Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phát Bồ Đề Tâm - Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

24/06/201321:15(Xem: 7833)
Phát Bồ Đề Tâm - Nhất Hướng Chuyên Niệm (Phần 1)

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM – NHẤT HƯỚNG CHUYÊNNIỆM (PHẦN 1)

Pháp Sư Tịnh Không

Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật!

Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.

Kinh Vô Lượng Thọ chú giải của người xưa lưu lại cho chúngta chỉ có hai loại, vẫn không thể so được với Nhật Bản (Nhật Bản có hai mươihai loại chú giải). Nguyên nhân này mọi người đều rất rõ ràng, bởi vì nguyênbản dịch rất nhiều, có mười hai loại dịch thành Trung văn, nhưng bảy loại đã bịthất truyền, chỉ còn lại năm loại. Thế nhưng năm loại này khi học tập cũngkhông thuận tiện, cho nên cần phải hội tập. Vào thời xưa đã từng có hai lần hộitập, một lần tóm yếu. Những đại đức biên tập làm hoàn thiện bổn kinh Vô LượngThọ đều là vì để cho chúng ta dễ dàng thọ trì đọc tụng. Cư sĩ Vương Long Thư(triều Tống) phát tâm hội tập, nhưng rất tiếc là bản hội tập của ông có nhiềuthiếu sót, tuy được lưu thông rất rộng. Đại sư Liên Trì cũng rất tán thán,nhưng tất nhiên là không viên mãn lắm. Cư sĩ Ngụy Nguyên (triều nhà Thanh) -Ngụy Mặc Thâm, ông hội tập lần thứ hai tốt hơn rất nhiều so với cư sĩ VươngLong Thư, rất nhiều sai sót đã được bổ sung vào, thế nhưng vẫn còn có một sốkhuyết điểm.

Năm Càn Long nhà Thanh còn có cư sĩ Bàng Tế Thanh, ông cũnglàm ra một bản tóm yếu, thế nhưng không phải ông hội tập, mà ông chỉ dùng mộttrong năm loại bản dịch để làm hội tập. Mãi đến thời kỳ dân quốc, kinh Vô LượngThọ trước sau vẫn chưa có bản hoàn thiện, vẫn bị chôn vùi trong Đại Tạng Kinhgần 2.000 năm. Thế nên lão cư sĩ Hạ Liên Cư (là đại Bồ Tát tái sanh) phát tâmmột lần nữa hội tập kinh Vô Lượng Thọ, thế là bản hoàn thiện cuối cùng của kinhVô Lượng Thọ đã được xuất hiện. Bản hội tập của Ngài Hạ Liên Cư hoàn toàn tránhđược những sơ xuất của người trước, không hề thêm vào bất cứ ý gì của mình,thậm chí không thêm vào một chữ, hoàn toàn chọn lấy từ nguyên bản dịch. Cho nêntrong lịch sử Phật giáo, quyển kinh Vô Lượng Thọ hoàn thiện nhất cuối cùng đãxuất hiện sau 2.000 năm, kể từ khi Phật pháp truyền vào đất nước chúng ta. Nhânduyên này rất là thù thắng, và chúng ta đã gặp được.

Tuy bản hoàn thiện hội tập thành công, nhưng nếu không cóngười hoằng dương thì cũng chẳng có ai biết đến. Cho nên, đệ tử của Ngài HạLiên Cư là lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ phát tâm làm chú giải, đây cũng là một vịđại Bồ Tát thị hiện. Chú giải của Ngài vô cùng uyên bác tinh thâm, người thôngthường cũng khó mà nắm bắt được ý nghĩa thâm sâu bên trong. Sư phụ kính yêu củachúng ta, Tịnh không thượng nhân ân sư, trong mấy mươi năm qua liên tiếp hoằngdương kinh Vô Lượng Thọ do Ngài Hạ Liên Cư hội tập, khiến chúng ta cuối cùng cóđược sự nhận biết bộ Tịnh Độ đệ nhất kinh này. Thế là sau cùng có thể hiểu sâuhơn những lý luân phương pháp tu hành của Tịnh Độ, sự tướng của thế giới CựcLạc, vô số nghĩa lý của Tịnh Độ có thể thâm nhập thể hội. Cho nên chiều nay côgiáo Lưu nói, lão Hạ Liên Cư, lão Hoàng Niệm Tổ và lão Tịnh Không là Tịnh ĐộTam Kiệt, ba vị hào kiệt. Tôi cảm thấy cách nói này thật tuyệt vời. Ngài TịnhKhông có thể đem kinh Vô Lượng Thọ hoằng dương rộng lớn, hơn nữa cuối đời Ngàiphát nguyện chuyên tu chuyên hoằng Tịnh Độ Đại Kinh giải, vì chúng sanh hiệnđại, thậm chí chúng sanh 9.000 năm sau của thời kỳ Mạt Pháp làm một tăng thượngduyên tốt nhất để cầu sanh Tịnh Độ. Loại nhân duyên này, chúng ta từ trên lịchsử phát triển Phật giáo mà nhìn liền có thể nghĩ đến, thực tế là nhân duyênkhông thể nghĩ bàn. Cho nên đời này chúng ta có thể gặp được bộ kinh Vô LượngThọ, được đọc quyển hoàn chỉnh nhất này và có thể lý giải được nghĩa lý bêntrong, thật sự là do thiện căn, phước đức, nhân duyên của chúng ta đã chín muồirồi. Nếu một đời này thật sự có thể y giáo phụng hành, chắc chắn người nào cũngcó thể vãng sanh thế giới Cực Lạc. Cho nên, tôi cũng cảm thấy mình vô cùng vinhhạnh, có thể ở ngay trong thời đại này cùng với mọi người học tập Tịnh Độ đệnhất kinh với Tịnh Không ân sư, lại có thể cùng nhau hội tụ, cùng nhau thảoluận, chia sẻ tâm đắc mà chúng ta theo ân sư học tập Đại Kinh Giải. Đó thật làthù thắng không gì bằng! Vì sao chúng ta hội tụ nơi đây để chia sẻ những tâmđắc? Điều này có rất nhiều ý nghĩa.

Ý nghĩa thứ nhất: Bắt đầu từ mùa thanh minh năm vừarồi, ân sư thượng nhân của chúng ta ngưng giảng kinh Hoa Nghiêm, bắt đầu chuyênhoằng bộ Đại Kinh Giải này, mỗi ngày bốn giờ giảng kinh không gián đoạn. Một vịlão nhân 86 tuổi vẫn còn phải dõng mãnh tinh tấn, vì pháp mà quên thân như vậylà vì đâu? Đương nhiên là hy vọng chúng ta cùng nhau nỗ lực học tập bộ Bảo Điểnnày. Chúng ta nhờ vào bộ Bảo Điển này mới có thể ngay đời này vượt khỏi tamgiới, vãng sanh Tịnh Độ, vĩnh thoát luân hồi. Đây là lòng từ bi vô hạn củaNgài, đem lại sự lợi ích chân thật cho chúng sanh. Cho nên, mỗi ngày Ngài cóthể giảng bốn giờ đồng hồ, vậy thì chúng ta chí ít cần phải mỗi ngày bỏ ra bốngiờ đồng hồ để nghe giảng, như vậy mới xứng đáng được với Ngài. Nghe giảng hiệuquả thế nào? Sư phụ đã giảng hơn hai năm rồi, chúng ta cũng cần có sự hồi báochứ. Cho nên, lần hội họp báo cáo tâm đắc kỳ này cũng là một hành động báo đáplòng từ bi của Ngài đã khởi giảng bộ Bảo Điển này. Bạn xem, ân sư Ngài buổisáng hôm nay trong lòng chắc chắn rất an ủi. Vì sao vậy? Bởi vì Ngài thấy tronghội trường này gần cả 2.000 đồng tu đều đang nỗ lực học tập Tịnh Độ Đại KinhGiải. Ngoài 2.000 thính chúng có mặt ở đây còn có những thính chúng trên mạng.Theo thống kế mới nhất cũng có đến 37.000 người đang trực tiếp theo dõi. Đươngnhiên sau pháp hội chia sẻ này, chúng ta có thể đoán biết khi lưu thông băngđĩa ra thì số người xem không thể tính đếm được. Ngài thấy nhiều đồng tu đanghọc tập bộ kinh này, Ngài sẽ rất là hoan hỉ để giảng. Chúng ta càng thích nghe,Ngài sẽ càng thích giảng. Ngài càng thích giảng thì thời gian trụ thế sẽ cànglâu. Cho nên, chúng ta hy vọng sự tham dự như vậy thì việc thỉnh Phật trụ thế,thỉnh chuyển Pháp luân có thể đạt đến hiệu quả. Đây là ý nghĩa của việc thứnhất.

Ý nghĩa thứ hai: Ngoài việc thỉnh Phật trụ thế,việc quan trọng hơn nữa là giúp chúng ta có thể ngay trong một đời này chânthật được độ. Thỉnh Phật trụ thế, thỉnh chuyển Pháp luân là thuộc về cúng dườngNhư Lai, cúng dường Thánh Hiền mà trong kinh Vô Lượng Thọ nói: “Cho dùcúng dường hằng sa thánh, không bằng kiên dũng cầu chánh giác”. Sự cúngdường thù thắng nhất là ngay từ chúng ta y giáo tu hành mà cúng dường. Thế nên,thông qua cơ hội này chúng ta cùng nhau học tập, cùng nhau thảo luận, cùng nhausách tấn, khích lệ lẫn nhau, để cho sự ưa thích học tập Tịnh Độ Đại Kinh Giảicủa chúng ta ngày càng nồng hậu, đối với bộ kinh này thể hội càng ngày càngsâu. Trên đường tu học không những cần có sư phụ thiện tri thức chỉ dẫn, màcũng cần phải có đồng tu, bạn tốt cùng nhau nâng đỡ, cỗ vũ, sách tấn. Chúng tacó thể ở đây chia sẻ và giao lưu, việc này đối với sự tu học của chúng ta có sựgiúp đỡ rất lớn. Đồng thời thông qua hình thức giao lưu như thế, chúng ta cũnghy vọng thúc đẩy toàn thế giới, tốt nhất là chúng sanh tận hư không khắp phápgiới đều đến đây nỗ lực học tập bộ kinh này. Mọi người đều chí đồng đạo hợp,đồng tu người ít hay nhiều không hề gì, có thể cùng nhau học tập, hy vọng cóthể đem phương pháp học tập này cống hiến cho đồng tu các nơi trên thế giớitham khảo, thậm chí có thể sao chép lại. Mọi người đem phương pháp học tập nàyvề nhà, không nhất định cả 1.000 người, có thể mười người, tám người cùng nhautrao đổi thảo luận. Đây cũng là một phương pháp tu học rất tốt. Lần này chúngta đến đây tham dự thắng hội, chân thật mang ý nghĩa phi phàm, vô cùng cảm âncác vị đã đến tham dự.

Những lời trên đây xem là lời mở đầu đơn giản của ĐịnhHoằng. Đề mục mà Định Hoằng chia sẻ cùng với các vị trong đại hội lần này xuấtphát từ kinh văn của kinh Vô Lượng Thọ gọi là “Phát Bồ Đề Tâm, Nhất HướngChuyên Niệm”. Tám chữ này là cương lĩnh của toàn bộ kinh. Ngài Hoàng NiệmTổ trong Tịnh Độ Đại Kinh Giải, phán bộ kinh này là Nhất Kinh Chi Tông, chínhlà tám chữ này. Chữ “Tông” này là tông chỉ, cũng là cương lĩnh tu hành. Bộ kinhnày phải tu như thế nào? Đây chính là phương pháp chỉ dẫn cho chúng ta. Khichúng ta nắm được cương lĩnh của bộ kinh này rồi, thì việc tu học sẽ thấy đượcchính xác phương hướng mục tiêu, liền tự nhiên sẽ như lý, như pháp, nên có câulà “cương cữ tắc mục chương, lĩnh đề tắc y thuận”. Giốngnhư chúng ta quăng lưới, muốn thâu lưới lại chỉ cần nắm cái chóp, đây gọi là“Cương”; còn “Lĩnh” cũng giống như chiếc áo, ta chỉ cần cầm cái cổ áo thì cảchiếc áo sẽ xuôi chiều. Cho nên, một bộ Đại Kinh chỉ cần chúng ta nắm đượccương lĩnh thì việc tu học của chúng ta sẽ không khó.

Trong hai năm qua, Định Hoằng luôn nghe sư phụ giảng Tịnh ĐộĐại Kinh Giải và Tịnh Độ Đại Kinh Khoa Chú, đối với tám chữ này cảm thấy đạtđược nhiều lợi ích, cho nên ở đây dám cả gan đem tâm đắc sau khi học tập củamình ra báo cáo với các vị. Kỳ này tôi sẽ giảng năm lần, mỗi lần một tiếng rưỡiđồng hồ, chuẩn bị chia làm bảy phương diện để trình bày với các vị. Mục nhỏtrong bảy phương diện cũng phân làm hai bộ phận lớn.

Thứ nhất, Phát Bồ Đề Tâm.

Phát Bồ Đề tâm gồm bốn đề mục nhỏ như sau:

-Thứ nhất: Tính chất quan trọng của việc phát Bồ Đề tâm, chính là vì sao phảiphát Bồ Đề tâm?

-Thứ hai: Bồ Đề tâm là gì? Bạn phải biết tâm Bồ Đề là gì thì bạn mới biết cáchphát.

-Thứ ba: Làm thế nào phát Bồ Đề tâm?

-Thứ tư: Làm thế nào để giữ được Bồ Đề tâm? Phát rồi còn phải biết giữ thế nàođể không thoái.

Đây là bốn mục nhỏ.

Thứ hai, Nhất Hướng Chuyên Niệm.

Nhất hướng chuyên niệm được phân raba mục nhỏ.

-Đây là đề mục nhỏ thứ năm, là Phật hiệu. Nhất hướng chuyên niệm câu Phật hiệu,đây là công đức niệm Phật không thể nghĩ bàn. Khi bạn hiểu được công đức khôngthể nghĩ bàn thì bạn mới chịu niệm. Vì sao chúng ta niệm không nhập tâm? Vìchưa hiểu rõ công đức của Phật hiệu. Hiểu rõ rồi thì chắc chắn bạn sẽ liều mạngmà niệm.

-Đề mục nhỏ thứ sáu: Làm cách nào để niệm câu Phật hiệu này? Đây là thuộc về vấnđề phương pháp, phải niệm như thế nào mới có lực?

-Đề mục nhỏ thứ bảy: Diệt tội đoạn phiền não, niệm Phật có hiệu quả nhất. Cónhiều đồng tu nói với tôi: “Nghiệp chướng của con nặng lắm, đã tạo rất nhiềunghiệp tội sâu nặng, chỉ sợ là không thể vãng sanh được, nên con rất lo lắng”.Thế nhưng, nếu như hiểu rõ được công đức của Phật hiệu, hiểu rõ làm thế nào đểtiêu trừ nghiệp chướng thì kỳ thật, nghiệp chướng nặng đến cỡ nào cũng không cầnlo, đều có thể tiêu trừ. Niệm Phật là có hiệu quả nhất. Tôi muốn đem đạo lý nàynói rõ với mọi người, cho nên sẽ đem bảy đề mục nhỏ trong bốn phương diện lầnlượt trình bày trong năm ngày để chia sẻ tâm đắc.

Đề mục nhỏ thứ nhất: “Tính cách quang trọng của phát Bồ Đềtâm”.

Trướctiên, tôi xin giảng về đề mục nhỏ thứ nhất trong phần phát Bồ Đề tâm, đó làtính cách quan trọng của phát Bồ Đề tâm. Tuy tôi không đủ phước phần được gặpNgài Hoàng Niệm Tổ, thế nhưng tôi được nghe nói về Ngài rất lâu rồi, lúc đó tôikhoảng 19 – 20 tuổi, mới vừa học Phật và còn đang học đại học ở Quảng Châu. Khiđó tôi chưa tiếp xúc được Tịnh Độ, vẫn chưa gặp được Tịnh Không ân sư của chúngta. Lúc bấy giờ, tôi và mẹ tôi vừa mới tiếp xúc với Phật pháp, là tiếp xúc vớiMật tông. Vào thời gian đó, mẹ tôi có một người bạn đi xuất gia và học theo Mậttông, đến Bắc Kinh bái kiến thượng sư Hoàng Niệm Tổ. Hoàng Niệm lão, bản thânNgài là Mật tông thượng sư, Kim Cang thượng sư, thông Tông, thông giáo, Hiển -Mật viên dung. Sau khi người bạn của mẹ tôi trở lại, có chia sẻ với chúng tôivà nói vừa đến Bắc Kinh bái kiến Ngài Hoàng Niệm Tổ. Câu đầu tiên Hoàng Niệmlão hỏi là bà đã phát Bồ Đề tâm chưa? Kết quả là người bạn của mẹ tôi không trảlời được, cho nên khẳng định là bà chưa có phát Bồ Đề tâm, có thể ngay cả thếnào là Bồ Đề tâm cũng không biết.

BồĐề tâm này, chư cổ đức gọi là Nhập Đạo Yếu Môn, đây là cửa vô cùng quan trọngđể vào đạo. Nếu bạn không phát Bồ Đề tâm xem như bạn không hề bước vào cửa này.Tu Phật pháp Đại Thừa, chủ yếu là phát Bồ Đề tâm, mà Mật tông cùng Tịnh Độtông, hai pháp môn này đều rất xem trọng đối với việc phát Bồ Đề tâm. Cho nên,trong Mật pháp có một bộ “Bồ Đề Tâm Luận”, trong đó nói rằng: “Thử Bồ Đềtâm, năng bao tạng nhất thiết Bồ Tát công đức cố”. Chúng ta muốn tu BồTát đạo thì tu bằng cách nào? Bạn vừa phát Bồ Đề tâm thì xem như các công đứccủa Bồ Tát bao hàm ở trong đó, nhanh chóng như thế. Mật tông nói như vậy, TịnhĐộ tông cũng nói như thế. Tổ thứ mười một của Tịnh Độ tông (chính là Ngài TỉnhAm Đại Sư) có viết một quyển “Văn Khuyến Phát Bồ Đề Tâm”. Thiên văn chương nàyviết rất hay, tôi đã giảng qua rất nhiều lần, thật đạt nhiều lợi ích. Ngài nói:“Nhập đạo yếu môn, phát tâm vi thủ. Tu hành cấp vụ, lập nguyện cư tiên”.Đây là yếu môn để bạn nhập đạo. Bạn muốn tu hành thì phải cấp vụ, nghĩa là tuhành cấp bách không thể chờ. Lập nguyện, phát tâm Bồ Đề, lập Bồ Tát nguyện,thông thường nói là tứ hoằng thệ nguyện: “Chúng sanh vô biên thệ nguyệnđộ, phiền não vô tận thệ nguyện đoạn, pháp môn vô lượng thệ nguyện học, Phậtđạo vô thượng thệ nguyện thành”.

Tứhoằng thệ nguyện này là tướng của phát Bồ Đề tâm. Nếu không phát khởi tâm độchúng sanh, không phát khởi tâm thành Phật đạo thì làm sao có thể độ chúng sanhthành Phật đạo? Cho nên nếu như không phát khởi Bồ Đề tâm, cho dù bạn tu vôlượng kiếp bạn cũng không thể thành tựu. Điều này giống như đang nói về chúngta vậy. Bạn nghĩ xem, khẳng định chúng ta không chỉ tu vô lượng kiếp mà thôi.Chúng ta có thể thấy trên kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ mười là “Giai nguyện tácPhật đệ thập”, bạn xem, Tịnh tông có nói đến A Xà vương tử cùng với 500 đạitrưởng giả, sau khi nghe Thích Ca Mâu Ni Phật giới thiệu 48 đại nguyện của PhậtA Di Đà, họ vô cùng hoan hỉ, mỗi người cầm một kim hoa cái đến trước đức Phật cúngdường. Sau đó về lại chỗ ngồi, thầm phát lên tâm Bồ Đề, nguyện con tương laithành Phật giống y như A Di Đà Phật. Tâm Bồ Đề này thật là cừ khôi. Kết quả,Thích Ca mâu Ni Phật tán thán đối với họ. Mặc dù họ không nói ra, nhưng tâm vừakhởi thì Phật liền biết vì Phật có tha tâm thông. Phật nói, nhóm người nàytrong quá khứ vô lượng kiếp đã từng cúng dường 40 tỷ Phật, cho nên hôm nay nghelại pháp môn Tịnh Độ, phát tâm rộng lớn như vậy. Thế nhưng vấn đề là, tâm nàyphát ra rồi thì có thể thoái lui, cho nên từ vô lượng kiếp đến nay vẫn không rakhỏi luân hồi. Bạn xem, 500 người này, đến thời đại của Thích Ca mâu Ni Phật màhọ vẫn còn luân hồi, nhưng vẫn còn may mắn gặp được Pháp môn Tịnh Độ, ngay mộtđời này đều có thể liễu thoát. Nếu như không gặp được Phật thì vẫn chìm đắmtrong luân hồi.

Ngaykhi tôi đọc đến đoạn văn này, liền nghĩ đến năm tôi 19 tuổi, vừa mới học Phật.Tôi quy y ở Quảng Châu, tại chùa Quang Hiếu của lão Hòa Thượng Bổn Hoán. Ngàivừa qua đời, thọ 106 tuổi. Đây là nói chuyện về 20 năm trước, lúc đó Ngài BổnHoán tặng cho tôi một quyển đại A Di Đà Kinh do cư sĩ Vương Long Thư hội tập,tôi liền mang về trường xem, trong tâm cảm thấy vô cùng hoan hỉ, thấy A Di Đàxây dựng cõi nước thuần là Thanh Văn, trong kinh vốn nói Thanh Văn, trên thực tếkhông chỉ là Thanh Văn, mà thuần là A Duy Việt Trí Bồ Tát. Cho nên, quyển hộitập của Vương Long Thư không được hoàn chỉnh đại khái chính ngay chỗ này. Saukhi đọc xong tôi nghĩ, thế giới Cực Lạc chỉ có Thanh Văn sao? Về sau tôi phátnguyện, sau khi tôi thành Phật, thế giới Cực Lạc của tôi thuần là Bồ Tát. Tôithấy nhóm người A Xà Thế họ cũng như vậy, sau đó tôi nghe sư phụ trong lúcgiảng kinh có nói, kỳ thật nhóm người của A Xà Thế thiện căn của họ vẫn cònchưa đủ. Họ đã cúng dường 400 ức Phật rồi mà vẫn còn kém một chút, kém ở chỗnào? Họ chỉ phát nguyện tương lai thành Phật giống như A Di Đà Phật, mà khônghề chân thật phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc. Khi tôi nghe đến đoạn nàythì vô cùng hổ thẹn, vì thật sự trước đó tôi không hề phát nguyện cầu sanh thếgiới Cực Lạc. Tuy đã phát nguyện rồi, nhưng nguyện này vẫn dễ thoái. Khi nàobạn thành Phật là con số không thể biết, có thể là vô lượng kiếp về sau. Chonên các vị đang hiện diện ở đây, tôi xin hỏi các vị, vị nào trong đời này phátnguyện vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc, xin đưa tay? Oh! Một trăm phầntrăm (100%), có người còn đưa cả hai tay, thật là cừ khôi, đều là Bồ Tát. Thếnên cô giáo Lưu Tố Vân lúc chiều có nói, nơi đây là cung điện bảy báu của thếgiới Cực Lạc, chân thật là các bậc thượng thiện câu hội một nơi. Không ngờ ởHongKong cũng có một nơi hương quang trang nghiêm như vậy. Cho nên, thiện căncủa các vị sâu hơn tôi. Các vị xem, các vị có thể gặp được kinh Vô Lượng Thọ,liền có thể phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc, đó chưa phải là Thích Ca MâuNi Phật đích thân đến giảng cho các vị. Từ đó cho thấy thiện căn của các vị cònsâu dày hơn 500 người của A Xà Thế Vương, vì lúc đó A Xà Thế chỉ phát nguyệntương lai thành Phật giống như đức Phật A Di Đà, vẫn chưa lập tức muốn vãng sanh,còn các vị ngay bây giờ muốn vãng sanh. Cho nên tôi nói, khẳng định các vị cũngđã tu hành vô lượng kiếp rồi, khẳng định đã cúng dường hơn 400 ức Phật trở lên.Tuy nhiên tôi lại hỏi các vị, vì sao bây giờ vẫn còn luân hồi? Nguyên nhân nàydo đâu?

Trongbài văn “Khuyến Phát Bồ Đề Tâm” của Ngài Tĩnh Am có nói rất rõ ràng: “Cẩubất phát quảng đại tâm, lập kiên cố nguyện, tác tùng kinh trần kiếp, y nhiênhoàn tại luân hồi, phi hữu tu hành, tổng thị đồ lao tân khổ”. Nguyênnhân do đâu thì đã tường tận rồi, là do không phát tâm Bồ Đề, hoặc giả phát rồinhưng giống như lục bình trôi không có gốc, nên trải qua vi trần kiếp, vô lượngkiếp vẫn ở trong luân hồi. Đây là tôi nói chính tôi, có lẽ những người đồngbệnh với tôi đang ngồi đây cũng không ít chứ? Cho nên, tu hành chúng ta khôngthể không nỗ lực, tu hành mà không phát tâm Bồ Đề thì chúng ta chỉ uổng công màthôi. Qua đó có thể thấy, phát Tâm Bồ Đề quan trọng dường nào! Vì vậy trên kinhHoa Nghiêm nói: “Quên mất tâm Bồ Đề mà tu các thiện pháp, đó là nghiệpma”.Câu nói này rất nặng, bạn phát tâm Bồ Đề rồi mà thoái chuyển, hoặcmất đi, cho dù hiện tại bạn tu các thiện pháp, thiện pháp bao gồm những gì? Bốthí, dốc toàn lực ra bố thí tài, bố thí pháp, bố thí vô úy, và còn trì giới,trì giới tinh nghiêm, không phạm oai nghi, tu nhẫn nhục, tu tinh tấn, tu thiềnđịnh, thậm chí đến niệm Phật, đều là thiện pháp. Tu các thiện pháp, thế nhưngquên mất Tâm Bồ Đề, bạn tu đó là gì? Là ma nghiệp! Thật đáng sợ, sau cùng thànhma, không phải thành Phật. Qua đó có thể thấy được phát tâm Bồ Đề thật là quantrọng. Bạn thấy, quên mất tâm Bồ Đề đều biến thành ma nghiệp, huống hồ bạn cònchưa phát. Bạn thử nghĩ xem, không phát tâm Bồ Đề thì sẽ như thế nào? Cho nên,tổ sư đại đức đều đã khuyên chúng ta trước tiên phải phát tâm Bồ Đề. Trong kinhVô Lượng Thọ nói rất rõ ràng đạo lý này. Bạn xem, trong phẩm thứ 24 có nói babậc vãng sanh là thượng bối, trung bối và hạ bối đều cùng một điều kiện, chínhlà “Phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm A Di Đà Phật”. Đây chính làtông chỉ của kinh này. Một khi phát được tâm Bồ Đề, tâm lượng của người đó rấtlớn, phiền não của họ cũng dễ dàng hàng phục. Cho nên, tu hành chỉ cần bạn nắmđược cương lĩnh thì bạn đi đường tắt. Nếu như không nắm được cương lĩnh thì bạnsẽ đi đường vòng, thậm chí đi đường tà.

Khitôi mới bắt đầu tiếp xúc kinh giáo của Tịnh Không ân sư, lúc đó tôi chưa đi Mỹdu học, còn đang học đại học ở Quảng Châu, đó là năm 1995. Đây là chuyện của 17năm trước, tôi cùng mẹ tôi đến Thượng Hải tham gia Phật thất tinh tấn. Buổisáng ba giờ thức giấc, bắt đầu công phu sáng. Mỗi ngày niệm Phật chín câynhang, mỗi cây nhang là 1 giờ 30 phút, lúc đó tôi cảm thấy thật tinh tấn. Hướngdẫn chúng tôi tu học là một vị lão cư sĩ đã hơn 70 tuổi. Lúc đó tôi rất bộiphục vị lão cư sĩ này, vì sao vậy? Ông rất thông kinh giáo, mà còn có thể giảngkinh Vô Lượng Thọ, giảng bổn hội tập của Ngài Hạ Liên Cư. Ông ấy khuyến kích vàthúc tiến chúng tôi niệm Phật. Thế nhưng sau cùng, khi sắp lâm chung, thoạitướng không tốt, xem ra không thể nào vãng sanh. Trước khi lâm chung, phiền nãothường hay hiện tiền, thường hay gây gổ với người vợ. Sau cùng, khi lâm chungkhông có tín tâm vãng sanh. Vì sao một lão cư sĩ niệm Phật cả một đời, đến saucùng không thể vãng sanh? Hiện tại chúng ta thông qua 20 năm học tập kinh giáo,nhất là thâm nhập vào Tịnh Độ Đại Kinh mới dần dần hiểu ra, nguyên nhân chínhlà không phát tâm Bồ Đề, hoặc là tâm Bồ Đề phát ra nhưng không kiên cố, dễ dàngquên mất, cho nên đến sau cùng không được gì cả.

Vìvậy đối với Tịnh Độ Đại Kinh mà sư phụ giảng, chúng ta phải đặc biệt lưu ý vềviệc phát tâm Bồ Đề. Có thể có nhiều người làm tốt nhất hướng chuyênniệm, niệm Phật kỳ thật rất khó được, thời khóa đều đặn, mỗi ngày dõng mãnhtinh tấn, một ngày lạy Phật bao nhiêu lạy, niệm Phật bao nhiêu vạn danh hiệu,làm được rất tốt “nhất hướng chuyên niệm”, thế nhưng thường hay thiếu sót pháttâm Bồ Đề, việc này thì phiền phức. Bạn xem, điều kiện của ba bậc vãng sanh,trước tiên là nói đến “phát tâm Bồ Đề”, sau đó mới nói đến “nhất hướng chuyênniệm”, điều này chứng minh phát tâm Bồ Đề quan trọng hơn nhất hướng chuyênniệm.

Pháttâm Bồ Đề là chánh nhân của bạn vãng sanh thành Phật. Chánh nhân vãng sanh, đâylà Tam Phước trong kinh Vô Lượng Thọ nói. Tam Phước là chánh nhân tịnh nghiệpcủa tất cả chư Phật. Phước thứ ba trong Tam Phước, câu đầu tiên là phát tâm BồĐề. Do vì pháp môn Tịnh Độ là pháp môn Đại Thừa, nên cần phải phát tâm Bồ Đềrộng lớn thì bạn mới có thể nắm được phần vãng sanh. Điểm này chúng ta khôngthể xem thường! Nếu không, niệm Phật dù có tinh tấn, có dụng công hơn đi nữa,chỉ sợ sau cùng lao nhọc uổng công, chỉ có thể thêm phước báo trời người màthôi. Việc này thật đáng tiếc! Đây là phần sơ lượt về tính quan trọng của việcphát tâm Bồ Đề. Thế nên trong kinh Hoa Nghiêm nói: “Vừa phát tâm thì thành Phậtcó thừa, vừa phát tâm liền thành chánh giác”, không chỉ bạn phát tâm được vãngsanh mà bạn thành Phật vẫn được.

KinhHoa Nghiêm nói, Bồ Tát thập trụ chính là phát tâm trụ, Bồ Tát phát tâm trụ đóchính là Pháp Thân Đại Sĩ, đã chứng được một phần pháp thân. Tông Thiên Thainói: “Phần Chứng Tức Phật”, là Phật thật, không phải giả, bạn vừa phát tâm thìliền thành Phật. Mật Tông cũng nói như vậy, bạn vừa phát tâm liền có thể thànhđạo sư của tất cả, không hề rời chỗ ngồi mà thành tựu tất cả Phật sự, đều lànói một đạo lý này.

Đề mục nhỏ thứ hai: “Cái gì là tâm Bồ Đề?”

Trướctiên bạn phải hiểu cho rõ ràng tâm Bồ Đề là gì, thì bạn mới biết cách để phát.Việc này là vô cùng quan trọng! Kinh điển nói về tâm Bồ Đề thì đặc biệt nhiều,nguyên do vì sao vậy? Phật rất xem trọng việc phát tâm Bồ Đề, cho nên lúc đóchắc chắn Ngài giảng đi giảng lại nhiều lần. Vì vậy trong mỗi tông phái ĐạiThừa đều giảng phát tâm Bồ Đề. Nếu chúng ta đọc qua hết kinh điển, đến sau cùngvẫn là mù mịt, rốt cuộc tâm Bồ Đề là gì, càng đọc lại càng thấy mơ hồ, khôngbằng chúng ta nói đơn giản một chút. Chúng ta y theo miêu tả trong đại kinhgiải của Ngài Hoàng Niệm Tổ, cái gì là phát tâm Bồ Đề? Trực tiếp dùng cách nóicủa kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật là Tịnh Độ bakinh, là bộ kinh điển của Tịnh Độ. Vậy chúng ta tu Tịnh Độ, muốn phát tâm Bồ Đềthì làm sao để phát? Phải y theo Quán Kinh.

TrongQuán Kinh nói đến ba loại tâm, cái thứ nhất, theo kinh văn nói: “Nhược hữuchúng sanh nguyện sanh bỉ quốc giả” (bỉ quốc chính là thế giới Cực Lạc), bạnmuốn vãng sanh thế giới Tây Phương Cực Lạc phải phát ba loại tâm. Ba loại tâmnày chính là tâm Bồ Đề. Cách nói này hoàn toàn giống với kinh Vô Lượng Thọ, bạnmuốn vãng sanh thế giới Tây Phương phải phát tâm Bồ Đề, chỉ cần phát tâm Bồ Đềthì bạn chắc chắn vãng sanh. Chúng ta sợ rằng niệm Phật công phu còn kém, điềunày không cần phải lo, thậm chí mười niệm đều được vãng sanh.

ĐạiSư Ngẫu Ích nói rất rõ ràng: “Vãng sanh được hay không là do tín nguyện có haykhông mà thôi, phẩm vị cao hay thấp là do công phu trì danh sâu hay cạn”. Bạncó thể vãng sanh Tây Phương được hay không, không phải xem bạn niệm Phật, màxem bạn có tín, nguyện hay không. Thật tin, nguyện thiết thì chắc chắn vãngsanh. Thật tin, nguyện thiết chính là phát tâm Bồ Đề. Cách nói này cùng vớikinh Quán Vô Lượng Thọ Phật nói ba loại tâm thật giống nhau. Kinh Quán Vô LượngThọ Phật nói: “Phát ba loại tâm liền được vãng sanh”. Vậy ba loại tâm này làgì?

- Thứ nhất là Tâm Chí Thành.

- Thứ hai là Thâm Tâm.

- Thứ ba là Tâm Hồi Hướng PhátNguyện.

Ngườiđầy đủ ba loại tâm này tất được vãng sanh nước kia. Thậm chí nói, bạn khôngnhất định niệm Phật, bạn có đủ ba loại tâm này, chắc chắn vãng sanh thế giớiCực Lạc. Hoàn toàn giống với cách nói của Đại Sư Ngẫu Ích, đầy đủ tín nguyện,tất sanh nước kia. Bạn niệm Phật công phu tốt thì phẩm vị của bạn cao, công phuniệm Phật kém thì phẩm vị thấp, đó là nói quyết định phẩm vị sau khi bạn vãngsanh, không phải vấn đề then chốt để vãng sanh. Vấn đề then chốt là ở tínnguyện của bạn, cũng chính là phát tâm Bồ Đề, cho nên trọng tâm, trọng điểm củachúng ta đặt ở phát tâm Bồ Đề.

Phát tâm Bồ Đề là gì?

Nóimột cách cụ thể là phát “tâm chí thành”, phát “thâm tâm”,phát “tâm hồi hướng phát nguyện”. Ba điều này cũng cần giải thíchcho rõ ràng, nếu không thì sẽ hiểu một cách mơ hồ.

Loại tâm thứ nhất là “Tâm Chí Thành”

Tâmchí thành là tâm chân thành, chính là Đại sư Thiện Đạo đã nói “tâm chân thật”.Đối nhân, xử thế, tiếp vật đều phải dùng tâm chân thành, không thể nói tâm vãngsanh Tây Phương của tôi là chân thành, còn đối với người thì hư dối, vậy thìkhông gọi là chân thành. Chân là không thay đổi, không hai. Một tâm chính làchân thành. Bạn có hai tâm, đối với vãng sanh thì là chân tâm, đối với ngườithì là vọng tâm; có chân, có vọng thì là hai tâm. Hai tâm thì không phải chântâm. Chân tâm là tâm không hai, chính là nhất tâm, tâm chân thật. Giống như côgiáo Lưu Tố Vân, vì sao sư phụ luôn tán thán cô như vậy? Vì cả đời cô không hềnói dối, đối với người đều là rất chân thành. Loại tâm chân thành này chính lànền tảng của phát tâm Bồ Đề. Cho nên, chúng ta đối xử với người, sự vật, đềuphải dùng tâm chân thành. Nếu bạn giả dối hoặc lừa gạt người, thực tế lừa ngườichính là lừa mình, hại người thì nhất định không lợi mình, cho nên đối với chínhmình phải dùng chân tâm, đối với tất cả cũng phải dùng chân tâm.

Loại tâm thứ hai là “Thâm Tâm”.

Chữ“thâm tâm” này, Ngài Thiện Đạo nói đó là “Thâm tín tâm”. Ngày trước tôi đọc“thâm tâm” nhưng không hiểu thế nào là “thâm tâm”. Chẳng lẽ tâm mà còn có sâu,cạn hay sao? Sau khi xem Đại sư Thiện Đạo nói “thâm tín tâm” thì mới hiểu rõ vàrất dễ dàng lý giải, đó có nghĩa là tín tâm của bạn có sâu dày hay không. Vậythì tin cái gì đây? Đại sư Thiện Đạo nói tin hai việc.

Việc thứ nhất:

“Tin sâu mình hiện là phàm phu sanh tử tội ác, nhiều kiếpđến nay thường chìm ngập, trôi lăn trong sanh tử, không có duyên để ra khỏi”.

Việcnày chúng ta phải tin tưởng, đừng cho mình là Bồ Tát, mà chính mình là phàm phusanh tử tội ác, phải tin điều này. Ngày trước tôi có chút không chấp nhận, nghĩmình đúng thật là phàm phu, nhưng đâu đến nỗi là phàm phu tội ác. Hiện tại pháthiện ra chân thật là phàm phu tội ác, những tập khí tham-sân-si-mạn-nghi, vô sốphiền não, thật sự muốn đè cũng đè không được, vừa gặp chuyện thì những thứ nàyliền lộ ra, liền xuất hiện. Thí dụ nói về sân hận, gặp chuyện không vui liềntức giận, oán trời trách người, hở một chút là bộc phát tập khí này. Cho dù đãhọc Phật, nghe kinh, vừa nghe kinh cũng có thể mắng người khác, niệm Phật rồivẫn cứ tạo khẩu nghiệp. Đây là tôi nói chính tôi, không biết các vị ngồi đây cóđồng bệnh với tôi không? Điều này nói rõ tôi là phàm phu sanh tử tội ác, tham“tài, sắc, danh, thực, thùy”, năm dục sáu trần, và sân hận, ngu si, ngạo mạn,hoài nghi. Đây gọi là kiến tư phiền não.

Chúngta chính là phàm phu sáu cõi, kiến tư phiền não quá nhiều, cho nên đời đời kiếpkiếp sanh tử luân hồi. Hơn nữa trong luân hồi, khẳng định thời gian ở trong bađường ác nhiều, thời gian trong ba đường thiện ít. Hiện tại học Phật rồi mớithừa nhận, mới nhận tội, chính mình chân thật là phàm phu tội ác. Nếu không gặpđược Phật pháp, không nghe được pháp môn Tịnh Độ, thật sự đời này không có hyvọng ra khỏi, cho nên lão thật trung thực mà tu học Tịnh Độ. Đại Sư Ngẫu Ích nói:“Tử tận đạo tâm”. Cái gì gọi là tử tận đạo tâm? Ngoài pháp môn này ra còn muốntìm con đường tắt hơn, niệm A Di Đà Phật chưa đủ linh, phải đọc thêm chú ĐạiBi, lại đọc thêm kinh Kim Cang. Kinh Kim Cang có thể khiến cho chúng ta quánthông, như thế vẫn chưa đủ, còn thêm kinh Hoa Nghiêm, vì kinh Hoa Nghiêm là vuatrong các kinh, thù thắng nhất. Bạn xem, làm như vậy đều gọi là tâm trộm. Nhữngthứ khác thì càng không cần phải nói. Thí dụ chúng ta đã tạo nghiệp, tạo tội,thói hư tật xấu hiện tiền, cho rằng không sao, lần này thôi, lần sau không phạmnữa, nhưng lần sau lại phạm tiếp, rồi lại nói lần sau không phạm nữa, như vậyđều thuộc về tâm trộm.

Thâmtâm chính là tin sâu chính mình là phàm phu tội ác. Chỉ nhờ niệm A Di Đà Phật,cầu sanh Tịnh Độ thì ngay đời này chúng ta nhất định ra khỏi, những thứ kháckhông học nữa. Học thứ khác, như cô Lưu Tố Vân nói, “không còn kịp nữa rồi”,năm nay đã hơn nửa năm rồi!

Việc thứ hai:

“Quyết định tin 48 đại nguyện của A Di Đà Phật nhiếp thọchúng sanh, không hề có chút nghi ngờ nào”.

Chỉcần chúng ta nương nguyện lực của A Di Đà Phật chắc chắn được vãng sanh. Phảiđoạn trừ tất cả nghi hoặc. Phần tử tri thức như tôi thật có rất nhiều nghi ngờ,chẳng những phiền não chướng nặng, mà sở tri chướng cũng nhiều hơn người khác.Sở tri chướng là gì? Chính là biết quá nhiều, tri thức nhiều thì trở thànhchướng ngại, tri thức nhiều thì sanh ra hoài nghi. Không giống như các bà cụkhông biết chữ,bạn bảo họ niệm A Di Đà Phật, cầu sanh thế giới Tây Phương CựcLạc, họ liền tin tưởng, không cần hỏi thêm câu nào. Đây là người thành thật.Chúng ta khẳng định không làm được, khẳng định chúng ta có rất nhiều vấn đề. ADi Đà Phật từ đâu đến? Vì sao niệm A Di Đà Phật thì được vãng sanh? Thật sự cóthế giới Tây Phương Cực Lạc không? Chúng ta chỉ cần niệm vài câu A Di Đà Phật,Ngài thật đến chăng? Tôi thật niệm A Di Đà Phật, Ngài đến đây tiếp dẫn tôi, bênkia Thượng Hải cũng có người niệm Phật, vậy A Di Đà Phật cũng qua bên đó tiếpdẫn, Ngài có tiếp dẫn kịp không? Bạn xem, trùng trùng những nghi vấn. Đây làtập khí của phần tử tri thức, vậy phải làm sao? Chỉ còn cách thâm nhập kinhgiáo, rõ thấu đạo lý rồi thì mới có thể đoạn trừ những nghi ngờ của mình. Chonên phải tin sâu đại thệ nguyện lực của A Di Đà Phật, bạn mới dốc lòng nươngtựa, không hề có chút khiếp sợ, lo âu nào cả. Tuyệt đối tin tưởng A Di Đà Phậtnhất định đến tiếp dẫn khi chúng ta lâm chung, vì sao vậy? Bởi vì chúng ta thậtmuốn đi.

Trongkinh Vô Lượng Thọ, A Di Đà Phật nói với chúng ta, bạn xem trung tâm của 48nguyện, nguyện thứ 18 nói rằng: “Khi ta thành Phật, mười phương chúngsanh nghe danh hiệu ta, chí tâm tin ưa, bao nhiêu thiện căn, tâm tâm hồi hướng,nguyện sanh nước ta, thậm chí mười niệm, nếu không được sanh, không thành chánhgiác”. Mười phương chúng sanh đương nhiên bao gồm chúng ta trong đó,chúng sanh mười pháp giới đều bao gồm trong đó. Chỉ cần chúng ta nghe được danhhiệu A Di Đà Phật, liền có thể phát tâm chí thành (chính là nói tâm chân thành,thâm tâm); chỉ cần tín nhạo (nhạo là ưa thích), ưa thích nghe qua pháp môn A DiĐà Phật, phát tâm hoan hỉ, chân thật vô lượng kiếp đến ngày nay mới gặp đượcNgài, vô lượng vui mừng; sau đó thì “bao nhiêu thiện căn, tâm tâm hồihướng, nguyện sanh ngã quốc”. Đây chính là ba tâm mà trên Quán Kinh đãnói đến. Đây là hồi hướng phát nguyện tâm. “Bao nhiêu thiện căn”, ở đây bạn làmđược bao nhiêu thiện căn, cho dù là từng li từng chút, ta đều hồi hướng thếgiới Tây Phương Cực Lạc. Thế nào là hồi hướng? Nói trắng ra, ta chính vìvãng sanh mà làm việc này, mục đích của ta là cầu vãng sanh, không cầu thứkhác, đây gọi là hồi hướng. Không cần phước báo trời người, cũng không cầuhưởng thụ ngay bây giờ, chỉ mong lúc lâm chung được vãng sanh, đây chính là hồihướng phát nguyện.Bạn xem, vừa có tín, vừa có nguyện. “Nếu khôngđược sanh, ta không thành chánh giác”, A Di Đà Phật nói như vậy. Bạnthật tin tưởng, bạn thật phát nguyện, bạn niệm Phật chỉ cần niệm mười câu. “Nãichí thập niệm” chính là mười niệm, A Di Đà Phật - A Di Đà Phật - A Di Đà Phật -A Di Đà Phật - A Di Đà Phật - A Di Đà Phật - A Di Đà Phật - A Di Đà Phật - A DiĐà Phật - A Di Đà Phật, khẳng định vãng sanh!

Bạnniệm mười câu, nếu như bạn không vãng sanh, A Di Đà Phật không thành Phật. Thếnhưng A Di Đà Phật đã thành Phật mười kiếp rồi, đây nói rõ điều gì? Khẳng địnhbạn có thể vãng sanh. Nhưng vấn đề là bạn phải dùng tâm chí thành, phải chí tâmphát nguyện. Chí tâm tin tưởng, chí tâm phát nguyện thì bạn chân thật tin tưởngmột trăm phần trăm (100%), không chút hoài nghi. Người 100% bằng lòng được đithì một chút vướng bận cũng không có, bất cứ thứ gì cũng đều có thể buông xả.Vừa rồi cô giáo Lưu nói, nếu như hiện tại A Di Đà Phật đến tiếp dẫn tôi, tôiliền vãng sanh, còn gì vướng bận chứ? Cho dù là hiện tại chúng ta còn giảngkinh hoằng pháp, chính là sự nghiệp lợi ích chúng sanh, là việc tốt, nhưng việctốt cũng phải buông xả. Nếu như hiện tại A Di Đà Phật đến trong lúc bạn đangngồi giảng, bạn không giảng nữa, liền ra đi, thì đây gọi là buông xả, cho nênkhông có bất cứ vướng bận nào. Bạn không thể nói con chưa giảng kinh xong, việctốt con chưa làm xong. Thế nào là việc tốt? Vãng sanh thế giới Tây Phương CựcLạc là việc tốt nhất. Cho nên, chân thật phát nguyện thì không có vướng bận.

Vậychúng ta mỗi ngày chính mình phải phản tỉnh điều này, nửa ngày phản tỉnh chínhmình, mỗi ngày kiểm điểm ba thứ, đây là khóa mục tu hành của Tằng Tử, nhà Nho.Hiện tại chúng ta kiểm điểm một thứ thì được rồi, đó là hỏi chính mình, ta cóchân thật muốn vãng sanh hay chưa? Kiểm điểm qua xem hành vi trong một ngày cógiống một người chân thật vãng sanh làm hay không? Những gì trái với nguyệnvọng vãng sanh của mình thì không nên làm. Nếu còn làm những chuyện tự tư tựlợi, đó là trái với việc vãng sanh; vẫn còn “tham-sân-si-mạn” là trái với việcvãng sanh; còn truy cầu danh vọng lợi dưỡng, sự hưởng thụ của năm dục sáu trầnlà trái nghịch với nguyện vọng vãng sanh của bạn. Phải buông xả, dùng cái nàyđể kiểm điểm, hỏi lại chính mình có chân thật muốn vãng sanh hay không?

Haingày trước có một đồng tu, trong lúc cùng ăn cơm có nói với tôi: “Con muốn vãngsanh mà sao khó quá!”. Tôi nói không khó, chỉ cần bạn chịu đi thì được, nóimột cách đơn giản, chỉ cần bạn muốn đi, bạn muốn đi chưa? Chữ muốn đi này là100% muốn đi, không thể nói 99% muốn đi, còn 1% vẫn lưu luyến Ta Bà này, đóchính là chướng ngại. Do đó mỗi ngày phải phản tỉnh để buông xả. Buông xả làchân nguyện. Nhìn thấu rồi bạn mới thật sự tin. Cho nên chí tâm tín nguyệnchính là bạn đã nhìn thấu và buông xả, ngay cái thân này cũng buông xả. Năm naytai nạn nhiều như vậy, người học Phật có cần lo âu sợ hãi không? Có phải đilánh nạn không? Có cần chuẩn bị lương thực hoặc là vật dụng để lánh nạn không?Không cần đâu! Bạn còn muốn ở thêm bao lâu nữa?

Haitháng trước vào khoảng tháng tư, do sự thỉnh mời của đồng tu Nhật Bản, tôi quađó tham dự Phật thất. Bởi vì chính phủ Nhật đã công khai thông báo là khu vựcĐại Đông Kinh Nhật Bản sẽ có địa chấn cấp 7 trở lên, hơn nữa rất có thể xảy ravào giữa tháng tư và tháng sáu, rất đáng sợ, khiến cho lòng người bàng hoàngkhông an, rất nhiều người Hoa mau mau rời khỏi để lánh nạn. Cho nên khi chúngtôi nhận lời đi Nhật Bản dự Phật thất, đồng tu bên đó vô cùng cảm động, vì mọingười đều chạy lánh nạn, còn tôi thì đến đó. Sau khi tôi nhận lời xong, rấtnhiều đồng tu biết chuyện tôi đi Nhật, đến khuyên tôi chớ đi, bên đó có tai nạnthầy đi làm gì? Việc hoằng pháp đang cần thầy, nếu thầy hy sinh thì thật vôcùng đáng tiếc. Tôi trả lời: “Tôi hứa rồi, tôi phải đi. Chúng ta hy vọngthông qua giảng kinh,tôi chuẩn bị qua đó giảng phẩm thứ sáu của kinh Vô LượngThọ, là 48 nguyện của A Di Đà Phật, hóa giải tai nạn có hiệu quả nhất. Chúng taqua đó giảng để giúp hóa giải tai nạn, nếu không cứu được nạn, thì chúng tagánh nạn”. Sau cùng các đồng tu thấy khuyên tôi không được nên thưa với sưphụ thượng nhân, mong sư phụ khuyên tôi. Có một hôm, khi giảng kinh xong tạiphòng thu âm, sư phụ vừa cởi áo tràng vừa nói: “Có nhiều đồng tu khuyên conđừng đi Nhật Bản, bên đó có tai nạn, con nên suy nghĩ kỹ”. Tôi liền quỳxuống trước mặt sư phụ nói: “Thưa sư phụ! Đệ tử sớm đã đem việc sanh tử gácqua một bên rồi”. Sư phụ mỉm cười gật đầu, nói: “Như vậy mới được!”.Sau đó Ngài còn nói với tôi: “Một mình con đi thì được rồi, không nên dẫnthêm người khác đi”. Tôi nói: “Thưa sư phụ! Có một số đồng tu như độicảm tử, họ nhất định đòi đi theo, con phải làm sao?”.Sư phụ nói: “Thìcon bảo họ phải viết di chúc”. Cuối cùng, chân thật có nhiều đồng tu thậtsự làm xong di chúc để theo tôi đi Nhật Bản.

Việcgiảng kinh trong giai đoạn Phật thất, chúng tôi áp dụng phương pháp mà trướcđây sư phụ từng đề xướng, đó là đều chú trọng Giải - Hành. Mỗi ngày niệm Phậtmột cây nhang, giảng pháp một cây nhang, mỗi cây nhang là một giờ ba mươi phút,cứ như thế luân phiên. Đại khái việc này sẽ có sự giúp đỡ rất lớn cho người sơhọc. Tôi cũng tìm được căn cứ và lý luận này, đó là trên kinh A Di Đà nói: “Nhượchữu thiện nam tử, thiện nữ nhân, văn thuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu,nhược nhất nhật, nhược nhị nhật, đến thất nhật”. Đả Phật thất, lý luậnnày xuất phát từ kinh A Di Đà, trong đó nói từ một đến bảy ngày. Xưa nay các tổsư đại đức đả Phật thất đều chỉ niệm A Di Đà Phật, không giảng bất cứ kinh gì,chỉ có một câu Phật hiệu từ ngày thứ nhất đến ngày thứ bảy, để cầu nhất tâm bấtloạn. Người chuyên tu thì cách như vậy vô cùng tốt, vì không xen tạp, thế nhưngngười nào có thể tu như vậy? Lão cư sĩ Hoàng Niệm Tổ ngày trước đã từng dự Phậtthất một lần với thầy mình là Hạ Liên Cư, chính Hoàng Niệm Tổ nói, một đời nàycủa tôi chỉ dự qua một lần Phật thất, chính là dự Phật thất với thầy Ngài. Chỉcó mấy người, mấy người này đều là những bậc phi phàm. Khi Ngài Hạ Liên Cư hộitập xong kinh Vô Lượng Thọ thấu triệt mọi đạo lý, vào lúc đó chỉ một câu Phậthiệu Ngài đã nắm được phần vãng sanh rồi, vì sao vậy? Vì Ngài có đầy đủ tínnguyện, chẳng lẽ Ngài Hạ Liên Cư mà không đầy đủ tín nguyện hay sao? Đầy đủ tínnguyện là nắm chắc được phần vãng sanh. Ngài cầu cái gì? Cầu phẩm vị tăng cao,cầu nhất tâm bất loạn, chỉ cần một lần Phật thất là đủ rồi. Ngài niệm đến sựnhất tâm, lý nhất tâm. Hoàng Niệm lão tiết lộ tin tức cho chúng ta, lúc Ngài HạLiên Cư niệm Phật, xuất hiện đủ loại cảnh giới không thể nghĩ bàn. Trong bàithơ khi Ngài bế quan nhập thất niệm Phật có nói: “Thường Tịch Quang xứ xứ hiệnhiện”. Thường Tịch Quang là cảnh giới Phật, là lý nhất tâm bất loạn. Cách niệmnày rất tốt đối với người tu giỏi. Người sơ học, nếu chỉ một câu Phật hiệu,niệm cứ kỳ kỳ lạ lạ, niệm không vô, thậm chí niệm ra trạng thái có thể tẩu hỏanhập ma nữa. Bạn xem, ngày trước lão cư sĩ Lý Bĩnh Nam đã nói, Ngài có tổ chứchai lần Phật thất tinh tấn, mỗi lần đều xảy ra việc, sau không dám tổ chức nữa,vì sao vậy? Vì xảy ra chuyện, người sơ học gặp cảnh giới không biết cách nào đểđột phá, không có lý luận chỉ đạo, cho nên họ tu mù, luyện quáng. Vì vậy, ngườisơ học phải Giải - Hành đều trọng.

Nhữngnăm đầu sư phụ đã nói qua, hiện tại chúng ta đả Phật thất không thể giống nhưthời của Đại Sư Ấn Quang. Thời của Ngài chỉ một câu Phật hiệu là đủ, hiện naythì không được. Người hiện tại thiện căn không đủ, phước đức cũng không đủ, vậyphải làm thế nào? Phải nghe kinh, tốt nhất là dùng phân nữa thời gian nghepháp, phân nữa thời gian niệm Phật. Chúng ta y theo lời dạy bảo của sư phụ, thửnghiệm xem, vì Ngài đưa ra lý luận mà chưa từng thực nghiệm. Kết quả chúng tôiđã thực nghiệm trong kỳ Phật thất ở Nhật Bản, hiệu quả đặc biệt tốt. Cũng vừađúng trong bảy ngày, tôi đã giảng xong toàn bộ phẩm thứ sáu “Phát đại thệnguyện” và thêm phần Phật học vấn đáp. Thời gian niệm Phật là một cây nhang,giảng pháp cũng là một cây nhang. Mọi người đều pháp hỷ sung mãn, không một aitẩu hỏa nhập ma.

Sauđó tôi tìm ra được căn cứ lý luận trong Kinh Di Đà, như vừa mới nói: “Vănthuyết A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, nhược nhất nhật nãi chí thất nhật”. Ýnghĩa của câu “Văn thuyết A Di Đà Phật” là nói bạn vừa phải nghe kinh, vừa phảigiảng kinh. Chữ “văn” đây không phải chỉ nghe câu Phật hiệu gọi là văn, mà phảinghe hiểu một cách rõ ràng về công đức danh hiệu của A Di Đà Phật mới gọi là“văn”. Nghe hiểu rồi thì gọi là “văn”, nếu không thì chỉ có nghe mà không cóvăn. Kinh Vô Lượng Thọ chính là nói công đức danh hiệu của A Di Đà Phật, nhấtlà phẩm thứ sáu “Phát đại thệ nguyện”, đây là bổn nguyện công đức, đây gọi làvăn. Có người nghe thì ta phải nói. “Văn thuyết A Di Đà Phật”, còn nói “Chấptrì danh hiệu”. “Văn danh” mới có thể sanh khởi tín, nguyện. “Chấp trì danhhiệu” là thuộc về hành. “Tín-Nguyện-Hạnh”, ba món tư lương đều đầy đủ thì từmột ngày đến bảy ngày, không chừng bạn đã đạt đến nhất tâm bất loạn rồi. Hơnnữa, nhất tâm bất loạn này theo bản dịch của Ngài Huyền Trang gọi là “hệ niệmbất loạn”, Ngài Huyền Trang thì hoàn toàn dịch theo từng chữ trong nguyên văn,(kinh A Di Đà có hai bản dịch, bản dịch của Ngài Cưu Ma La Thập là bản thônghành), Ngài Cưu Ma La Thập nói nhất tâm bất loạn, trên thực tế mà nói là “hệ niệmbất loạn. Cho nên ý nghĩa của chữ “nhất tâm” là “nhất tâm hệ niệm”, bạn chỉchuyên chú niệm Phật gọi là “nhất tâm hệ niệm”; có thể không loạn chính làkhông khởi vọng tưởng, chánh niệm phân minh. Công phu được như vậy thì khi bạnlâm chung, như đoạn kinh văn nói: “Kỳ nhân lâm mạng chung thời, tâm bấtđiên đảo, A Di Đà Phật, dữ chư thánh chúng hiện tại kỳ tiền, thị nhân lâm mạngchung thời tâm bất điên đảo, tức đắc vãng sanh A Di Đà Phật Cực Lạc quốc độ”.

Đoạnkinh văn này nói rất rõ ràng, bạn muốn khi lâm chung tâm không điên đảo, nghiệpchướng không khởi, phiền não không khởi, không quên mất chánh niệm, đây là nhờA Di Đà Phật gia trì cho bạn. A Di Đà Phật cùng các thánh chúng hiện ra ở trướcmặt bạn, thì tâm của bạn không điên đảo, đây là nhờ Phật quang chiếu rọi. Vìsao A Di Đà Phật hiện ra trước mặt bạn? Bởi vì bạn có thể chí tâm tín nhạo, bạncó thể chân thành phát nguyện cầu sanh thế giới Cực Lạc. Nhờ tâm chân thành tínnguyện của bạn mà cảm đến đức Phật A Di Đà hiện ra trước mặt khi bạn lâm chung,khiến cho tâm bạn không điên đảo, chứ không phải bạn có năng lực gì làm cho tâmkhông điên đảo. Đây là nhờ vào tha lực, không phải nhờ tự lực. Tha lực của A DiĐà Phật bảo chứng cho bạn. Cho nên khi bạn dự Phật thất, có thể trong bảy ngàyđạt được hệ niệm bất loạn, tức là luôn luôn nghĩ đến A Di Đà Phật, luôn thathiết muốn đi đến thế giới Cực Lạc, nghĩ đến y chánh trang nghiêm của Ngài, tâmtâm ngưỡng vọng. Mặc dù chỉ bảy ngày, nhưng sau bảy ngày, tâm của bạn sẽ khôngthoái, vì sao vậy? Có A Di Đà Phật gia trì bạn, có mười phương chư Phật hộ niệmcho bạn. Trong kinh A Di Đà đã nói rất rõ ràng, bạn có thể “văn thị kinhthọ trì giả, cập văn chư Phật danh giả”. Chư Phật danh đây không phảilà Phật nào khác, mà chính là A Di Đà Phật. A Di Đà Phật là tổng danh hiệu củachư Phật, Ngài làm đại biểu. “A” dịch là vô, “Di Đà” là lượng, dịch trực tiếp ADi Đà Phật là Vô Lượng Phật. A Di Đà Phật chính là Vô Lượng Phật, như vậy A DiĐà Phật có phải là danh hiệu của chư Phật không? Cho nên danh hiệu A Di Đà Phậtbạn có thể nghe được rồi, công đức cũng hiểu thấu rồi, kinh Vô Lượng Thọ có thểnghe hiểu rồi, bạn có thể thọ trì, thì chính là “thiện nam tử thiện nữnhân, tức đắc nhất thiết chư Phật tri sở hộ niệm, bất thoái chuyển nơi A Nậu ĐaLa Tam Miệu Tam Bồ Đề”, bạn sẽ không còn thoái chuyển trên đường Bồ Đềnữa. Cho nên, nếu một ngày đến bảy ngày, bạn chân thật giữ được hệ niệm bấtloạn, tâm luôn luôn hướng về thế giới Tây Phương Cực Lạc, thì Phật lực gia trì,bạn sẽ không thoái chuyển, xem như “Niệm Phật Tam Muội” bạn đạt được rồi.

Trướcmắt chúng ta có tấm gương, đó là cô giáo Lưu Tố Vân. Khi Phật thất ở Nhật Bản,chúng tôi đã dùng phương pháp này, vừa có văn danh lại thêm trì danh, nghegiảng một cây nhang, niệm Phật một cây nhang. Khi trở về báo cáo với sư phụ: “Chúngcon dùng phương pháp này thí nghiệm rất hay, rất tốt”. Sư phụ gật đầu, nóimột câu: “Về nguồn không hai lối, phương tiện có nhiều ngõ”. Câu này đểbạn chính mình tự tham cứu. Ý nghĩa là gì? Nghĩa là đối với chúng sanh xã hộingày nay, đây là một pháp môn phương tiện. Trong pháp môn niệm Phật có rấtnhiều phương tiện. “Tín-Nguyện-Hạnh” chúng ta đều xem trọng, giải hành đều xemtrọng. Vừa có văn thuyết A Di Đà Phật, vừa có chấp trì danh hiệu, từ một ngàyđến bảy ngày hiệu quả rất tốt. Khi chúng tôi đả Phật thất ở Nhật Bản, vào buổitối hôm đó, đến cây nhang mà tôi giảng kinh, giảng được phân nửa thì quả thậtdộng đất xảy ra, tòa lầu đó cứ lắc qua lắc lại. Lúc đó tôi nói với mọi người: “Cácvị xem, A Di Đà Phật đến để diễn tuồng. Bây giờ chính là lúc lâm mạng chungthời của chúng ta. Giả như động đất lớn hơn làm sập lầu, chúng ta cũng khôngcần trốn, cũng không cần tránh, mọi người hãy chắp tay niệm A Di Đà Phật cầusanh Tây Phương. Nếu như chúng ta chưa đến lúc lâm chung, A Di Đà Phật sẽ giúpchúng ta hóa giải động đất. Giả như đến lúc lâm chung rồi, phải ra đi thì A DiĐà Phật nhất định đến hiện tiền tiếp dẫn”. Chúng tôi cùng nhau niệm Phật,không giảng nữa. Tôi vẫn ngồi trên bục giảng, mọi người ngồi bên dưới cùng nhauchắp tay niệm Phật, đợi A Di Đà Phật đến. Tôi xem thấy, có cư sĩ Tôn Phụng Vân,cô cũng có đến nơi đây. Lúc đó cô cũng có mặt ở hội trường và có rất nhiều đồngtu nữa. Khi đó chúng tôi vừa lắc lư vừa niệm Phật, niệm được vài phút thì khônglắc nữa. Không lắc nữa nên chúng tôi nghĩ A Di Đà Phật không đến đón chúng tôi,để chúng tôi ở lại còn có nhiệm vụ, vậy thì tiếp tục giảng kinh thôi. Qua ngàyhôm sau báo chí đăng tải, tối hôm qua có động đất 5,8 độ. Năm phẩy tám độ cũngkhông phải nhỏ, vốn là cấp 7 nay biến thành 5,8 cũng khá tốt, hóa giải được mộtchút. Rất tiếc lúc đó số người hơi ít, chỉ hơn 100 người dự Phật thất, nếu hơn1.000 người như hội trường hôm nay, tôi tin chắc sẽ hóa giải thành không. Mặcdù là 5,8 độ nhưng không một ai bị thương vong, sau đó cũng không thấy động đấtxảy ra nữa, chúng tôi cũng bình an trở về. Cho nên bạn xem, đây là khảo nghiệmtín nguyện của chúng ta, có tai nạn, lâm nạn không sợ hãi, đó là gì? Thử tháchtâm tha thiết vãng sanh của bạn. Tai nạn đối với người tu hành của chúng ta mànói là việc tốt, bức bách bạn dốc hết sức để niệm Phật. Do đó niệm Phật tronglúc động đất, nhà lầu rung chuyển là lúc thành khẩn nhất, chân thật cũng gầnnhư nhất tâm bất loạn.

Vừarồi chúng tôi nói đến tâm chí thành, thâm tâm và tâm hồi hướng phát nguyện. Đâychính là “tâm Bồ Đề”, cụ thể như lời Ngài Đại Sư Ngẫu Ích nói là “Tín -Nguyện”, dùng tín nguyện chân thành để cầu sanh Tịnh Độ, đây chính là tâm VôThượng Bồ Đề. Tâm chí thành là tâm chân thành. Thâm tâm là tâm tin sâu, tintưởng A Di Đà Phật và thế giới Cực Lạc, tin tưởng công đức bổn nguyện của A DiĐà Phật là không thể nghĩ bàn, Ngài nhất định đến tiếp dẫn chúng ta vãng sanhTịnh Độ. Chúng ta phải phát nguyện, phải hồi hướng phát nguyện. Vì sao phảiphát nguyện vãng sanh Tây Phương? Mục đích này phải làm cho rõ ràng, không phảivì thế giới Cực Lạc xinh đẹp, đời sống hưởng thụ, muốn mặc được mặc, muốn ănđược ăn. Khi muốn ăn, cả trăm món thức ăn ngon đẹp tự nhiên hiện ra, hơn cảhoàng đế ngày xưa. Muốn ăn thì thức ăn liền đến, không muốn ăn thì tự nó biếnmất, không cần phải rửa chén, thật quá tốt. Ngoài ra còn có cung điện bảy báu,chỗ đẹp như vậy mà không đi thật uổng. Nếu tâm của bạn như vậy là có vấn đề, vìsao vậy? Vì hoàn toàn chỉ nghĩ đến chính mình, đây không phải tâm Bồ Đề. Thếgiới Tây Phương Cực Lạc là trang nghiêm như vậy, đích thực là hưởng thụ caonhất, tuy nhiên bạn không phải vì hưởng thụ mà đi, mà là vì bạn mong muốn đếnthế giới Cực Lạc, nương nhờ sự gia trì của A Di Đà Phật để hồi phục trí tuệ, nănglực trong tự tánh của chính mình, rồi trở lại thế giới Ta Bà, hoặc là hóa thânmười thế giới rộng độ chúng sanh. Vì mong muốn thành Phật mà đi, thì tâm nàymới tương ưng được với A Di Đà Phật. Cho nên tâm hồi hướng phát nguyện, khôngchỉ hồi hướng chính mình thành Phật, mà còn hồi hướng tất cả chúng sanh thànhPhật. Thế nên sư phụ thượng nhân của chúng ta đem tâm Bồ Đề giảng thành nămphương diện, đó là năm điều: “Chân thành, Thanh tịnh, Bình đẳng, Chánhgiác, Từ bi”. “Chân thành” là tâm chí thành; “Thanh tịnh, Bình đẳng,Chánh giác” chính là thâm tâm; “Từ bi” là đối với chúng sanh, chính là hồihướng phát nguyện, cho nên đều tương ưng. Bạn có chân thành, thanh tịnh, bìnhđẳng, chánh giác, từ bi, đây chính là Phật tâm. Tâm này bạn làm thế nào đạtđược? Bạn có thể chí tâm phát nguyện cầu sanh Tịnh Độ thì tự nhiên liền đượcchân thành, thanh tịnh, bình đẳng, chánh giác, từ bi. Việc này rất dễ dàng, bạnđã tìm ra con đường tắt. Ngay khi bạn chân thật phát khởi được cái tâm này, bạntự nhiên nghĩ đến, ta phải vì chúng sanh hiện tiền làm ra tấm gương tốt.

Trênkinh Vô Lượng Thọ nói, khi A Di Đà Phật còn ở nhân địa, Ngài đã trang nghiêmchúng hạnh, qui phạm đầy đủ, quán pháp như hóa, Tam Muội thường tịch; khéo giữkhẩu nghiệp, không nói lỗi người; khéo giữ thân nghiệp, không phạm oai nghi;khéo giữ ý nghiệp, thanh tịnh vô nhiễm. Cho nên bạn tự nhiên rất muốn làm nhưvậy, bạn liền phát tâm Bồ Đề, nghĩ đến hiện giờ mình là người cầu sanh thế giớiTây Phương Cực Lạc rồi thì mình phải làm ra tấm gương tốt. Vừa mới bắt đầu cóthể phải khắc ý một chút để làm, nhưng không sao, làm rồi sẽ quen. Thí dụ nói,hiện tại bạn đắc cử tổng thống của một quốc gia, hoặc làm hoàng đế, ngày maiphải đăng cơ, ngày mai lên ngôi thì hôm nay đã là hoàng đế rồi, bạn nhất địnhsẽ nghĩ đến, ta phải làm ra tấm gương tốt, bởi vì mọi người đều nhìn ta, muônngàn cặp mắt đang chú ý. Nếu bạn không làm ra được hình dáng tốt, có phải bạnlàm hoàng đế thật là xấu hổ hay không? Do đó bạn tự nhiên trang nghiêm chúnghạnh, qui phạm đầy đủ ngay. Cũng vậy, hiện tại bạn chân thật phát tâm cầu sanhTây Phương rồi, đồng thời biết A Di Đà Phật chắc chắn đến tiếp đón bạn, chẳngphải lúc đó bạn phải đưa ra hình dáng tốt không? Nếu không thì bạn sẽ mất mặtvới A Di Đà Phật. Tuy hiện tại bạn vẫn chưa có đi, nhưng cũng phải có chútgiống chư thượng thiên nhân của thế giới Tây Phương, phải dụng tâm, phải tậntâm tận lực, mỗi giờ mỗi phút vì chúng sanh làm ra tấm gương tốt. Cho nên, ngaykhi tâm Bồ Đề của bạn vừa phát thì bạn liền có động lực, ngay khi bạn vừa phát tâmBồ Đề thì bạn liền nắm chắc được phần vãng sanh Tây Phương.

Batháng trước, vào ngày 29 tháng 3, ông Huỳnh Kim Tiên ở Singapore đã vãng sanhTây Phương. Những đồng tu ngồi đây cũng có nhiều người đi trợ niệm. Vàongày 23tháng 3, trước sáu ngày ông vãng sanh, tôi thừa lệnh sư phụ đi thăm ông ấy, vìông ấy có công đức hộ pháp rất lớn. Ông nhìn tôi và nói, đã vào thời kỳ cuốicủa ung thư rồi, ông rất muốn cầu sanh Tây Phương, thế nhưng ông nói ông khôngcó tín tâm. Tôi nói, ông nhất định phải có niềm tin. Trong lòng tôi nghĩ, khôngcó niềm tin mà muốn vãng sanh thì làm sao được! Vì có câu: “Được sanh hay khônghoàn toàn do tín, nguyện có hay không”. Bạn có chân tín, thiết nguyện chắc chắnđược vãng sanh, nếu bạn không có thì cho dù Phật đến cũng không thể giúp đượcbạn. Cho nên tôi nghĩ, nhất định phải khích lệ ông ấy sanh khởi tín nguyện.Nguyện thì ông rất muốn nguyện được đi rồi, chỉ là tín tâm không đủ.

Ôngnói: “Toàn thân tôi đau nhức, không niệm Phật được”.

Tôinói: “Niệm Phật không được cũng không sao, trong tâm ông thật muốn đi thìđược”.

Ôngnói: “Tôi thật muốn đi”.

Tôinói:“Nếu thật muốn đi thì A Di Đà Phật nhất định sẽ đến đón. Nếu như A DiĐà Phật không đến đón thì Ngài không thành chánh giác. Mà Ngài đã thành đượcchánh giác rồi, do đó ông nhất định được thành Phật, ông có thể vãng sanh”.

Saukhi ông nghe rồi, thấy có đạo lý, ông hỏi tôi: “Tôi có thể vãng sanh haykhông?”

Tôinói: “Ông có thể vãng sanh, ông nhất định có thể. Ông phải có lòng tự tin,ông phải tin Phật”. Ông ấy nghe xong mặt mày, tinh thần liền sáng ra.

Tôinói: “Chúng ta cùng nhau niệm Phật, tôi cùng niệm với ông”.

Ôngnói: “Thân thể của tôi rất đau”.

Tôinói: “Không sao, càng đau càng phải niệm”. Tôi nắm lấy tay ông ấy, cùngniệm A Di Đà Phật. Ông nhất định phải dốc sức niệm, càng đau càng phải dốc sứcniệm, niệm thì sẽ không đau. Ông dốc sức ra niệm, quả thực không còn đau, quêncả đau, không phải không đau mà quên đau. Ông đã thật sự tập trung vào câu Phậthiệu. Mỗi khi thấy ông có giải đãi, tôi liền nắm chặt tay ông, thúc giục ôngphải tỉnh táo niệm Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật. Ông cứ niệm theo tôi nhưthế, niệm đến toàn thân toát mồ hôi, vô cùng nỗ lực; niệm một lúc thì liền đầyđủ tín tâm, cũng là nhờ công đức Phật hiệu gia trì ông. Người nhà ông cũng córa hộ niệm cho ông. Vì tôi không thể ở đó lâu, nên buổi sáng đến, chiều lạiphải về. Tôi nói: “Ông cố gắng niệm Phật, nhất định sẽ được vãng sanh. Lầnsau tôi trở lại thăm ông, ông phải có thành tích cho tôi xem”. Ông gật đầu,vừa niệm Phật, chỉ chắp tay, không chào tôi vì lo niệm Phật. Kết quả, sau khitôi đi, ông niệm được bốn ngày, tôi về ngày 24 thì ngày 28 ông nói với ngườitrong nhà: “Tôi thấy A Di Đà Phật rồi. A Di Đà Phật nói với tôi, hai ngàynữa sẽ đến đón tôi vãng sanh”. Ông sợ người nhà nghe không hiểu, nên từchiều đến tối lặp đi lặp lại ba lần, nói còn hai ngày nữa. Cô con dâu rất hiếuthảo, nhưng học Phật không nhiều, nên chẳng cho là việc gì. Quả thật, ngày 28ông nói ra thì ngày 29 ông thật sự vãng sanh, trước sau hai ngày. Trước lúc ôngvãng sanh một giờ, ông gọi người nhà thay quần áo, lau mình sạch sẽ, thay ragiường để chuẩn bị nghênh đón A Di Đà Phật đến. Sau cùng niệm Phật an tường màđi, thế là vãng sanh Tây Phương.

Sựthị hiện của ông ấy khiến cho chúng ta hiểu sâu hơn cách nói của Đại Sư NgẫuÍch: “Vãng sanh được hay không hoàn toàn do có tín nguyện hay không”. Chân thậtthể hội! Công phu niệm Phật của ông thực tế không được, trước khi lâm chungthường hay nổi giận cáu gắt, nếu nói công phu thì không được. Thế nhưng bạnvãng sanh không phải nhờ công phu của bạn, mà nhờ tín nguyện của bạn. Bạn thấyông ấy chính là nhờ tín nguyện đầy đủ, lập tức được vãng sanh. Đây chính làphát tâm Bồ Đề.

Hômnay thời gian đã hết, tôi chỉ giảng đến đây. Cám ơn các vị.

ADi Đà Phật!

Phát Bồ Đề Tâm - Nhất Hướng Chuyên Niệm. (Phần 1)

(Pháp sư Định Hoằng chia sẻ những tâm đắc học Tịnh Độ ĐạiKinh Giải)

Người giảng: Pháp sư Định Hoằng

Địa điểm: Nhà Hàng Hải Cảnh Như Tâm - HongKong.

Thời Gian: Ngày 17 tháng 06 năm 2012

Cẩn dịch: Vọng Tây Cư Sĩ

Biên tập: Phật tử Diệu Hương, Phật tử Diệu Hiền.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/08/2013(Xem: 10278)
Hơn nửa thế kỷ qua nếp sống đạo hạnh sáng ngời của Ôn đã gắn liền với sinh mệnh của Tăng Ni và tín đồ Phật tử, đặc biệt là Tăng chúng ở các Phật học viện Báo Quốc Huế, Hải Đức Nha Trang và Quảng Hương Già Lam Sài Gòn. Ôn đã yêu thương dưỡng dục chúng Tăng như cha mẹ thương yêu lo lắng cho con. Những ai may mắn được gần gũi Ôn, dù nhìn ở góc độ nào cũng nhận ra điều đó.
14/08/2013(Xem: 7272)
Bao năm bon chen, lăn lộn, nếm đủ mùi sóng gió của cuộc đời hầu chu toàn cái trách vụ công dân, làm con, làm chồng, làm cha… nhỏ thì cặm cụi học hành thi cử, lớn lên lo công ăn việc làm, công danh sự nghiệp; lập gia đình rồi thì lo con cái ăn học, dựng vợ gả chồng; hết con lại đến cháu nội, cháu ngoại,
13/08/2013(Xem: 15896)
Hôm nay chúng tôi được quý ôn, quý thầy trên cho phép và tạo điều kiện cho chúng tôi gặp gỡ đại chúng và quý Phật tử có nhân duyên. Trong hai năm qua, từ các buổi học về Câu xá, học Luật, các thầy, các chú đã có nghe tiếng nói của tôi rồi, nhưng nay mình mới có dịp để nói chuyện với nhau.
13/08/2013(Xem: 8695)
Tôi lớn lên bên cạnh người mẹ Nhật. Bà là một Phật tử. Cha tôi là người Anh gốc Nga, theo đạo Do Thái. Tôi đã tìm hiểu về nhiều tôn giáo, phong tục và văn hóa với tư cách cá nhân, trong vai trò của người làm mẹ, làm báo và người đi tìm chân lý. Hiện giờ tôi thực sự hạnh phúc hơn vì tôi đã biết chấp nhận bản thân, và người khác như họ là, và nhận thức mỗi ngày là một ngày mới, ngày đặc biệt, và tôi mãi mãi hàm ân về điều đó.
13/08/2013(Xem: 9517)
Khi dịch xong kinh Trường A-hàm năm 1962 tôi cảm thấy có một vài thắc mắc tuy thông thường nhưng sẽ không tránh khỏi xuất hiện một cách mau lẹ đến ít nhiều quý vị đọc kinh này. Ðể giải thích phần nào những thắc mắc đó hầu tránh khỏi cái nạn vì nghẹn bỏ ăn, ở đây xin nêu vài ý kiến theo trường hợp này:
13/08/2013(Xem: 9229)
Đã một giờ chiều rồi mà cha vẫn chưa mang cơm hộp đến.Nó làm chủ quản ở một nhà máy, áp lực công việc rất lớn. Buổi trưa nhà máy không phục vụ cơm, nó bảo cha mang cơm hộp cho. Một phần là tiết kiệm, một phần cơm cha nấu rất ngon.
11/08/2013(Xem: 9086)
Qua tiếp xúc, chúng tôi biết nỗi ưu tư lớn của quí vị là “Làm sao áp dụng được Phật pháp một cách chín chắn vào đời sống của mình?”. Phật tử cũng nhận biết rõ nếu như chỉ hiểu Phật pháp, dù hiểu nhiều, hiểu sâu sắc, nhưng thiếu phần áp dụng chúng ta cũng không thể gọi là người thâm nhận hoặc hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp.
10/08/2013(Xem: 11831)
Nói đến hạnh nhẫn nhục thì có lẽ không ai trên cõi đời này – nhất là giới giàu sang phú quý, thanh thế uy quyền – nhẫn nhục bằng Đức Phật khi còn tại thế. Ngài nhẫn nhục chỉ vì mục đích tối thượng là tìm ra chánh đạo, giải thoát sanh tử cho mình và cho mọi người, mang lại thanh bình, an lạc cho chúng sanh. Nhẫn nhục ở đây không mang ý nghĩa ráng sức chịu đựng hay “cố đấm ăn xôi” nhằm đạt đến mục tiêu danh vọng của riêng mình.
10/08/2013(Xem: 11662)
Kinh Pháp Cú (Dhammapada) có 26 phẩm, trong đó Đức Phật dành hẳn một phẩm nói về thái độ và quan niệm dấn thân trên mọi cuộc hành trình của tín đồ Phật giáo, cuộc hành trình nào cũng nhắm đến mục đích hạnh phúc an vui và thong dong tự tại. Đó là phẩm An Lạc (Sukkha Vagga).
08/08/2013(Xem: 10340)
Có một người buồn chán vì gia cảnh quá nghèo. Không mua nỗi chiếc giường để nằm. Trong nhà chỉ có một cái ghế dài ... Mỗi ngày anh nằm dài trên đó mà ngủ.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]