Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Thực hành không khoa trương

16/04/201302:45(Xem: 6529)
Thực hành không khoa trương

THỰC HÀNH KHÔNG KHOA TRƯƠNG
Chuyển ngữ
Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam

Các chứng từ ở nơi làm việc - chức vụ, bằng cấp, trình độ chuyên môn, các biểu tượng của địa vị và quyền thế - đôi khi có thể giúp công việc được suôn sẻ, đôi khi lại cản trở nó. Chúng ta tin bác sĩ vì họ đã tốt nghiệp trường y khoa, có danh hiệu là bác sĩ. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể nghi ngờ các vị bác sĩ, những người có vẻ xa cách, không sẵn sàng hoặc vội vã đề nghị các giải pháp mà không thực sự lắng nghe ta. Chúng ta biết một ông tướng bốn sao có trách nhiệm nặng nề đối với mạng sống của bao người. Tuy nhiên, chức vụ và quân hàm trong quân đội cũng khiến người ta hoài nghi, ngờ vực và thậm chí có thể làm phương hại. Chủ tịch công ty có thể là một người dễ mến, nhưng chỉ cái tên của chức vụ này gợi lên hình ảnh của sự kiêu căng và tham đắm. Tất cả các loại chứng từ có thể củng cố niềm tin hay mang lại sự nghi ngờ, thuận tiện cho trách nhiệm hoặc vô trách nhiệm, trao đổi chuyên môn hoặc che dấu những yếu kém.

Dĩ nhiên, không bao giờ chúng ta có thể hoàn toàn bỏ qua các giá trị của chứng từ, nhưng chúng ta có thể tập giữ chúng trong chừng mực bằng cách thực hành “không khoa trương”. Phương cách đó bắt đầu bằng việc quan tâm đến cách ta nói chuyện với người khác như thế nào về công việc ta làm và cảm nhận những tình cảm tinh tế ẩn phía sau lời nói. Ví dụ, tại một bữa ăn tối hoặc ở một quán ăn địa phương, khi có người nào đó hỏi: “Anh làm gì?” thì chúng ta thường trả lời bằng một danh từ thay vì là một động từ. Thay vì nói “Tôi dạy học”, chúng ta lại nói “tôi là một giáo viên”. Thay vì nói “tôi xây nhà cửa, cầu đường”, ta lại nói, “tôi là một kỹ sư”…. Cách thay đổi câu từ không có vẻ gì quan trọng lắm này nhắc nhở ta rằng ta muốn là một ai đó ở nơi làm việc. Chúng ta muốn công việc và cách sống của ta xác định ta là ai.

Uống nước với một người bạn mới quen và cô hỏi “Bạn làm gì?” Có lẽ chúng ta cảm thấy hơi bị xâm phạm với câu hỏi đó, như thể ai đó đã vào nhà mà không báo trước và đường đột ngồi vào bàn ăn tối với chúng ta. Chúng ta muốn gây ấn tượng đầu tiên. Khi trả lời: “Tôi là một luật sư chuyên về ly hôn”, chúng ta không biết người bạn mới có những trải nghiệm gì với chuyện ly hôn hay với các luật sư trong quá khứ, vì vậy chúng ta cảm thấy hơi do dự, không chắc chắn là chúng ta đã gây ấn tượng tốt. Có thể chúng ta đặc biệt tự hào về nghề nghiệp của mình, mà cũng có thể là một chút bối rối. Chúng ta có thể đáp với tư thế đĩnh đạc và dè dặt, “Tôi là tổng thống của Costa Rica”, hoặc cúi đầu thấp hơn và lí nhí, “Tôi là người rửa chén và bếp trưởng tại quán Moldy Bot­tom”, hoặc thậm chí, “Tôi là bà nội trợ”. Đối với nhiều người trong chúng ta, trả lời câu hỏi, “Bạn làm gì?” cũng giống như tạm bước lên sân khấu cuộc đời để tuyên bố về cơ bản việc chúng ta là ai.

Chúng ta phác họa bản thân như thế nào với người - qua lời nói, cảm xúc và hành vi về những “câu chuyện” ở nơi làm việc - là điều tối quan trọng trong việc thực hành “không khoa trương”. Bằng cách xem xét cẩn thận các câu chuyện về đời sống của mình, chúng ta thực sự cảm nhận được những tình cảm mình đã dành cho công việc để được là ai đó ở nơi làm việc: Cảm giác nhẹ nhỏm mơ hồ khi ta được giới thiệu là “Phó chủ tịch này nọ”, sự co thắt nơi lồng ngực hoặc giọng nói xúc động, khi chúng ta trả lời cho một khách hàng xấu tính, hoặc cảm giác sự cô đơn khi chúng ta nghe người khác nói về giáo dục hệ đại học – trình độ giáo dục mà ta thiếu sót. Khi thực hành “không khoa trương”, chúng ta quan sát kỹ lưỡng các cảm xúc như thế để phát hiện ra bất kỳ sự không thích ứng, sự nghèo nàn, sự tự vệ, hoặc mù quáng mà ta bám chặt vào, coi đó như là việc phải ứng xử như thế nào tại nơi làm việc. Làm như thế, chúng ta đối đầu với một trong những trở ngại lớn để được sống chân thực và hiệu quả tại nơi làm việc: Suy nghĩ sai lầm rằng chúng ta là công việc của mình.

Tuy nhiên, kết luận rằng chúng ta là những gì được ghi trên danh thiếp hoặc in trên ngân phiếu lương của mình là một tai nạn nghề nghiệp có thể hiểu được. Chúng ta đầu tư rất nhiều cho nghề nghiệp của mình - bốn mươi, năm mươi giờ một tuần, hoặc nhiều hơn nữa; cam kết cá nhân, nỗ lực sáng tạo. Đúng hơn, chúng ta đầu tư cả cuộc đời mình. Tuy nhiên, dầu ta đã đầu tư rất nhiều, nghề nghiệp của chúng ta cũng không thể cung cấp một danh tánh thật sự cho ta. Hoa tiêu, tài xế taxi, chủ sở hữu, y tá - các chức danh này không thể cung cấp cho ta một quan điểm nhất định về bản thân hoặc thế giới của mình. Giống như mọi thứ khác trong công việc, các chứng từ, thông tin cá nhân cũng lưu chuyển và liên tục thay đổi. Dầu cố gắng đến mấy, chúng ta cũng không thể tạo ra một phiên bản không tỳ vết, đáng tin cậy về bản thân qua nghề nghiệp hay công việc của mình. Và khi chúng ta mong mỏi điều ngược lại – khi chúng ta mong rằng công việc có thể mang cho ta một thứ gì đó mà nó không bao giờ có thể cung cấp - ta trở nên thất vọng, căng thẳng: Phóng đại thành tích, lướt qua thất bại, che đậy sai lầm; đầy kiêu mạn, khinh thường, gây xấu hổ, hoặc chảnh chọe.

Khi thực hành “không khoa trương”, chúng ta sẵn sàng quan sát các cảm xúc này một cách thẳng thắng, từng bước làm sáng tỏ những tác động mù quáng của việc bám vào các thành tích của mình. Chúng ta tập buông bỏ các chức danh nghề nghiệp, sự lừa mị, và chuyển sự chú tâm vào việc sống chân thực, như chúng ta là, nơi chúng ta có mặt, ở nơi làm việc.

Khi buông bỏ tâm ám ảnh bởi chứng từ, bằng cấp, chúng ta bắt đầu tin vào sự tìm hiểu và bản năng tự nhiên của chúng ta nhiều hơn. Chúng ta trở nên tò mò về người khác hơn là về bản thân một cách tự nhiên.

Thí dụ, là người phục vụ món ăn nhanh mà thực hành “không khoa trương”, thì ta biết rằng ta không phải là bộ đồng phục đang mặc, ta không phải là nhân vật chính trong câu chuyện. Ta có thể cảm thấy tách biệt hoặc khó chịu về việc có một công việc với lương tối thiểu và đồng phục mà chúng ta đang mặc có thể hơi chật, vướng víu. Nhưng, chúng ta có thể bỏ qua câu chuyện về người phục vụ món ăn nhanh, trong giây lát, để ghi nhận về thế giới quanh ta. Chúng ta thấy đủ hạng người: Già, trẻ; giàu nghèo; da trắng, vàng, nâu và đen - đang cần phục vụ. Từ quan điểm đó, chúng ta bắt đầu hiểu và đánh giá cao thế giới của mình. Có người vội vã, thô lỗ, kẻ khác thì lịch sự, người khác nửa thì thiếu quyết đoán hoặc bị phân tâm. Một số người dường như chỉ có ít tiền đủ cho bữa ăn. Tất cả mọi người xếp hàng chờ đợi – họ đang đói - muốn mua một cái gì đó để ăn. Là một người phục vụ bán thức ăn nhanh, chúng ta có thể đón nhận thế giới này một cách đặc biệt, thân thiết. Chúng ta trở thành một chuyên viên về hành vi của người đang đói. Khi thực hành “không khoa trương” theo cách này, chúng ta khám phá sự thi vị trong công việc của mình, và bắt đầu trở nên vô cùng tò mò về thế giới quanh ta chứ không phải chỉ lo nghĩ về bản thân.

Chúng ta phát hiện ra rằng phẩm chất của chúng ta thực sự mang đến cho ta một cái nhìn rộng lớn hơn về thế giới chứ không phải chỉ một câu chuyện. Dĩ nhiên, thực hành “không khoa trương” không chỉ giới hạn cho những người làm việc trong các nhà hàng bán thức ăn nhanh.

Tiến sĩ John Coleman là cựu chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên Bang ở Philadelphia, một trong mười hai ngân hàng dự trữ cấu thành ngân hàng trung ương của Hoa Kỳ. Với tư cách chủ tịch ngân hàng, tiến sĩ Coleman, là thành viên của một nhóm nhỏ các nhà chiến lược có trách nhiệm thiết lập chính sách tài chính, ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống trên khắp nước Mỹ và thế giới. Quyết định của họ ảnh hưởng đến tất cả mọi thứ, từ chi phí của nền giáo dục mầm non cho đến số trọng tải lúa mì miễn phí chuyển đến các quốc gia kém phát triển, cho đến chi phí từng thuớc vuông xây dựng của một xa lộ mới. Tuy nhiên, tiến sĩ Coleman đã không để cho quyền lực và trình độ chuyên môn hoàn hảo làm mờ mắt mình. Được giáo dục theo đạo Quaker(1), ông biết rằng vị thế và chức danh của mình vừa là trở ngại, vừa là phương tiện để nhận thức được sự thật. Chỉ dựa vào ưu thế hiếm hoi của chức vị chủ tịch Ngân hàng Dự trữ Liên bang, với đội ngũ nhân viên là các nhà kinh tế học, thiết lập nên các mô hình thống kê cho cả thế giới, không khiến ông cảm thấy tự mãn. Để có được một hình ảnh đích thực về thế giới mà ông có ảnh hưởng sâu sắc đến, được sống chân thật với tư cách của một vị chủ tịch, ông cần phải đánh giá đầy đủ cuộc sống của người khác, sự tranh đấu và niềm vui, hy vọng và lo âu của họ. Vì vậy, tiến sĩ Coleman đã dành thì giờ khi có dịp để đặt mình vào hoàn cảnh của người khác, hay như ông nói “mang giày của người khác mà đi” về các vùng quê để đào mương, lượm rác, làm việc dưới hầm mỏ, lao động trong các phòng cấp cứu, và có lúc sống thiếu thốn trên các đường phố của thành phố New York. Là chủ tịch của Ngân hàng Dự trữ liên bang Philadelphia, Tiến sĩ Coleman đã thực hành “không khoa trương”. Ông đã buông bỏ vị thế, quyền lực, chức danh, và trình độ chuyên môn, để thể nhập với thế giới theo điều kiện của nó – với một quan điểm mới mẻ của tính hiếu kỳ thú vị.

Có thể chúng ta không có thời gian để thực sự đi ra đường và bước theo lối đi của người - dù nhiều người làm việc đó như là một cách thực hành tâm linh của họ. Nhưng chúng ta cũng có thể tu tập bằng việc chân thành quan tâm đến hoàn cảnh, quan điểm của người khác. Thí dụ, người công nhân xây dựng cầu ở bên vệ đường mà ta vừa chạy lướt qua với vận tốc sáu mươi dặm một giờ: Hoàn cảnh của anh thế nào khi anh đang phải ở ngoài trời trong tiết trời lạnh giá để vặn xoắn một dầm thép vào vị trí của nó? Một nữ chính trị gia trên đài CNN đang cố gắng giải thích lý do tại sao nên bầu lại cho cô – cô ấy cảm thấy thế nào với tham vọng đó và việc không ngừng phải “lên sàn diễn” như thế? Trên điện thoại, người khách hàng đầy bức xúc, thất vọng vì đã nhận đến lần thứ ba một sản phẩm không như ý - người này đã phải bức xúc đến thế nào? Nhân viên phân tích hệ thống lúng túng trình bày nghiên cứu giảm thiểu chi phí cho công ty: Sự lúng túng đó của cô mới chân thật và đầy thiện ý làm sao. Khi có đủ khiêm tốn để không chỉ nghĩ về mình mà còn thiết tha quan tâm đến người khác, chúng ta sẽ phát triển được tâm trí uyển chuyển mạnh mẻ để không những có thể cho ta biết thế giới vận hành như thế nào mà còn khích lệ lòng tin và sự tôn trọng lẫn nhau.

Khi thực hành “không khoa trương”, chúng ta biết cách làm thế nào để thực sự chịu trách nhiệm. Hiểu biết tâm lý của những người như thư ký, các nhà hóa học, các tu sĩ, cảnh sát, v.v..., khiến chúng ta càng ý thức hơn về việc người khác trông cậy vào chúng ta như thế nào, dù để phục vụ thức ăn nhanh cho tốt hoặc điều hành một ngân hàng giúp xóa đói giảm nghèo. Khi thực hành “không khoa trương”, chúng ta khám phá ra rằng để được như chúng ta là, ở nơi chúng ta có mặt, trong công việc, chỉ cần là ta biết tôn trọng người khác và thực hiện công việc của mình với tất cả khả năng.

(1) Theo Wikipedia, Quaker có tên nguyên gốc là The Religious So­ciety of Friends (tạm dịch Hội Tôn Giáo Thân Hữu), là một phong trào Công Giáo Quốc Tế, với các thành viên được gọi là Đạo Hữu (Friends), hay phổ thông hơn là Quaker. Thuyết này dựa trên ý nghĩa rằng tự thân Chúa đã đến để dạy dân của Ngài, nhấn mạnh đến sự liên hệ trực tiếp giữa Chúa với thế giới đạo hữu, trong đó mọi người đều dự phần.

 

tinhthuctrongcongviec2Trích sách: TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC

MICHAEL CARROLL
TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC
ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THỬ THÁCH
TRONG CUỘC ĐỜI, TRONG CÔNG VIỆC

Awake At Work Facing The Challenges of Life On The Job
Chuyển ngữ
Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG - 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/10/2010(Xem: 6356)
Đại học Na-lan-đà (Nalanda) từng chiếm giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong lịchsử Phật giáo nhưng đã bị các đạo quân xâmlược Thổ nhĩ kỳ và A phú hãn (Afghanistan) san bằng thành bình địa cách nay đây 800 năm. Ngày nay những dấu hiệuvô cùng khích lệ cho thấy Đại học này lại đang hồi sinh.
16/10/2010(Xem: 7622)
PHÁP ẤN Thích Nhất Hạnh
15/10/2010(Xem: 8076)
Thế gian chênh lệch này quả không hoàn toàn tươi đẹp như cánh hoa hồng. Nó cũng không tuyệt đối gai góc như cây hồng. Hoa hồng dịu dàng, đẹp đẽ và mùi thơm ngào ngạt. Nhưng cái cây sanh ra nó thì mình đầy gai góc. Hoa là hoa. Gai là gai. Cái gì thuộc về hoa là của hoa. Cái gì thuộc về gai là của gai. Không phải vì hoa mà ta lao mình vào gai, cũng không vì gai mà xa lánh hẳn hoa hồng. Với người lạc quan, thế gian này tuyệt đối như cánh hoa hồng. Người bi quan, trái lại, thấy nó đầy gai chướng. Nhưng, đối với người thực tiễn, thế gian không tuyệt đối tươi đẹp, cũng không không hoàn toàn xấu xa.
14/10/2010(Xem: 7591)
Những tài liệu hữu ích về SỨC KHOẺ/ BỆNH TẬT (phần 1)
11/10/2010(Xem: 12256)
hân lý tương đối là những sự thật cònnằm trong đối đãi đối trị nhau. Những sự đối đãi ấy là: sáng đối tối, lạnh đốinóng, xấu đối tốt, thiện đối ác, khổ đối vui, động đối tịnh, sanh diệt đối vôsanh...
11/10/2010(Xem: 7872)
Hôm nay toàn chúng thỉnh nguyện đều được thanh tịnh, đó là điều rất tốt. Chúng ta càng tu tâm càng an, thân nghiệp, khẩu nghiệp đều thanh tịnh. Đó là kết quả tốt của sự tu hành. Bây giờ tôi có ít vấn đề then chốt muốn giải thích cho toàn chúng hiểu thêm, để quí vị nắm vững những điểm cần yếu trên con đường tu
11/10/2010(Xem: 11037)
Nguyên-thỉ hay cận-đại Phật-giáo vẫn là Phật-giáo, nghĩa là vẫn có mục-đích giải-thoát diệt khổ, vẫn tôn trọng sự sống và chân-lý, vẫn chủ trương từ-bi tế-độ.
11/10/2010(Xem: 7116)
Khác hẳn với tất cả các hệ thống triết lý và tôn giáo trên thế giới, Đạo Phật – tự bản chất lẫn hiện tượng – vừa là một hệ thống triết lý mà cũng vừa là một hình trạng tôn giáo hoàn chỉnh với sự kết hợp hài hòa giữa tín điều và tín lý. Giữa cuộc đời, đức Phật là một vị Thầy hóa độ; trong đức tin, đức Phật là một đấng Giác Ngộ chứng tri. Người theo đạo Phật là những người luôn luôn tỉnh thức để làm chủ lấy mình , không giao trọn số phận của mình cho sự định đoạt của một đấng quyền năng tuyệt đối nào cả.
10/10/2010(Xem: 10520)
Trước hết, chúng ta đã ý thức được tầm cỡ có tính cách toàn cầu của một số vấn đề bức xúc đang đối mặt với chúng ta. Như vậy, chúng ta sẽ biết được làm thế nào để huy động trí tuệ và sức mạnh của nhân dân thế giới để giải quyết một cách tốt đẹp những vấn đề đó. Thí dụ các vấn đề chiến tranh và hòa bình, vấn đề xây dựng một nền trật tự kinh tế mới, một nền trật tự đạo đức mới cho thế giới, vấn đề bảo vệ môi trường của chúng ta.
10/10/2010(Xem: 7791)
Giữa cơn lốc biến động xã hội đầy kịch tính của cuối thế kỷ 20, trước sự sụp đổ của con người đối với các vấn đề khủng hoảng sinh thái tâm linh và môi trường, mùa Phật lại trở về như nguồn suối hạnh phúc chảy vào tâm thức mọi người.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]