Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Họ Có Thể Giết Được Bao Nhiêu Vị Phật?

24/04/201307:46(Xem: 7478)
Họ Có Thể Giết Được Bao Nhiêu Vị Phật?

HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT?
Kaizer Haq
Hoang Phong chuyển ngữ

phahuyphat_01-contentĐêm 29 rạng ngày 30 tháng 9 năm 2012 một ngôi chùa Phậtgiáo tại thị trấn Ramu của tỉnh Cox's Bazar thuộc miền nam xứ Bangladesh đã bịthiêu rụi, thế nhưng nơi chính điện thì pho tượng Phật vẫn còn nguyên vẹn.

Cuốnphim Hollywood Sự vô tội của những ngườiHồi Giáo(Innocence of Muslims)manghậu ý không tốt đã gây ra một bối cảnh nóng bỏng trên thế giới vào những thángcuối năm 2012. Một vài dòng bình luận không được đẹp về kinh Koran đã được đưalên mạng Facebook chen vào một trang riêng của một người Phật Giáo trẻ. Tuyrằng người này đã cực lực cải chính thế nhưng điều này cũng đã gây ra nhữngcuộc bạo động vô cùng tai hại. Hai mươi lăm ngàn người Hồi Giáo trong một vùngmiền nam Bangladesh gần biên giới Thái Lan đã phẫn nộ và xông vào cướp phá cácngôi làng Phật Giáo. Họ thiêu rụi 11 ngôi chùa, trong số này có hai ngôi chùa xưahơn 300 năm. Đứng trước sự kiện này thì có lẽ những người Phật Giáo cũng khó tránhđược một chút đau buồn nào đó. Thiết nghĩ đây cũng là một việc đáng để chochúng ta suy tư như lời Đức Phật đã dạy: "Nàycác tỳ-kheo, nếu có những người không đồng chính kiến với chúng ta, xem thườngTa, hoặc xem thường giáo lý của Ta hay tu viện của Ta, thì cũng không nên lấyđó mà làm điều giận dữ" (Kinh Brahmājālasūtta).

phahuyphat_02-contentNhìn lạilịch sử thì chúng ta cũng thấy rằng vào thế kỷ XII đại học Na-lan-đà đã bị sanbằng, kinh sách bị đốt sạch, tăng sĩ bị giết hại, và chỉ trong vòng một thế kỷsau thì Phật Giáo cũng đã hoàn toàn biến mất trên đất Ấn. Thế nhưng ngày nay tínngưỡng này vẫn trường tồn và còn được truyền bá ra khắp thế giới. Biến cố ở miềnnam Bangladesh hay gần đây hơn là một vài xung đột xảy ra ở Miến Điện đều là nhữngsự kiện tương đối nhỏ và không đáng kể. Dù sao thì những chuyện đáng tiếc xảyra trong vùng Cox's Bazar ở miền nam Bangladesh cũng đã khiến cho hơn 300 ngườibị cảnh sát bắt giữ. Chẳng phải là đau thương cho tất cả mọi người hay sao? KaiserHag, nhà văn, nhà báo, thi sĩ, học giả và giáo sư đại học người Bangladesh đã biếntất cả những đau thương đó thành một bài thơ thật xúc động: Họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?.Bài thơ này đã được đưa lên báo Daily Star, một tờ nhật báo lớn nhất và uy tín nhấtcủa Bangladesh vào ngày 6 tháng 10 năm 2012. Bài thơ đã được Viện Nghiên CứuPhật Học của Pháp cũng như một số báo chí quốc tế giới thiệu. Bản gốc tiếng Anhcủa tác giả Kaiser Haq và bản tiếng Pháp do vị giám đốc cơ quan văn hóa Pháp ở Dhaka(Bangladesh) là Olivier Litvine dịch sẽ được trình bày song song với bản chuyểnngữ tiếng Việt dưới đây để người đọc có thể so sánh, phân tích và tìm hiểu tuyệttác này sâu xa hơn.

HỌ CÓ THỂ GIẾT ĐƯỢC BAO NHIÊU VỊ PHẬT?
How many Buddhas can they destroy?
Combien de Bouddhas peuvent-ils détruire?


When you cling to things you have
Quand vous vous cramponnez à ce que vous possédez,
Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,
Or crave a little you don’t have
Ou vous désirez le peu que vous ne possédez pas,
Hay thèm muốn một chút gì chưa có,
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure :
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Let go,
Laisse couler,
Hãy buông bỏ đi,
For everything is impermanent
Car rien ne dure.
Vì tất cả chỉ là vô thường!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your mind is a medley
Quand sous votre crâne se mélangent
Mỗi khi bùng lên trong trí
Of wayward thoughts
Des pensées incontrôlables,
Những ý tưởng thác loạn,
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure :
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Get a grip on yourself
Ressaisis-toi,
Này hãy quay trở về với chính mình!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your vocal cords are taut and ready
Quand vos cordes vocales se tendent et s’apprêtent
Mỗi khi dây thanh âm căng lên trong cổ bạn để sẵn sàng
To hurl a volley of abuse
A lancer une bordée d’injures,
Tuôn ra một tràng những lời mắng nhiếc
Your fists are itching to fly
Que vos poings ne demandent qu’à s’abattre.
Và đôi tay nắm lại như muốn tung ra những cú đấm
And a voice whispers
Et qu’une voix murmure:
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Take it easy
Calme-toi,
Này hãy bình tĩnh lại!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When your hand reaches
Quand vos doigts vont chercher
Mỗi khi quơ tay và chạm phải
Under the table
Sous la table
Bên dưới mặt bàn
For a wad of banknotes
Une liasse de billets
Một bó giấy bạc,
And you hear a cautionary voice
Et qu’une voix vous avertit,
Thì bạn có nghe chăng một lời cảnh giác?
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When you are panting around the maze
Quand vos parcourez en haletant les labyrinthes
Mỗi khi thấy mình hụt hơi chạy trên con mê lộ
Of the rat race
D’une vie de fou
Của cuộc sống điên rồ này,
And you hear an amused voice tell you
Et qu’une voix amusée vous dit:
Thì bạn có nghe chăng một giọng cười nhắn nhủ:
What a waste of energy it is
Perte d’énergie que tout cela,
Làm gì mà phải phí sức như thế!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

When you have given up all hope for the world
Quand le monde vous désespère
Khi bạn đã mất hết niềm tin vào thế giới này
And place a fantasy finger
Et que vous posez un doigt imaginaire
Và cảm thấy dường như muốn nhấn tay
On a nuclear button to blow it up
Sur le bouton nucléaire pour tout détruire
Lên chiếc nút bấm hạt nhân để hủy diệt tất cả,
And a gentle voice
Et qu’une voix douce
Thì bạn có nghe chăng một lời khuyên thật dịu dàng
Counsels love for all there is
Vous conseille l’amour comme seul remède,
Rằng chỉ có tình thương mới là phương thuốc chữa lành!
It’s the Buddha speaking
C’est le Bouddha qui parle.
Đấy là lời Phật dạy.

Who can tell
How many Buddhas there must be
Qui sait combien il existe de Bouddhas
Đố ai biết được có bao nhiêu vị Phật
In our overpopulated world
Dans notre monde surpeuplé
Trong thế giới đông đúc này?
For us to hear the voice so often every day?
Pour que retentisse chaque jour si souvent cette voix?
Để chúng ta có thể thường xuyên nghe những tiếng nói ấy thốt lên mỗi ngày?

Social scientists might find it an interesting exercise
Les spécialistes de sciences humaines qui pourraient trouver là
Các nhà xã hội học có thể xem đây là một dịp
To conduct a worldwide survey
Matière à enquête universelle
Để làm một cuộc khảo cứu khắp toàn cầu.
They needn’t bother
N’ont pas à s’en donner la peine.
Thực sự thì họ cũng chẳng cần phải nhọc công như thế,

I can give you the answer straightaway
Je peux vous donner la réponse illico:
Vì tôi có thể trả lời ngay tức khắc
It’s over six billion
Il y en a plus de six milliards.
Là có hơn sáu tỉ vị Phật!

There are over six billion of us
Nous sommes plus de six milliards
Hơn sáu tỉ người chúng ta,
Each with a living Buddha
Qui avons un Bouddha vivant
Mỗi người đều có một vị Phật
In a tiny yet immeasurable space
Within the heart
Logé dans l’infini petit creux de notre cœur.
Hiện hữu tại một nơi thật nhỏ bé nhưng vô cùng rộng lớn
Trong con tim mình!

Now tell me
Dites-moi alors
Vậy thì hãy nói cho tôi biết
What can they do to so many
Ce qu’ils peuvent faire contre pareille multitude
Rằng họ sẽ làm gì được trước con số đông đảo ấy?

Those merchants of calculated hatred
Ces marchands de la haine calculée
Những kẻ buôn hận thù đầy tính toán!
Those engineers of irrationality
Ces techniciens de l’irrationalité
Những kẻ khuấy động đầy phi lý!
Tell me
Dites-moi
Hãy nói cho tôi biết

How many Buddhas can they destroy?
Combien de Bouddhas peuvent-ils détruire ?
Rằng họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Bản gốc tiếng Anh của Kaiser Haq (đưa lên báo ở Bangladesh vào ngày 6 tháng 10, năm 2012)
Bản dịch tiếng Pháp của Olivier LITVINE, giám đốc Trung Tâm Văn Hóa Pháp "Alliance française" tại Dhaka, thủ đô Bangladesh.
Cũng xin nhắc thêm là dân số trên địa cầu đã tăng lên bảy tỉ người kể từ cuối năm 2011. Bangladesh có diện tích đất đai là 143 998 km², dân số 160 triệu người, 85% theo Hồi Giáo, 12% theo Ấn Giáo, 3% theo Phật Giáo, và 1% theo Thiên Chúa Giáo.

Vài lời ghi chú thêm của người dịch

Nếu phân tích cẩn thận thì chúng ta cũng sẽ nhận thấy cấu trúc của bài thơ được dựa vào khái niệm Con Đường Của Tám Điều Đúng Đắn (Bát Chánh Đạo), tức là con đường giúp người tu tập đạt được giác ngộ và sự giải thoát cuối cùng. Tám điều đúng đắn gồm có:

1- hiểu biết đúng (chánh kiến / samyag drsti)
2- suy nghĩ đúng (chánh tư duy / samyak samkalpa)
3- ăn nói đúng (chánh ngữ / samyag vac)
4- hành động đúng (chánh nghiệp / samyak karmanta)
5- sinh sống đúng (chánh mệnh / samyag ajiva)
6- cố gắng đúng (chánh tinh tiến / samyag vyayama)
7- chú tâm đúng (chánh niệm / samyak smrti / có nghĩa là ý thức đúng được bản chất của chính mình và mọi sự vật)
8- tập trung tâm thức đúng (chánh định / samyak samadhi / có nghĩa là thiền định đúng)

Vậy chúng ta hãy thử phân tích bài thơ theo cấu trúc trên đây xem sao:


1- Hiểu biết đúng


Mỗi khi khư khư ôm lấy những gì mình có,
Hoặc thèm muốn dù chỉ là một chút gì chưa có,
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Hãy buông bỏ đi,
Vì tất cả chỉ là vô thường!

Đấy là lời Phật dạy.


2- Suy nghĩ đúng

Mỗi khi bùng lên trong trí
Những ý tưởng thác loạn,
Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Này hãy quay trở về với chính mình!
Đấy là lời Phật dạy.


3- Ăn nói đúng4- Hành động đúng

Mỗi khi dây thanh âm căng lên trong cổ bạn để sẵn sàng
Tuôn ra một tràng những lời mắng nhiếc,
Và đôi tay nắm lại như muốn tung ra những cú đấm,

Thì bạn có nghe chăng một lời nhỏ nhẹ:
Này hãy bình tĩnh lại!
Đấy là lời Phật dạy.


5- Sinh sống đúng

Mỗi khi quơ tay và chạm phải
Bên dưới mặt bàn
Một bó giấy bạc,

Thì bạn có nghe chăng một lời cảnh giác?
Đấy là lời Phật dạy.


6- Cố gắng đúng

Mỗi khi thấy mình hụt hơi chạy trên con mê lộ
Của cuộc sống điên rồ này
Thì bạn có nghe chăng một giọng cười nhắn nhủ:
Làm gì phải phí sức như thế!
Đấy là lời Phật dạy.


7- Chú tâm đúng

Khi bạn đã mất hết niềm tin vào thế giới này,
Và cảm thấy dường như muốn nhấn tay
Lên chiếc nút bấm hạt nhân để hủy diệt tất cả,
Thì bạn có nghe chăng một lời khuyên thật dịu dàng:
Rằng chỉ có tình thương mới là phương thuốc chữa lành!
Đấy là lời Phật dạy.


Đố ai biết được có bao nhiêu vị Phật
Trong thế giới đông đúc này?
Để chúng ta có thể thường xuyên nghe những tiếng nói ấy thốt lên mỗi ngày?

8- Tập trung tâm thức đúng

Các nhà xã hội học có thể xem đây là một dịp
Để làm một cuộc khảo cứu khắp toàn cầu.
Thực sự họ cũng chẳng cần phải nhọc công như thế!
Vì tôi có thể trả lời ngay tức khắc:
Là có hơn sáu tỉ vị Phật.

Hơn sáu tỉ người chúng ta,
Mỗi người đều có một vị Phật,
Hiện hữu tại một nơi thật nhỏ bé nhưng vô cùng bao la
Trong con tim mình!


Vậy thì hãy nói cho tôi biết
Rằng họ sẽ làm gì được trước con số đông đảo ấy?
Những kẻ buôn hận thù đầy tính toán!
Những kẻ khuấy động đầy phi lý!
Hãy nói cho tôi biết
Rằng họ có thể giết được bao nhiêu vị Phật?

Bures-Sur-Yvette, 23.04.13
Hoang Phong chuyển ngữ

Người đọc có thể tìm hiểu thêm về bài thơ và biến cố trên đây qua một vài trang web như:
http://www.2oceansvibe.com/2012/10/01/muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-gallery/
http://www.2oceansvibe.com/2012/10/01/muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-gallery/
http://www.bouddhisme-universite.org/node/1410
http://laregledujeu.org/2013/01/11/11764/combien-de-bouddhas-peuvent-ils-detruire/

muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-03muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-02muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-01muslim-rioters-torch-buddhist-temples-in-bangladesh-04

Source: http://www.2oceansvibe.com

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/05/2021(Xem: 4935)
Không nói được tiếng Tây Tạng và chưa bao giờ dịch tác phẩm nào nhưng Evans-Wentz được biết đến như một dịch giả xuất sắc các văn bản tiếng Tây Tạng quan trọng, đặc biệt là cuốn Tử Thư Tây Tạng ấn bản năm 1927. Đây là cuốn sách đầu tiên về Phật giáo Tây Tạng mà người Tây Phương đặc biệt quan tâm. Ông Roger Corless, giáo sư Tôn Giáo Học tại đại học Duke cho biết: “Ông Evans-Wentz không tự cho mình là dịch giả của tác phẩm này nhưng ông đã vô tình tiết lộ đôi điều chính ông là dịch giả.”
15/05/2021(Xem: 5080)
Ngay sau tác phẩm Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, người đọc lại được đón đọc Vua Là Phật - Phật Là Vua của nhà văn Thích Như Điển. Đây là cuốn sách thứ hai về đề tài lịch sử ở thời (kỳ) đầu nhà Trần mà tôi đã được đọc. Có thể nói, đây là giai đoạn xây dựng đất nước, và chống giặc ngoại xâm oanh liệt nhất của lịch sử dân tộc. Cũng như Mối tơ vương của Huyền Trân Công Chúa, tác phẩm Vua Là Phật - Phật Là Vua, nhà văn Thích Như Điển vẫn cho đây là cuốn tiểu thuyết phóng tác lịch sử. Nhưng với tôi, không hẳn như vậy. Bởi, tuy có một số chi tiết, hình ảnh tưởng tượng, song dường như rất ít ngôn ngữ, tính đối thoại của tiểu thuyết, làm cho lời văn chậm. Do đó, tôi nghiêng về phần nghiên cứu, biên khảo, cùng sự liên tưởng một cách khoa học để soi rọi những vấn đề lịch sử bấy lâu còn chìm trong bóng tối của nhà văn thì đúng hơn. Ở đây ngoài thủ pháp trong nghệ thuật văn chương, rõ ràng ta còn thấy giá trị lịch sử và hiện thực thông qua sự nhận định, phân tích rất công phu của
15/05/2021(Xem: 4433)
Ấm ma là hiện tượng hóa ngôn ngữ. Trong kinh Lăng Nghiêm nói đến 50 ấm ma là nói đến biến tướng của nghiệp thức, của các kiết sử thông qua lục căn từng giao tiếp với lục trần trên nền tảng “ sắc-thọ-tưởng-hành-thức”.
15/05/2021(Xem: 4098)
Đọc xong tác phẩm nầy trong một tuần lễ với 362 trang khổ A5, do Ananda Viet Foundation xuất bản năm 2017, Bodhi Media tái xuất bản tại Hoa Kỳ trong năm 2020 và tôi bắt đầu viết về Tác phẩm và Tác giả để gửi đến quý độc giả khắp nơi, nếu ai chưa có duyên đọc đến. Nhận xét chung của tôi là quá hay, quá tuyệt vời ở nhiều phương diện. Phần giới thiệu của Đạo hữu Nguyên Giác gần như là điểm sách về nhiều bài và nhiều chương quan trọng trong sách rồi, nên tôi không lặp lại nữa. Phần lời bạt của Đạo hữu Trần Kiêm Đoàn cũng đã viết rất rõ về sự hình thành của Gia Đình Phật Tử Việt Nam ở trong nước, từ khi thành lập cho đến năm 1975 và Ông Đoàn cũng đã tán dương tuổi trẻ Việt Nam cũng như tinh thần học Phật, tu Phật và vận dụng Phậ
10/05/2021(Xem: 4693)
Chỉ có bốn chữ mà hàm chứa một triết lý thâm sâu ! Chỉ có bốn chữ mà sao chúng sanh vẫn không thực hành được để thoát khỏi sự khổ đau ? Nhưng cũng chỉ bốn chữ này có thể giúp chúng sinh phá được bức màn vô minh, đến được bến bờ giác ngộ, thoát vòng sinh tử !
08/05/2021(Xem: 4154)
Chủ đề bài này là nói về tỉnh thức với tâm không biết. Như thế, nghĩa là những gì rất mực mênh mông, vì cái biết luôn luôn là có hạn, và cái không biết luôn luôn là cái gì của vô cùng tận. Cũng là một cách chúng ta tới với thế giới này như một hài nhi, rất mực ngây thơ với mọi thứ trên đời. Và vì, bài này được viết trong một tỉnh thức với tâm không biết, tác giả không đại diện cho bất kỳ một thẩm quyền nào. Độc giả được mời gọi tự nhìn về thế giới trong và ngoài với một tâm không biết, nơi dứt bặt tất cả những tư lường của vô lượng những ngày hôm qua, nơi vắng lặng tất cả những mưu tính cho vô lượng những ngày mai, và là nơi chảy xiết không gì để nắm giữ của vô lượng khoảnh khắc hôm nay. Khi tỉnh thức với tâm không biết, cả ba thời quá, hiện, vị lai sẽ được hiển lộ ra rỗng rang tịch lặng như thế. Đó cũng là chỗ bà già bán bánh dẫn Kinh Kim Cang ra hỏi ngài Đức Sơn về tâm của ba thời.
04/05/2021(Xem: 3600)
Một khi Đức Đạt Lai Lạt Ma rời Tây Tạng, ngài sẽ phải đối diện với nhiệm vụ khó khăn về việc nói với thế giới những gì đã xảy ra ở quê hương ngài và cố gắng để có được sự giúp đở cho người dân của ngài. Ngài cũng phải chạm trán với sự tuyên truyền của truyền thông Tàu Cộng rằng ngài đã bị bắt cóc. Tuy nhiên, nhu cầu thiết yếu nhất là để bảo đảm nhà ở và thực phẩm cho những người Tây Tạng đã đi theo ngài lưu vong. Ngài đã hướng đến chính phủ Ấn Độ, và họ đã không làm ngài thất vọng. Trong thực tế, Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận hơn một trăm nghìn người tị nạn, cung cấp chỗ ở, và nuôi dưỡng họ, cho họ làm việc, và thiết lập những ngôi trường đặc biệt cho trẻ em Tây Tạng. Những tu viện Phật giáo Tây Tạng cũng được xây dựng ở Ấn Độ và Nepal.
30/04/2021(Xem: 6881)
Thưa Tôi. Hôm nay là ngày sinh nhật của Tôi, xin được phép thoát ra khỏi cái tôi để nhìn về tôi mà phán xét và đưa ra cảm nghĩ. Hình dạng tôi đã già rồi, tóc đã bạc hết cả đầu. Tôi đã trải qua một thời gian dài sinh sống làm việc và cuối đời nghỉ hưu. Tôi đã bắt đầu thấm thía cái vô thường của thời gian mang lại. Tôi cũng đã thấm thía cái sức khỏe đã đi xuống nhanh hơn đi lên. Tôi cũng đã thấm thía tình đời bạc bẽo cũng như tình cảm (Thọ) là nỗi khổ đau của nhân sinh. Tôi cũng đã hiểu rõ thế nào là ý nghĩa đích thực của cuộc sống, đó là bất khả tương nghị không thể thốt lên thành lời. Chỉ có im lặng là đúng nghĩa nhất. Ngày xưa khi lục tổ Huệ Năng của Thiền tông chạy trốn mang theo y bát thì thượng tọa Minh rượt đuổi theo để giết lấy lại. Đến khi gặp mặt thì lục tổ mang y bát ra để trên tảng đá rồi núp dưới tảng đá bảo thượng tọa Minh hãy lấy y bát đi mà tha chết cho người. Thượng tọa Mình lấy bát lên, nhắc không lên nổi vì nó quá nặng bèn sợ hãi mà quỳ xuống xin lục tổ tha c
30/04/2021(Xem: 6954)
Thiền Uyển Tập Anh chép Đại sư Khuông Việt Ngô Chân Lưu (933 – 1011) tu ở chùa Phật Đà, Thường Lạc nay là chùa Đại Bi núi Vệ Linh Sóc Sơn, Hà Nội. Ngài thuộc thế hệ thứ 4 Thiền phái Vô Ngôn Thông. Ngài người hương Cát Lợi huyện Thường Lạc, nay thuộc huyện Sóc Sơn, Hà Nội, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế (Ngô Quyền). Theo Phả hệ họ Ngô Việt Nam, Thiền sư Ngô Chân Lưu tên huý là Xương Tỷ, anh trai Thái tử - Sứ quân Ngô Xương Xý, con Thiên Sách Vương Ngô Xương Ngập, cháu đích tôn của Ngô Vương Quyền. Ngài dáng mạo khôi ngô tuấn tú, tánh tình phóng khoáng chí khí cao xa, có duyên với cửa Thiền từ năm 11 tuổi.
27/04/2021(Xem: 5052)
Tánh Không ra đời một thời gian dài sau khi đức Phật Nhập diệt do Bồ tát Long Thọ xiển dương qua Trung Quán Luận. Mặc dầu khi còn tại thế đức Phật có nói về Tánh Không qua kinh A hàm và Nikaya. Nơi đây Phật có nói về tánh xuất gia của hành giả đi tu. Hạng người tâm xuất gia mà thân không xuất gia thì gọi là cư sĩ. Và hạng người tâm và thân xuất gia thì gọi là tỳ kheo. Tánh Không cũng có hiện hữu trong kinh Tiểu không bộ kinh trung bộ. Phật có dạy: nầy Ananda, Ta nhờ ẩn trú Không nên nay ẩn trú rất nhiều. Kế tiếp Phật có dạy trong kinh A hàm về các pháp giả hợp vô thường như những bọt nước trôi trên sông: sự trống không của bọt nước.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]