Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng mất thời gian vì những điều vụn vặt

18/02/201114:50(Xem: 14203)
Đừng mất thời gian vì những điều vụn vặt

ĐỪNG MẤT THỜI GIAN VÌ NHỮNG ĐIỀU VỤN VẶT
Tác giả: Nguyễn Minh Tiến dịch
NXB: Văn hóa Thông tin
Khổ sách: 13x19cm
Độ dày: 288 trang


377

Lời giới thiệu

Ngày nay, trong khuynh hướng của một xã hội đang trên đà phát triển, cuộc sống của chúng ta cũng ngày càng phức tạp, hối hả hơn nhiều. Ở những thành phố lớn, nhiều người đã bắt đầu có những thời biểu làm việc vượt quá mức của một cuộc sống bình thường. Điều đó dẫn đến một nhịp sống bận rộn, khó khăn hơn, khiến cho con người phần nào dễ mất đi những phẩm chất tốt đẹp, cởi mở của mình. Và những căng thẳng, khó khăn trong cuộc sống, theo quy luật muôn đời cuối cùng rồi cũng đều đổ dồn về dưới mái gia đình: nơi dung chứa tất cả những vui, buồn, vinh quang, thất bại của mỗi con người. Chính vì thế, cung cách cư xử trong gia đình ngày nay cũng không còn đơn sơ, giản dị như trước đây vài ba thập kỷ nữa. Chúng ta đang rất cần chú ý đến những mối quan hệ gia đình trong môi trường mới, nhằm có thể duy trì và phát triển được hạnh phúc ngay cả trong những điều kiện khó khăn nhất mà cuộc sống đòi hỏi.

Tiến sĩ Richard Carlson là một nhà tâm lý nổi tiếng của Hoa Kỳ, đã viết nhiều sách hướng dẫn về cách ứng xử trong gia đình, và cũng thường xuyên diễn thuyết nhiều nơi về đề tài này, kể cả một số chương trình trên các đài truyền hình và truyền thanh quốc gia. Chuyển dịch tập sách nhỏ này của ông sang Việt ngữ, chúng tôi hy vọng giới thiệu được với độc giả Việt Nam một số trong những cách nhìn nhận của ông về các vấn đề trong cuộc sống gia đình, cũng như nhiều giải pháp thiết thật nhằm mang lại hạnh phúc thật sự.


Tất nhiên độc giả Việt Nam sẽ không tránh khỏi cảm giác xa lạ với một vài vấn đề trong sách, do những bối cảnh xã hội có phần khác nhau. Nhưng nhìn chung thì phần lớn vẫn là những phân tích, nhận xét rất bổ ích và có thể vận dụng sáng tạo trong điều kiện của chính chúng ta. Xét cho cùng, đây là những vấn đề về con người, vì thế cũng không khác nhau mấy trên cả hành tinh này. Thành công của Richard là ở chỗ ông không đặt ra những vấn đề quá to tát, mà thường chỉ là những việc nhỏ nhặt, nhưng thiết thực, cọ xát với cuộc sống hàng ngày của mỗi người. Những giải pháp ông đề ra lại rất đơn giản, dễ thực hiện, nhưng đưa đến nhiều kết quả bất ngờ. Bản thân người dịch, ngay trong quá trình dịch sách này, cũng không giấu giếm là đã áp dụng một số giải pháp được trình bày trong sách, với những kết quả tuy còn khiêm tốn nhưng cũng vô cùng quý giá trong cuộc sống gia đình.


Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc với niềm hy vọng rất đơn sơ là «chia ngọt, sẻ bùi».

Người dịch

Source: rongmotamhon

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/01/2011(Xem: 36639)
Từ ngày 6 đến ngày 16 tháng 6 năm 2007 này, Đức Đạt Lai Lạt Ma sẽ viếng thăm Úc Châu, đây là chuyến thăm Úc lần thứ năm của Ngài để giảng dạy Phật Pháp. Mọi người đang trông đợi sự xuất hiện của ngài. Bốn lần viếng thăm Úc trước đây đã diễn ra vào các năm 1982, 1992, 1996, 2002, đặc biệt trong lần viếng thăm và hoằng pháp lần thứ tư năm 2002, đã có trên 110. 000 người trên khắp các thủ phủ như Melbourne, Geelong, Sydney, và Canberra đến lắng nghe ngài thuyết giảng để thay đổi và thăng hoa đời sống tâm linh của mình.
04/01/2011(Xem: 51885)
QUYỂN 5 MÙA AN CƯ THỨ MƯỜI BỐN (Năm 574 trước TL) 91 CÁC LOẠI CỎ Đầu Xuân, khi trời mát mẻ, đức Phật tính chuyện lên đường trở về Sāvatthi. Thấy hội chúng quá đông, đức Phật bảo chư vị trưởng lão mỗi vị dẫn mỗi nhóm, mỗi chúng phân phối theo nhiều lộ trình, qua nhiều thôn làng để tiện việc khất thực. Hôm kia, trời chiều, cạnh một khu rừng, với đại chúng vây quanh, đức Phật ngắm nhìn một bọn trẻ đang quây quần vui chơi bên một đám bò đang ăn cỏ; và xa xa bên kia, lại có một đám trẻ khác dường như đang lựa tìm để cắt những đám cỏ xanh non hơn; ngài chợt mỉm cười cất tiếng gọi:
04/01/2011(Xem: 9344)
Có bốn ý nghĩa của thành đạo là: (i) con đường đi đến Giải Thoát là Trung Đạo; (ii) bằng nỗ lực của tự thân, với sự tu tập đúng Pháp, con người có thể giác ngộ ngay tại đời này; (iii) nội dung của Thành Đạo là giải thoát, giải thoát đây là giải thoát khỏi tham ái, chấp thủ mà không cần thiết phải chạy trốn khỏi cuộc đời, và (iv) mười đạo quân của ma vương không phải là một thế lực vô minh từ bên ngoài mà chính là ngay tại tâm ta.
03/01/2011(Xem: 19264)
Ðạo Phật dạy rằng tâm là nhân duyên chính khiến ta bị luân hồi. Nhưng cũng chính tâm lại là cái duyên lớn nhất giúp ta thoát vòng sanh tử.
02/01/2011(Xem: 12066)
Chúng ta an vị Phật là rước Phật trong lòng chúng ta đem thờ tại chùa, để khi nhìn thấy Phật tại chùa mà nhớ Phật trong lòng của chúng ta...
02/01/2011(Xem: 6771)
Đêm tối, trần gian le lói những vì sao, những vì sao sáng băng qua rồi vụt mất… vạn đại ngôi sao lấp lánh trên nền trời tinh hoa tư tưởng, khoa học… đã được thắp sáng và truyền thừa bất tận để đáp ứng nhu cầu căn bản cho nhân thế, trước hết là khỏe mạnh, no cơm ấm áo, các phương tiện thích thời, xa hơn là nhu cầu xử thế, và đặc biệt là khát vọng tri thức…hàng vạn vĩ nhân đã hút mất trong cõi thiên thu vô cùng nhưng sự cống hiến và âm hưởng của họ vẫn bất diệt đến bây giờ và nghìn sau nữa.
31/12/2010(Xem: 7381)
Pháp thoại: Chùa Phật Quang
30/12/2010(Xem: 7484)
Dâng hương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét văn hoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật...
30/12/2010(Xem: 9549)
Trong đầm gì đẹp bằng Sen. Lá xanh bông trắng, lại chen nhụy vàng. Nhụy vàng bông trắng lá xanh. Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn.
30/12/2010(Xem: 7388)
Thông thường cho rằng, muốn hiểu được nhân quả trong ba đời thì phải có túc mạng thông để biết các sự vật thuộc đời quá khứ, phải có thiên nhãn thông để biết các chuyện vị lai. Đó là một quan điểm hình như đúng mà thực ra là sai.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]