Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Viết Cho Con Gái

24/02/201108:29(Xem: 7133)
Viết Cho Con Gái

VIẾT CHO CON GÁI
Tác giả: Lại Thế Luyện - Kim Phụng
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 144 trang

Cùng các bậc cha mẹ (Thay lời tựa)

Con cái không chỉ là tương lai tuổi già của chúng ta, mà còn là một phần vô cùng quan trọng ngay trong cuộc sống hiện tại mỗi ngày. Vào những buổi chiều, nhìn con chập chững những bước đi đầu tiên trước sân nhà, trái tim bạn bỗng ngập tràn hạnh phúc. Nhưng rồi khi đưa mắt nhìn về phía chân trời xa, bạn băn khoăn tự hỏi: mình phải quan tâm, dạy dỗ con như thế nào đây? Bởi vì, chính việc biết sớm quan tâm, dạy dỗ con cái ngay từ tuổi ấu thơ mới tạo nên những bước phát triển vững chắc trong suốt đường đời này của con cái bạn.
Việc giáo dục con người phải được bắt đầu tuổi ấu thơ, từ gốc rễ gia đình. Giáo dục con cái – tức là chuẩn bị hành trang cần thiết cho con cái bước vào đời – là một công việc đầy khó khăn và phức tạp! Đây là trách nhiệm cao cả nhưng cũng rất nặng nề đặt lên vai các bậc làm cha mẹ! Thế nhưng, ngày nay rất nhiều bậc cha mẹ nuôi dạy con giống như hối hả tham gia vào một cuộc chạy việt dã, nghĩa là chưa chuẩn bị gì nhiều trước khi tham gia cuộc chạy đầy cam go này...
Theo dòng chảy hối hả của thời gian, cùng những công việc mưu sinh vất vả, bỗng một ngày, bạn thấy con gái yêu của mình đã bước vào tuổi thiếu niên. Con bạn mỗi lúc một lớn lên thì bạn cũng càng thêm tuổi. Sự cách biệt khá xa về tâm lý của hai lứa tuổi càng tạo thêm cho bạn nhiều vấn đề nan giải trong việc giáo dục con – những vấn đề mà trước đây bạn chưa từng gặp.
Ngày nay, nhiều bậc cha mẹ vì lý do công việc mà thiếu thời gian dành cho gia đình, thiếu sự quan tâm đúng mức đến con cái. Phần lớn những nguyên nhân gia đình tan vỡ hoặc con cái hư hỏng đều bắt nguồn từ việc cha mẹ thiếu quan tâm hoặc không có đủ thời gian để nói chuyện với con. Đặc biệt, trong bối cảnh xã hội ngày càng phức tạp, nếu cha mẹ bỏ bê, lơ là thì các con – nhất là con gái – do chưa đủ kinh nghiệm sống nên rất dễ vướng phải những sai lầm khó lường, như bị lôi kéo vào những điều xấu, những mặt trái không mong muốn của xã hội!
°°°
Với cương vị của người làm cha mẹ, bạn muốn dành thời gian chăm sóc, quan tâm, định hướng tương lai cho con, và nhất là muốn được trò chuyện với con, lắng nghe những tâm sự, khúc mắc của con... Có thể bạn chủ quan cho rằng, trước đây mình đã từng sống qua lứa tuổi của con mình rồi, nên bạn chắc chắn là mình có đủ – thậm chí có thừa – những kinh nghiệm cần thiết để giáo dục con. Thế nhưng, dường như đứa con gái bé bỏng đáng yêu ngày nào nay không còn thích nghe những lời lẽ giáo điều, nặng nề, những bài học đạo đức cứng nhắc, rập khuôn, và cả những lý lẽ thiếu thực tế, mang tính áp đặt của bạn nữa! Bạn bực mình vì sao tính tình của con lại trở nên ương bướng quá đỗi! Bạn chẳng thể nào hiểu nổi con mình đang nghĩ gì, đang cần gì và muốn gì?
Bạn càng tìm cách áp đặt con cái phải nghe theo những lý lẽ đúng đắn của mình thì con bạn lại càng không nghe lời bạn. Điều này thật dễ hiểu, vì bạn tìm cách áp đặt tức là bạn đang gây ra sự ức chế tâm lý cho con cái bạn đấy! Là cha mẹ, nếu chúng ta tìm cách can thiệp vào các vấn đề của con cái một cách thiếu khéo léo, tế nhị, chắc chắn con cái chúng ta sẽ tìm cách lại.
Vậy thì, chúng ta phải làm sao đây? Vấn đề càng trở nên nan giải!
Chính vì vậy, trong việc giáo dục con cái ngày nay, một trong những điều quan trọng được đặt ra là: cha mẹ cần phải tìm được cách nói chuyện phù hợp, sao cho những gì mình nói ra thật sự mang tính thuyết phục đối với con cái. Đôi khi, những lời tâm sự nhẹ nhàng lại có tác dụng khắc sâu những ý nghĩ tốt đẹp nơi tâm hồn con cái nhiều hơn so với những lời la mắng hà khắc, nóng nảy hoặc gàn dở...
Cuộc sống ngày của chúng ta vô cùng phong phú, nhưng cũng quá đỗi phức tạp! Cho nên, cha mẹ cần định hướng cho con – nhất là con đang ở lứa tuổi thiếu niên – có được những cái nhìn đúng đắn về cuộc sống, về tình bạn, tình yêu, về định hướng nghề nghiệp tương lai... Cha mẹ tuyệt đối không nên có những hành động kiểu như la mắng, cấm đoán, ngăn cản, áp đặt... đối với con cái. Điều quan trọng là hãy để con cái được bước đi trên chính đôi chân của chúng. Cha mẹ chỉ là người hỗ trợ khi cần.
°°°
Với tập sách này, chúng tôi mượn hình thức những lá thư – mỗi lá thư đều chứa đựng những bài học thiết yếu nhất trong việc giáo dục con cái – . Trước đây, chúng tôi đã ra mắt bạn đọc cuốn "cho trai". Còn cuốn bạn đang cầm trên tay đây bao gồm những lá thư viết riêng cho con gái. Sở dĩ chúng tôi tách ra làm hai tập sách khác nhau vì giáo dục con trai và con gái phải khác nhau, do có sự khác biệt cơ bản về những đặc điểm phát triển trên các mặt tâm sinh lý của hai phái nam nữ.
Giáo dục con trai và con gái đều là những công việc đầy khó khăn, nhưng giáo dục con gái thì càng chứa đựng nhiều vấn đề phức tạp, tế nhị hơn rất nhiều. Mọi tác động giáo dục của các bậc cha mẹ phải thực sự phù hợp với đặc điểm riêng của từng phái thì mới có hiệu quả!
Bạn hãy cuốn sách này như một món quà tặng tinh thần giản dị! Đôi khi, chỉ cần trao nó cho con gái yêu của mình với một ánh mắt chan chứa yêu thương, có thể đã đủ để thay cho những lời muốn nói với con! Rồi sẽ đến một ngày, con gái bạn cầm trên tay món quà bạn đã gửi tặng mà cảm thấy tình cảm yêu thương trong lòng trào dâng!
Với sự quan tâm, lo lắng, cố gắng tìm hiểu những đặc điểm tâm lý của con, cộng với một chút động viên, khích lệ đúng lúc, kịp thời, bạn hoàn toàn có cơ sở để tin tưởng một cách vững chắc rằng, con của bạn nhất định sẽ là một đứa con gái tốt, một công dân tốt và là một người phụ nữ có ích cho xã hội mai sau...
Chân thành chúc bạn sẽ có những người con ngoan ngoãn, xinh đẹp, giỏi giang. Đến một ngày, khi các con bạn đều đã trưởng thành, tương lai tuổi già của bạn nhất định sẽ là một cuộc sống mãn nguyện, tràn đầy hạnh phúc – như bạn hằng mong!
Thân ái!
Các tác giả

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/10/2011(Xem: 10407)
Khi người ta đến để nghe tôi giảng, nhiều người làm như thế với mục tiêu đón nhận một thông điệp hay một kỹ năng cho việc bảo vệ niềm hòa bình nội tại và cho việc đạt đến một sự thành công trong đời sống. Một số người có thể đơn giản biểu lộ sự tò mò, nhưng điều quan trọng nên biết là tất cả chúng ta giống nhau, tất cả là những con người. Tôi không có gì đặc biệt: tôi chỉ là một ông thầy tu giản dị. Chỉ là một con người. Và tất cả chúng ta đều có khả năng cho những điều tốt đẹp cũng như những điều xấu xí. Cũng thế, tất cả chúng ta đều có quyền để hướng dẫn những đời sống hạnhphúc. Điều này có nghĩa là những ngày và những đêm vui vẻ; trong cách này, đời sống chúng ta trở nên hạnh phúc.
22/10/2011(Xem: 7686)
Người thì cho rằng Đạo pháp – Dharma – do Đức Phật thuyết giảng là một tôn giáo, kẻ lại cho đấy là triết học, có người xem Đạo pháp là một nền luân lý, thế nhưng cũng có người quả quyết Đạo pháp củaĐức Phật là một khoa học tâm linh. Thật ra thì không có nhãn hiệu nào hàm chứa đầy đủ ý nghĩa để biểu trưng cho Đạo pháp một cách trung thực.
21/10/2011(Xem: 8310)
Ngày xưa, đức Phật tọa thiền 49 ngày đêm dưới cội Bồ Đề đến khi sao mai mọc thì Ngài chứng Lục Thông và đắc Tam Minh trở thành bậc Vô thượng Bồ Đề cho nên Lục Thông (lục thần thông) là sáu diệu dụng vô ngại tự tại của Phật.
21/10/2011(Xem: 7581)
Ngày xưa, sau 49 ngày đêm thiền định dưới cội Bồ-đề, đức Phật Thích Ca đã tìm ra con đường giải thoát, có được thanh tịnh Niết bàn và giác ngộ viên mãn. Sau khi thành đạo, Ngài đến vườn nai ở xứ Ba-la-nại để thuyết giảng chân lý Tứ Diệu Đế cho nhóm ông Kiều Trần Như để chuyển bánh xe pháp và năm vị đệ tử đầu tiên này đều trở thành A la hán.
21/10/2011(Xem: 8416)
Danh từ Hạnh Phúc cũng như Thực Phẩm, có nhiều nghĩa khác nhau. Có thức ăn cho kẻ nghèo, cho người trung lưu và hạng người giàu sang. Có những loại thức ăn quốc tế, sản xuất từ các vùng khác nhau, tất cả đều bồi dưỡng cho cơ thể. Hạnh Phúc cũng thế. Tùy theo giai cấp và sự hiểu biết mà con người có cách nhìn khác nhau về hạnh phúc. Hạng người trí thức có quan điểm hạnh phúc khác với những người bình dân sống cuộc đời đơn giản, nhưng các bậc Giác Ngộ mới đạt được Hạnh Phúc Tối Thượng.
20/10/2011(Xem: 9543)
Bên nắng hồng xưa cũ Màu lam phủ chân đồi đời người bao suơng gió niềm tin vẫn lên ngôi Gió thức giấc sáng nay sưởi ấm lòng ẩn sĩ bên vô ngã vô thường an nhiên cùng chánh pháp ..
20/10/2011(Xem: 8123)
Chúng ta tự khẳng định là con của Đức Phật, nhưng chưa thấy Phật thì phải đi tìm Phật, như đi tìm người cha mà mình bị thất lạc; đó là quá trình tu hành của giai đoạn một. Và đến giai đoạn hai, khi tìm được Phật là thấy Phật rồi, chúng ta mới thật sự học Phật, làm theo Phật, là giai đoạn ba.
11/10/2011(Xem: 8110)
Cho dù bạn chỉ có một giờ để sống, một phút để sống, mục đíchcủa cuộc đời vẫn là sống vì sự lợi lạc của người khác, với một trái timtốt lành, với lòng bi mẫn đối với người khác.
09/10/2011(Xem: 6907)
Tôi thích lang thang trên hè phố để ngắm nhìn những em bé đang tung tăng cắp sách đến trường. Những khu chợ đông vui mà trật tự, đường phố thì khang trang và sạch sẽ.
06/10/2011(Xem: 7990)
Ở đây một trong những người thầy vĩ đại của thời đại chúng ta đặc biệt nói chuyện cùng những người trẻ và trình bày một triết lý thực tế của sự giáo dục không liên quan gì đến những cống hiến hiện nay trong hầu hết những trường học và đại học của chúng ta. Krishnamurti phơi bày những gốc rễ của sợ hãi và loại bỏ những thói quen được thiết lập sâu thẳm của truyền thống, mô phỏng, và thành kiến.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]