Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nước mắt thú vật

02/12/201405:52(Xem: 7551)
Nước mắt thú vật

nuoc mat thu vat

     Theo tin được phổ biến bởi “Tin Tức Nhân Dân” (People’s News) của Trung Quốc thời có một chuyện bất ngờ xảy ra ở Hong Kong, nghe có vẻ khó tin nhưng lại có thật. Tờ “Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần” (Weekly World News) tường thuật rằng có một nhóm nhân công dắt một con trâu vào trong một lò sát sinh để sửa soạn giết thịt làm bíp-tết và hầm ra-gu.

     Khi họ đi tới trước cửa lò thời con vật thình lình đứng khựng lại, không chịu tiến bước thêm nữa. Chú trâu qùy xuống bằng hai chân trước và tuôn rơi nước mắt. Tại sao trước khi vào lò sát sinh mà một con trâu lại có thể hay biết rằng nó sắp bị xẻ thịt. Điều này tỏ ra nó có vẻ nhậy cảm nhiều hơn con người.

     Tay đồ tể Shiu Tat-Nin kể lại chuyện đó một cách hoàn toàn xúc động: “Khi tôi trông thấy một con vật dường như ngu đần mà lại biết khóc, cặp mắt của nó còn lộ vẻ đầy hãi sợ và buồn khổ, tôi bỗng rùng mình!” Anh chàng kể tiếp: “Tôi vội vàng gọi mọi người tới coi và tất cả đều ngạc nhiên như tôi. Chúng tôi cùng xúm vào để người thì đẩy và người thì lôi kéo chú trâu đi nhưng nó không chịu nhúc nhích, nó chỉ ngồi đó và tiếp tục khóc!”

     Chủ lò sát sinh Billy Fong nói: “Con người luôn nghĩ rằng những con vật này không giống người, đâu biết khóc, nhưng chú trâu này quả thật đã khóc như một đứa trẻ nít!”

     Vào lúc đó có ít nhất là cả chục người khoẻ khoắn và vạm vỡ hiện diện nhưng tất cả đều mủi lòng khi thấy chú trâu khóc. Riêng những đồ tể thường có nhiệm vụ hàng ngày phải giết trâu bò trong lò sát sinh còn tỏ ra xúc cảm hơn nữa, họ cũng nhỏ lệ.

     Khi các tay đồ tể từ các lò sát sinh khác nghe thấy tin này họ cũng kéo nhau chạy tới xem. Cả đám đông đều rất ngạc nhiên vì những chuyện xảy ra trước mắt họ. Ba người đồ tể trong nhóm đó quá xúc động đến nỗi họ tuyên bố rằng kể từ lúc này mỗi khi họ phải làm thịt các sinh vật khác họ cũng sẽ không thể quên hình ảnh nước mắt của chú trâu này.

     Kết thúc sẽ giải quyết như thế nào? Thấy cả trâu lẫn người đều nhỏ lệ chúng ta biết rằng chú trâu sẽ không bị xẻ thịt nữa. Quả thật vậy, một số người đã bỏ tiền ra mua chú trâu đó rồi gửi chú vào trong một ngôi chùa Phật giáo để nơi đó quý Tăng sẽ chăm sóc nó chu đáo hơn và chú trâu có thể an lành sống đến tận cuối đời!

     Một chuyện kỳ lạ khác lại xảy ra. Sau khi có quyết định trên chú trâu linh cảm rằng sinh mạng chú được bảo đảm, chú tự đứng dậy và đi theo họ. Shiu Tat-NIin ngạc nhiên nói: “Tại sao một con trâu lại hiểu được những lời nói của con người? Dù bạn có tin hay không nhưng chuyện lạ lùng này quả có thật.” Hiển nhiên chú trâu này đã làm lay chuyển cuộc sống của những nhân công làm việc trong lò sát sinh!

 

     Thêm một chuyện nữa. Vào tháng 9 năm 2014 một ca sĩ đăng tải trên trang Facebook của mình hình ảnh một chú chó con ra đời khi chó mẹ đang bị nhốt trong lồng và đưa đến nơi lò mổ giết thịt. Hình ảnh này được chia sẻ rất lờn trong cộng đồng và tranh luận rộng rãi trên khắp các mạng xã hội.

     Chú chó bé nhỏ mới sinh ra độ một vài ngày, được sinh ra ngay trong chiếc lồng chật chội, mắt còn chưa mở, đang cố gắng vươn đầu ra khỏi lồng.

     Cùng với bức ảnh là những lời: “Chú chó con được sinh ra ngay trong lồng trên những chuyến xe chở cả chó mẹ và những đồng loại khác đến lò mổ... Ngay cả khi mới sinh ra, chó con đã không thể tự quyết định số phận cho mình, và kể cả kẻ đã sinh ra núm ruột của mình cũng không thể tự quyết định vận mệnh cho con chúng. Nhưng con người có thể quyết định số phận cho chúng?”

      Được biết nguồn gốc tấm hình này xuất phát từ một trang web Trung Quốc, nơi cộng đồng đã phát hiện và giải cứu con vật bé nhỏ đáng thương (xem bên dưới).

 

     Cũng tại trang Facebook cá nhân của ca sĩ nói trên người ta thấy hình ảnh hai năm trước đó về một chú khỉ bị nhốt trong lồng với cánh tay bị thương rất nặng nhưng không được chủ nhân nó quan tâm săn sóc. Đau đớn, chú khỉ này chỉ biết rưng rưng nước mắt. Tương tự như chú trâu bị đưa vào lò sát sinh kể ở trên.

     Lời ghi chú cạnh đó viết: “Bạn có thể không cần phải là một người thành công, không cần phải là một người giàu có... nhưng bạn nên là một người sống Nhân Ái, có tình thương dù là với một con vật, thì mới có lòng Nhân Ái với con người. Và đó sẽ là Tài Sản Lớn Nhất mà bạn dành cho con cháu mình về sau... Những đứa trẻ được sống với những hình ảnh Nhân Ái sẽ là nền tảng để phát triển Tâm Lý - Trí Tuệ - Sáng Tạo, sống có ích cho Xã Hội... Tích Phúc đi người làm ra chuyện này.”

     Nghe những tin tức trên khiến chúng ta phải nhớ đến lời dạy của Đức Đạt Lai Lạt Ma:

     “Chúng ta có thể thấy con người đánh đập thú vật một cách dã man và dùng mạng sống của chúng cho những thí nghiệm y học. Chúng ta đã bóc lột chúng và ăn thịt của chúng. Chúng ta nên phát triển từ tâm với thú vật. Chúng ta không thể đếm được nỗi đau khổ của chúng và có thể một ngày chúng ta sẽ tái sinh thành thú.

     Hàng ngàn con thú, hàng triệu con thú, hàng tỷ con thú bị đem đến lò sát để lấy thịt. Đây là nỗi đau khổ khôn cùng.

     Nhưng nỗi đau khổ đến cùng khi tôi nghĩ đến những phương cách giết tàn bạo, khiến loài thú trải qua tâm lý vô cùng khủng hoảng trước khi chết như ở trong địa ngục. Theo quan điểm Phật giáo, các con thú bình đẳng với con người…” (The Dalai lama’s Little Book  of Inner Peace)      


     Đối với người tại gia, Đức Phật khuyên giữ năm giới. Năm giới đó là: “không sát sinh, không nói dối, không trộm cắp, không tà dâm và không uống rượu say sưa”. Những ai phạm năm giới này là tự đào bỏ mất thiện căn của mình, bỏ mất đi cái gốc lành, rồi tự đào hố chôn sâu gốc rễ của mình vào vòng trầm luân, bám chặt, dính mắc vào kiếp sống sinh tử luân hồi, không bao giờ thoát ra khỏi thế gian đầy đau khổ này. 

     Người phát tâm quy y Tam Bảo là đã bước chân lên nấc thang giải thoát, nhưng nếu không giữ ngũ giới là chỉ mới bước một nấc đầu rồi dừng lại. Năm giới không những đưa người mạnh tiến trên đường giải thoát, mà còn đem lại trật tự, an vui, hòa bình cho gia đình, quốc gia, xã hội nữa. Ngũ giới chính là giềng mối chắc thật tạo hạnh phúc cho cá nhân và đoàn thể. Không sát sinh là một trong “năm giới” mà người Phật tử phải theo. Chúng ta không được trực tiếp giết, không xúi bảo người giết và không tùy hỷ trong việc giết hại. Mọi chúng sinh đều có Phật tánh như nhau.

 

     Không sát sinh bao gồm không giết hại từ con người đến súc vật lớn như voi, ngựa, trâu, bò v.v… cho đến các loài nhỏ bé như côn trùng, sâu bọ, kiến v.v… Không những không giết hại mà còn không làm tổn thương đau đớn cho con người và các loài. Người Phật tử cũng không bảo người khác, bày mưu kế cho người khác làm các việc hành hạ, giết hại chúng sanh các loài. Khi thấy người khác đánh đập, sát hại con người và súc vật thì phải sinh lòng thương xót và khuyên can ngăn cản. Sự giữ giới không sát sinh nhằm mục đích bảo vệ sự công bằng. Mọi thú vật đều là những người bạn đồng hành với chúng ta trong đại trùng dương của đời sống, và những người bạn xấu số ấy cũng quý trọng mạng sống như chính chúng ta.

     Không sát sinh thì khỏi phạm hai tội lớn sau đây: Một là giết hại các bực Phật vị lai, vì Đức Phật nói mọi chúng sinh đều có Phật tánh như nhau: “Tất cả chúng sinh đều là chư Phật vị lai”. Hai là giết lộn bà con nhiều đời, ăn lầm bà con nhiều kiếp, vì trong kinh Bồ Tát Giới có nói: “Tất cả lục đạo chúng sinh đều là họ hàng ta, cha mẹ ta, đã chết đi rồi sinh lại trong nhiều đời nhiều kiếp”.                      

     Giữ giới sát sinh là nuôi dưỡng lòng từ bi. Từ bi là tình thương hoàn toàn vị tha. Đây là một trong những yếu tố cốt tủy của Phật Giáo.

     Giữ giới sát sinh còn tránh được nhân quả báo ứng. Nếu mỗi ngày ta đều gieo căm hờn cho người và vật thời tích lũy lâu ngày, khối oan gia ấy to hơn sức ta, chừng ấy ta bị nó sát hại lại. Càng tạo nghiệp sát, càng lao mình vào đau khổ vì nợ máu sẽ phải trả bằng máu không ở kiếp này thì cũng ở kiếp sau. Nghiệp oán xoay vần không có ngày chấm dứt. 

     Người giữ giới không sát sinh luôn luôn có tâm an ổn, nét mặt hiền hòa. Nếu mọi người trên thế giới đều giữ giới không sát sinh thì thế giới không còn chiến tranh.

     Năm giới nói trên chỉ là bài học thông thường không chỉ để áp dụng riêng cho Phật tử, mà nó còn hữu ích cho tất cả mọi người nếu biết áp dụng để có cuộc sống an vui tiến bộ. Nếu xã hội nào áp dụng triệt để năm giới này, thì xã hội đó văn minh và gương mẫu nhất thế giới vậy.

 

     Trong “Kinh Pháp Cú” (Dhammapada) Đức Phật từng dạy trong “Phẩm Dao Gậy”:

 

(Pháp Cú 129)

“Sợ thay gậy gộc, gươm đao

Sợ tay thần chết hại bao cuộc đời

Suy lòng mình ra lòng người

Chớ nên giết hại hoặc xui giết người.”

 

(Pháp Cú 130)

Sợ thay gậy gộc, gươm đao

Yêu thương mầm sống, khát khao cuộc đời

Suy lòng mình ra lòng người

Chớ nên giết hại hoặc xui giết người.

 

     Trong “Phẩm Trọng Pháp” Ngài cũng dạy rằng:

(Pháp Cú 270)

Sinh linh sát hại triền miên

Thánh hiền đâu xứng là tên của mình,

Không còn sát hại sinh linh

Thánh hiền mới thật xứng danh vô cùng.”\

 

     Ngày nọ, khi Đức Phật vào thành Xá Vệ để trì bình thì thấy một nhóm trẻ con cầm gậy xúm lại đập một con rắn nước. Ngài dừng lại hỏi:

   - Này các con, các con đang làm gì đó?

   - Bạch Ngài, chúng con đang đập một con rắn.

   - Tại sao các con đập nó?

   - Bạch Ngài, vì các con sợ nó cắn.

     Đức Phật mở lời khuyên dạy: “Trong khi các con làm đau đớn con rắn, hãy nghĩ đến chính các con. Hành động hung bạo này sẽ làm tổn thương đến hạnh phúc của các con trong tương lai. Người nào muốn tìm hạnh phúc cho mình, chớ nên đánh đập kẻ khác”.

     Lời Ngài dạy ghi trong “Kinh Pháp Cú”:

 

(Pháp Cú 131)

Ai cầu hạnh phúc cho mình

Mà dùng dao gậy gian manh hại người

Khiến người tan nát cuộc đời,

Kiếp sau mình chẳng an vui được nào.

(Pháp Cú 132)

Ai cầu hạnh phúc cho mình

Không dùng dao gậy gian manh hại người

Không gây tổn hại cho đời,

Kiếp sau mình sẽ an vui vô cùng.

 

     Trong “Bát Chánh Đạo” thời yếu tố thứ năm là “Chánh mạng”. Phải sinh sống chân chính, sống đời trong sạch, nên từ bỏ sự sinh nhai bằng một nghề nghiệp mang thiệt hại cho người và vật. Lánh xa năm nghề nuôi mạng khả dĩ tạo nghiệp xấu là buôn bán khí giới, buôn bán nô bộc, bán vật thực có chất say, buôn bán độc dược và giết hại súc vật, nuôi thú vật để bán cho người ta ăn thịt hoặc làm nghề đồ tể.

     Sự sát sinh cũng phải theo định luật nhân quả trong lĩnh vực tinh thần đạo đức là “nghiệp báo”. Tại sao có người được sinh trưởng trong cung điện nguy nga, giàu sang, vinh hiển, trí tuệ xuất chúng, đạo hạnh thanh cao, thân hình tráng kiện. Trong khi ấy có kẻ khác lại phải sống trong cảnh cùng đinh cơ hàn khốn khổ, tối tăm ngu muội…


     Khi có một chàng thanh niên tên Subha thắc mắc trước trạng huống bất đồng giữa loài người, muốn tìm chân lý, đến hỏi đức Phật và ngài trả lời như sau:

     “Nếu người kia trọn đời chỉ biết sát sinh, người thợ săn chẳng hạn, bàn tay luôn luôn đẫm máu, hằng ngày sống trong sự giết chóc và gây thương tích không chút xót thương. Do tính hiếu sát ấy, nếu tái sinh trong cảnh người, người ấy sẽ là một người “yểu”.

     “Nếu người kia luôn luôn thận trọng, không hề xúc phạm đến mạng sống của ai, sống xa gươm đao giáo mác và các loại vũ khí, lấy lòng từ ái đối xử với tất cả chúng sinh. Do tâm từ ái, tự chế không sát sinh ấy, nếu tái sinh vào cảnh người, người ấy sẽ “thọ”.

    “Nếu người kia độc ác, luôn luôn tìm cách hại người, luôn luôn dùng đấm đá và gươm đao đối xử với mọi người. Do nết hung hãn dữ dằn ấy nếu tái sinh vào cảnh người, người ấy sẽ yếu đuối bệnh hoạn”.

     “Nếu người kia không làm tổn thương ai khác. Do đức tính hiền lương nhu hòa ấy nếu tái sinh làm người, người ấy sẽ cường tráng khỏe mạnh ...” (Majjhima Nikaya, Trung A Hàm)

 

     Hơn nữa chúng ta thử tìm hiểu về khái niệm “Nghiệp” trong Phật giáo. “Nghiệp” là những hành động, tạo tác do ba nơi “Thân, Khẩu, Ý”. Đức Phật hướng dẫn chúng ta ý thức được sự quan trọng của nghiệp tức là “hành động” của mình làm, vì chỉ có hành động mới là quan trọng, mới là chủ yếu.    

     Nghiệp có thể chia ra ba tính cách: lành là “thiện nghiệp”, dữ là “ác nghiệp”, hoặc không lành không dữ là “vô ký nghiệp”. Lành nghĩa là có lợi ích cho chúng sinh trong hiện tại cũng như tương lai. Dữ, nghĩa là có hại cho chúng sinh trong hiện tại cũng như tương lai.

     Như vậy, chỉ có hành động, chỉ có nghiệp là quan trọng, vì chính nghiệp mới đem lại kết quả tốt đẹp hay không tốt đẹp cho con người và chính con người mới thật là chủ nhân của nghiệp, tác thành ra nghiệp, và khi nghiệp đã làm rồi, thời không thể nào trốn tránh kết quả của nghiệp. Tạo nghiệp ác không tránh khỏi ác báo.

     Theo đúng giáo lý của Đức Phật, ta không thể van lơn cầu cạnh, hay hối lộ, hoặc gian lận bằng cách nào mà thay đổi được định luật nhân quả. Cũng không thể lẩn trốn nơi nào trên thế gian, dầu trên trời rộng mênh mông, giữa đại dương sâu thẳm, hoặc trong thâm sơn cùng cốc mà ta tránh khỏi hậu quả của nghiệp ác đã tạo. Không có vị Trời nào, chí đến Đức Phật đi nữa, có thể can thiệp vào sự báo ứng của nghiệp.

     Ta chịu trách nhiệm về nghiệp ác của ta. Quả báo ấy có thể xảy đến tức khắc, thường gọi là quả báo nhãn tiền, hoặc một thời gian lâu sau ngày thực hiện điều ác mới xảy ra.

     Kẻ làm điều ác thời sẽ gặp nhiều phiền muộn trong kiếp này và trong cả kiếp sau. Kẻ ấy sẽ sinh ưu phiền và sầu khổ khi nhìn thấy kết quả xấu của nghiệp ác do mình gây ra. Đức Phật dạy trong “Kinh Pháp Cú”:

 

(Pháp Cú 15)

Đau buồn ngay ở kiếp này

Kiếp sau cũng lại tràn đầy buồn đau:

Người làm điều ác hay đâu

Buồn kia theo mãi dài lâu bên mình

Quay nhìn việc ác tạo thành

Chết mòn thân xác, héo nhanh tâm hồn.

     Đức Đạt Lai Lạt Ma cũng từng lên tiếng. Lời Ngài dạy như những viên ngọc trí tuệ giúp cho chúng ta mang lại sự thanh thản cho tâm hồn:

     “Tại các nước dân chủ nơi mà nhân quyền được tôn trọng, thì quyền được làm một con thú lại bị chà đạp một cách quá đáng. Theo nguyên lý tương liên giữa mọi chúng sinh và hiện tượng, tất cả chúng ta đều liên đới với nhau. Chúng ta thường dễ quên và không hề quán xét về hậu quả phát sinh từ cung cách hành xử tiêu cực sẽ gây ra những ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mình, trong ngắn hạn cũng như về lâu dài. Sự khai thác quá đáng súc vật và thiên nhiên sẽ gây ra trong tương lai những tác động vô cùng nguy hại, nhất là đối với thực phẩm và tình trạng sức khoẻ nói chung. Nếu chịu khó suy nghĩ thêm một chút thì tất chúng ta sẽ phải hiểu rằng thật hết sức cần thiết là phải tổ chức các hệ thống xã hội như thế nào để có thể bảo vệ môi trường và súc vật. (108 perles de sagesse du Dalai-Lama pour parvenir à la sérénité, Hoang Phong dịch.)

 

Tâm Minh Ngô Tằng Giao


Sự thật đau lòng sau bức ảnh

chó con được sinh ra trên đường đến lò mổ


Mấy hôm nay mọi người share nhau hình ảnh của một chú chó con được sinh ra trong lồng chó và đang được đưa đến lò mổ. Nhiều người nói bức ảnh này là photoshop, mình thì nghĩ đây là bức ảnh có thật nhất là khi vào trang cá nhân của một bạn gái người Trung Quốc.Tiếng Trung của mình không siêu lắm nên đọc lại thì tóm tắt lại cho các bạn thế này 

Đây là bức ảnh được một bạn gái trong hội yêu chó chụp lại khi đoàn người vận chuyển chó trên đường đến Ngọc Lâm, Quảng Tây để tham dự lễ hội chó (hay lễ hội giết chó). Chú chó con này sau đó được giải cứu. Thực ra chú chó này không phải là trường hợp duy nhất được sinh ra trên đường đến lễ hội đâu. Xem chùm ảnh sau các bạn sẽ thấy còn nhiều sinh linh đáng thương lắm. Theo lời bạn gái chia sẻ thì đoàn vận chuyển này có 300 con chó nhưng có đến hơn 100 con chó mẹ mang thai.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
31/10/2020(Xem: 5577)
Hòa thượng họ Khổng (sau khi hoạt động Phật giáo Cứu quốc, do hoàn cảnh mới đổi thành họ Nguyễn) húy Hồng Hạnh, hiệu Vĩnh Đạt, thuộc dòng Lâm Tế thứ 40, sinh năm Tân Hợi (1911), niên hiệu Duy Tân năm thứ 5, tại xã Mỹ Nhơn, huyện Ba Tri, tỉnh Bến Tre, trong một gia đình làm nghề nông sùng mộ đạo Phật. Hạt giống bồ đề khơi mầm, vườn hoa Bát nhã nở hoa, ấu niên 9 tuổi, những sợi tóc não phiền rơi rụng theo từng nhát kéo đong đưa, ngài trở thành chú tiểu đệ tử của đại lão Thiền sư Khánh Thông, Tổ đình Bửu Sơn, xã Tân Thủy, huyện Ba Tri. Hòa thượng Bổn sư cho ngài thọ giới sa di vào ngày mùng Một tháng 07 năm Tân Dậu (1921) tại Bổn tự Bửu Sơn do bổn sư của ngài đương vi Đàn đầu Hòa thượng.
31/10/2020(Xem: 7567)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Chưa lúc nào bản thân chúng tôi thấm thía Lý Duyên Sinh Phật dạy như lúc này. Quả thật..''Cái này sinh thì cái kia sinh'', chân lý này vận hành trong mọi sự vật và mọi sự kiện, bởi vậy một khi Dịch Covid còn kéo dài là nạn đói xứ Ấn còn tiếp tục lê thê..
29/10/2020(Xem: 4632)
Dharamshala: Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông báo Hiệp ước cấm vũ khí hạt nhân đã được 50 quốc gia phê chuẩn là Honduras, cho phép “văn bản lịch sử” bắt đầu có hiệu lực sau 90 ngày. Khôi nguyên Nobel Hòa bình, lãnh tụ tinh thần lưu vong của Tây Tạng, là người ủng hộ suốt đời cho việc giải trừ vũ khí hạt nhân, Đức Đạt Lai Lạt Ma hoan nghênh thông tin, ca ngợi hiệp ước “một bước đi đúng hướng để tìm ra những thỏa thuận sáng suốt và văn minh hơn để giải quyết xung đột”.
29/10/2020(Xem: 4794)
Cư sĩ Phan Cơ Văn (Ban Ki-moon-반기문-潘基文, hậu duệ cụ Phan Huy Chú, Việt Nam), cựu Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc, đương nhiệm Chủ tịch “Hội đồng quốc gia về khí hậu và chất lượng không khí” đã đến viếng cố Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山), Đại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung tại nhà Tang lễ Bệnh viện Samsung, Ilwon-dong, Gangnam-gu, Seoul lúc 3:06 chiều ngày 26 tháng 10 năm 2020. Khoảng 15 phút phúng viếng và chia buồn cùng tang môn hiếu quyến. Ngay sau khi lễ viếng và chia buồn, Chủ tịch Samsung Electronics Cư sĩ Lee In-yong đã đưa tiễn Ngài cựu Tổng Thư ký LHQ ra về. Ảnh: Jeong Ye-rin
27/10/2020(Xem: 6124)
Thấm thoát mà hôm nay ngày 11.8. Canh Tý, nhằm chủ nhật 27.9 đã thất tuần rồi. Dì dâng hương hoa cúng Mười Phương Chư Phật cũng như cơm canh để cúng cửu huyền thất tổ, hương hồn con linh thiêng về đây cùng ngồi tụng kinh Địa Tạng với dì, dì cháu mình cùng đảnh lễ xưng danh hiệu chư Phật phẩm thứ chín hầu mong đem lại lợi ích được cho tất cả những loài hữu hình hay vô hình nếu ai đó hữu duyên để lắng nghe lời Phật dạy:
26/10/2020(Xem: 6246)
ại hộ pháp (대호법-大護法), đệ tử tông phái Phật giáo Won Hàn Quốc, nhà tư bản công nghiệp, doanh nhân Phật tử, tỷ phú người Hàn Quốc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị tập đoàn Samsung, thành viên Ủy ban Thế vận hội Quốc tế, Cư sĩ Lee Kun Hee (Lý Kiện Hy, 이건희, 李健熙), pháp danh Trọng Đức (중덕-重德), pháp hiệu Trọng San (중산- 重山) đã an nhiên trút hơi thở tại Bệnh viện Samsung Seoul (seoul) về cõi Phật vào buổi sáng hôm Chủ nhật, ngày 25 tháng 10 năm 2020, hưởng thọ 78 tuổi.
26/10/2020(Xem: 8293)
- Trong tuần qua, chúng con chúng tôi đã thực hiện một buổi phát chẩn tại 2 ngôi dọc theo dòng sông Ni Liên thuyền, cách Bồ Đề Đạo Tràng chừng 8 cây số. Vì bận điều hành cứu trợ lụt ở VN nên chúng con, chúng tôi chậm trễ tường trình, mong quị vị hoan hỉ cho!.. - Buổi phát chẩn đã thực hiện cho 304 hộ nghèo. Thành phần quà tặng cho mỗi hộ gồm có: 1 tấm Saree, 10 ký Gạo và bột Chapati, đường, muối dầu ăn và bánh ngọt cho trẻ em, kèm với 200Rupees tiền mặt để mua thêm gạo cho từng hộ GD, trị giá mỗi phần quà là 9.50usd.(Bên cạnh đó là những phần phụ phí cần phải trả như $ mướn xe chở hàng, tiền công đóng gói và công thợ khuân vác, Tip cho những người bảo vệ và sắp xếp trật tự tại nơi phát chẩn.)
25/10/2020(Xem: 7986)
“Thừa Tự”, theo quan niệm phong kiến xưa, có nghĩa là thọ hưởng của “hương hỏa” với trách nhiệm nối dõi việc thờ cúng Tổ tiên. Của hương hỏa là gia tài của ông bà cha mẹ để lại. Người “thừa kế ” được chỉ định trong cương vị này được gọi là “người thừa tự ”, mà người thừa tự phải là người con trai trưởng trong gia đình. Thông thường những gia đình giàu có sở hữu một công ty hay một xí nghiệp, khi chủ nhân nghỉ hưu, người được thừa kế cơ nghiệp là người con trai trưởng trong gia đình. Vì người xưa có quan niệm như thế, nên nam nữ khi thành hôn với nhau đều mong muốn sớm sinh một cậu quý tử để nối dõi tông đường. Đó là điều trông đợi của ông bà, cha mẹ nhà chồng.
24/10/2020(Xem: 5263)
Trưởng thành tại thủ đô Seoul, Hàn Quốc, tôi cảm thấy thành phố cứ tấp nập người đông sinh hoạt không ngừng như bánh xe thời gian cứ mãi chuyển động. Nhà hàng mở cửa 24 giời. Biển báo đường phố không bao giờ tắt. Karaoke Hàn Quốc xuyên đêm. 51 triệu người – một dân số lớn hơn tổng dân số kết hợp giữa Texas và Florida, Hoa Kỳ - sống trong một quốc gia có diện tích bằng một nửa New England. Vì vậy, như các bạn có thể tưởng tượng, không gia cá nhân là thứ mà các bạn mơ ước trong giấc ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]