Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

09/05/201309:57(Xem: 9171)
Thế Giới Vật Chất Và Phi Vật Chất

THẾ GIỚIVẬT CHẤT VÀ PHI VẬT CHẤT
Hoang Phong

Chúngta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vậtchất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệtnhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phậtgiáo gọi chung là thế giới luân hồi hayta bà. Tuy thế người ta lại thường tách rời hai thểdạng ấy và xem chúng thuộc vào hai « thế giới » riêng biệt: thế giới vật lývà thế giới tâm linh,còn gọi là thế giới vật chấtvà thế giớitinh thần. Sự phân biệt sai lầm hay thiếu chínhxác đó còn có thể trở nên tệ hai hơn khi người ta tưởngtượng ra một thế giới tâm linh phi vật chất biệt lậpbên ngoài tâm thức gồm có ma quỷ, thần linh, thiên đưòng,địa ngục..., và không ngờ rằng cái thế giới tâm linh phivật chất ấy cũng có thể đang chuyển động trong tâm thứccủa chính mình.

Bàiviết này nhắm vào chủ đích xác định hai thể dạng vậtchất và phi vật chất trong cái thế giới mà chúng ta đangsống dưới các khía cạnh triết học và khoa học để làmđề tài suy tư và để so sánh với quan điểm của Phật giáo,và sau cùng sẽ rút tỉa những gì thiết thực và hữu íchgóp thêm vào việc tu tập của một người Phật tử.

Định nghĩavề thế giới vật chất và phi vật chất

Trướchết cũng nên định nghĩa thế nào là vật chất và phi vậtchất. Đối với thế giới vật chất, có thể ta yên trínghĩ rằng khỏi cần phải định nghĩa hay tim hiểu gì cảvì cái thế giới đó đang hiện hữu sờ sờ trước mắtvà bất cứ ai cũng biết. Tuy nhiên cái thế giới ấy thậtra đã bị thu hẹp rất nhiều bởi khả năng cảm nhận củacác cơ quan giác cảm, một người cận thị sẽ không nhìnthấy được các vật thể ở xa chẳng hạn. Tuy nhiên khoahọc đã góp phần không nhỏ làm gia tăng khả năng hiểu biếtcủa con người về thế giới vật chất bằng các dụng cụnhư kính hiển vi, viễn vọng kính hoặc các máy móc đo đạtkhác, và từ đó đã mở rông thêm cái thế giới vật lýchung quanh, kể cả việc theo dõi bằng máy móc sự vận hànhcủa tâm thức dưới một một vài khía cạnh nào đó.

Nhữnggì vượt ra ngoài « thế giới vật chất » thì chúng ta gọichung là « thế giới phi vật chất » bao gồm tất cả nhữnghiện tượng không hình tướng, không màu sắc, không âm thanhvà không sờ mó được, có nghĩa là vượt khỏi khả năngcảm nhận của ngũ giác. Vậy thế giới ấy gồm có nhữnggì ? Nói một cách tổng quát thì tất cả mọi hiện tượng,dù là vật chất hay phi vật chất trong thế giới này đềuđược sinh khởi hay tạo tác bằng cách lệ thuộc vào nhiềuđiều kiện. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma phân chia các hiện tượngtrong thế giới luân hồi thành ba thể loại : các hiện tượnghình tướng, các hiện tượng tri thức và các hiện tượngkhông phải hình tướng cũng không phải tri thức. Các hiệntượng hình tướng gồm các vật thể có hình dáng, màu sắc,v.v..., có thể nhìn thấy bằng mắt hay sờ bằng tay. Các hiệntượng tri thức thì không có hình thể, không màu sắc...,nói chung là không có đặc tính vật lý và không thể đo đạtdược bằng dụng cụ. Nhóm thứ ba gồm các hiện tượng khônghình tướng cũng không tri thức, tức là các khái niệm mangtính cách trừu tượng, chẳng hạn như nghiệp (karma),thời gian, không gian, vị thế, thứ tự, các con số, cá thể,sự sống, vô thường, sự sinh, già nua... Theo cách phân loạitrên đây thì thể loại thứ nhất thuộc vào lãnh vực vậtchất, hai thể loại thứ hai và thứ ba thuộc vào lãnh vựcphi vật chất.

Tómlại, tất cả những gì đang biến động trong tâm thức, kểcả những khái niệm của sự hiểu biết dùng để xác địnhnhững hiện tượng bên ngoài tâm thức đều thuộc vào thếgiới phi vật chất. Những xúc cảm như lo âu, sợ sệt, thươngyêu, giận dữ, khổ đau, hạnh phúc..., là những thành phầncủa thế giới phi vật chất. Đồng tiền giấy hay đồngtiền bằng vàng ta đang cầm trên tay là vật chất, nhưng giátrị của chúng có tính cách quy ước thì lại thuộc vào lãnhvực phi vật chất. Những cơn ác mộng trong giấc ngủ haynhững ám ảnh khiếp đảm trong tâm thức một người bịbệnh tâm thần hoặc những ảo giác thích thú của một ngườidùng ma túy... đều thuộc vào « thế giới phi vật chất ».

Theocách phân loại của Đức Đạt-Lai Lạt-Ma như được trìnhbày trên đây thì thời gian và không gian thuộc vào thế giớiphi vật chất, chúng không có hình tướng và cũng không phảitri thức. Vậy thời gian và không gian thật sự là gì ? Câuhỏi có thể làm cho nhiều người sửng sốt vì số đôngtrong chúng ta vẫn yên trí rằng thời gian và không gian lànhững gì quá « đương nhiên » và bất cứ ai cũng biết.Nhưng thật ra cho đến nay chưa có một triết gia hay một khoahọc gia nào hiểu được thời gian và không gian là gì. Từthời cổ đại cho đến nay đã có không biêt bao nhiêu triếtgia và khoa học gia thay nhau đưa ra các giả thuyết và kháiniệm về không gian và thời gian. Nhà toán học Hy Lạp Euclide(~450 ~380 trước tây lịch) đề nghị không gian có ba chiều,và gần đây hơn thì nhà bác học Albert Einstein (1879-1955) gánthêm cho cái không gian toán học của Euclide một chiều nữalà thời gian. Nhà bác học Isaac Newton (1643-1727) cho rằng khônggian có tính cách tuyệt đối, nhà bác học Gottfried Liebniz(1646-1716) thì khẳng định không gian chỉ có tính cách tươngđối, và nhà toán học kiêm vật lý và triết gia Henri Pointcaré(1854-1912) lại cho rằng hình học không gian chỉ đơn giảnlà một quy ước mà thôi. Đối với thời gian thì lại cònphức tạp hơn nữa vì thời gian có tính cách « trừu tượng» hơn không gian rất nhiều. Tóm lại, những gì vừa đượctrình bày cho thấy chúng ta có xu hướng tin vào những sựkiện có vẻ như hiển nhiên được cảm nhận qua kinh nghiệmthường nhật của các giác quan, nhưng thực sự thì chúngkhông quá hiển nhiên như chúng ta tưởng.

Đọc thêm: ●TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO - Hoang Phong

Sựcấu hợp giữa thân xác và tâm thức :

Thânxác vật chất còn được kết hợp với một thành phần vôcùng quan trọng nữa, đó là tâm thức. Kính sách nói rằngcá thể con người có ba cửa ngõ : đó là thân xác, ngôn từvà tâm thức. Có thể không đến nỗi quá khó khi cần khéphai cửa ngõ thân xác và ngôn từ để cho chúng nghỉ ngơi,tuy nhiên đối với cửa ngõ tâm thức thì hết sức gay go.Thí dụ một người ngồi thiền có thể giữ cho thân xácbất động, miệng khép lại, nhưng tâm thức thì không mấykhi chịu nghỉ ngơi. Vì thế tâm thức là thành phần mà ngườitu tập khó nắm bắt và chủ động nhất. Sau đây là vàilời giảng liên quan đến tâm thức của một đại sư Tâytạng là ngài Dilgo Khyentsé Rinpoché (1910-1991), rất uy tín đốivới giới Phật tử Tây phương :

«Tâmthức đi ngang thân xác giống như một người khách bướcvào một gian nhà. Xuyên qua thân xác ấy, tâm thức nhận biếtđược hình tướng, âm thanh, mùi, vị, cảm giác. Khi tâm thứcra đi thì thân xác sẽ hóa thành xác chết. Nó sẽ không cònquan tâm đến cái đẹp hay cái xấu, lời lăng nhục hay ngợikhen, không thích thú khi được mặc quần áo lụa là, cũngkhông đau đớn khi bị hỏa táng. Trong tình trạng đó, thânxác là một vật thể không khác gì đất và đá. Khi thânxác và tâm thức tách rời nhau, ngôn từ giữ một vị trítrung gian giữa hai thể dạng cũng biến mất, giống như mộttiếng vang im bặt. Giữa ba thành phần thân xác, ngôn từ vàtâm thức, thì tâm thức quan trọng hơn hết, tu tập Phậtpháp (Dharma) chính là cách biến cải tâm thức ».(tríchtừ quyển Le trésor du coeur des êtres eveillés, Dilgo KhyentséRinpoché, Sueil, 1996)

Tahiểu rằng tâm thức không phải là thân xác, tuy nhiên ta khôngthể tách rời nó khỏi thân xác. Mỗi khi ta muốn nắm bắtnó thì ta cũng không biết nó ở đâu. Nếu muốn tìm hiểuvà xác định nó thì ta cũng không biết nó thật sự là cáigì. Nó không hình tướng, không màu sắc, không hàm chứa mộtđặc tính vật chất nào. Ngài Long Thụ thì xem tâm thức đơngiản chỉ là một danh xưng.

Nhữnggì vừa nêu lên cho thấy việc tìm hiểu tâm thức rất khóvà việc tìm hiểu ấy giữ một vị trí quan trọng trong việctu tập Phật pháp. Tâm thức sẽ được trình bày trong cácphân đoạn dưới đây liên quan đến ngũ uẩn.

Sựchuyển tiếp liên tục giữa các thể dạng vật chất và phivật chất :

Hầuhết chúng ta đều hiểu là thân xác một cá thể con ngườiđược hình thành từ sự kết hợp giữa tinh trùng của chavà noãn cầu của mẹ. Tuy nhiên ta vẫn có thể thắc mắctại sao lại xảy ra sự kết hợp đó để làm phát sinh rasự hiện hữu của ta hôm nay ? Tại sao chỉ có một con tinhtrùng nào đó trong số hàng triệu tinh trùng do cha ta phóngra lại chui lọt vào một cái noãn cầu của mẹ ? Đấy làmột biến cố gần như vô nghĩa so với trùng trùng điệpđiệp các hiện tượng khác đang chuyển động trong thế giớinày, tuy nhiên đối với ta biến cố đó có thể là nguồngốc của cả một vũ trụ vì lý do là sự hiện hữu củavũ trụ này phát sinh tùy thuộc vào sự cảm nhận của chínhta. Dù cho ta không quan tâm và thắc mắc về biến cố đóđi nữa, nhưng các khoa học gia, triết gia, tư tưởnggia, các nhà thần học... đã đưa ra không biết bao nhiêu triếtthuyết để cố gắng giải thích các hiện tượng trong thếgiới này, trong số đó có sự kết hợp giữa một tinh trùngvà một cái noãn cầu.

Đốitượng của khoa học giới hạn trong thế giới vật chấtvà các thể dạng biến động của thế giới đó, vì thếquan điểm của các khoa học gia cũng trở nên hạn hẹp hơnvà thông thường thì họ chỉ nêu lên các thuyết chính yếunhư ngẫu biến (hasard), hoặc thuyết quyết định (déterminisme)liên quan đến quy luật nguyên nhân và hậu quả. Các triếtgia thì thả cho sự suy luận tung hoành mạnh hơn và đưa ranhiều triết thuyết đa dạng khác, chẳng hạn như các thuyếtđịnh mệnh (fatalisme), thuyết tất yếu (nécessitarisme), thuyếtvô định (indéterminisme – một thuyết chủ trương ngượclại với thuyết quyết định), thuyết hỗn độn (chaos), thuyếttự chủ (liberté), thuyết sáng tạo hay tạo hóa (créationisme)v.v...

Ngườitu tập không nên rơi vào những cái bẫy như thế, nếu rơivào đó thì cũng giống như một con hổ vướng vào lưới,một con nai rơi xuống một cái hố ngụy trang, hay một concá chui vào rọ. Thay vì đi tìm sự giải thoát thì ta lạirơi vào sự vướng mắc. Đức Phật luôn luôn cảnh giác cácđồ đệ của Ngài không được tham gia vào những biện luậnvô bổ và thuần lý như thế. Trước những câu hỏi đượcnêu lên thuộc vào các lãnh vực ấy thì Đức Phật giữ yênlặng và không trả lời. Thật ra những biện luận siêu hìnhtheo lối đó chỉ là cách nhào nặn một vài ý tưởng dựatheo kinh nghiệm và sự hiểu biết cá nhân của mỗi triếtgia để trình bày dưới những hình thức phức tạp và cầukỳ. Nếu ta cố tình tham gia vào đấy để tự nhào nặn tưduy của mình thì cũng rất có thể ta sẽ khám phá ra mộtthế giới muôn màu và muôn vẻ, những thật ra thì cái thếgiới ấy rỗng tuếch. Phần lớn các triết thuyết không hàmchứa điều gì thiết thực, đấy là chưa nói đến một sốtriết thuyết đã từng làm phát sinh những chủ nghĩa tai hạigây ra không biết bao nhiêu đỗ vỡ và đau thương cho nhânloại.

Vìvậy trước sự kiện một con tinh trùng này chui vào một cáinoãn cầu kia để làm phát sinh ra sự hiện hữu của ta hômnay thì ta phải hiểu như thế nào ? Tất nhiên là khó cho tatin có một vị thánh nhân hay một vị thần linh nào đó ngồibên cạnh giường cha me ta để chờ đúng lúc thuận tiệnmà tuyển chọn cho ta một con tinh trùng và một cái noãn cầu.Cha mẹ ta cũng không nghĩ đến việc ấy vì họ còn bận côngviệc của họ, dù cho họ có muốn thì cũng không làm được.Riêng phần ta thì lúc đó ta « chưa » hiện hữu vậy làmthế nào để tự chọn cho ta.

Thóithường ta chỉ sống xuyên qua những kinh nghiệm của giáccảm liên quan đến thế giới vật-chất và không hề quantâm đến những gì thuộc vào thế giới phi-vật-chất. Chúngta hãy lấy thí dụ về hình ảnh một đứa bé cắp sách đếntrường, nếu trước kia đứa bé không chịu cố gắng họchành thì hôm nay ta sẽ không biết đọc ? Hình ảnh đứa béđã hoàn toàn thuộc vào thế giới phi-vật-chất, tuy nhiênta vẫn cảm thấy có một sự liên tục nào đó giữa đứabé và sự hiện hữu của ta hôm nay. Hành động của đứabé trước đây liên hệ đến những gì mà ta đang thừa hưởng.

Sởdĩ ta cảm nhận được một sự liên tục nào đó trong quátrình hiện hữu chính là nhờ vào tâm thức, và tâm thứcthì nhờ vào sự hoạt động của não bộ. Tuy nhiên ta khôngthể nào bảo rằng một cá thể chỉ hiện hữu liên tụctrong các giai đoạn mà não bộ hoạt động, ngoài các giaiđoạn đó ra thì sự hiện hữu của ta không có. Tất cảcác giai đoạn như phôi, thai nhi, ấu nhi, vị thành niên, trưởngthành, già nua, bệnh tật... đều dự phần vào quá trình hìnhthành và hủy hoại của một cá thể, tuy nhiên khả năng ýthức được sự liên tục giữa các thể dạng ấy chỉ cóthể phát hiện trong thời gian mà não bộ hoạt động bìnhthường. Trong các giai đoạn phôi, thai nhi thì não bộ chưacó hoặc chưa hoạt động hữu hiệu, cũng thế trong các trườnghợp não bộ bị chấn thương, đứt mạch máu não, hôn mêhay là trường hợp bị bệnh tâm thần, bệnh alzheimer thìnão bộ không còn hoạt động hữu hiệu nữa. Mặc dù chưacó não bộ hay não bộ không hoạt động hữu hiệu thì sựliên tục trong quá trình hiện hữu của một cá thể vẫntiếp tục không gián đoạn. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma gọi đólà dòng tiếp nối liên tục (continuum) của tri thức, dòngliên tục đó không mang tính cách khởi thủy và nó kéo dàixuyên qua các chu kỳ hiện hữu.

Sựchuyển tải của nghiệp :

Phầntrình bày trên đây giải thích về sự liên tục của cácthể dạng vật-chất và phi-vật-chất của một cá thể giớihạn trong một chu kỳ hiện hữu duy nhất. Tuy nhiên các thểdạng hiển hiện liên tục của một cá thể cũng chuyển tiếpvà liên kết với nhau từ chu kỳ này sang chu kỳ khác. Nghiệpcũng theo đó mà hoán chuyển theo, từ chu kỳ này sang chu kỳkhác.

Nếusự tương quan giữa nghiệp và quả tương đối dễ nhậnthấy xuyên qua các thể dạng thuộc chung một chu kỳ, thídụ như trường hợp đứa bé đến trường – người lớnbiết đọc, thì sự hoán chuyển của nghiệp từ chu kỳ nàysang chu kỳ khác có vẻ khó nhận thấy hơn. Chúng ta đềuhiểu rằng quy luật nguyên nhân – hậu quả có tính cáchvững chắc và toàn cầu, tác động trên tất cả các thểdạng vật-chất và phi-vật-chất, xuyên qua không gian và thờigian, vì thế nó không thể bị hạn chế và chỉ có giá trịtrong giới hạn của mỗi chu kỳ. Nếu quả chưa phát sinh trongchu kỳ hiện tại thì nó sẽ phát sinh trong chu kỳ tiếp theo,hoặc trong những chu kỳ xảy ra thật xa sau này khi đã hộiđủ cơ duyên, tức các điều kiện thích nghi. Trên phươngdiện « kỹ thuật » thì sự liên hệ giữa nghiệp và quảxảy ra như thế nào ? Nghiệp được chuyển tải ra sao từmột thể dạng này sang một thể dạng khác, từ chu kỳ nàysang chu kỳ khác ?

Nghiệplà một hành động và tất cả mọi hành động đều đểlại dấu vết. Đức Đạt-Lai Lạt-Ma giảng rằng những dấuvết do nghiệp tạo ra có thể hình dung như những « vết hằn» in đậm trên dòng tiếp nối liên tục của tri thức. Dòngtiếp nối ấy là cơ sở chuyển tải của nghiệp. Nhờ vàomột thể dạng nào đó một cá thể hành động và tạo ranghiệp, nghiệp lưu lại dấu vết trên dòng tiếp nối. Cũngnhư tất cả các hiện tượng khác, thể dạng đó không thoátkhỏi các nguyên lý vô thường và duyên sinh và sẽ biến đổikhi các điều kiện tạo tác ra nó đổi thay. Tuy nhiên vếthằn của nghiệp trên dòng tiếp nối vẫn còn nguyên vẹncho đến khi gặp được những điều kiện hay cơ duyên thíchnghi để phát hiện thành quả trùng hợp với một thể dạngmới của cá thể ấy. Sự phát hiện đó có thể xảy ra trongthể dạng kế tiếp hay các thể dạng khác thuộc vào cácchu kỳ khác... Sự cố gắng học hành của một đứa bé trướcđây hôm nay giúp cho ta biết đọc. Những xúc cảm phát sinhtừ những gì ta đang đọc và có thể cả những hành độngcụ thể phát sinh từ những xúc cảm đó sẽ làm phát sinhra quả trong một thể dạng tiếp theo sau, thuộc vào chu kỳhiện hữu này hay trong những chu kỳ hiện hữu xa hơn và trùnghợp với một thể dạng « khác » của chính ta trên dòngtiếp nối.

Sựphối hợp giữa tinh trùng và noãn cầu là một cơ duyên giúpcho thể dạng phi-vật-chất cuối cùng trong quá trình hiệnhữu trước đây của ta hiển hiện trở lại thành một thểdạng vật-chất khi tinh trùng phối hợp với noãn. Sự thamgia của cha mẹ ta vào biến cố đó chỉ là những điều kiệnphụ thuộc còn gọi là cơ duyên. Nhìn trên một khía cạnhkhác, đó là cách mà cha mẹ ta tạo nghiệp mới cho mình vàđồng thời nhận lãnh hậu quả phát sinh từ những nghiệpkhác trong quá khứ của họ. Sinh ra ta họ phải nuôi nấngvà dạy dỗ, và sau này nếu ta trở thành một người con thôngminh và hiếu thảo hay là một người con ngu đần và khuyếttật... thì đều tùy thuộc một cách « hợp lý » vào nghiệptrước đây của cha mẹ ta và đồng thời của ta nữa. Tấtcả mọi hiện tượng trong vũ trụ đều tương liên với nhau,nghiệp của cha mẹ ta và ta liên kết với nhau một cách chặtchẽ. Không có một sức mạnh siêu nhiên nào chen vào nhữngbiến cố ấy để sắp xếp, xét xử hay thưởng phạt chamẹ ta và ta cả.

Nếusuy luận xa hơn nữa và trên một bình diện khác, thì ta sẽhiểu rằng nhờ vào biến cố một tinh trùng phối hợp vớimột noãn cầu mà ta được hưởng gia tài ADN (DNA) từ nhữnggien di truyền của cha và mẹ. Sự di truyền đó phù hợp vớinghiệp của ta trong quá khứ, có nghĩa là ta có thể sinh racao lớn hay thấp lùn, xinh đẹp hay xấu xí, nhân từ hay hungdữ, khoẻ mạnh hay khuyết tật... Và nếu tiếp tục nhìnxa hơn nữa thì cha mẹ ta cũng thừa hưởng những gì từ ôngbà ta phù hợp với nghiệp của họ. Sự lệ thuộc như vừakể tiếp tục mở rộng ra cho đến gia tài di truyền ADN chungcủa chủng loại, và xa hơn nữa là của tất cả chúng sinhvà sự sống, sự lệ thuộc đó buộc chặt ta với môi trường,với thế giới vật-chất và phi-vật-chất..., có nghĩa làvới tất cả những gì đang chuyển động trong vũ trụ này....

Đọc thêm: ●TRÍ TUỆ TRONG PHẬT GIÁO - Hoang Phong

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
25/03/2022(Xem: 6023)
Nhân kỷ niệm Ngày đức Thế Tôn nhập Niết Bàn, với tâm niệm hộ trì Tam Bảo và hỗ trợ chư Tăng tu hành nơi xứ Phật đang trong lúc khó khăn, chúng con, chúng tôi vừa thực hiện một buổi cúng dường tịnh tài đến chư Tôn đức Tăng già, các bậc xuất sỹ thường trú chung quanh khu Thánh tích Bồ Đề Đạo Tràng, nơi đức Thế Tôn thành Đạo..
25/03/2022(Xem: 4406)
Nhân Duyên Tâm Luận Tụng Thánh Long Thọ Ấn ngữ:pratītyasamutpāda hṛdaya kārikā Tạng ngữ: rten cing 'brel par 'byung ba'i snying po tshig le'ur byas pa
25/03/2022(Xem: 3140)
Hành giả phải phát khởi các giai đoạn động lực và hành vi vì lợi lạc của tất cả các bà mẹ hữu tình, bao la như không gian, tôi phải thành tựu quả vị giác ngộ viên mãn vô song, và vì mục tiêu này mà tôi nên lắng nghe giáo pháp cao quý. Bốn mươi chín ngày sau khi đạt giác ngộ, Đức Phật bi mẫn và thiện xảo đã thuyết Tứ Diệu Đế cho năm vị đệ tử may mắn tại Varanasi. Bài pháp Tứ Diệu Đế này là khuôn khổ của Phật pháp.
25/03/2022(Xem: 4382)
Hãy phát khởi động lực và hành vi đúng đắn, nghĩ rằng tôi phải tạo lợi lạc cho tất cả chúng sanh bao la như không gian, tôi phải thành tựu giác ngộ vô song và hoàn hảo. Người ta phải nghĩ rằng mục tiêu chánh của việc lắng nghe giáo pháp là để tu tập. Hơn nữa, ý nghĩa của việc tu tập là để giúp tâm thoát khỏi phiền não hay vọng tưởng, và đó là ý nghĩa của việc thực hành Pháp. Vì vậy, động lực tích cực và hành vi tích cực là điều cần thiết ở đây, bởi vì khi càng có động lực và hành vi tốt đẹp hơn, thì việc tu tập Pháp sẽ trở nên hữu hiệu hơn.
25/03/2022(Xem: 3874)
Để bắt đầu, trước tiên, hãy điều chỉnh động lực của mình, bằng cách nghĩ rằng hôm nay, mình có mặt ở đây để lắng nghe giáo pháp cao cả, vì ước nguyện thành tựu quả vị hoàn hảo và giác ngộ viên mãn, vì lợi lạc của tất cả bà mẹ hữu tình, rộng lớn như không gian bao la. Hãy điều chỉnh động lực lắng nghe giáo pháp bằng tư tưởng đặc biệt này.
11/03/2022(Xem: 4421)
Một câu hỏi có thể nêu lên: Đức Phật sau khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác, Ngài dạy bài Kinh nào đầu tiên? Câu trả lời theo sử Phật Giáo: đó là bài Kinh vô ngôn, nội dung bài Kinh là lòng biết ơn. Lúc đó, Đức Phật đã bày tỏ lòng biết ơn cây Bồ Đề (cây Pippala), nơi Ngài ngồi dưới cội cây và được che mưa nắng nhiều tuần lễ cho tới khi thành tựu Chánh đẳng Chánh giác. Một điểm đặc biệt: biết ơn nhưng không dính mắc, vẫn luôn luôn nhìn thấy thế giới này trong thực tướng vô ngã.
11/03/2022(Xem: 6094)
Kính thưa chư Tôn đức, chư Pháp hữu & quí vị hảo tâm. Bát cháo sữa của nàng thôn nữ Sujata tuy giá trị rất nhỏ, nhưng mang lại lợi ích cho nhân loại và quả địa cầu là rất lớn, vì nhờ đó mà Sa-môn Gautama không chết do kiệt sức. Những giúp đỡ nho nhỏ, từ thiện nho nhỏ, đôi lúc có giá trị lớn & có ý nghĩa lớn. Học theo gương hạnh của Sujata, chúng con, chúng tôi nguyện làm tất cả việc thiện bằng các điều kiện có thể, nhằm xoa dịu phần nào sự khốn khó của tha nhân trong thời buổi nhiều khó khăn này..
08/03/2022(Xem: 11524)
Qua thông tin của truyền thông đại chúng ( các đài truyền Úc và Vietface tivi) suốt 2 tuần qua tiểu bang New South Wales và Queensland, Úc Châu, đã hứng chịu những cơn mưa như trút nước chưa từng có trong nhiều thập niên qua, từ đó dẫn đến những cơn lũ lụt lớn, khiến cho hàng nghìn người phải sơ tán và nước lũ cũng cuốn trôi nhiều tài sản, gia súc, phá hủy các tuyến đường giao thông giữa 2 tiểu bang miền đông nước Úc này. Riêng tại New South Wales, có hơn 11 vùng hiện bị ngập nước là: Chipping Norton, East Hills, Georges Hall, Holsworhy, Lansvale, Milperra, Moorebank, Warwick Farm, Sandy Point, Pleasure Point, Picnic Point.Trong khi tại tiểu bang Queensland có hơn 18.000 ngôi nhà ở phía đông nam Queensland được cho là đã bị ngập lụt, và gần 60.000 ngôi nhà khác trên toàn khu vực bị mất điện. Tính cho đến giờ này chúng tôi đang viết thư ngỏ này vào 9 giờ sáng 8/3/2022, tiểu bang Queensland có 13 người chết và NSW có 4 người tử vong vì trận lụt kinh hoàng này.
05/03/2022(Xem: 4256)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 3819)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]