Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lược Ý Dâng Hương Cúng Phật Trong Nghi Lễ Phật Giáo Bắc Truyền

30/12/201005:02(Xem: 5872)
Lược Ý Dâng Hương Cúng Phật Trong Nghi Lễ Phật Giáo Bắc Truyền

LƯỢC Ý
DÂNG HƯƠNG CÚNG PHẬT
TRONG NGHI LỄPHẬT GIÁO BẮC TRUYỀN

Thích Tâm Mãn

(chuaminhthanh.com): Dânghương cúng Phật, thắp hương cúng Phật, xông hương cúng Phật, là nét vănhoá đặc trưng của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền. Người Đông phương khi nhắc đến đi chùa lễ Phật hay đến đình chùa miếu mạo lễ các bậc Tiên Thánh thiện Thần, điều trước tiên mọi người nghĩ đến là phải thắp hương cúng dường, khi có duyên sự cần cầu nguyện Chư Phật Bồ Tát hay khấn vái các vị Thánh Thần để hộ trì, thì cũng dùng hương để gởi lời nguyện cầu của mình đến chư Phật Bồ Tát các bậc linh thiên. Thắp hương cúng dường có mặt hầu hết trong các nghi thức, lễ tiết quan trọng cũng như trong sinh hoạt thường ngày của Tăng Tín đồ Phật Giáo Bắc Truyền.

Truyền thống thắp hương cúng Phật trong Phật Giáo có từ thuở Đức Phật còn tại thế, trong Kinh Trường A Hàm quyểnthứ hai Kinh Du Hành chép: “Đệ tử của Phật vì Đức Thế Tôn cất Tịnh Xá tolớn, chỉnh lý sửa sang quét dọn lại sân vườn, đốt hương cúng dường.” Trong Kinh Phật Thuyết Giới Đức Hương cũng có chép: “Ngài A Nan lấy hương làm đề tài để thỉnh Phật thuyết pháp, Đức Phật tuỳ duyên khai thị,người tu trì thập thiện, đức hạnh được vang xa, cũng như hương báu có mùi vi diệu được mọi người tán thán.”

Trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa phẩm 19 Pháp Sư Công Đức chép: “…Như có người trì Kinh Pháp Hoa, có thể thành tựu800 công đức của mũi căn, được mũi căn thanh tịnh, có thể ngửi được cácloại hương thơm của các loại hoa trong tam thiên đại thiên thế giới.”

Tục xông hương, đốt hương hoặc thoa hương lên người có nguồn gốc từ Ấn Độ, do khí hậu khô nóng, thường ra mồhôi cho nên thoa hương lên người để trừ khử mùi hôi, thứ nữa thời tiết nóng nực khô hanh thường làm cho không khí oi bức khó chịu, xông hương lên làm tan đi cảm giác khó ở tạo nên không khí thơm nhẹ dễ chịu cho nênngười Ấn Độ thường xông hương trong nhà.

Từ những đặc điểm trên hương liệu trở thành vật liệu hữu ích và quý giá cho nên chỉ có tầng lớp Tu sĩ Bà La môn. Hoàng Gia, quý tộc mới có đủ điều kiện để sử dùng và dần dần trở thành cúng phẩm quý giá của những người thuộc các giai cấp dâng lên hiến cúng thần thánh trong các nghi tiết tôn giáo.

Đức Thích Tôn thành đạo Bồ đề bậc tôn quý nhất trên cỏi trần, thầy của trời người, cho nên chẳng những loài người dâng hết thảy các loại hương báu để cúng dường Ngài, mà chư Thiên cũng đem chủng chủng các loại thiên hương đến cúng dường Phật. Vì vậy xông hương, thắp hương, ướp hương cúng dường Phật là một nghi tức để đệ tử tỏ lòng cung kính cúng dường đối với Đức Phật, là nghi tiết không thểthiếu đối với Tăng Tín đồ Phật Giáo: “Nguyện thử diệu hương vân, biến mãn thập phương giới, cúng dường nhất thiết Phật ,Tôn Pháp chư Bồ Tát, vô biên Thanh Văn chúng, cập nhất thiết Thánh Hiền.”

Đại Thừa Phật Giáo hưng khởi cúng dường hương cho Phật đã trở thành một nghi tiết quan trọng không thể thiếu trong Phật Giáo Đại Thừa cho nên các vị Đại Thừa hưng giáo Tổ sư đều có những tác phẩm nói về hương, như Ngài Long Thọ Đại Luận Sư có bộ “Hương Hàm Bảo Man” và “Hoà Hợp Hương Pháp” Ngài Đông Phương Chi Quang, Đại Đường Huyền Trang Tam Tạng Đại Pháp Sư trong bộ Đại Đường Tây Vực Ký có chép về những loại hương được nhắc đến trong Kinh Pháp Hoa như: “Tu Mạn Nhiễm Hoa, Xà Đề Hoa Hương, Ba La Hoa Hương, Thanh Xích Bạch Liên Hoa Hương, Hoa Thụ Hương, Quả Thụ Hương, Chiên Đàn Hương, Trầm Thuỷ Hương, Đa Ma La Mạt Hương, Đa Già La Hương, Câu Đà La Thụ Hương, Mạn Đà La Thụ Hương, Thù Sa Hoa Hương, Man Thù Sa Hoa Hương.v.v…”

Từ Buổi đầu lịch sử khi Phật Giáo truyềnđến phương Đông, Tín ngưỡng thờ cúng của Phật Giáo là phương pháp hữu hiệu để truyền đạt chân đế của Phật Đà và đồng thời là con đường nhanh nhất đưa Đạo Phật hoà nhập vào trong xã hội, phong tục tập quán của người bản xứ, trong Hán Đường Phật Giáo Tư Tưởng Luận Tập chép: “Thời Nhà Hán hoàng gia và quý tộc vì tìm cầu thuật trường sanh, nên trong cung lập đền thờ Phật để cầu sự gia hộ của Phật để được trường sanh bất tử…

Đương thời Tôn Giáo tại Trung Quốc có ưuthế là lo việc thờ tự cúng kiến cho thế lực thống tri cho nên Phật Giáokhi mới truyền vào cũng biến thành một trong những tôn giáo phục vụ choviệc cúng kính và cầu nguyện” .Trong Hán Nguỵ Lưỡng Tấn Nam Bắc Triều Phật Giáo Sử cũng cho rằng: “Phật Giáo Thời Nhà Hán được coi nư một tôn giáo chuyên về thờ cúng với học thuyết đặc thù quỷ thần và báo ứng.”, Trong Hậu Hán Thư có đoạn Nhượng Giai Thượng Thư nói: “Lại nghe trong cung có lập đền thờ Hoàng Lão Phù Đồ, đây là đạo thanh tịnh hư vô, quý trọng vô vi…”.

Lễ nghi cúng kính cầu nguyện thì không thể thiếu thắp hương để khấn vái cho nên từ rất sớm trong những bộ sách xưa có nói về tục thắp hương hành lễ của Phật Giáo. Trong Nguỵ Thư ThíchLão Chí có đoạn chép: “…Côn Tà Vương giết Hưu Đồ Vương…chiếm được tượngngười vàng (Đức Phật thời ấy được gọi là kim tiên) Vua Nhà Hán cho là vị Đại Thần đem thờ trong cung Cam Tuyền…đốt hương lễ bái…” trong sách Ngô Chí có đoạn chép về thời kỳ đầu Phật Giáo du nhập vào Việt Nam cũng chuyên về tín ngưỡng thờ cúng, thắp hương lễ bái: “…ở Giao Châu…khi ra đường người ta thương nghe tiếng kiển, lẫn tiếng trống kèn những người rợ Hồ ( chỉ các vị Tăng và Phật tử người Ấn) đi theo thắp hương hai bên có từng đoàn xe có mười người..”.

Văn hoá thắp hương cúng Phật đến với Phật Giáo Bắc Truyền sớm nhất trong tất cả các truyền thống văn hoá PhậtGiáo khác, khi đến với Phương Đông loại hình văn hoá này như được chắp thêm cánh vì nó hấp thụ hết thảy những kiến thức văn hoá khoa học về hương liệu của người phương Đông, và nó thăng hoa vì sự tinh tế trong triết lý sống cũng như hoà mình vào thiên nhiên của người Đông Độ, nó huyền ảo hơn trong nghệ thuật huyền học tiên khí của nền kiến thức Lão Nho.

Văn hoá dâng hương cúng Phật trong Phật Giáo Bắc Truyền được chia ra hai loại chính đó là Huân Hương và Phần Hương.

1- Huân Hương: dùng các loại hương phẩm nguyên gốc có mùi vị đặc trưng như hương cây cỏ, hương của trái cây, hương của tinh dầu, những loại này không cần thông qua một điều kiện nào như xông hay đốt để có mùi hương mà chính từ bản thân của loạihương đó tự nhiên toả hương, làm cho Phật Điện cũng như tượng Phật và nơi thờ Phật thoang thoảng mùi hương đó là loại thứ nhất gọi là Huân Hương cúng Phật.

2- Phần Hương: Còn goi là thắp hương, đốt hương, loại hương này được chế từ các loại cây cỏ có hương vịtổng hợp tạo thành, những thành phần trong hương dùng để đốt thường có Hương của cỏ, Hương của cây, Hương của hoa, Phấn hương, các loại bột trộn vào để trợ hoả khi đốt như Não hương, Cam thảo, Đinh hương và Nhục Quế.

Khi tạo các loại hương cao cấp người ta thường dùng Trầm hương hay Chiên Đàn hương, những loại bột hương này saukhi được phối trộn xong, người ta tạo thành các loại hương mà tuỳ theo khi sử dụng mà có hình dáng khác nhau. Thường thì nững thể loại hương được dùng trong các nghi lễ của Phật Giáo Bắc Truyền có ba loại: Nhang cây, nhang vòng và nhang có hình trụ và các loại Hương này khi dâng lên cúng dường Phật đều phải đốt thì mới có mùi hương, tất cả những thể loạihương này đều không còn thuần nguyên chất mà dều là hợp hương.

Thắp hương cúng Phật thường thì ta thắp một cây hoặc ba cây. Một cây hương tượng trưng cho ý nghĩa “Nhất thiết biến lễ sát trần Phật” là dùng một nén hương này dâng lên đãnh lễ cúng dường hết thảy mười phương chư Phật chư Đại Bồ Tát chư Hiền Thánh Tăng trong mười Phương.

Ba cây hương tượng trưng cho Giới Hương,Định Hương và Huệ Hương, nguyện đem hết thảy lòng thành kính tâm nguyệntu Giới, tu Định, tu Huệ của mình dâng lên cúng dường hết thảy Tam Bảo trong Mười Phương và nguyện cầu sự gia hộ của Tam Bảo làm cho chí tu họccủa mình luôn vững bền và một ngày không xa sẽ đến được Đạo Tràng của chư Phật.

Thắp hương cúng dường Phật luôn làm cho tâm ta định về một chổ, và rất dễ dàng để cho tâm của mình và chư Phật tương ưng, sự tương ưng này làm cho tam nghiệp của chúng ta hoàn toàn thanh tịnh mà đã thanh tịnh rồi thì trong giây phút đó chúng ta đến đượcđạo tràng của chư Phật chứng được Đạo Bồ Đề, trong Du Già Diệm Khẩu YếuTập có đoạn chép: “Thân thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo, Khẩu thường thanh tịnh chứng vô thượng đạo, Ý thường thanh tịnh chứng Vô Thượng Đạo.”.

Trong hầu hết các nghi thức trong lễ nghi của Phật Giáo Bắc Truyền như: tụng Kinh, ngồi Thiền, lễ tắm Phật, Đàn tràng Thuỷ lục, lễ khai quang, truyền giới, phóng sanh, cầu an, cầu siêu, chẩn tế..v.v.. hầu như không thể thiếu nghi thức nguyện hương, thắp hương cúng Phật và trong mỗi nghi thức dâng hương cúng Phật đều có tên gọi riêng biệt để phân loại Pháp Hội ý nghĩa. Khi tín đồ vô chùa thắp hương lễ Phật thì được gọi là “Khách Hương” đem hương vào chùa cúngdường để thắp hương cúng Phật được gọi là “Kính Hương” hoặc là “ Tấn Hương”.

Phật tử đem tiền cúng chùa dể mua hương cúng Phật gọi là “Hương Tư” Chùa nhiều Phật tử gọi là “Hương Hoả Đảnh Thạnh” Bài chư tăng đọc khi cúng hương gọi là “Hương Tán” bàn Phật gọi là “Hương Án” chư Tăng tại Phật tiền cúng hương gọi là “Nguyện Hương” hay là “Niệm Hương” những trai chủ phát tâm làm Pháp Hội khi dâng hương cúng Phật gọi là “Thượng Hương” đại diện cho người khác dâng hương gọi là “Đại Hương”.

thamhuong

Trai chủ thiết trai cúng dường chư tăng trước nên dâng hương nhiễu quanh đại chúng cúng dường hoặc thắp hương nhiễu tháp gọi là “Hành Hương” lễ Phật đạt tới Đại Thừa cảnh giới gọi là“Tâm Hương” cùng nhau Phát tâm tín phụng Phật Pháp, cùng nhau tu hành, tâm đầu ý hợp gọi là “Hương Hoả Nhân Duyên” người lo việc hương hoả trong chùa gọi là “Hương Đăng”.

Chưởng quảng về bộ phận hương đền gọi là“Hương Ty” Ngồi Thiền có đốt hương để làm thời gian biểu gọi là “Toạ Hương” Ngồi Thiền xong đứng lên đi nhiễu Phật gọi là “Bào Hương” Thiền bản dùng để cảnh sách chư tăng khi toạ thiền gọi là “Cảnh Sách Hương Bảng” dùng trong Giới Đàn gọi là “Thanh Quy Hương Bảng” Phật Điện cũng còn gọi là “ Hương Điện” nhà bết trong chùa gọi là “Hương Thụ” còn ngườitu hành khi phạm thanh quy bị phạt thì gọi là “Quỳ Hương”.

Dùng Hương cúng dường Phật là pháp môn cúng dường tối thắng nhất, đồng thời thể hiện hết tấm lòng cung kính đốivới Phật và tượng trưng cho phiền não đã được gội rữa, trong thân và tâm cảm thấy được an lạc, được như vậy mới đúng như ý nghĩa cúng dường Phật.trong các Kinh Đại Thừa hầu như luôn có những phần nói về cúng dường hương cho Phật.

Trong Kinh Đà La Ni Tập quyển 3 có chép về 21 loại cúng dường cho Phật trong đó có nói đến hương: “Hương Thuỷ, hương để đốt và các loại hương thơm, dùng những thứ hương đó dâng lên cúng Phật..” trong Kinh Tô Tất Địa có chép 5 loại cúng dường: “Bột hương, hương để đốt, hoa, đèn, ẩm thực”, trong “Hành Pháp Can Diệp Sao” chép: “sáu Pháp cúng dường tượng trưng cho sáu Ba La Mật…Hương thuỷ tượng trưng cho Giới Ba La Mật..”.

Thắp Hương cúng dường Phật làm cho chúngta khởi tâm cung kính chí thành đến với Tam Bảo, thâm tín Tam Bảo, có công năng làm cho ta có thể hoà nhập vào tâm từ bi và trí tuệ của Phật và Bồ Tát, lại khiến cho ta luôn phát tâm dõng mãnh tinh tấn trên con đường học theo ngôn hạnh của Phật và Bồ Tát. Đốt hương cúng Phật là tu Phước nếu như ta khi niệm hương với tâm chí thành không loạn “Tâm Hương Nhất Biện” thì tự nhiên sẽ cảm ứng được với Chư Phật, như vậy mới đạt đến cảnh giới của “Giải Thoát Tri Kiến Hương”.

Source: thuvienhoasen

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/04/2012(Xem: 11601)
Sự Tích Phật A-di-đà và Bảy vị Bồ-tát là một tác phẩm ngắn, giới thiệu về cuộc đời và hạnh nguyện của Phật A-di-đà và bảy vị Bồ-tát Đại Thừa, được tạp chí Từ Bi Âm biên soạn...
31/03/2012(Xem: 9300)
Vợ chồng con lấy nhau đưọc 10 năm nay, đã có hai cháu, một lên 8, một lên 5. Con là kỹ sư tin học, vợ con là giáo viên. Cuộc sống gia đình không khá giả, chỉ đủ sống và luôn đầm ấm. Song nửa năm trở lại đây, vợ con nghe theo chúng bạn đi cúng lễ ở khắp nơi, tiêu tốn hàng chục triệu đồng cho việc lễ bái. Con đã khuyên can nhiều lần nhưng cô ấy không nghe, tồi tệ hơn nữa là giờ cô ấy một mực yêu cầu con phải đi dự lễ cùngcô ấy. Con không đi viện cớ là bận việc công ty, cô ấy đi tối ngày, conphải ở nhà chăm sóc hai cháu, cô ấy không chịu, dọa nếu không theo cô ấy thì gia đình sẽ tan nát, có người chết sớm. Tuần trước, con và cháu bé thứ hai bị sốt siêu vi trùng, cô ấy không những không ở nhà chăm sóc mà còn trách cứ con, tại con không chịu đi lễ nên “bề trên” phạt cho ốm,nếu không chịu thay đổi sẽ còn ốm nữa. Trời ơi, con không nhận ra vợ con nữa rồi, một cô giáo hiền hòa, mẫu mực giờ thành ra người mê tín dịđoan, cuồng tín đến mù quáng. Con phải làm gì để “đánh thức” vợ con, thưa Thầy?
31/03/2012(Xem: 5386)
Để phục vụ bữa ăn sáng và trưa cho khoảng từ ba ngàn đến tám ngàn người ăn thì quả thật là điều khó có thể tin được, nếu bạn không tận mắt chứng kiến, tận tay mình làm. Mặc dù chỉ là đồ chay nhưng khối lượng công việc thì quả thật khổng lồ. Ngoài các Sư Thầy còn có khoảng vài chục người làm công quả ở tại chùa phải dậy từ ba giờ sáng, có khoảng vài chục người thay vì ngồi trên chùa nghe giảng pháp thì họ đã tình nguyện xuống bếp để phục vụ.
30/03/2012(Xem: 6097)
Lịch Maya và phim Hollywood về năm 2012 thumbnail.php?file=009___Phap_Am___Nam_Tan_The__R__1_489898811Nghe hai chữ “tận thế”, phần lớntrong chúng ta cảm thấy sợ hãi, nhưng cũng có nhiều người nở nụ cười tươi tắn như thể sắp được trút bỏ nỗi khổ đau, bất hạnh, sự khủng hoảng vốn đeo bám và ám ảnh suốt nhiều năm mà vốn dĩ cuộc đời bao giờ cũng thế. Có người ngạc nhiên vì nghĩ rằng đây là sự kiện không có thật. Một lời đồn thổi ảnh hưởng và tồn tại lâu dài, như thể người bệnh tai biến mạch máu não nhiều năm không chết được.
30/03/2012(Xem: 10335)
Đạo hữu Lillian Too, nhà phong thủy nổi tiếng thế giới, đã viết hơn tám mươi cuốn sách về đề tài này, và bà cũng đã cho xuất bản tạp chí Feng Shui World (Phong Thủy Thế Giới) phát hành hai tháng một kỳ. Mới đây bà đã mở rộng công việc xuất bản của mình với số đầu tiên là Mahayana (Đại Thừa Phật Giáo), tạp chí trình bày truyền thống Đại Thừa Phật Giáo Tây Tạng như phương châm " vì lợi lạc cho quần sanh". Mahayana đã nhận được sự hưởng ứng nồng nhiệt của mọi người tại quê hương của bà ở Singapore vào cuối năm ngoái. Bài viết sau đây là một phần nhỏ mà Tạp chí Mandala đã trích đăng từ tập sách của bà với tựa đề 108 Phương cách
30/03/2012(Xem: 6356)
Ngài Tịnh Không lão pháp sư nói, chúng sanh trong hư không pháp giới là một thể. Là đệ tử của Phật, hôm nay chúng ta may mắn được nghe Phật Pháp, đươngnhiên cần phải chiếu cố đến chúng sanh ở tận hư không pháp giới, nhất là nhữngoan gia trái chủ của mình trong nhiều đời nhiều kiếp.
27/03/2012(Xem: 4650)
“Give me a lever long enough and a fulcrum on which to place it, and I shall move the world”. Archimedes. Tạm dịch theo quan điểm Phật giáo. “Hãy cho tôi một điểm tựa tâm linh và đầy đủ phương tiện, tôi sẽ di chuyển thế giới này...”
26/03/2012(Xem: 8895)
Văn phòng của Đức Đạt Lai Lạt Ma đã nói rằng “hành vi trái với truyền thống Phật giáo của Michael Roach không phù hợp với những lời giảng dạy và thực hành của đức Đạt Lai Lạt Ma”.
25/03/2012(Xem: 14681)
Bằng kinh nghiệm của riêng tôi, tôi đã học được phương pháp hữu hiệu nhất để vượt qua khủng hoảng là sự tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi giữa những người có niềm tin khác nhau...
23/03/2012(Xem: 6428)
Trong một quyển sách nhỏ mang tựa đề là « Phật Giáo nhập môn » (ABC du Bouddhisme, nhà xuất bảnGrancher, 2008) tác giả Fabrice Midal nêu lên một số các vấn đề căn bản nhằm giúpchúng ta có một cái nhìn bao quát về Phật Giáo. Tuy các chủ đề trong tập sáchnày đều mang tính cách đại cương thế nhưng kiến thức của ông về Phật Pháp thì lạithật vô cùng sâu sắc và các đường nét chính yếu trong giáo lý nhà Phật đã đượcông trình bày với một chiều sâu và dưới các khía cạnh uyên bác thật bất ngờ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567