tìm thấy tại các vùng nói trên.

Theo tài liệu của các học giả Tây Phương, sự tiếp xúc giữa Châu Âu với Ấn Ðộ khởi đầu kể từ khi Alexander the Great (A Lịch Sơn Ðại Ðế: 356-323 trước T.L.) của Macedonia (Hy Lạp) mang quân sang xâm lăng phía bắc xứ này vào năm 326 trước Tây Lịch. Ông Megasthenes (250-290 trước T.L.), sử gia Hy Lạp vào năm 300 trước Tây Lịch, với tư cách là sứ thần đã đến viếng thăm kinh đô Pataliputra (Hoa Thị Thành) dưới triều vua Chandragupta của Ấn Ðộ (324-300 trước T.L.). Năm trăm năm sau Megasthenes trong cổ sử Hy Lạp, lần đầu tiên người ta thấy có ghi chép nhắc đến Phật Giáo.

Nhưng vào các thế kỷ sau đó, thế giới Tây Phương hầu như không ai biết gì về Phật Giáo. Ðến thế kỷ 13, Marco Polo (1271-1295) nhà du lịch ÝÐại Lợi, sau khi đi vòng quanh viếng thăm nhiều nước Á Châu trở về, trong cuốn du ký “Description of the World” (Tường Thuật về ThếGiới), ông có trình bày qua về lịch sử đức Phật cùng những sinh hoạt Phật Giáo ở Trung Hoa, Tây Tạng và Tích Lan v.. v.. Năm 1497-98, Vasco da Gama (1460-1524), nhà hàng hải Bồ Ðào Nha du hành bằng đường thủy sang Ấn Ðộ mở đầu một trang sử mới trong việc giao thương giữa Á và Âu Châu.

Từ thế kỷ XVI đến XVIII nhiều giáo đoàn Thiên Chúa đã sang truyền đạoở các nước Ðông Phương. Một số giáo sĩ vì muốn thuận lợi, thành công trong việc rao giảng đạo Chúa nên họ đã cố gắng tìm hiểu các phong tục, tập quán và tín ngưỡng của dân chúng địa phương để thích nghi. Do đó, họthấy cần liên lạc, tiếp xúc học hỏi với các nhà Sư Nam Tông ở Ấn Ðộ, Tích Lan, Miến Ðiện, Thái Lan, Lào quốc lẫn Bắc Tông tại Trung Hoa, Tây Tạng và Nhật Bản v.. v..

Chẳng hạn năm 1542, Franciscus Xaverius (1506-1552), một giáo sĩ DòngTên (Jesuit) Tây Ban Nha đã qua Ấn Ðộ và năm sau ông đế Goa (miền Tây Ấn). Tại đây, Xaverius gặp Yagiro, một thương gia Nhật Bản và ông này đãgiải thích cho Xaverius biết về lịch sử đức Phật, lễ nghi và đời sống của chư Tăng theo Phật Giáo. Ngày 24-09-1714, giáo sĩ Dòng Tên Ippolito Desideri (1684-1733) rời Delhi (Ấn Ðộ) đi Lhasa (Tây Tạng) và ông tới đây ngày 18-03-1716. Linh mục Desideri đã vào ở trong chùa năm năm để học tiếng Tây Tạng và nghiên cứu Phật Giáo.

Tuy nhiên từ những thế kỷ đầu công nguyên đến thế kỷ XVIII, đa số những người Châu Âu trong đó có các giáo sĩ Thiên Chúa, thích tìm hiểu Phật Giáo chỉ vì lý do tò mò, hiếu kỳ hoặc mong thành công trong việc giao thương buôn bán cũng như nhằm vào các mục tiêu vì quyền lợi chính trị hay tôn giáo chứ không phải họ thực tâm muốn học hỏi, hành trì đúng theo những lời dạy của đức Phật.

Có thể nói từ thế kỷ XIX trở về sau các nhà trí thức Tây phương mới bắt đầu chú tâm nghiên cứu Phật Giáo qua kinh tạng Nam Tông tiếng Pali hoặc Bắc Tông tiếng Phạn (Sanskrit). Các học giả này bao gồm cả Phật tử và không Phật tử của nhiều quốc gia Âu-Mỹ từ Anh, Pháp, Ðức, Ý, Bỉ, Hòa Lan, Ðan Mạch, Thụy Ðiển đến Hung Gia Lợi, Nga Sô và Hoa Kỳ v.. v..

Chẳng hạn hai nhà ngôn ngữ học Pháp Eugene Burnouf (1801-1852) và ÐứcChristian Lassen (1800-1876) lần đầu tiên đã chung soạn cuốn tiếng Pháp“Essai sur le Pali” (Văn Phạm tiếng Pali) xuất bản vào năm 1826.

Học giả Ðức Karl Eugen Neumann (1865-1915) tốt nghiệp Tiến Sĩ (Ph.D.)về cổ ngữ Pali và Phạn (Sanskrit) tại đại học Leipzig năm 1890. Năm 1894, ông sang nghiên cứu Phật Giáo nhiều năm tại Ấn Ðộ và Tích Lan. Sauđó, ông đã dịch một số kinh Phật từ Pali ra tiếng Ðức như Kinh Trung Bộ(Majjhima Nikaya) xuất bản vào những năm 1896, 1902; và Trưởng Lão Tăng Kệ (Theragàthà), Trưởng Lão Ni Kệ (Therigàthà), ấn hành năm 1898.

Nhà ngữ học Ðan Mạch Michael Viggo Fausboll (1824-1908), tốt nghiệp đại học Copenhagen và thông suốt Pali lẫn Phạn Ngữ. Mặc dù không phải làPhật tử nhưng ông rất ngưỡng mộ đức Phật. Fausboll đã phiên âm tiếng Pali theo mẫu tự La Tinh kinh Pháp Cú (Dhammapada), xuất bản năm 1855. Ông cũng dịch từ Pali ra Anh văn những bài kinh trong Kinh Tập (SuttaNipàta) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddhaka Nikàya) năm 1881 và hoàn tất toàn tập năm 1884.

Louis de la Vallée Poussin (1869-1939), nhà Phật Học Bỉ (Belgium), tốt nghiệp môn ngôn ngữ học tại đại học Louvain (Bỉ) và Sorbonne (Pháp).Năm 1895, ông được mời làm giáo sư dạy tại đại học Ghent (Bỉ) hơn 30 năm và trong thời gian này ông chuyên nghiên cứu Phật Giáo, đặc biệt về phái Nhất Thiết Hữu Bộ (Sarvastivadin) của Nam Tông. Công trình vĩ đại của giáo sư Poussin là ông đã dịch từ Phạn (Sanskrit) ra tiếng Pháp Bộ Luận Câu Xá (Abhidharmakosa) của ngài Thế Thân (Vasubandhu) vào những năm 1923-1931.

Nói tóm, sự đóng góp của các nhà Phật Học Âu Mỹ cho nền Phật Giáo TâyPhương từ thế kỷ XIX đến nay qua những công trình trước tác, dịch thuậtcủa họ thật vô cùng to lớn. Rất khó cho chúng tôi có thể trình bày, liệt kê hết tất cả những học giả của các quốc gia Âu-Mỹ nói trên trong một cuốn sách. Do vậy, tác phẩm sau đây chúng tôi chỉ xin giới thiệu vớiquý bạn đọc hai mươi (20) nhà Phật Học danh tiếng gồm cư sĩ lẫn chư Tăng của Anh quốc mà thôi. Tương lai có dịp chúng tôi sẽ viết về sự đónggóp cho nền Phật Giáo Âu Mỹ của các học giả ở những nước khác như Ðức, Pháp, Hòa Lan, Ðan Mạch, Nga và Hoa Kỳ v.. v..

Mặc dù đã cố gắng hết sức tìm tòi và tra cứu ở nhiều tài liệu kinh điển, sách báo Phật Giáo, chúng tôi chắc chắn vẫn không tránh khỏi có những điều sai lầm, sơ sót. Chúng tôi kính mong quý chư tôn thiền đức, và các bậc cao minh thức giả sẽ vui lòng bổ chính cho những lỗi lầm thiếu sót nếu có, để sau này cuốn sách sẽ được hoàn chỉnh, đầy đủ hơn trong kỳ tái bản.

Phật Học Viện Quốc Tế

Ngày 15 tháng 08 năm 1996

Mùa An Cư năm Bính Tý

HT. THÍCH TRÍ CHƠN

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
11/03/2015(Xem: 24097)
Món quà để lại lúc lâm chung của một vị Thầy thuốc Trung y cao tuổi, thật quá tuyệt vời! Tổng cộng có 100 điều, mỗi điều đều rất cao thâm, nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần, nó sẽ giúp bạn đề cao nhận thức đối với sức khỏe!
11/03/2015(Xem: 8005)
Chúng tôi về thăm Trúc Lâm Bảo Sơn, huyện Tóc Tiên, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vào cuối giờ chiều. Vùng đất nơi đây khá cằn cõi nhưng cây xanh thì rất nhiều. Đón chúng tôi là sư cô còn rất trẻ. Trà và mứt đủ loại được bày ra như một bữa tiệc. Hóa ra quý sư cô nơi đây sản xuất mứt, vừa để ăn, để tặng, vừa mang bán kiểm tiền kiến thiết chùa và giúp đời.
11/03/2015(Xem: 12722)
Đối với vạn vật trong cõi nhân gian, Phật giáo đều có sự quan sát thấu đáo, hiểu rõ thiên có thiên lý, địa có địa lý, nhân có nhân lý, vật có vật lý, tình có tình lý, tâm có tâm lý. Trên thế gian bất kỳ sự vật gì cũng có cái “lý” riêng biệt của nó, địa lý phong thủy tất nhiên cũng có “nguyên lý” của nó.
06/03/2015(Xem: 7901)
Mai năm nay nở sớm trước Tết. Qua Tết thì những cánh hoa vàng đã rụng đầy cội, và trên cây, lá xanh ươm lộc mới. Quanh vườn, các nhánh phong lan tiếp tục khoe sắc rực rỡ giữa trời xuân giá buốt. Đêm đến, trời trong mây tịnh, vườn sau đón ngập ánh trăng, tạo một không gian huyền ảo lung linh. Đã không có những ngày xuân rực nắng, không có những đêm xuân ấm cúng tiếng đàn câu ca và những chung trà bằng hữu; nhưng chân tình của kẻ gần người xa, vẫn luôn tỏa sự nồng nàn, tha thiết. Cái gì thực thì còn mãi với thời gian thăm thẳm, vượt khỏi những cách ngăn của không gian vời vợi.
27/02/2015(Xem: 9237)
Con người sinh ra, họ khổ đau, rồi họ chết. Theo Anatole France, đó là điều mà kẻ uyên bác đã từng tóm lược về thân phận loài người. Mặt khác, một số nhà tư tưởng tự do nói rằng: "Con người là guồng máy nhỏ, cấu tạo bởi sự sắp xếp ngẫu nhiên của các nguyên tử và phát triển theo quá trình tiến hóa tự nhiên. Đau khổ không thể nào tránh khỏi trong cuộc đấu tranh của con người cho sự sống còn. Không có ý nghĩa nào khác hơn, cũng chẳng mục đích chi cao cả. Chết là sự tan rã của các phần tử hóa học; không còn gì tồn tại."
26/02/2015(Xem: 7224)
Đôi khi, tôi đọc kinh, và đôi khi đọc thơ. Thường là vào sáng sớm, hay giấc khuya, khi không gian tĩnh lặng. Từng chữ đọc lên trong tâm, đọc thầm lặng, nghe âm vang ngấm toàn thân. Nhấp một ngụm trà, để nghe chữ tan vào hồn. Trong lòng thanh thản, nhìn thấy từng chữ khởi lên trong tâm, nhìn thấy từng nghĩa trải trên trang giấy. Trong cái tịch lặng của đêm và cái âm vang của chữ trong tâm mình không còn biên giới – nơi đó, không gọi được là tịch hay động.
14/02/2015(Xem: 8123)
Người Phật tử là những con trai, con gái ngoan của Đức Phật. Một lẽ tất nhiên Ngài đã dạy cho chúng ta những kỹ năng cơ bản nhất để tránh những phiền muộn không mong muốn trong tình duyên.
07/02/2015(Xem: 12952)
Chùa tôi có khoảnh vườn nhỏ khoảng 100m2. Trước đây ai cho gì trồng nấy. Đi đâu thấy cây, cỏ, hoa lạ liền mua về dúi vào vườn rồi chăm sóc, rồi ngắm nghía, rồi thỏa thích. Ngày qua ngày cái vườn nhỏ xíu mà trăm cây giành khoe sắc.
03/02/2015(Xem: 12322)
Tôi là Phật tử, nhà tôi thờ Phật đã hơn 10 năm nay, bàn thờ có một bát hương thờ Phật và một bát hương thờ gia tiên. Cách đây vài tuần, có người bạn từ miền Bắc vào chơi và có hỏi bát hương nhà tôi đã được các thầy bốc chưa. Tôi trả lời, bát hương trên bàn thờ chỉ có tro sạch, ngoài ra không có gì cả.
03/02/2015(Xem: 11239)
Một phóng viên nhà báo đăng lên trang nhất kể rằng vào năm 2008, khi phóng viên và bạn mình đang ngồi ăn tối trong nhà hàng thì thấy một người đàn ông đứng ngoài hành lang của khách sạn. Họ nghĩ ông ấy đến một mình nên quyết định mời ông cùng ăn tối. Nhưng ông từ chối không ăn và nói rằng ông đang phải đi đến phòng tập thể dục.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]