Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hương sen trong chốn ao tù

12/05/201321:38(Xem: 4846)
Hương sen trong chốn ao tù

HƯƠNG SEN NƠI CHỐN AO TÙ
Huyền Lam

Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.

tu%20nhan%203

Khu nhà tù giữa mênh mông rừng núi

Tôi thỉnh thoảng đi ngang xa lộ này, nhưng chưa bao giờ nghĩ rằng phía sau cánh rừng xinh đẹp ấy có một nhà tù hàng hàng lớp lớp dây kẽm gai, những tháp canh có nhân viên an ninh mặt lạnh luôn cầm súng, nhiều dàn đèn cao áp và không biết bao nhiêu máy ghi hình (video camera). Chỉ nhìn chút ấy thôi đã thấy lạnh xương sống, dù đây chỉ là nhà giam loại trung chứ không phải loại an ninh cao dành cho tội phạm nghiêm trọng.

Ấy thế mà hơn mười năm qua, hầu như cuối tuần Scott đều lên lịch đi thăm với mục đích duy nhất hướng dẫn thiền, chia sẻ lời Phật dạy cho tù nhân. Có trại tù nằm ngoài đảo xa, có cái nằm giữa sa mạc hoang vu, có cái giữa núi cao rừng sâu. Dù phải lái xe ba, bốn trăm cây số, anh vẫn đi và nhờ những nỗ lực không mệt mỏi ấy, anh đã thành lập được chi hội Phật tử tại hầu hết trại giam.

Scott lái xe vô bãi đậu trước cổng nhà tù, tôi phụ anh khiêng mấy thùng sách cho vào xe đẩy. Sau phần thủ tục rà xét kỹ lưỡng hơn đi máy bay, chúng tôi được nhân viên an ninh có đầy đủ súng ống, tháp tùng qua nhiều lớp cửa thép dày đóng mở bằng mã số. Scott đã quen không khí sắt thép, cấu trúc lạnh lùng nên không chút bối rối, chẳng những thế, anh rất hớn hở như đứa bé sắp được mẹ cho quà. Còn tôi lần đầu đi vào chốn thế này, tâm bất an căng thẳng chi lạ.

Người đàn ông mặc trang phục dân sự chờ chúng tôi trước cửa căn phòng. Ông ta cười tươi, bắt tay như thân quen Scott đã lâu. Nụ cười lần đầu tiên tôi gặp xóa đi phần nào cảm giác rờn rợn. Sau vài câu xã giao, ông bấm mã số mở cửa phòng: - Họ đang đợi bạn bên trong.

Khoảng 40 tù nhân thuộc nhiều lứa tuổi và màu da khác nhau đang ngồi trên bồ đoàn đồng đứng dậy, mỉm cười, chắp tay: - Namo Sakyamuni Buddha (Nam-mô Thích Ca Mâu Ni Phật).

tu%20nhan%201

Tù nhân tham gia trong chương trình thực tập tọa thiền

Chương trình Chi hội Phật tử tại nhà tù (Prison Sangha) hiện đang phát triển mãnh liệt tại Hoa Kỳ và được Bộ Cải huấn - Quản lý tù hết lòng khen ngợi do giảm thiểu bạo loạn trong trại giam và đồng thời cung cấp giải pháp ổn định tinh thần, khai mở trí tuệ cho tù nhân. Hầu hết các chương trình này do tu sĩ và cư sĩ người Hoa Kỳ sốt sắng tình nguyện. Đạo Phật nhập thế - dấn thân của Tây phương cũng đang có sức hút giới trẻ người Mỹ gốc Á.

Lần đầu tiên nhìn Phật tử trong áo quần tù, tôi ngỡ ngàng giây lát rồi chợt nhớ có nhiệm vụ thiết lập bàn thờ Phật cho buổi thiền tập. Scott bắt đầu nghi thức niệm Phật, xướng kinh Anh ngữ.

Tù nhân đã thuộc lời kinh, đồng tụng rất nhịp nhàng. Từng chữ được ngân rất trầm, rất mạnh như chuyển đạt nỗi khát khao hướng thiện cháy bỏng! Sóng Phật âm xoay vần chuyển động. Năng lượng giác ngộ phút chốc sưởi ấm căn phòng thô cứng lạnh lẽo. Tôi thấy mình ngụp lặn trong biển từ lai láng cùng đồng loại có Phật tánh trong lòng.

Sau thời kinh, Scott hướng dẫn thiền tọa rồi đến thiền hành trước khi bắt đầu phần chia sẻ lời Phật dạy. Trong bốn bức tường bít bùng, những bước chân chậm rãi nhẹ nhàng, thong dong tự tại như mây trôi đỉnh núi. Hạnh phúc và đau khổ được hiện rõ nơi đây. Những tù nhân này, thay vì ngồi thả hồn buồn chán, bực bội trong năm tháng tù tội, đã chọn con đường tỉnh thức để đem lại an lạc, khai mở trí tuệ cho chính mình. Trong phần pháp thoại, Scott nói về chánh nghiệp và chánh mạng (right action: làm đúng; right livelihood: sống đúng) là 2 trong 8 con đường Phật chỉ dạy (Bát chánh đạo). Scott trình bày đơn giản dễ hiểu, đưa những ví dụ đời thường để người nghe có thể cảm nhận được.

Đến phần chia sẻ quá trình tu tập, hành giả tự nguyện đưa tay để được phát biểu. Đây là phần tôi mong đợi, vì chính trong môi trường không còn gì cám dỗ, người tu thật sự hành trì để thực chứng.

Robert - 23 tuổi: “Tôi thật sự thay đổi rất nhiều từ khi vào trại giam. Trước đây tôi rất dễ kích động đánh lộn, nhưng từ ngày tôi thực tập thiền, tôi rất an lạc. Bây giờ rất khó kích động hoặc làm tôi nổi giận. Thiền và lời Phật dạy đã thay đổi tôi hoàn toàn”.

James - 41 tuổi: “Trước đây tôi lúc nào cũng giận dữ và sẵn sàng đánh người. Nhưng tôi quyết định khi ra tù tôi không muốn như thế. Tôi thử tập thiền để đối trị giận dữ và quả thật đã giúp tôi rất nhiều. Tôi đã học cách quán chiếu khi sân hận nổi lên và từ từ kiểm soát được cảm xúc của mình. Tôi ước mong có nhiều bạn tù tham gia vào chi hội hơn nữa, vì Phật giáo đã đem lại lợi ích cho tôi”.

Lidarius - 24 tuổi: “Chúng tôi gây ra tội ác thường do hoàn cảnh sống khắc nghiệt, không được giáo dục, hoặc không kiềm chế được tham lam, sân hận. Bây giờ tôi đã biết cách mỗi ngày dành thì giờ để thiền theo dõi hơi thở của mình, bỏ qua mọi chuyện. Chính bỏ qua mọi chuyện lại tạo những điều lành đến với tôi”.

Sisi - 34 tuổi: “Mấy người bạn tù hỏi tôi làm cái gì thế? Tôi bảo rằng tôi muốn dành thời gian cho riêng tôi. Mà thật sự là như thế! Tôi dành thì giờ cho nội tâm của tôi! Và trong nội tâm của mọi người đều có chất thiện. Chẳng qua có người chọn con đường sai vì quên đi nội tâm. Dành thời gian để biết về nội tâm chính tôi thật sự làm tôi cảm thấy rất an lành”.

...

Tiếng chuông nhà tù báo hiệu buổi tu học 2 tiếng sắp chấm dứt, trước khi tặng kinh sách, Scott mời tôi có đôi lời. Tôi ráng giấu cảm xúc, nói thật chậm:

- Trước hết, xin được bày tỏ lòng ngưỡng mộ đến các bạn đã lập nên Chi hội Phật tử tại môi trường không tưởng này. Trong truyền thống Phật giáo, hoa sen luôn được dùng làm biểu tượng. Có lẽ các bạn chưa từng thấy hoa sen vì chúng ta sống ở miền lạnh. Đây là loài sống trong ao bùn hôi hám mà hầu như không có loài cây nào sống, thế nhưng loài sen đã nỗ lực vươn lên, vượt qua khỏi lớp bùn ấy để tạo ra những đóa hoa đẹp tinh khiết. Hôm nay tôi thật sự quá xúc động, các bạn đã làm tôi rơi nước mắt khi lần đầu tiên đến nơi không ai muốn đến, tận mắt nhìn những nhành sen vươn lên mãnh liệt, cho ra những bông hoa vô cùng thánh thiện. Xin gởi lòng biết ơn các bạn đã cho tôi nghiệm chứng hình ảnh cao quý ngày hôm nay mà rất khó thấy ở đời thường. Các bạn là tấm gương cho tôi noi theo học hạnh tinh tấn. Kính chúc các bạn luôn được nhiều an lạc và thành công trên con đường học lời Phật dạy...

Và cùng nhau pháp đàm, chia sẻ

Tiếng chuông thứ hai báo hết giờ, chúng tôi chắp tay búp sen chào giã từ, hẹn tháng sau gặp lại. Cảm giác bất an khi tôi đến đây đã không còn. Không khí lạnh lùng sắt thép, kẽm gai súng ống vẫn hiện diện nhưng hương sen đã sưởi ấm trái tim.

Bây giờ tôi hiểu vì sao Scott hàng tuần hăng hái có những chuyến đi như thế và lúc nào cũng rạng rỡ hạnh phúc. Được giúp người hướng thiện là một hạnh phúc. Chợt thương mến vô cùng Bậc giác ngộ vĩ đại Thích Ca, sau khi thành đạo, Ngài cũng đi suốt mấy mươi năm trời không ngưng nghỉ cho đến khi nhập Niết-bàn. Ngài đi khắp nơi giúp người thoát khổ, dù nơi ấy có hiểm nguy, gian nan, nghèo đói. Ngài là bậc hạnh phúc an lạc nhất thế gian chính vì những điều ấy.

Xin nguyện cầu cho tôi cùng tất cả chúng sanh đủ năng lực, trí tuệ và tình thương để được đi như Đức Phật, dù chỉ đi được những bước đi rất nhỏ bé.


Huyền Lam
(Giác Ngộ)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/09/2010(Xem: 6849)
Các kinh luận thường dạy rằng, tất cả mọi loài chúng sinh đều có sẵn khả năng giác ngộ (Phật tính), nhưng vì bị các kiến chấp sai lạc làm cho mờ tối nhận thức...
27/09/2010(Xem: 8176)
Những ngày đầu tiên trở lại Los Angeles sau gần hai chục năm, tình cờ tôi có mua được một số sách của một vị Đại Lạt ma Tây Tạng tên là Tarthang Tulku viết thẳng bằng tiếng Anh và xuất bản tại Califomia từ khoảng năm sáu năm nay thôi; cảm giác đầu tiên là một niềm vui mừng khôn tả khi nhìn thấy một vị tu sĩ Phật giáo viết văn thuyết giảng Phật Pháp qua một văn khí hùng mạnh và ngôn ngữ giản dị trong sáng như lưu ly và những vấn đề trầm trọng nhất của nhân loại hiện nay đã được đặt ra và giải quyết một cách triệt để.... Khi những trực nhận nội tại mình trở nên rõ ràng và thông suốt hơn thì sự tập trung tư tưởng sẽ giúp đỡ mình điều khiển tỉnh lực mình về hướng đi cần thiết.
26/09/2010(Xem: 6440)
Trong lịch sử Phật giáo Trung Quốc có vua Lương Võ Đế rất tin tưởng Phật pháp, song bà Hoàng hậu tên Hy Thị được vua yêu quý nhất thì tánh lại độc ác...
26/09/2010(Xem: 6845)
Từ trong lòng Tánh Không luận đi ra, người ta thử thay đổi các bình diện biểu lộ của nó, rồi qua những gì sẽ đạt được, trong lãnh vực suy lý cũng như trong lãnh vực sinh hoạt thực tế...
26/09/2010(Xem: 6393)
Phong trào phát triển một đường lối Phật Giáo mới, về sau này được gọi là Mahayana (Đại thừa), bắt đầu thành hình trong thời gian 250 năm, từ năm 150 TCN đến 100 CN...
25/09/2010(Xem: 7375)
Tượng Phật là để thờ, tất nhiên: như sự bày tỏ niềm tri ân, tôn kính của người Phật tử. Nhưng không chỉ thế, tượng Phật còn để chiêm ngưỡng: như một lối trang trí...
25/09/2010(Xem: 8139)
Mọi sự mọi vật theo luật vô thường, chuyển biến liên tục không bao giờ ngừng nghỉ, nhất là chúng thay đổi mau chóng. Con người do không rõ được lẽ vô thường sinh diệt đó...
25/09/2010(Xem: 6868)
Pháp môn Lạy Phật không phải chỉ có các Phật tử thuộc truyền thống Tịnh Độ thực hành, nhưng phương pháp này cũng được các truyền thống khác tu tập.
25/09/2010(Xem: 6789)
Đây là một danh từ rất phổ thông trong chốn thiền môn. Pháp khí là những đồ dùng trong chùa nhưng đúng với Phật Pháp như chuông mõ, khánh, tang đẩu, linh, chung cổ...
25/09/2010(Xem: 16040)
Thứ nhất, nghĩ đến thân thể thì đừng cầu không bịnh khổ, vì không bịnh khổ thì dục vọng dễ sinh. Thứ hai, ở đời đừng cầu không hoạn nạn, vì không hoạn nạn thì kiêu sa nổi dậy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567