Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ý Nghĩa Ngày Phật Đản

22/05/201320:24(Xem: 6806)
Ý Nghĩa Ngày Phật Đản
phatdan-title

Ý NGHĨA NGÀY PHẬT ĐẢN
Thích Phước Đạt

y-nghia-ngay-Phat-dan-300x249Mỗi năm đến ngày Lễ Phật đản, người con Phật đều ôn lại lịch sử của Đức Bổn sư để chiêm nghiệm và hành trì. Từ khi Đức Bổn sư nhập Niết-bàn cho đến nay, hàng trăm nghìn quyển sách, thơ ca, huyền thoại đã được sáng tác để ca ngợi Ngài. Nhưng tất cả mọi lời tán thán, ca ngợi dù cho hay đẹp đến đâu, cũng không thể ngang cỡ con người hoàn thiện đó, hoàn thiện đến mức nhân loại đã suy tôn Ngài là bậc thầy của loài Trời và loài Người, là bậc tôn quý nhất trong cõi thế.

Thiết nghĩ cách tán thán và ca ngợi Ngài tốt đẹp nhất, làm vui lòng Ngài nhất có lẽ là học tập Ngài, cố gắng tối đa sống theo lời Ngài chỉ dạy, đi theo con đường Ngài đã đi. Đó là con đường Bát chánh đạo, con đường Giới, Định, Tuệ. Con đường lấy giới, nếp sống đạo đức làm căn bản. Giới tức là 5 giới, 10 thiện đối với người tu tại gia; 10 giới đối với Sa-di; 250 giới đối với hàng Tỷ-kheo; 350 giới đối với hàng Tỷ-kheo ni.

Người Phật tử tại gia sống theo 5 giới, 10 thiện, người Phật tử xuất gia sống theo 10 giới, 250 giới và 350 giới… chính là những người “kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai một cách tốt đẹp nhất”, bởi vì giữ giới nghiêm túc là thanh tịnh như vậy là “thành tựu chánh pháp và tùy pháp, sống chân chính trong chánh pháp, hành trì chánh pháp và tùy pháp”, và “Đó là sự cúng dường tối thượng đối với Như Lai”, như Phật đã dạy trong Kinh Niết-bàn.

Giới, Định, Tuệ là ba môn học cơ bản của đạo Phật. Phật tử chúng ta, dù tại gia hay xuất gia, không được thiên trọng bên nào. Giữ giới mà không tu định, tu tuệ thì chỉ hưởng được phúc báo sanh lên cõi Trời hay trở lại làm người, với chánh báo y báo tốt đẹp, thù thắng; điều đó vẫn chưa phải là đạo giải thoát giúp vượt khỏi biển khổ sống chết luân hồi. Nhưng nếu tu định mà không kết hợp với giữ giới, sống đạo đức, thì dễ lạc vào ma cảnh, mải mê với các chứng bệnh gọi là Thiền bệnh; và nếu tu tuệ mà không giữ giới tu phúc, thì chỉ đạt được trí tuệ thế gian, hay là trí tuệ khô cằn, không được thấm nhuần dòng nước tươi mát của phúc đức.

Đúng như Đức Phật từng dạy trong Kinh Đại Bát-niết- bàn: “Đấy là giới, đây là định, đây là tuệ. Định cùng tu với giới sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn. Tuệ cùng tu với định sẽ đưa đến quả vị lớn, lợi ích lớn…”.

Trong truyền thống Phật giáo Việt Nam, Trần Thái Tông là một vị vua có bản lĩnh của một thiền sư. Tuy vua chuyên nghiên cứu về Thiền và giảng dạy Thiền, nhưng vua rất coi trọng đạo đức và giới luật. Trong “Thọ giới luận”, vua dẫn bài luận này như sau: “Giới như mặt đất bằng, mọi điều thiện từ đó sinh ra, giới như thầy thuốc giỏi, chữa được các loại bệnh, giới như ngọc minh châu, phá tan mọi tối tăm, giới như thuyền bè, vượt qua biển khổ. Giới như chồi ngọc, trang nghiêm pháp thân v.v.” (Khóa hư lục).

Giới luật Phật giáo có hai công năng: ngăn ác, làm thiện. Đúng như câu kệ 183 của Kinh Pháp Cú nói: “Không làm mọi điều ác, Thành tựu mọi hạnh lành, Tâm ý giữ trong sạch, Chính lời chư Phật dạy”.

Đạo đức của đạo Phật phân biệt rõ ràng thiện và ác. Gần đây, có một số ít người, chịu ảnh hưởng của thuyết hoài nghi phương Tây, cho rằng thiện và ác rất khó phân biệt, thậm chí họ còn nói: Cực ác là thiện và cực thiện là ác.

Phật tử chúng ta không thể có quan niệm sai lầm như vậy. Đối với chúng ta, hành vi thiện hay ác là rõ ràng minh bạch: Sát sanh là ác. Phóng sanh là thiện, hiếu sanh là thiện. Lấy của không cho là ác, bố thí là thiện. Tà dâm, sống tà hạnh là ác, sống chánh hạnh là thiện. Nói láo là ác, nói chân thật là thiện. Nói chia rẽ là ác, nói đoàn kết là thiện. Nói lời ác là ác, nói lời dịu hiền dễ nghe là thiện. Nói lời vô nghĩa, không đúng thời là ác, nói lời có ích, nói đúng thời là thiện.Tham là ác, không tham là thiện. Sân là ác, không sân là thiện. Tà kiến là ác, không tà kiến là thiện. Trên đây là 10 điều thiện và 10 điều ác theo Phật giáo. Sự phân biệt là rõ ràng dứt khoát. Đức Phật đã từng sử dụng một loạt hình ảnh thí dụ sinh động để phân biệt ranh giới giữa thiện và ác: “Thật là xa thật xa, khoảng cách giữa mặt đất và bầu trời. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa bờ biển bên này và bờ biển bên kia. Thật là xa, thật xa, khoảng cách giữa nơi mặt trời lặn và nơi mặt trời mọc. Nhưng còn cách xa, cách xa hơn nữa là pháp của người thiện và pháp của kẻ ác”.

Theo đạo Phật, thiện hay ác là thiện ác từ trong tâm, trong ý nghĩ, ngay khi tâm ấy, ý nghĩ ấy chưa bộc lộ thành lời nói và hành động nơi miệng và thân. Vì từ trong tâm khởi lên ý nghĩ ác mà chúng ta không ngăn chặn kịp thời thì lời nói và hành động ác sẽ nối tiếp ngay theo sau, dẫn tới quả khổ không thể tránh. Nhưng đối với Phật tử chúng ta, hằng ngày tu tập tâm, quan sát tâm, phòng hộ tâm, bất cứ một ý nghĩ nào bất thiện khởi lên, đều lập tức bị đoạn trừ… Dần dần tâm ý chúng ta trở nên thuần thiện, trong sáng. Tâm thiện thì cuộc sống an lạc và hạnh phúc. Tâm sáng thì thấy được sự vật như thật, thấy được chân lý, thấy đạo. Nên biết cái gì làm cho tâm chúng ta không được định tĩnh và mờ tối. Đó chính là những dục vọng thấp hèn, đó là các ý nghĩ, lời nói và hành động bất thiện. Nếu chúng ta nhờ tu tập mà xa lìa được dục, xa lìa được các pháp bất thiện thì tâm chúng ta sẽ sáng chói và định tĩnh.

Nếu mỗi cá nhân đều nhận thức được tất cả những nguy hại của dục vọng và pháp bất thiện thì mỗi cá nhân đều có thể nhàm chán và vĩnh viễn xa lìa chúng. Vai trò nhận thức đó thuộc về trí tuệ. Đó gọi là trì giới kết hợp với tu tuệ thì sẽ được quả lớn, lợi ích lớn. Muốn đoạn trừ được các dục, bắt nguồn từ tham, sân, si, người con Phật phải biết dựa vào lời Phật dạy, tìm hiểu bản chất của các dục là như thế nào, và tác động của chúng ra sao đối với thân tâm. Đức Phật thừa nhận vị ngọt của các dục, tức là niềm vui mà một dục vọng được thỏa mãn tạm thời đem lại cho chúng ta. “Này các Tỳ-kheo, thế nào là vị ngọt của các dục?… Các sắc pháp do nhãn căn nhận thức, các hương do tỷ căn nhận thức, các vị do thiệt căn nhận thức, các xúc do thân căn nhận thức, khả ái, khả lạc, khả ý hấp dẫn…”(Đại kinh Khổ uẩn, số 13, Kinh Trung Bộ).

Như vậy là đạo Phật thừa nhận, khi năm giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân tiếp xúc với ngoại cảnh, như sắc, thanh, hương, vị, xúc, thì có thể nảy sinh ra những cảm thọ hỷ lạc, ưa thích với mức độ khác nhau. Đức Phật gọi đó là vị ngọt của các dục. Nhưng ngay sau đó, Đức Phật phân tích sự nguy hiểm của các dục: “Do lấy dục làm nhân, lấy dục làm duyên mà một người phải trải qua bao nhiêu gian khổ để có được tài sản, phải chống đỡ lạnh, chống đỡ nóng, phải chịu đựng sự xúc chạm của ruồi, muỗi, gió, sức nóng mặt trời, các loài bò sát, bị chết đói, chết khát” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Người ấy, nếu nỗ lực như vậy, siêng năng như vậy, mà kết quả không có gì, người đó sẽ buồn phiền than khóc, đấm ngực, mê man bất tỉnh. ‘Ôi! Sự nỗ lực của ta thật là vô ích, sự siêng năng của ta thật sự không kết quả’. Này các Tỷ-kheo, đó là sự nguy hiểm của các dục” (Trung Bộ kinh, dẫn trên).

Rồi Phật tiếp tục phân tích trường hợp người ấy thu thập được tài sản lớn, nhưng lại phải lao tâm khổ trí để bảo vệ số tài sản đó “Làm sao để các vua chúa khỏi cướp đoạt chúng, làm sao trộm cướp khỏi cướp đoạt chúng, làm sao lửa khỏi đốt cháy, nước khỏi cuốn trôi, và kẻ thừa tự không xứng đáng phung phí phá phách v.v.”. Và mặc dù tài sản được phòng hộ rất kỹ lưỡng như thế, nhưng cuối cùng vẫn bị mất mát, thế là người đó lại một phen nữa khổ não, buồn phiền, than khóc, vì của cải đã bị mất. Nói tóm lại, chưa có tài sản cũng khổ, có rồi cũng khổ, mất tài sản đi cũng khổ. Đó là cái khổ của dục vọng muốn có nhiều tài sản.

Đối với các loại dục vọng khác như về sắc đẹp, về danh vọng, về ăn uống, ngủ nghỉ, tình hình đại loại cũng như vậy. Vì dục vọng nguy hiểm như vậy, nên Đức Phật khuyên mọi người phải biết xuất ly các dục, sống nếp sống biết đủ, ít ham muốn, thay thế vị ngọt tạm bợ và thấp hèn của dục bằng niềm vui lâu bền, chân thực của ly dục, đảm bảo cho chúng ta một trạng thái tâm hồn an nhiên, tự tại, hài hòa.

Hãy sống thiện đối trị các pháp bất thiện, hãy sống thiểu dục, tri túc để đoạn trừ dục vọng. Đó là lời khuyên của Đức Phật. Hãy tìm đến nguồn vui cao cả và bất tận của một nếp sống đạo đức như vậy. Hãy biết nhàm chán những thú vui thấp hèn của năm dục, vị ngọt ít, khổ não nhiều; vì như Đức Phật đã dạy trong kinh Tăng Chi Bộ, “Thú vui như phân”.

Để tán thán một cách tốt đẹp nhất Đức Bổn sư chúng ta, nhân ngày Lễ Phật đản năm nay, mỗi người con Phật hãy một cách có ý thức, sống theo nếp sống chói sáng của đạo đức Phật giáo, sống trong trắng như núi tuyết, như mặt trăng không mây che. “Ai dùng các hạnh lành, Làm xóa mờ nghiệp ác, Sẽ chói sáng đời này, Như trăng thoát mây che” (Kệ 173, Kinh Pháp Cú).■

Tạp Chí Văn Hoá Phật Giáo số 152 | THÍCH PHƯỚC ĐẠT

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2018(Xem: 4913)
Chúng tôi đến phòng khách khá ấm cúng ngay bên bờ Hồ Tây ngày thu. Khá nhiều doanh nhân và các bạn thiện tri thức có mặt. Quãng chừng 30 bức tranh được bày trên các giá rất sang trọng, rất đẹp. Một triển lãm tranh tuyệt vời. Nếu những ai có biết đến tranh một chút thì nhận ra rằng tất cả các bức tranh ở đây đều là của một họa sỹ rất đặc biệt, một nhà sư Phật giáo. Nơi tôi và các anh em bạn hữu đang có mặt là trụ sở công ty Hiệp Hưng, doanh nghiệp mà nữ doanh nhân Đoàn Thị Hữu Nghị đã có đến hơn 20 năm gắn bó. Tranh đang trưng bày tại đây là của sư Pháp Hạnh, một nhà sư rất đặc biệt và có tài năng hội họa.
31/08/2018(Xem: 7327)
Tôi bất ngờ được một đồng nghiệp gửi cho bức ảnh chụp chị Đoàn Thị Hữu Nghị trong trang phục của người xuất gia. Em hỏi tôi có biết chị đã xuất gia rồi không. Tôi giật mình và tìm cách liên lạc với em Đinh Thu Hoài, một trong 4 người đầu tiên thành lập Hội hội nữ doanh nhân Hà Nội. Thu Hoài xác nhận thông tin trên và cho biết chị Hữu Nghị đã xuất gia được hơn 2 năm rồi. Thu Hoài cũng ngạc nhiên vì tôi không biết chuyện này. Tôi nhờ Thu Hoài liên lạc để tôi có thể gặp sư cô. May thay, sư cô đang ở Việt Nam. Còn may mắn hơn khi sư cô sẵn lòng tiếp tôi. Tôi đến rất sớm. Hẹn 14 giờ nhưng tôi đến sớm 10 phút. Thu Hoài đến từ hướng khác mà do trời Hà Nội mưa nên kẹt xe và đến muộn. Đúng 14 giờ sư cô xuất hiện. Tôi quá bất ngờ về khuôn mặt của sư cô. Nữ doanh nhân Đoàn Hữu Nghị, phó chủ tịch Hiệp hội nữ doanh nhân Hà Nội đây thật ư! Nhìn sư cô tươi như hoa mà tôi mừng. Thấy sư cô có khuôn mặt hồng hào mà tôi vui. Biết sư cô vẫn nhớ đến mình mà tôi hạnh phúc quá. Thế và chúng tôi
30/08/2018(Xem: 5608)
Xuất gia gieo duyên là việc xuất gia vì một nhân duyên gì đó mà xuất gia xuống tóc mấy ngày sau đó lại trở lại cuộc sống đời thường. Và cái đúng và sai về nhận thức lại từ đây mà xuất hiện.
28/08/2018(Xem: 6006)
Hãy bắt đầu sớm sủa nhất khi có thể trong đời sống của ta để đạt được sự quen thuộc với những thể trạng đạo đức của tâm thức. Khi năng lực này được thiết lập, thì nó sẽ có thể hướng dẫn tâm thức về phía đạo đức ngay cả khi lâm chung. Tuy nhiên, trong khi lâm chung, ta có thể bị áp đảo với cơn đau làm thành bất lực từ một chứng bệnh khủng khiếp, ta có thể đau khổ vì một cái chết bất đắc kỳ tử trong một tai nạn hay một sự tấn công, hay ta không thể chấm dứt mạng sống qua sự cạn kiệt phước đức
20/08/2018(Xem: 5513)
Tôi bất ngờ gặp bác ở khóa thiền của thầy trò chúng tôi tại Khánh Hòa. Bác vẫn vậy, vẫn đi với 1 chân. Bác vẫn thế, tích cực tham gia các khóa thiền. Đây là lần thứ 3 tôi thấy bác là một thiền sinh chăm chỉ và cần mẫn hành thiền. Tôi kính trọng bác vô cùng và lấy đây là tấm gương lớn muốn kể cho những ai thực sự muốn học và thiền hàng ngày.
19/08/2018(Xem: 7665)
Tu thiền (Bhavanã Jhãna) Phật giáo là tiến trình tu tập, hành trì miên mật một pháp môn nào đó để kinh nghiệm trực tiếp trên Thân và Tâm về những giáo lý nhà Phật mà hành giả đã học từ kinh điển hay qua sự hướng dẫn của những bậc chân nhân.
19/08/2018(Xem: 5499)
Chúng ta cần cả những điều kiện nội tại và ngoại tại cho sự thành công hoàn toàn,và ta đã có sẳn những thứ này. Thí dụ, như những con người ta có một thân thể và tâm thức vốn hổ trợ cho sự thấu hiểu giáo huấn. Vì vậy, chúng ta đã tiếp nhận điều kiện nội tại quan trọng nhất. Về ngoại tại, chúng ta cần sự trao truyền các sự thực tập và sự tự do để thực tập. Nếu, sở hữu những hoàn cảnh này mà ta sử dụng, thì bảo đảm sẽ thành công. Tuy nhiên, nếu ta không sử dụng, thì đó là sự lãng phí kinh khiếp. Ta phải đánh giá những điều kiện này vì khi chúng không hiện hữu, thì ta không có một cơ hội nào. Chúng ta phải đánh giá khả năng hiện tại của ta.
17/08/2018(Xem: 4979)
Trong khoảng 10 năm gần đây, tốc độ phát triển nhanh chóng của công nghệ, nhất là lĩnh vực công nghệ thông tin, đã thay đổi cuộc diện đời sống của nhân loại. Việt Nam là một trong số các quốc gia có tốc độ phát triển công nghệ thông tin nhanh nhất thế giới. Theo số liệu báo cáo từ tổ chức We Are Social, tính đến tháng 01 năm 2018, dân số Việt Nam có 96.02 triệu người, với tổng số người dùng Internet là 64 triệu người. Số lượng người dùng Internet ở Việt Nam đứng thứ 12 trên thế giới, tỷ lệ người dùng internet cao nhất Châu Á, số lượng người dùng Facebook đứng thứ 7 trên thế giới.
15/08/2018(Xem: 8791)
Thời gian luôn di chuyển về phía trước. Kể từ khi chúng ta được sanh ra đời cho tới bây giờ, mỗi một giây phút trôi qua là chúng ta đến gần hơn chỗ cuối cùng của cuộc đời, đến gần cái chết hơn. Đây là điều bình thường ở trong vũ trụ. Kể từ lúc tôi bước vào tuổi 70 đến nay, sức khỏe tôi bị giảm dần, và tôi thường xuyên nhận được tin tức từ bạn bè: có người bị bịnh này, người bị bịnh kia , có nhiều bạn vô nhà dưỡng lão, và nhận được những tin buồn: bạn bè, người thân lần lượt “ra đi” không như thời còn trẻ tôi thường nhận được những thiệp cưới thường xuyên từ bạn bè.
14/08/2018(Xem: 5850)
Niềm hy vọng là trạng thái tâm an trong tình cảnh bất ổn định bởi những ràng buộc phiền não cuộc đời, là sự bình dị trong tâm hồn có được khi rơi vào tình huống tồi tệ mà ở đó tâm được thắp sáng bởi niềm tin tưởng, niềm hy vọng và sự lạc quan.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]