Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

An Lạc Từng Bước Chân

20/01/201103:30(Xem: 18575)
An Lạc Từng Bước Chân

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Phương Pháp thực Tập Hạnh Phúc

Thích Nhất Hạnh

Chân Nguyện dịch từ bản Anh ngữ
Nhà Xuất Bản Lá Bối, Hoa Kỳ, 1995

an-lac-tung-buoc-chan-content

Mục Lục

Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Lời giới thiệu

Phần 1

HƠI THỞ Ý THỨC

HƠI THỞ MẦU NHIỆM

Hai Mươi Bốn Giờ Tinh Khôi

Cây Bồ Công Anh

Hơi Thở Ý Thức

Hiện tại

Bớt Suy Nghĩ Lại.

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm Trong Từng Phút Giây

Ngồi Đâu Cũng Là Ngồi Thiền

Thiền tọa

Chuông Chánh Điện

Chiếc Bánh Thời Thơ Ấu

Bí Tích Thánh Thể

Ăn Cơm Chánh Niệm

Rửa Chén

Thiền Hành

Thiền Điện Thoại

Thiền Lái Xe

Quay Về Một Mối

Cắt Cỏ Và Thở

Vô Nguyện

Đời Sống Là Một Tác Phẩm Nghệ Thuật

Hy Vọng Trông Chờ Đôi Khi Là Một Trở Ngại

Bông hoa và nụ cười ngài Ca Diếp

Phòng Thở

Cuộc hành trình vẫn tiếp tục

Phần hai

CHUYỂN HÓA VÀ TRỊ LIỆU

Dòng Sông Cảm Thọ

Không Cắt Bỏ

Chuyển Hóa Những Cảm Thọ

Ý Thức Về Cái Giận

Đập gối để trút cái giận

Đi thiền hành khi đang giận

Luộc khoai

Nguồn gốc của cái giận

Nội Kết

Sống Chung Hòa Hợp

Bàn Tay Của Bạn

Cha Mẹ

Giữ Gìn Và Nuôi Dưỡng Những Hạt Giống Tốt

Tiếp Xúc Với Những Gì Mầu Nhiệm

Trách Móc Không Giúp Được Gì

Hiểu Và Thương

Tình Thương Chân Thật

Từ Bi Quán

Thiền ôm

Đầu Tư Vào Tăng Thân

Cháu chắt là niềm vui của ông bà

Tăng Thân Tu Học

Đạo Phật Đi Vào Cuộc Đời

Phần ba

AN LẠC TỪNG BƯỚC CHÂN

Tương Tức

Hoa Và Rác

Vững Chãi Thảnh Thơi

Tinh Thần Bất Nhị

Chữa Trị Những Vết Thương Chiến Tranh

Trái Tim Mặt Trời

Nhìn Sâu

Nghệ Thuật Sống Tỉnh Thức

Nuôi Dưỡng Chánh Niệm

Bức Thư Tình

Bổn Phận Người Công Dân

Bảo vệ thân tâm là giữ gìn sinh môi một cách rộng lớn.

Nguồn Gốc Chiến Tranh

Câu Chuyện Chiếc Lá

Chúng Ta Cùng Một Nhân Thể

Hòa Giải

Hãy Gọi Đúng Tên Tôi

Khổ Đau Là Chất Liệu Nuôi Dưỡng Tình Thương

Tình Thương Qua Hành Động

Câu Chuyện Của Dòng Sông

Xây Dựng Thế Kỷ Thứ Hai Mươi Mốt

Lời tựa của Đức Đạt Lai Lạt Ma

Muốn đem lại hòa bình cho thế giới, trước hết mỗi người chúng ta phải tự chuyển hoá chính mình. Đó là con đường cam go nhưng không còn con đường nào khác. Đi tới đâu tôi cũng nhắc nhở điều đó và tôi sung sướng khi thấy nhiều người từ nhiều tầng lớp cũng đồng quan điểm này. An Lạc phải bắt đầu từ nơi mỗi chúng ta mà từ, bi, hỉ, xảlà nền tảng. Có từ, bi, hỉ, xả, thì đi đâu ta cũng gieo rắc tình thương và sự hoà hợp, đi đâu ta cũng đem an lạc, hạnh phúc đến cho mọi người và mọi loài.
Cuốn sách An Lạc Từng Bước Chân của thầy Nhất Hạnh là kim chỉ nam cho mỗi chúng ta trên con đường cam go ấy. Thầy dạy phép quán niệm hơi thở để giúp ta giữ sự an lạc của thân tâm và thấy được sự liên hệ mật thiết giữa sự an lạc của thân tâm ta và của thế giới. Đây là một cuốn sách giá trị, có thể thay đổi được hoàn cảnh xã hội và đời sống một con người.

Lời giới thiệu

Của nhà Xuất bản PARALLAX, Hoa Kỳ

Sáng nay khi đi thiền hành qua khu rừng sồi xanh tươi, tôi thấy mặt trời đỏ chói hiện ra ở chân trời. Quang cảnh rực rỡ làm tôi nhớ lại chuyến đi Ấn Độ với thầy Nhất Hạnh hai năm về trước. Trên con đường đi đến một cái đồng gần Bồ Đề Đạo Tràng, cả phái đoàn dừng lại nghỉ chân trước một cánh đồng lúa và cùng nhau hát bài ca này:

Từng bước chân thảnh thơi
Mặt trời như trái tim đỏ tươi
Từng đóa hoa mỉm cười
Ruộng đồng xanh mát như biển khơi
Cùng gió ca lời chim
Từng bước chân thảnh thơi
Đường dài em bước như dạo chơi

Bài ca gói ghém được những gì thầy muốn nhắn nhủ chúng ta: an lạc không phải là một cái gì ở ngoài chúng ta mà chúng ta phải tìm kiếm hay mong đạt tới. An lạc có ngay trong mỗi bước chân thong thả, trong từng hơi thở, trong đời sống có chánh niệm hàng ngày . Bước được những bước thảnh thơi, an lạc, ta sẻ thấy hoa nở dưới từng bước chân đi. Hoa mỉm cười với ta và chúc ta đi thong dong trên đường dài.

Tôi gặp Thầy Nhất Hạnh năm 1982 khi thầy đến New York dự hội nghị Tôn Trọng và Bảo Vệ Sự Sống .Tôi là một trong những người Mỹ theo đạo Bụt mà thầy được gặp trước tiên. Khi gặp tôi, Thầy đặc biệt chú ý đến tôi , có lẽ vì cách tôi ăn mặc và hành xử giống như mấy chú tiểu ở Việt Nam mà Thầy có dịp dạy dỗ cách đây hai mươi năm. Năm 1983, Thầy tôi là Richard Baker Roshi mời Thầy đến viếng thiền viện của chúng tôi ở San Francisco, Thầy vui vẻ nhận lời. Một giai đoạn mới bắt đầu trong đời sống của vị tu sĩ hiền hòa mà Roshi gọi là " điểm gặp gở kỳ lạ giữa một đám mây, một con ốc sên và một cái đầu máy xe lửa . Thầy đúng là một bậc chân tu".

Thầy Nhất Hạnh sinh năm 1926 tại miền Trung Việt Nam và đi tu lúc Thầy mười sáu tuổi. Tám năm sau. Thầy cùng một số thầy khác thành lập chùa Ấn Quang mà sau này là Phật Học Viện Nam việt.

Thầy đến Hoa Kỳ năm 1961 để học và dạy về Các Tôn Giáo tại đại học Columbia và Princeton. Năm 1963, các thầy ở Việt Nam đánh điện gọi Thầy về để cùng xây dựng giáo hội và tranh đấu chống chiến tranh leo thang sau khi chính phủ Diệm bị lật đổ. Thầy trở về nước và hướng dẫn một phong trào bất bạo động theo đường lối của Gandhi.
Năm 1964. Thầy cùng một số giáo sư và sinh viên đại học thành lập Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội mà báo chí Mỹ gọi là " một tiểu đội quân Hòa Bình" . Trường tổ chức một nhóm người trẻ đi về miền quê để xây dựng bệnh xá, trường học và làm lại những ngôi làng bị bom tàn phá. Lúc bây giờ đã có trên 10.000 người gồm tu sĩ và giới trẻ làm việc cho chương trình này. Cũng trong năm ấy. Thầy thành lập nhà xuất bản Lá Bối, một trong những nhà xuất bản có tiếng tăm ở Việt Nam, và làm chủ bút tuần báo Hải Triều Âm, cơ quan thông tin của Giáo Hội Phật Giáo. Thầy viết bài và viết sách kêu gọi hai bên lâm chiến hòa giải, vì vậy mà sách của Thầy bị cả hai phe kiểm duyệt gắt gao.

Năm 1966, theo lời khuyên của các thầy lớn, Thầy rời Việt Nam đi Hoa Kỳ theo lời mời của hội Fellowship of Reconciliation và trường đại học Cornell. Tờ New York số ngày 25 tháng 6- 1966 viết: "Thầy Nhất hạnh đến Hoa Kỳ để nói lên tiếng nói đau thương của số đông những người dân bị đàn áp ở Việt Nam". Chương trình của Thầy dầy đặc những cuộc gặp gỡ và những buổi nói chuyện kêu gọi hòa bình, chấm dứt chiến tranh.. Tiến sĩ Martin Luther King, Jr rất cảm kích tấm lòng nhân đạo tha thiết của Thầy. Ông đã đề nghị trao giải Nobel Hòa Bình năm 1967 cho Thầy Nhất Hạnh. Ông nói: "Tôi thấy không còn ai xứng đáng hơn ". Ông đã dự cuộc hộp báo chống chiến tranh với Thầy Nhất Hạnh tại Chicago.

Khi Thomas Merton, nhà thần học Công Giáo nổi tiếng, gặp Thầy Nhất Hạnh tại tu viện của ông ở Gethsemani, Kentucky, ông bảo với các học trò của ông Chỉ nhìn cách Thầy ấy mở cửa và đi vào phòng cũng đủ biết Thầy là một bậc chân tu. Merton sau đó còn viết thêm một bài báo lấy tựa đề "Thầy Nhất hạnh là người anh em của tôi " . Cho nên mọi lời kêu gọi hòa bình của Thầy Nhất Hạnh điều được ông hưởng ứng và ủng hộ hết mình. Sau khi gặp một số các thượng nghị sĩ Hoa Kỳ như Fullbright. Kennedy và bộ trưởng Quốc Phòng Mc Namara. Thầy bay qua Âu Châu. Nơi đây Thầy cũng được một số yếu nhân trong chính phủ và Toà Thánh La Mã tiếp kiến . Thầy đã hai lần yết kiến Hồng Y Giáo Chủ Paul V1, đề nghị những người Thiên Chúa giáo và Phật giáo hợp tác với nhau để đem lại hòa bình cho Việt Nam .

Năm 1969, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất yêu cầu Thầy hướng dẫn phái đoàn hòa bình của Phật Giáo bên cạnh hội nghị Paris.Sau khi bản hòa ước được ký năm 1973, Thầy không được phép trở về nước. Thầy bắt đầu cuộc đời lưu vong, thành lập Phương Vân Am cách Paris một ngàn dậm về hướng Tây Nam. Năm 1976-1977. Thầy tổ chức vượt biển cứu trợ những thuyền nhân ở Vịnh Thái Lan, nhưng chính quyền Thái Lan gây nhiều khó khăn không cho Thầy tiếp tục công viện này. Thầy lui về trú ẩn ở Phương Vân Am, tiếp tục viết sách, đọc sách, đóng sách, làm vườn và lâu lâu tiếp bạn bè.

Năm 1982, Thầy sang thăm New York. Qua năm sau. Thầy thành lập Làng Hồng, một trung tâm tu học gần Bordeaux, một vùng êm đềm với vườn nho, ruộng bắp và những cánh đồng hoa hướng dương bao quanh. Bắt đầu từ năm 1983, năm nào Thầy cũng sang Hoa Kỳ để hướng dẫn những khóa tu học và đi giảng thuyết về sự thực tập chánh niệm để có an lạc ngay trong giờ phút hiện tại.
Mặc dầu Thầy không được về nước, nhưng sách của Thầy được chuyền tay chép và đọc bởi nhiều tầng lớp ở Việt Nam. Thầy cũng có mặt khắp nơi trên thế giới, qua những người học trò và cộng sự viên của Thầy ngày đêm làm việc để giúp đỡ những trẻ em và người lớn đói khổ ở Việt Nam, Thầy cũng tìm mọi cách để khuyến khích giúp đở giới văn nhân, nghệ sĩ cũng như những nhà tu bị chính quyền cộng sản giam giữ. Cả những người tỵ nạn tại các trại tập trung ở Thái Lan, Mã Lai và Hồng Kông cũng được giúp đỡ về vật chất lẫn tinh thần .
Bây giờ trông Thầy đã lớn tuổi nhưng trông thầy vẫn còn trẻ lắm. Hiện nay Thầy là một trong những vị thiền sư lớn của thời đại. Giữa một xã hội vật chất hối hả và đầy danh vọng, sự tự tại và tươi mát của Thầy trong cách đi đứng và dạy người khác đi đứng khiến Thầy được tiếp đón như một vị Giác Ngộ. Bằng những phép giản dị và sáng sủa, Thầy đưa ra những phép thực tập sâu sắc thực chứng từ sự hành trì và phụng sự không mệt mỏi của Thầy.

Thầy dạy phép quan niệm hơi thở vì phương pháp này có khả năng giúp ta nuôi dưỡng chánh niệm trong mỗi sinh hoạt của đời sống hàng ngày. Thầy nói thiền quán không phải chỉ được thực tập trong thiền đường. Việc rửa nồi hay rửa chén bát cũng thiêng liêng như khi mình thấp hương lạy Bụt. Thầy cũng dạy cách mỉm cười để làm thư dãn những bắp thịt trên mặt cũng như của toàn thân. "Cười là tập yoga cho cái miệng", Thầy nói: "Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy là khi ta thực tập tỏ một niềm vui thì những bắp thịt trên mặt liền tác động trên hệ thần kinh của ta khiến ta tự nhiên thấy vui thật sự. Thầy luôn nhắc nhở rằng an lạc và hạnh phúc là một cái gì có thật. Chỉ cần biết ngưng cái đầu óc chạy hoang và trở về với giây phút hiện tại, thấy rõ bầu trời xanh, nụ cười của em bé và cảnh mặt trời lặn là chúng ta đã có an lạc và hạnh phúc, biết mỉm cười, thì mọi cười trong gia đình, trong xã hội cũng được thừa hưỡng".

Cuốn An Lạc Từng Bước Chân là một tiếng chuông tỉnh thức, nhắc nhở ta đừng vì đời sống bận rộn mà đánh mất sự an lạc; nếu ta có chánh niệm thì ngay giữa những phiền toái và bực bội, ta vẫn có thể thong dong. Tiếng điện thoại reo ầm ĩ, chén bát dơ, những nạn kẹt xe hay đèn đỏ , tất cả đều là những người bạn giúp ta trên con đường thực tập chánh niệm, giúp ta quay trở về với con người thật của ta. Muốn có an lạc, hạnh phúc, ta sẽ có ngay khi ta thở từng hơi thở ý thức, khi ta nở nụ cười chánh niệm .

Cuốn An Lạc Từng Bước Chân được góp nhặt từ những bài viết, những buổi nói chuyện của Thầy với công chúng hay với một nhóm bạn nhỏ trong đó có Therese Fitzgerald, Michael Katz, Jane Hirshfield, tôi và nhiều bạn khác đã và đang làm việc chặt chẽ với Thầy.

Cuốn sách này là bức thông điệp đầy đủ và rõ ràng nhất của một vị Bồ Tát đã suốt đời hiến mình cho sự nghiệp giác ngộ. Lời Thầy dạy vừa thực tiễn vừa súc tích. Mong rằng các độc giả sẽ hài lòng cũng như chúng tôi rất sung sướng khi xuất bản nó.

Arnold Kotler
Xóm Thượng tháng 6, 1990

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/10/2016(Xem: 7316)
Đại lễ dâng y Kathina được tổ chức tại : Tu Viện Buddhi Vihara 402 Knowles Ave. Santa Clara, CA 95050. Nov. 04th and 05th Kathina - theo tiếng Pàli có nghĩa là sự vững bền, chặt chẽ. Trong tiếng Phạn, kathina (viết là kathinaya) có nghĩa là cái khung dệt vải, khung treo. Đại lễ dâng y được gọi như vậy là bởi vì đại lễ này kết cấu nhiều quy định quan trọng dẫn đến thắng duyên cho hàng phật tử. Đại lễ là sự thể hiện đại hạnh của đức bố thí: Tâm thí, Thời thí, Vật thí, Người thụ thí, và Cung cách thí.
04/10/2016(Xem: 6210)
Cái tin kỷ niệm 18 tuổi đặc san Vô Ưu đã lan truyền hơn nửa năm, rồi thư mời cũng đến với các "cộng tác viên". Anh Tạ Nam Trân chủ nhiệm+Lê Tất Sĩ biên tập viên đã bôn ba xuôi về TP để tìm nguồn tài trợ. Chuyến đi mấy ngày đó, "hầu bao" vẫn còn xẹp một cách đáng thương.
28/09/2016(Xem: 15260)
Đức Phật dạy: "Có năm sự kiện này, cần phải thường xuyên quán sát bởi nữ nhân hay nam nhân, bởi tại gia hay xuất gia. Thế nào là năm?"
25/09/2016(Xem: 6757)
Từ năm 2001, đầu thế kỷ 21, ngôn ngữ truyền thông bắt đầu nhắc đến nhiều từ ngữ “khủng bố,” “chủ nghĩa khủng bố” (terror/terrorism). Đây không phải là từ ngữ mới, nhưng nó được nhấn mạnh và sử dụng nhiều sau sự kiện 11/9/2001, với tòa tháp đôi ở New York sụp đổ hoàn toàn do những chiếc phi cơ bị những kẻ khủng bố Al-Qaeda dùng bạo lực cưỡng chế phi hành đoàn, điều hướng đâm vào. Trước đó 6 tháng, vào ngày 10 tháng 3 năm 2001, lực lượng Taliban ở A-phú-hãn (Afghanistan) đã cho nổ bom làm sụp đổ hai tượng Phật khổng lồ khắc trong núi đá, có niên đại hơn 1500 năm. Hành động phá hủy tượng Phật lúc đó dù là hành vi bạo động nhưng không bị xem như là khủng bố, mà là hành động hủy diệt văn hóa nhân loại nghiêm trọng (theo sự lên án của Tổ chức Văn hóa – Khoa học và Giáo dục LHQ - UNESCO). Vậy, có thể hiểu “khủng bố” là lời nói hay hành vi đe dọa trực tiếp đến mạng sống và đời sống của con người; nhẹ thì từ những cá nhân với mục đích trục lợi, tống tiền; nặng thì từ các tổ chức tôn giáo, ch
22/09/2016(Xem: 19973)
Đã có nhiều người nói và viết về nhạc sĩ Hằng Vang . Phần nhiều là những bài viết trong sáng, chân thực. Thiết tưởng không cần bàn cãi, bổ khuyết . Viết về anh, nhạc sĩ Hằng Vang, tôi chỉ muốn phác một tiền đề tổng hợp cốt tủy tinh hoa tư tưởng, sự nghiệp sáng tác của anh ; rằng : Anh là một nhạc sĩ viết rất nhiều ca khúc cho nền âm nhạc Phật Giáo Việt Nam, anh là một thành phần chủ đạo trong dòng chảy âm nhạc nầy ngay từ khi khởi nghiệp sáng tác thời phong trào chấn hưng Phật giáo, xuyên suốt qua nhiều biến động lịch sử trọng đại của PGVN cho đến tận bây giờ, anh vẫn miệt mài, bền bĩ cảm xúc, sáng tạo trong dòng chảy suối nguồn từ bi trí tuệ đạo Phật.
22/09/2016(Xem: 11592)
Cuộc đời như tấm gương soi, qua đó ta có thể nhận ra chính mình. Trước tiên, nó phản ảnh TÂM ta: Kẻ bi quan thấy đời đáng buồn... Người lạc quan thấy đời sao vui thế!
15/09/2016(Xem: 8527)
Mối quan tâm của tôi trải rộng đến từng thành phần trong gia đình nhân loại, đúng hơn là đến tất cả chúng sinh đang phải gánh chịu khổ đau. Tôi tin rằng sự thiếu hiểu biết là nguyên nhân của tất cả mọi khổ đau. Chỉ vì đuổi bắt hạnh phúc và các sự thích thú ích kỷ mà chúng ta gây ra khổ đau cho kẻ khác. Thế nhưng hạnh phúc đích thật thì chỉ phát sinh từ tình nhân ái chân thật mà thôi. Chúng ta cần phải huy động ý thức trách nhiệm toàn cầu giữa mỗi người trong chúng ta và đối với cả hành tinh này, nơi mà chúng ta cùng chung sống.
15/09/2016(Xem: 12889)
Câu chuyện này xảy ra khi đức Bổn sư ở tại Kỳ Viên với năm trăm Tỳ-kheo chứng quả. Có năm trăm Tỳ-kheo nhận đề mục thiền định từ đức Bổn Sư, trở về rừng và nỗ lực thiền định. Nhưng mặc dù gắng sức chiến đấu hết mình, họ không thể nào phát triển tuệ giác.
14/09/2016(Xem: 8103)
Sở dĩ tôi không trả lời những câu hỏi của bạn lần này bằng thư riêng, là vì những điều bạn nêu ra cũng là nghi vấn chung của rất nhiều người. Vì thế, tôi trình bày nội dung giải đáp những vấn đề của bạn trong chuyên mục "Phật pháp ứng dụng" kỳ này, hy vọng có thể giúp bạn cũng như nhiều người khác giải tỏa được những vướng mắc trong sự tu tập.
12/09/2016(Xem: 10097)
Dưới đây là câu chuyện của một người đàn ông ăn xin đầy xúc động kể lại. Tấm lòng lương thiện của cô gái đã làm thay đổi hoàn toàn cuộc đời anh. Đang đi trên đường tình cờ một người ăn xin tiến lại gần và xin tiền thì liệu bạn có cho họ không? Hay bạn chỉ cho họ một ít theo sự phản xạ của bản thân. Và có bao giờ, bạn nghĩ sẽ cho người ăn xin đó một chiếc thẻ ngân hàng chứa gần 20 tỉ để họ tự đi rút tiền, càng quan trọng hơn, chiếc thẻ đó không có mật khẩu?
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]