Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sống đẹp giữa dòng đời

23/02/201115:17(Xem: 12263)
Sống đẹp giữa dòng đời

SỐNG ĐẸP GIỮA DÒNG ĐỜI
Tác giả: Nguyên Minh
NXB: Phụ Nữ
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 224 trang

853

Lời nói đầu

Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”

Vâng, quả thật không có một chuẩn mực, một phong cách sống nào có thể làm hài lòng được tất cả mọi người. Chúng ta phải buồn bã mà thừa nhận điều đó, cho dù chính chúng ta là những con người, và đều là đối tượng đáng “than phiền” vì sự khó tính ... nói chung. Và bất cứ một nỗ lực nào nhằm vạch ra một chuẩn mực sống có thể làm hài lòng tất cả mọi người đều phải đi đến thất bại. Sở dĩ như thế, đơn giản chỉ là vì cách nhìn của mỗi người về cung cách xử thế, về cái gọi là một “chuẩn mực chung”, đều có sự khác biệt, không ai hoàn toàn giống với ai.

Tuy nhiên, cũng từ xa xưa, con người đã biết đến sự cần thiết phải vạch ra những quy tắc sống chung cho mỗi cộng đồng. Vì mối liên hệ qua lại lẫn nhau, nên dù muốn dù không vẫn phải có những “nguyên tắc chung” để mỗi thành viên tuân theo, đảm bảo cho sự hoà hợp tối thiểu của một cộng đồng.

Vì thế, chúng ta không lấy làm lạ khi thấy mỗi xã hội khác nhau từ đông sang tây đều có những phong tục, tập quán khác nhau, hình thành từ những cung cách, những chuẩn mực sống khác nhau.

Tầm quan trọng của những “nguyên tắc sống chung” như thế cũng thay đổi khác nhau qua từng thời đại. Vào buổi ban sơ của loài người, khi chưa có luật pháp – hoặc nói đúng hơn là luật pháp chưa có sự hoàn chỉnh và hiệu quả quản lý xã hội như bây giờ, những “nguyên tắc sống chung” như thế là tối cần thiết, vì nó giúp ngăn ngừa những sự va chạm lẫn nhau giữa các thành viên trong cộng đồng. Đến những xã hội có tổ chức cao hơn như vào thời phong kiến, một số “nguyên tắc” được chuyển sang thành “luật” và được các nhà cai trị dựa theo để quản lý xã hội. Tuy nhiên, cộng đồng xã hội vào những thời kỳ ấy vẫn còn là quá rộng lớn so với tầm kiểm soát của các vị vua chúa, và rất nhiều “nguyên tắc” được tự nguyện tuân theo ở từng địa phương, chúng hình thành nên những tập tục, những “lệ làng”.

Tiến lên các hình thức xã hội dân chủ của thời cận hiện đại, những “nguyên tắc sống chung” của cộng đồng xã hội được nhìn nhận theo một mức độ chính xác và đầy đủ, hợp lý hơn, nhờ vào sự tiến bộ về nhận thức và trình độ tổ chức của con người. Đến đây, tất cả những gì xét thấy là thiết yếu cho sinh hoạt của cộng đồng đã được ghi nhận cụ thể thành luật pháp, và mỗi thành viên trong xã hội bắt buộc phải tuân theo.

Tuy nhiên, ngoài luật pháp ra, vẫn còn rất nhiều điều khác mà mỗi thành viên của cộng đồng đều phải biết và tuân theo, nếu không muốn bị những thành viên khác xem là xa lạ hoặc lập dị. Những điều này bao gồm tất cả những cung cách sinh hoạt, ứng xử trong gia đình, ngoài xã hội, trong từng trường hợp nhất định, với những quan hệ nhất định... Rất nhiều điều trong số này khá vụn vặt, tế nhị, không thật sự ảnh hưởng gì đến trật tự xã hội, nhưng đặc biệt tạo ra ấn tượng đối với những người chung quanh, bởi vì nó bộc lộ rõ cá tính, sự hiểu biết hoặc tinh tế của mỗi con người. Nhưng nếu xét cho cùng, chính những điều này sẽ góp phần không nhỏ trong việc làm đẹp xã hội.

Gần đây có khá nhiều những tập sách viết về phép lịch sự, thuật xử thế... thật ra đều là đề cập đến nội dung này. Tuy nhiên, như đã nói từ đầu, thật khó mà có thể đưa ra được những chuẩn mực làm hài lòng tất cả mọi người! Hơn thế nữa, vì những điều này không đủ quan trọng đến mức được đưa vào luật pháp, nên việc tuân thủ hay không, và tuân thủ đến mức độ nào... đều tuỳ thuộc vào nhận thức riêng của mỗi thời đại, mỗi con người.

Ở đây nói đến yếu tố thời đại, bởi vì quả thật nó có ảnh hưởng đến vấn đề đang đề cập. Chẳng hạn, trong xã hội Á Đông ngày xưa, có rất nhiều điều tuy chẳng thành “luật” nhưng lại có giá trị tuyệt đối phải tuân theo đối với mọi người... Lấy ví dụ như việc thủ tiết thờ chồng của những goá phụ trẻ, hoặc như quan điểm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy” khi cưới gả ... Hầu như không có thành viên nào trong cộng đồng dám nghĩ đến việc đi ngược lại những “nguyên tắc sống” như thế.

Nhưng vào thời đại mà quyền tự do cá nhân được nâng cao chưa từng thấy như ngày nay, những việc như thế không còn nữa. Người phụ nữ có thể vẫn thủ tiết thờ chồng nếu như cô ta xét thấy điều đó là phù hợp với quan điểm sống của mình; con cái có thể vẫn hoàn toàn vâng theo sự sắp đặt của cha mẹ trong hôn nhân, nếu thấy điều đó là hợp lý ... Nhưng trong cả hai trường hợp, họ không phải chịu áp lực tâm lý từ cộng đồng để bắt buộc phải làm như thế... mà hoàn toàn là do nơi sự chọn lựa của riêng mình.

Trong một bối cảnh như thế, rất nhiều nguyên tắc của ngày xưa đã không còn tồn tại nữa, và những gì còn được giữ lại cũng có ảnh hưởng đến cộng đồng theo một cách khác hơn ngày xưa. Chẳng hạn như, ngày nay con cái không nghe lời cha mẹ không phải là điều tuyệt đối bao giờ cũng sai trái, mà rất nhiều người cho rằng còn phải xét cụ thể vấn đề gì, trong trường hợp nào... trước khi kết luận. Hoặc trong quan hệ vợ chồng, vai trò của người vợ cũng đã khác xưa rất nhiều. Và rất nhiều thay đổi khác nữa không thể kể hết ra đây... Những thay đổi đó, đôi khi là tích cực, nhưng đôi khi cũng là những mất mát lớn lao cho truyền thống của cộng đồng dân tộc. Điều đó hoàn toàn tuỳ thuộc vào sự nhận thức của từng cá nhân trong mỗi hành vi ứng xử.

Tập sách này không có tham vọng được xếp thêm vào cùng với những cuốn sách “dạy đời” vốn đã khá nhiều. Người viết chỉ muốn căn cứ vào một số nhận thức “xưa và nay” để trao đổi về một cách sống thế nào để có thể được xem là “sống đẹp”. Và bởi vì mỗi một chuẩn mực được đề cập đến đều chịu sự chi phối của dòng chảy thời gian, sự thay đổi trong đời sống xã hội, nên tạm lấy nhan đề là “Sống đẹp giữa dòng đời”.

Trong phạm vi đó, chúng ta sẽ mặc nhiên cùng nhau thừa nhận một vài điều. Trước hết, một “lối sống đẹp” không bao giờ có thể được hình dung hoàn toàn giống nhau đối với mọi người. Có thể liên tưởng so sánh với cách hiểu về một bức tranh đẹp, không phải ai cũng nhìn nhận như nhau. Điểm chung mà chúng ta có thể gặp nhau là “cái đẹp”. Còn đẹp đến mức độ nào, sâu sắc, tinh tế hay tầm thường, nông cạn... điều đó còn tuỳ theo cảm nhận riêng của mỗi người, và hoàn toàn không thuộc phạm vi bàn cãi.

Ngoài ra, vì giá trị “cái đẹp” ở đây được nhận thức trong thời đại này, “giữa dòng đời” này, nên đôi khi sẽ không hẳn là giống với những giá trị xưa cũ, nhưng cũng không có nghĩa là hoàn toàn khác biệt. Điều mà phạm vi trao đổi của chúng ta cố gắng nhắm đến là gìn giữ tối đa những nét đẹp còn “hợp thời”, và đề xuất thay đổi những gì không còn phù hợp. Qua đó, chúng ta cũng chấp nhận một điều là, với sự trôi chảy của dòng đời, một số nét đẹp của chúng ta hôm nay, ngày mai sẽ không còn được xem là đẹp nữa.

Với mong muốn góp phần “đi tìm cái đẹp”, người viết đã cố gắng mạnh dạn vượt qua nỗi e sợ tất nhiên về trình độ và kiến thức giới hạn, để trình bày trong tập sách mỏng này những suy nghĩ, nhận thức của riêng mình. Hy vọng rằng, một việc làm xuất phát từ tấm lòng chân thật như thế sẽ có thể nhận được sự rộng lòng tha thứ từ quý vị độc giả về những sai sót tất nhiên không sao tránh khỏi.


Nguyên Minh


Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/03/2015(Xem: 7980)
Từ khi lộ ánh trăng thiền Tri ân sâu nặng cơ duyên cuộc đời Vô ngôn sáng giữa muôn lời Dấn thân thế sự, chẳng rời Tánh Không. ---
23/03/2015(Xem: 9466)
Từ xa xưa đã có hiện tượng cư sĩ tham gia tu tập Thiền, Tịnh Độ và học tập nghiên cứu Phật Học; nhưng thời cổ đại, việc cư sĩ tại gia học Phật là hành vi tự phát riêng lẻ, không có tổ chức đoàn thể đại chúng cùng tu tập. Trong quá trình lịch sử phát triển của Phật giáo Trung Quốc, các cư sĩ có vai trò rất tích cực trong việc học và hoằng dương đạo Phật, trải qua nhiều thời đại đã xuất hiện không ít những vị cư sĩ có cống hiến lớn lao với đạo. Đến thời nhà Thanh, do mạng mạch truyền thừa bị gián đoạn do đó khiến Phật Giáo suy yếu. Sau đó có cư sĩ Dương Nhân San phát tâm gánh vác, vận động lập ra hình thức đoàn thể cư sĩ để phục hưng Phật giáo. Tiến hành các hoạt động kết tập, in ấn, phát hành kinh điển, mở trường lớp, nghiên cứu Phật giáo, bồi dưỡng nhân tài, cải cách hưng long Phật giáo, đó chính là thời kỳ đầu phát triển của Cư sĩ Phật giáo.
20/03/2015(Xem: 9148)
Nhà sư Alan Piercey là một tu sĩ Phật giáo làm việc tại bệnh viện ở Burnie và cũng từng tham gia bán chocolate để gây quỹ. Đối với những cư dân ở bờ biển Tây bắc Burnie (Tasmania, Úc), thầy được biết đến với nhiều tên gọi, nhưng cái tên phổ biến nhất được lấy từ một bộ phim hoạt hình nổi tiếng. “Pháp danh tôi là Shih Jingang” (phát âm là Cher Gin Gun) - thầy nói. “Thế nhưng hầu hết mọi người sống quanh bệnh viện khu vực Tây bắc tại Burnie này gọi tôi là Sifu (sư phụ).
19/03/2015(Xem: 7531)
Đây không phải là lần đầu tiên tôi được Thọ Bát, được làm “Ni Cô chải tóc bên dòng suối“ một ngày một đêm đâu các bạn ạ! Từ bao năm nay hễ chùa Linh Thứu có lên lịch trình Thọ Bát là có mặt tôi, cho dù ngày ấy tuyết phủ ngập chùa, hay mưa dầm giăng lối. Nhưng chẳng bao giờ tôi tu trọn vẹn được đầy đủ 24 giờ tinh khôi cả, cứ buổi cháo chiều vừa dùng xong tôi đã tìm đường ra xe về nhà để sáng mai lên chùa sớm cho kịp buổi công phu khuya. Hay nhiều khi không thể tham dự được tôi cũng cố lên chùa nghe cho được bài Pháp mới thật hả dạ. Tất cả cũng chỉ vì Gia Duyên còn ràng buộc như câu các Thầy truyền giới vẫn thường đọc trong những buổi Thọ Bát Quan Trai, nên sự thể mới như vậy mà thôi.
19/03/2015(Xem: 7004)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33]
19/03/2015(Xem: 7606)
Theo quan điểm của Phật giáo “hạnh phúc” là sự đoạn trừ tâm tham ái, để hiểu rõ vấn đề này, người viết xin chia sẻ quý vị quan điểm này như sau: Chúng ta đang sống trong cõi Ta-bà như mảnh vườn hoang luôn bị chế ngự bởi dục vọng khổ đau, bệnh tật, sầu hận, chết chóc… Con người bao giờ cũng muốn vươn lên từ đời sống thấp hèn để tìm một cái gì đó cao đẹp và an lạc hơn đằng sau bức tường đầy sự hấp dẫn của ngũ dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người cảm nhận qua tri giác hay còn gọi là tham ái.
15/03/2015(Xem: 6246)
Tôi có hai người bạn. Là bạn nhưng họ trẻ hơn tôi quãng chục tuổi. Là bạn vì chúng tôi khá quý mến nhau, có nhiều điểm tương đồng và hay sinh hoạt bên nhau. Tên khai sinh của họ là Châu Thương và Mỹ Hằng. Pháp danh của hai bạn này là Nguyên Niệm là Thánh Đức. Điểm thú vị rằng đây lại là một cặp vợ chồng.
14/03/2015(Xem: 8306)
Việc tu hành trên hết là để giải tỏa áp lực của tâm lý. Và áp lực đó nếu nghĩ theo cách thông thường, thì nó luôn đến từ ngoại giới. Vì chúng ta sống trong đời sống, mà không có một tấm lòng để gió cuốn đi. Mà chúng ta chỉ sống với nhau luôn bằng tham, sân, si, cho nên áp lực sẽ đến với chúng ta liên tục là đương nhiên. Nhưng nếu chúng ta quanh năm ngồi một chỗ không đi đâu cả, thì tâm lý vẫn có vấn đề khó khăn như thường. Đó là do chúng ta luôn sống trong vọng tưởng, và ảo tưởng mà thành ra như thế thôi.
13/03/2015(Xem: 9702)
Chánh Niệm cho Tình Yêu Bài của Đỗ Thiền Đăng Diễn đọc: Trọng Nghĩa - Mộng Lan
12/03/2015(Xem: 10167)
Đạo Phật ngày càng suy đồi, tha hoá, “mạt pháp”, nguyên nhân thì nhiều, nhưng đôi khi vì trong giới tu sĩ và cư sĩ không trang bị đủ kiến thức của giáo pháp như thực - tức là giáo pháp cội rễ - mà chỉ chạy theo cành, nhánh, ngọn lắm hoa và nhiều trái. Từ đấy, khó phân biệt đâu là đạo Phật chơn chánh, đâu là đạo Phật đã bị biến chất, chạy theo thị hiếu dung thường của thế gian. Đôi nơi đạo Phật còn bị trộn lẫn với tín ngưỡng duy linh và cả tín ngưỡng nhân gian nữa... Nhiều lắm, không kể xiết đâu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]