Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cách Tu Tập Thứ Nhất - Giáo Huấn Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

26/06/201302:05(Xem: 11984)
Cách Tu Tập Thứ Nhất - Giáo Huấn Của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma

GIÁO HUẤN CỦA ĐỨC ĐẠT-LAI LẠT-MA
CÁCH TU TẬP THỨ NHẤT
Hoang Phong

dalialama-010231242Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thểgiải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơsở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêmkhông ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Phúc hạnh thật sự chỉ cóthể đạt được nhờ vào đạo đức của nghiệp, tích lũy những hành vi đạo đức sẽ tạora trong tâm thức những « hạt giống » làm nẩy nở khả năng mang đến hạnh phúc.Phương pháp loại bỏ những sai lầm là cách làm cho phát sinh trong ta tâm thứccủa Phật, tức Bồ-đề tâm.

Muốn đạt được thể dạngcủa Phật, tức Bồ-đề tâm, phải tu tập về Đạo Pháp, tu tập để biết được « nhữnggì » phải trút bỏ và « những gì » phải thực hiện ; thân xác quý giá của conngười thật là cần thiết để thực thi điều này. Trong lúc này đây khi tôi đanggiảng huấn, chung quanh chúng ta có vô số sinh vật, trên nguyên tắc, chúng phảinghe được tiếng tôi giảng, nhưng dạng thể súc vật đã cản trở, không cho phépchúng hiểu được một điều gì cả. Chúng ta may mắn hơn, có được một cơ sở cầnthiết, đó là sự sống con người. Chúng ta lại có được sự sống đó trong một xứ sởmà Đạo Pháp nở hoa, chúng ta có khả năng biết đọc, biết nghe, biết suy nghĩ, vàbiết cả phân biệt. Vậy ta có tất cả các khả năng cần thiết để tu tập Đạo Pháp.Nếu trong số quý vị có những người đã già, không biết đọc, cũng chẳng biếtviết, nhưng ít ra cũng nghe được và hiểu được một vài câu về Đạo Pháp. Một thânxác dù quá già và quá mỏi mòn, nhưng vẫn là thân xác « quý giá » của con người,vẫn quý giá hơn là thân xác tốt đẹp của một con thú còn trẻ và khoẻ mạnh. Sựsống con người là một giá trị lớn lao, tuy rằng có đến hàng nhiều triệu conngười trên địa cầu này, nhưng dịp may được làm thân con người quả thật hiếmhoi. Chúng ta lại đang có nó trong lúc này, và hơn thế nữa, chúng ta đây lànhững người Tây Tạng, và một số người khác liên hệ ít nhiều với chúng ta hômnay, tất cả được biết đến một thứ Đạo Pháp vẹn toàn nhất, ấy là Đại thừatan-tra. Chúng ta đừng đánh mất dịp may đó ; chúng ta có thấy phi lý chăng nếumột người có nhiều tiền, đi vào một khu chợ đầy rẫy hàng hóa, nhưng khi trở vềthì hai bàn tay trống không. Dù cho ta còn trẻ hay già nua, mỗi người trongchúng ta cần phải cố gắng để đừng phí phạm sự sống con người « quý giá » này.

Sự sống con người, hếtsức là khó tìm ra nó và cũng hết sức dễ để đánh mất nó, muốn có nó phải cónhững hành vi đạo đức từ kiếp trước, nhưng không phải là những hành vi lẻ tẻ vàhời hợt, nhưng là những hành vi thường xuyên và liên tục. Ngay lúc này đây taphải tích lũy một số lớn những điều xứng đáng, không được chờ đến ngay mai, hayvề sau này. Những điều xứng đáng ta làm được sẽ bị tiêu hủy nhanh chóng nếu có mộtchút lỗi lầm, kiêu ngạo, ác cảm, ích kỷ, đấy là những thứ xúc cảm mà chúng tađều có và chúng chỉ chờ bất cứ một dịp thuận tiện nhỏ nhoi nào đó để bất thầnxâm chiếm lấy ta. Vì thế, chắc gì những xứng đáng trong quá khứ, dựa vàođó ta có được sự sống hôm nay, sẽ vẫn còn nguyên vẹn mãi mãi. Chúng ta hãy đổimới chúng, gia tăng thêm và đừng nghĩ đến cái « gia tài » mà ta tự cho rằng đãcó sẵn.

Mỗi người đều có thể tutập Đạo Pháp, vì điều này không đòi hỏi phải hy sinh tất cả và phải chui vàomột cái hang để thiền định. Chúng ta có thể tu tập Đạo Pháp trong đời sống hằngngày bằng cách vẫn giữ một số sinh hoạt không thuộc thế tục. Cần có tâm linhcao cả, nhân từ, cởi mở, không giao động, cũng không hiếu chiến, để khi hoàncảnh bên ngoài trở nên thuận lợi, sẽ giúp ta thăng tiến nhanh chóng trên ConĐường. Hãy bắt đầu từ tối hôm nay, đừng trông chờ sau này. Hãy canh chừng nhữnglỗi lầm nhỏ bé, dù rằng khi thoạt nhìn chúng tỏ ra vô hại ; chẳng hạn canhchừng cả những chuyện nói dối vặt vãnh : có những kẻ chuyện gì cũng nói dối,chẳng nghĩ đến và cũng chẳng nhận ra là có hại. Đó là những xu hướng do nghiệpthúc đẩy ; cần phải tháo gỡ chúng từng tí một và đừng nản chí. Không nên nói :« Đạo Pháp quá lớn lao đối với tôi, tôi là một kẻ mang đầy tội lỗi ». Tất cả chúngta là những người mang đầy tội lỗi, thế nhưng kể từ tối hôm nay, chúng ta thửthay đổi một chút xem sao. Cả tôi đây, ngay từ lúc này, tôi cũng sẽ tự xét xemcòn những gì sai lầm sót lại trong tôi. Hãy làm như thế và đừng để mọi sự cứtiếp tục xảy ra như trước, đễ rồi ta tự đổ thừa là không làm nổi.

Tu tập Đạo Pháp, tức làloại dần những sai lầm và làm gia tăng các phẩm tính đích thực, để sau cùng đạtđược những gì tối thượng ; chính lúc ấy sự khéo léo của ta trong công tác giúpđỡ tất cả các sinh linh sẽ trở nên hoàn hảo. Bồ-đề tâm phát sinh từ sự tu tậpĐạo Pháp, và chỉ có thể dạng ấy mới có thể giúp ta tạo ra phúc hạnh tối thượngvà đích thực ; muốn hiểu được cái quả hoàn hảo ấy như thế nào khi biết tu tậpĐạo Pháp, ta cứ nhìn vào các vị Bồ-tát và Phật, ấy là những bằng chứng cho ta.Nhưng noi theo con đường đó không phải chỉ cần vỏn vẹn một mớ kiến thức thôngthái về Đạo Pháp là đủ ; các phẩm tính cần thiết chỉ có thể phát huy bằng sự tutập, và vì vậy phải biết « những gì » quan trọng cần nên đem ra thực hành.

Đạt được sự tu tập hoànhảo sẽ đem đến cho ta khả năng giúp đỡ được mọi sinh linh tùy theo trình độ củahọ. Sự hoàn hảo đó là hiện thân của Quán Thế Âm, và chính vì vậy, ta nên tuântheo văn bản này : « Tôi xin Quy y nơi Ngài, không phải cho ngày hôm nay màthôi, nhưng cho mãi mãi về sau, và không phải chỉ Quy y bằng cửa miệng tôi, màbằng cả ba cửa ngõ của thân tôi… Tôi xin tôn kính và quỳ lạy Ngài…».

Tất cả phúc hạnh và tấtcả an bình đều xuất phát từ những nghiệp « trắng », tức là từ những nghiệp tạodựng bằng sự tích lũy các hành động đúng đắn ; để nhắc lại thêm một lần nữa,con đường duy nhất phải theo là con đường giúp loại bỏ tất cả sai lầm tronghành vi, trong lời nói và cả trong tình cảm của ta. Tsong Khapa (1) có nói : «Dù cho thân xác tôi và sự sống của tôi có tiêu tan, và nếu như tiêu tan vìnguyên do tu tập Đạo Pháp, tôi vẫn cầu mong, dù bất cứ điều gì xảy ra, xin chotôi vẫn cứ tiếp tục tu tập Đạo Pháp ».

Ngoài những giờ học tập(Đức Đạt-Lai Lạt Ma quay sang nói với những người thế tục), quý vị hãy cố gắngsống thật đạo đức trong những ngày quý vị còn lưu lại nơi đây, tại BodhGaya (Chánh Giác sơn) này. Theo tập quán, nên đi tản bộ chung quanh các tháp xálợi ; trong lúc đi hãy tìm cách khơi động trong tâm thức ước vọng đạt được Bồ-đềtâm. Tập « Nhập Bồ-đề hành Kinh » (Bodhicharyâvatâra) có nói : «Rộng lớn như địa cầu và các thành phần vĩ đại, mênh mông

1- Tsong Khapa : Tôngkhách-ba (1357-1419) là một vi Lạt-Ma Tây Tạng, sáng lập tông phái Cách-lỗ(Guelugpa). Ngài là một đại sư nổi danh đã để lại nhiều trước tác quan trọng.

như không gian bao la,tôi cầu mong, vì vô số chúng sinh, xin được hoá làm cơ sở sinh động của yêuthương ! ». Lời nguyện cầu này cất lên khi đi quanh các tháp xá lợi, sẽ rấthiệu quả. Hãy hình dung ra con người của Phật, quán tưởng đến Ngài, nghĩ đếnnhững lời giáo huấn của Ngài, tình thương tràn đầy từ bi của Ngài và hãy tựnguyện noi theo con đường của Ngài đã đi. Sức mạnh phát hiện từ sự thúc đẩy ấysẽ còn được gia tăng thêm nữa về sau này.

(Tiếp đó, Đức Đạt-LaiLạt-Ma hướng về các người tu hành và nói :) Rút lui vào tu viện, khoáclên người chiếc áo nhà sư, chăm lo các nghi lễ thượng thặng pûjâ (1) theo đúngnhư tập tục Tan-tra, các điều ấy chứng tỏ như ta đang tu tập Đạo Pháp, nhưngnếu tâm thức bị xao lãng bởi những thứ vụn vặt bên ngoài của thế tục, thì nhấtđịnh không có gì gọi là tu tập Đạo Pháp cả. Lắm khi trong lúc thi hành đại lễpujâ, tôi vẫn thấy chung quanh tôi có nhiều người đang xao lãng, rõ ràng là họđang chìm đắm trong những lo âu thế tục, nhưng bên ngoài vẫn có vẻ như rấtnghiêm trang, tôi nghĩ rằng : « Thật là thảm thương cho họ ! » rồi tôi cũng cảmthấy nản lòng. Tu tập Đạo Pháp không phải chỉ tùy thuộc vào vẻ bên ngoài, nhưngđúng hơn phải từ nơi tâm thức của ta, từ sự thúc đẩy bên trong ta. Tâm thứcphải thoát khỏi những suy tư phù phiếm, phải tinh khiết và hoàn toàn cống hiếncho sự tu tập ; được như thế thì dù chỉ một giờ cũng quý báu.

Vậy thì một người giànua, ốm đau và không còn khả năng nào nữa, cũng đừng thối chí và phải cố gắngtùy theo sức mình ; tất cả những gì may mắn đang mời mọc chúng ta…,và tại saolại gọi là may mắn ? Chỉ vì chúng ta có được cái thân xác « quý giá » này củacon người.

(Ngài nói với tất cả mọingười :) Vậy thì, khi ta có được cơ hội tốt đẹp này, cái may mắn này, cái thânxác thuận lợi này, những giây phút nhàn hạ này, thời gian của những điều kiệnthuận lợi ấy phải được tận dụng tối đa, bằng cách tận lực

1- Pûjâ : là các nghilễ, cách tụng niệm man-tra, bắt ấn, v.v.

phát động những cố gắngđạt đến Niết bàn và Bồ-đề tâm, vì sự an vui của tất cả chúng sinh. Cố gắng củata để hoàn thành mục đích đem lại an lành cho tất cả chúng sinh phải liên tụcnhư một giòng sông. Phương pháp tốt nhầt là trước hết phải học hỏi để thấutriệt những gì cần phải biết, tiếp đó là thiền định về những điều giáo huấn ấycủa Đại thừa, đặt suy tư vào đó, phân tích những gì đã học, đào sâu cho đến lúchiểu thấu một cách vững chắc, sau cùng là tập trung vào những hiểu biết trongsáng và vững chắc đã quán nhận được. Ta có thể luân phiên tập luyện đồng đềugiữa cách thiền định bằng phân giải, và cách thiền định yên lặng chú tâm vàomột điểm. Xuyên qua cách thực thi thiền định như thế, ta sẽ đạt được một kinhnghiệm trực giác. Tóm lại, trước hết phải học cái đã, nhưng học vẫn chưa đủ ;phải suy tư và phân tích, và sau hết là thiền định bằng cách tập trung. Như thếta mới gặt hái được kết quả. Ta không nên tách rời ba cách thực tập ấy, nhưngphải thực hành luân phiên nhau.

Nghiên cứu Đạo Phápkhông giống như nghiên cứu bất cứ một ngành khoa học nào cả, như lịch sửchẳng hạn. Tu tập Đạo Pháp đòi hỏi phải đem ra ứng dụng những phương pháp liênquan đến Đạo Pháp, và như thế chính là cách tu tập của những người Bồ-tát.

Hoang Phong dịch

(Giáo Huấn của Đức Đạt Lai Lạt Ma)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/02/2016(Xem: 9936)
Con quy y Phật, Pháp, Tăng - Cho đến ngày đạt được giác ngộ - Nhờ công đức của hạnh thí và các ba la mật khác, - Nguyện thành tựu Phật quả để phổ độ chúng sinh.
29/02/2016(Xem: 12887)
Trong quá khứ, con đã lang thang trên những con đường dài, đơn độc, Nhưng giờ đây, hỡi Đấng Bảo Hộ, nhờ tưởng nhớ đến ngài, Khi tia sáng đời con sắp tàn lụi, Nguyện cho chiếc móc bi mẫn của ngài giữ lấy tâm con.
29/02/2016(Xem: 8624)
"Để phát tâm bi đối với tất cả chúng sanh, chúng ta cần phải thấu hiểu mọi nỗi khổ của tất cả các loài chúng sanh trong luân hồi, và những nỗi khổ khác nhau của họ." Lama Zopa Rinpoche đã thuyết trong bài pháp "Không Có Một Khó Khăn Nào Khi Làm Việc Vì Chúng Sanh", ấn tống trong bản thư điện tử tháng Giêng 2016 của Lama Yeshe Wisdom Archives.
27/02/2016(Xem: 7197)
Không có ai sửa cho con! Ngày xưa, có một ông họa sĩ và ông muốn truyền nghề cho học trò của mình. Người học trò rất sung sướng nhận lời thầy.- Ông nói : - - Con hãy vẽ một bức tranh đẹp nhất mang đến đây . -
26/02/2016(Xem: 16065)
Gần đây một số báo chí ở Việt Nam có loan tin việc nhà Sư Nhật Bản kết hôn. Thật ra bản tin Sư Nhật Bản lấy vợ lập gia đình là tin rất cũ và chuyện này cũng rất cũ. Có thể lâu lâu báo chí ở Việt Nam làm tin mới lại cho hấp dẫn độc giả và có thể mang ẩn ý chê bai Phật Giáo Nhật Bản nói riêng và Phật Giáo nói chung. Xin quý cơ quan báo chí truyền thông Phật Giáo lưu tâm.
25/02/2016(Xem: 5844)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện thêm một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất hiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
23/02/2016(Xem: 9519)
Nghệ thuật Phật giáo là hiện tượng nghệ thuật, là sự phản ánh các khái niệm trong đạo Phật dưới các hình thức nghệ thuật khác nhau. Nghệ thuật Phật giáo được nảy sinh theo sau sự ra đời của Phật giáo, khởi nguồn từ thời kỳ vương triều Khổng Tước (S. Maurya) của vua A Dục (S. Aśoka, P. Asoka) ở Ấn Độ, từ năm 273 đến 232 trước Tây Lịch.
22/02/2016(Xem: 7246)
Tiếng chuông chùa ngân nga, văng vẳng trong không gian rồi tan loãng giữa xóm làng sau khi đã thâm nhập chốn dương trần và đưa nhân gian vào cõi tịch tĩnh hư không. Thời gian lắng đọng cùng hồn người. Cảnh vật như cộng hưởng cùng tiếng chuông. Tất cả đều trở nên lung linh trầm mặc. Tiếng chuông chùa thi vị và đầy sức cảm hóa làm nảy sinh ra biết bao cảm hứng về âm nhạc và thơ văn, chan chứa chất liệu cốt tủy của tinh thần Phật giáo cùng với mối sầu cảm ướp đầy tình tự quê hương. Tiếng chuông chùa quả thật có một năng lực hồi sinh rất lớn.
21/02/2016(Xem: 8177)
Dưới đây là phần chuyển ngữ bài báo của một nữ ký giả và biên tập viên người Thái Sanitsuda Ekachai trên báo Bangkok Post về một phụ nữ Mỹ thật phi thường là bà Jacqueline Kramer. Bà từng là một ca sĩ có tiếng, từng độc diễn trên các sân khấu ở San Francisco, nhưng đã hy sinh tất cả để nuôi con nhờ vào tâm Phật bên trong lòng bà. Bà tin rằng một phụ nữ nuôi nấng con cái, làm bếp, dọn dẹp nhà cửa cũng có thể đạt được giác ngộ.
21/02/2016(Xem: 5984)
Kính thưa chư Tôn Đức & chư vị thiện tâm, pháp hữu.. - Để thể hiện chút lòng thành đối với chư Tăng tu hành trên xứ Phật, nhân dịp đầu xuân Bính Thân cũng là lúc Pháp hội Karmapa Khenno khai mạc tại chùa Karmapa và Bồ Đề Đạo Tràng
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]