Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Suy nghiệm về hình ảnh “Từ đất vọt lên”

18/01/201100:09(Xem: 8296)
Suy nghiệm về hình ảnh “Từ đất vọt lên”
Suy nghiệm về hình ảnh “Từ đất vọt lên”
TRONG BỐI CẢNH BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

blank
Một vị Bồ-tát đã viên mãn trong các hạnh nguyện, thì họ đủ khả năng tùy chuyển khắp các quốc độ, và tùy duyên ứng hiện trong các hành vi. Những nơi chốn của các vị Bồ-tát dù ở góc cạnh nào, cũng đều là tịnh độ, vì các Ngài không còn vướng kẹt trong tịnh - uế. Có chăng, chỉ là tâm thức của chúng sanh phân biệt, từ đó, đôi khi hiểu rằng trú xứ của các vị Đại Bồ-tát đang nằm ở đâu đó trên không trung, vượt cao và xa hơn cảnh giới Ta-bà mà chúng sanh đang sống. Thật sự, các Ngài đang ở ngay trong lòng cuộc sống của chúng sanh, ở trong từng mỗi niệm khởi, do vậy bất cứ nơi đâu còn có sự khổ đau và bất an, uy hiếp và thao túng, thì nguyện hạnh của các Ngài chính là vận tốc để hiện hữu phân hành - kiến tạo bình an.


Các vị Bồ-tát từ đất vọt lên, rất nhiều không thể đếm xuể, không những chỉ có chính tự thân các Ngài vọt lên và luôn cả hội chúng, quyến thuộc của các Ngài cũng tùy tùng, cho chúng sanh một sự ngạc nhiên vô cùng, dưới sự chứng minh của Đức Phật. Bên cạnh đó, Đức Phật đã tuyên bố giao sứ mệnh của Ngài cho các vị này trực tiếp nắm giữ và tiếp tục tuyên truyền rộng rãi. Sứ mệnh của Đức Phật xuất hiện tại trần thế là chân lý, là sự thật, là lẽ phải và sự bình đẳng an vui giữa cuộc đời.

Một mặt khác, Đức Phật đã thẳng thừng từ chối các vị Bồ-tát từ các phương khác đến, khi các vị này mong muốn nhận lãnh sứ mệnh của Ngài giao phó. Tại sao phải từ chối một nhã ý, thiện ý và hạnh ý đó, bởi vì Phật xét thấy ngay trong nội tại, ngay trong cảnh giới này, đất nước này, tâm hạnh của những con người này, đủ khả năng để lãnh trách nhiệm đó, mà không cần phải sự trợ giúp ở phương khác.

Lòng yêu nước cũng thế! Khi đất nước bình an, thì lòng yêu nước trong mỗi con người, nằm yên và lắng đọng, nghĩ đến chuyện đời sống gia đình, đôi khi chúng ta cũng không thể nhận ra được đâu là tình yêu quê hương đất nước đang ẩn náu trong tư tưởng của người Việt Nam. Ngược lại, khi đất nước bất an, binh chiến có khả năng xảy ra, thì từ khắp mọi nơi, ngọn lửa yêu nước, lòng tự trọng của tất cả người con dân đất Việt được trỗi dậy, như từ đất vọt lên.

Bằng nhiều cung cách khác nhau, hành động thể hiện lòng yêu nước của hàng vạn triệu người, bất kể địa vị, đó là phẩm chất cao cả của người Việt; là nếp văn hóa, tư duy và tư tưởng của dân tộc Việt đã ăn sâu trong tâm hồn. Điển hình, chúng ta đã thấy và nghe, Biển Đông đang dậy sóng, nghĩa là bờ cõi Việt Nam đang bị đe dọa xâm lăng, chiếm đoạt, bằng nhiều thủ thuật. Người dân Việt ở khắp mọi nơi trên thế giới, dù khác biệt tư tưởng nhưng đã đồng lòng gạt bỏ tất cả sự riêng tư của mình mà nhứt hô vạn ứng, bằng mọi cách để đấu tranh và bảo vệ hòa bình cho dân tộc, đó là một minh chứng. Lòng yêu nước của dân tộc Việt Nam, không cần phải bàn luận nhiều từ sách vở, không cần phải là lý thuyết đặc thù, cũng vậy không cần những mẫu người yêu chuộng hòa bình bằng những lời nói suông và luôn hô hào bằng những sáo ngữ.

Lòng yêu nước phải thật sự được ghi nhận từ những con người biết hy sinh, nếm trải những thực tế khổ đau, những sỉ nhục khi bị áp bức và bị lệ thuộc, và biết sống cho kẻ khác, biết yêu quê hương và xứ sở. Chúng ta càng không phải trông chờ từ đâu đến, mong sự hỗ trợ từ bên ngoài, mà phải nghĩ đến ngay nội lực của chính mình. Lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc của Việt Nam từ nhiều thế kỷ, cho chúng ta thấy khi cả một dân tộc đã đồng lòng và cùng chí hướng thì dù cho kẻ thù là cường quốc cũng phải thất bại trước sức mạnh đó.

Đức Phật đã từ chối những phát nguyện của các vị Bồ-tát ở phương khác, và ở những cảnh giới khác, nhận lãnh sứ mạng của Ngài tuyên thuyết chân lý ở cõi Ta-bà. Bởi vì, Ngài đã thấy được năng lực, sức mạnh thật sự của những người đang có mặt, những người này đã thành thục và tràn đầy kinh nghiệm với thực tế đang diễn ra của đời sống và hoàn cảnh đang sống, đang vướng mắc thì mới có đủ khả năng xây dựng cảnh giới khổ đau này thành bình an, uế trược thành tịnh độ, chiến tranh thành hòa bình.

Cũng vậy, muốn chiến thắng được ngoại xâm và muốn chứng minh sức mạnh thật sự của đất nước chúng ta, thì hãy cho kẻ ngoại xâm biết rằng cả dân tộc đang đoàn kết và thấy được nội lực tiềm ẩn của chúng ta đó là sức mạnh của toàn dân tộc đang sống và đang sẵn sàng ở các nơi và sẵn sàng hy sinh gìn giữ lãnh thổ.

Sự lựa chọn của chúng ta trong thời điểm này chính là nhận thức rõ đâu là kẻ thời cơ, và đâu là sự yếu mềm của một bộ phận thích sống lệ thuộc, thờ ơ, và cần xét lại những thiện ý của các quốc gia lân bang. Đó là, những gì mà chúng ta cần làm trong thời điểm đang bị đe dọa và khinh thường như hiện nay, những gì đang xảy ra ngoài Biển Đông, và cũng chính là những suy nghĩ của người con Phật qua lời dạy của Ngài, trong sự nghiệp xây dựng hòa bình, an vui của tất cả chúng sanh. Chúng ta không phải là những người chỉ biết thừa hưởng những gì mình đang có và không biết nỗi khó khăn của người khác. Chúng ta cũng không phải là những người nhiệt huyết trong ngu muội, chúng ta cũng không phải là những con người luôn hiếu thắng không phân biệt lẽ phải, cũng không phải người chỉ nói không hành động.

Trong thời điểm mà cả con dân Việt Nam đang nằm trong tình trạng dầu sôi lửa bỏng, sự khôn khéo lựa chọn trong đấu tranh, chính là yếu tố quan trọng để khỏi đưa đất nước rơi vào cảnh chiến tranh, tàn khốc, và nhận lấy hậu quả bởi sự thiếu đoàn kết, tan rã. Chúng ta hãy suy nghiệm lại những bài học của tiền nhân, những người đã dày công giành lấy, gìn giữ một đất nước Việt Nam có mặt trên bản đồ thế giới hiện nay, để hành động.

Thích Huệ Giáo
(Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/01/2016(Xem: 7820)
Doanh Nhân Phật tử Vũ Chầm, người cư sĩ uyên thâm, giản dị và đôn hậu. Sáng nay, cũng như thường lệ, trước giờ làm việc, chúng tôi dành 15 phút cùng nhau tọa thiền dưới sự dẫn dắt của TS Nguyễn Mạnh Hùng – Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Thái Hà Books. Vì là ngày cuối tuần nên hôm nay, sau thời tọa thiền, chúng tôi cùng ngồi bên nhau hàn huyên và nghe thầy Hùng chia sẻ về những tấm gương doanh nhân Phật tử. Sáng nay thầy Hùng kể về bác Vũ Chầm, chủ tịch HĐQT tập đoàn Vina Giầy và được xem là tấm gương lớn vượt khó, vượt nghèo, một tấm gương lớn của phụng sự Đạo Phật.
20/01/2016(Xem: 6397)
Ông giám đốc Aoyagi Yosuke người Nhật rất tin Đạo Phật Tôi viết bài này sau khi mới đến tụng kinh tại Bệnh viện mắt quốc tế Nhật Bản trên đường Phó Đức Chính, quận Tây Hồ TP Hà Nội (rất tiếc rằng tôi không nhớ số nhà là số nào). Tôi viết bởi thấy vừa ngạc nhiên, vừa kính trọng vị giám đốc người Nhật đang điều hành bệnh viện này. Ông tên là Aoyagi Yosuke.
20/01/2016(Xem: 8195)
Nhà Giàu là người sở hữu nhiều cơ sở vật chất và nhiều tài sản có giá trị. Bồ Tát là người có tâm tỉnh giác, có tâm nguyện rộng lớn, luôn hành trì để giải thoát cho mình không còn tham, sân, si, biếng nhác, kiêu mạn; luôn hành đạo để giúp người thoát khỏi vô minh, phiền não, đói rách, bệnh tật. Con đường từ Nhà Giàu đến Bồ Tát được đo bằng sáu phẩm hạnh: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ. Tại sao? Là vì, bố thí là diệt trừ lòng tham, trì giới là diệt trừ thân ô nhiễm, nhẫn nhục là diệt trừ tánh kiêu mạn, tinh tấn là diệt trừ sự biếng lười, thiền định là diệt trừ tâm loạn động.
15/01/2016(Xem: 9695)
Dưới đây là phần chuyển ngữ của một bài viết trong quyển "Người phụ nữ" ("Les Femmes", nhiều tác giả, nhà xuất bản de l'Atelier, 2002), thuộc một bộ sách với chuyên đề "Các tôn giáo nghĩ gì?" (Ce qu'en pensent les religions). Tác giả bài viết này là Dominique Trotignon, nguyên tổng giám đốc Viện Nghiên Cứu Phật Học (IEB/Institut d' Etude Bouddhique) của Pháp, tu tập theo Phật giáo Theravada.
10/01/2016(Xem: 7316)
Cuốn hộ chiếu của một kỹ sư người Nhật tên là Ryoichi Kishi được tìm thấy sau khi có người phát hiện thi thể của ông tại nghĩa trang quận Altinova của Yalova, Thổ Nhĩ Kỳ. Chuyện rằng một kỹ sư người Nhật đang làm việc cho một công trình xây dựng cầu treo tại Thổ Nhĩ Kỳ đã tự tử vào đúng hôm chủ nhật sau khi một sợi dây cáp bị đứt. Mặc dù cầu không bị gẫy và không có người thiệt mạng, người kỹ sư 51 tuổi Kishi Ryoichi đã tự nhận trách nhiệm cho sự cố này trong bức thư mà ông để lại. Tin tức nhanh chóng lan truyền trên mạng xã hội Thổ Nhĩ Kỳ và rất nhiều người ca ngợi lòng tự trọng của người kỹ sư, thậm chí một số người còn đề nghị đặt tên cây cầu mang tên ông.
07/01/2016(Xem: 11333)
Nếu người nào cho con trai, con gái, đứa ở trai, đứa ở gái hoặc người dân hay chính mình đi xuất gia, công đức ấy thật vô biên. Nếu đem so với phước báu của bố thí, dầu có được hưởng phước đến 10 đời trên cõi nhân, thiên cũng không bằng công đức cho một người đi xuất gia hay tự mình đi xuất gia. Tại sao thế? Vì phước báo bố thí chỉ có hạn định, còn phước báo xuất gia không có hạn định, nên không thể bì kịp, hoặc phước báu trì giới, hoặc phước của các vị thần tiên có đủ năm phép thần thông, cho đến phước báu cùng tột của cõi trời Phạm thiên, đem ví với phước báu của xuất gia trong Phật-Pháp cũng không sánh nổi.
07/01/2016(Xem: 8314)
THUẬT NGỮ "ĐẠT LAI LẠT MA" có những ý nghĩa khác nhau tùy theo những con người khác nhau. Đối với một số người, thuật ngữ này tuyên bố rằng tôi là một vị Phật Sống, hóa thân trên trái đất của Quán Thế Âm, một vị Bồ tát của Từ Bi. Đối với một số người khác, nó có nghĩa rằng tôi là một vị "Thánh Vương."
07/01/2016(Xem: 10232)
Chí nguyện thứ nhất của tôi trong đời sống, như một con người, là thúc đẩy những giá trị nhân bản và những phẩm chất đó của tâm linh là những nhân tố then chốt trong một cuộc sống hạnh phúc, cho dù là một cá nhân, một gia đình, hay một cộng đồng. Ngày nay, dường như đối với tôi thì chúng ta không trau dồi những phẩm chất nội tại này đầy đủ; đó là tại sao ưu tiên của tôi là phát triển chúng.
07/01/2016(Xem: 7684)
Đức Đạt Lai Lạt Ma là vị tái sanh lần thứ mười bốn thuộc dòng truyền thừa hình thành với sự hóa thân Giác Ngộ từ bi lần thứ nhất của Gendun Drup vào năm 1391. Đức Đạt Lai Lạt Ma đàm luận về những giai thoại và những thành tựu của các kiếp sống trước của ngài một cách tự nhiên cũng như ngài liên hệ đến những ký ức thời thơ ấu của ngài.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]