Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tăng ly chúng Tăng tàn

31/03/201310:41(Xem: 7942)
Tăng ly chúng Tăng tàn

HT_Minh_Tam_11


TĂNG LY CHÚNG TĂNG TÀN

 

Một ngạn ngữ nhà Thiền vẫn thường được nhắc đến để sách tấn, khuyên răn Tăng Ni trong việc tùng chúng tu tập, giữ mình không rơi vào những sa ngã, kéo lôi của dòng thế tục, đó là câu: “Tăng ly chúng tăng tàn, hổ ly sơn hổ bại” (Tăng mà rời đại chúng thì tăng suy tàn; cọp mà xa rừng thì cọp thất bại).

Ở đây, chúng ta sẽ không qui cứ vào giới luật để bàn nói về ngạn ngữ nói trên mà chỉ dựa vào ý nghĩa then chốt để rút tỉa những bài học cần thiết.

Theo nghĩa đen, phải hiểu rằng hai chữ “tăng” trong câu chỉ cho cá nhân tăng sĩ; chữ “chúng” dùng để chỉ cho tập thể, số đông, tăng đoàn, theo qui định ít nhất là từ bốn tỳ-kheo trở lên (sangha).  Nhưng suy rộng ra, ở một số trường hợp, chữ “tăng” ở đây có thể là một nhóm nhỏ tăng sĩ, và “chúng” là tập thể tỳ-kheo to lớn hơn.

Như vậy, theo ý nghĩa ấy mà nói, khi một tăng sĩ hoặc một nhóm nhỏ tăng sĩ rời bỏ chúng tỳ kheo để sống riêng, hoặc tạo một dòng phái độc lập, có chủ trương và đường hướng riêng biệt không giống với sinh hoạt của đại chúng tỳ kheo, hậu quả thường xảy ra là cá nhân tăng sĩ hoặc nhóm nhỏ tăng sĩ ấy dễ sa ngã, đọa lạc, mất hướng, suy tàn, hoặc dễ rơi vào những tiêu cực, khiếm khuyết về phẩm hạnh, đạo đức.

Dù sao ngạn ngữ nào cũng chỉ đưa ra một kinh nghiệm, một bài học hoặc một lý lẽ tương đối, không thể áp dụng cho tất cả mọi người, mọi thời. Do đó, ngạn ngữ “Tăng ly chúng tăng tàn” trên mặt thực tế, có thể bị xem là mâu thuẫn đối với một số trường hợp ngoại lệ. Chẳng hạn đối với hạnh độc cư mà đức Phật thường ca tụng. Những tỳ kheo sống hạnh đầu đà, độc cư ở rừng xanh núi thẳm vẫn thường là hình ảnh đẹp được tán dương, qui kính trong kinh điển và văn học Phật giáo.  

“Ai đã nếm được

hương vị đời sống

ẩn dật thanh tịnh;

ai đã thấm đượm

hương vị đời sống

vui thỏa chân lý,

người ấy hết cả

ô nhiễm, lo âu.”

             (Pháp cú 205, Phẩm Yên Vui) 

Tâm thức viễn ly và hạnh sống độc cư không phải chỉ là điều mà đức Phật khuyến khích các tỳ kheo thực hành, mà chính ngài từng lịch nghiệm qua 6 năm khổ hạnh và thiền tọa một mình dưới cội bồ đề.

“Là bậc trọn vẹn

chuyên cần chỉ quán

cho nên đức Phật

thích thú sống trong

trạng huống thanh bình

của sự Viễn ly:

một bậc chánh giác

toàn hảo như vậy

chư thiên cũng phải

hết lòng ngưỡng mộ.”

            (Pháp cú 181, phẩm Đức Phật)

 

Một thời trong đời sống độc cư, không có bạn đồng hành, Đức Phật lấy sự chuyên tâm thiền định và trạng thái tịch diệt viễn ly để giữ mình và tiến thủ, thành tựu đạo nghiệp. Tỳ kheo theo lời Phật dạy, sống hạnh độc cư, không sinh hoạt cùng tăng đoàn thì lấy tịnh giới làm thầy. Nếu giữ được tịnh giới, có được tịnh hạnh, thì dù sống một mình cũng giống như sống giữa đại chúng. Tịnh hạnh chính là vô tham, vô sân, vô si, viễn ly mọi đối đãi thị phi, ngã kiến, chấp thủ. 

“Không sống hỗn tạp

với cả hai phía

thế tục, tu sĩ;

mà sống đơn độc

sống không ham muốn.

Ai sống như vậy

Như Lai mới gọi

là vị Tịnh hạnh.”

        (Pháp cú 404, Phẩm Tịnh hạnh) 

Suy từ thâm nghĩa, điều quan trọng không phải là sống độc cư hay sống quần tụ, mà chính là ở chỗ sống như thế nào, có giữ được tịnh giới và có sự thanh tịnh hòa hợp hay không.

Nói vậy có người lại cho rằng đã độc cư một mình nơi rừng sâu, núi thẳm, không tiếp xúc thế gian, thì có gì chướng ngại mà phải giữ tịnh giới, có tiếp xúc với ai mà cần giữ thanh tịnh hòa hợp! Câu hỏi này đưa chúng ta trở lại vấn đề đã nêu ở trước: cốt tủy của đời sống tịnh hạnh.

Tỳ kheo sống độc cư, hoặc một nhóm tỳ kheo nhỏ sống biệt lập tách rời tăng đoàn, tất phải nương tịnh giới làm thầy và lấy bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng làm nguồn cội. Nguyên tắc này, không chỉ áp dụng cho những tỳ kheo độc cư mà áp dụng cho tất cả. Dù sống độc cư hay quần tụ, ở thời gian không có Phật, tỳ kheo mọi xứ, mọi thời đại đều lấy tịnh giới làm thầy như lời huấn thị cuối cùng của đức Phật trước khi nhập diệt đã ghi lại trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Di Giáo. Khi đức Phật cho phép và khích lệ một tỳ kheo hoặc nhóm nhỏ tỳ kheo ẩn cư thiền định, ngài biết rằng những vị này có sự nỗ lực, quyết tâm thành tựu thánh đạo, và biết tự chế, tự kiểm trong sự bảo vệ của tịnh giới. Đã có những trường hợp tỳ kheo ẩn cư bị sa ngã khi có duy nhất một đệ tử thường lui tới cúng dường tứ sự. Đã có những trường hợp tỳ kheo không ẩn cư nhưng lại một mình dấn thân vào thế gian mà hành đạo, không bạn đồng hành nhắc nhở tương trợ, lâu dần trở thành lập dị, lạc hướng, tự mãn tự thị, không còn thích hợp hay liên hệ gì với tăng đoàn nữa. Và cũng không ít trường hợp tỳ kheo ẩn cư không làm chủ và điều hòa được thân tâm, khiến thành bệnh hoạn, hoặc rơi vào cực đoan, cũng chỉ vì không nương tịnh giới, không có bạn đồng hành mà cũng không qui thú được bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng đoàn. Cho nên, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào, tỳ kheo cũng nương tịnh giới như nương thầy, và nương tăng đoàn như bạn lữ.

Thời nay, không có sự dẫn đạo trực tiếp của đức từ phụ, lại thiếu vắng những bậc cao tăng đắc đạo, việc sống độc cư hoặc sinh hoạt tách rời tăng đoàn là điều vạn bất đắc dĩ, ngoại trừ vì hoàn cảnh không thể làm khác hơn hoặc vì đã có tâm nguyện dấn thân với nội lực kiên cố. Nhưng lý tưởng hơn hết, tăng sĩ cần phải sống với tăng đoàn. Nói vậy không có nghĩa là kêu gọi tất cả Tăng Ni khép mình vào một tổ chức, môn phái hay giáo hội nào, vì đây là điều không tưởng.

Sống với tăng đoàn là sống với tịnh giới, là sống với bản thể thanh tịnh hòa hợp của tăng. Trong Kinh Di Giáo, đức Phật nói: “Giới luật là thọ mạng của chư Phật; giới luật còn, Phật Pháp còn.” Tăng sĩ có thể tham gia những môn phái, giáo hội, tổ chức Phật giáo khác nhau, và cư trú rải rác khắp nơi trong nước hay hải ngoại, nhưng đều cùng có chung một bậc đạo sư là đức Phật và tịnh giới, cho nên tuy sai biệt mà vẫn dung thông. Đây đã là điều thật lý tưởng, không thể đòi hỏi gì hơn thế.

Gần đây, xét thấy sinh hoạt tăng đoàn tại hải ngoại hơn ba thập niên dần dần đi vào chỗ suy yếu, tàn lụi mặc dầu số lượng Tăng Ni càng lúc càng gia tăng, một tổ chức với danh xưng “Tăng Ni Việt Nam Hải Ngoại” đã được hình thành bởi một số chư tôn đức nhiều thế hệ và nhiều quốc gia. Đây là nỗ lực quý báu nhằm vân tập và điều hợp sinh hoạt Tăng Ni tại hải ngoại sao cho thuận hợp với bản thể tăng-già.

Sự hình thành của tổ chức này chỉ mới trong bước khởi đầu, tất nhiên sẽ chưa đủ chín muồi để đông đảo Tăng Ni tại hải ngoại tham gia. Nhưng ít nhất đây là nhân duyên, là cơ hội tốt đẹp để Tăng Ni Việt Nam tại hải ngoại biểu hiện tinh thần hòa hợp của mình đúng theo ý nghĩa của tăng-già.

Tăng-già không thanh tịnh, không hòa hợp thì Phật Pháp sẽ suy tàn. Tăng Ni chúng ta không muốn nhìn thấy Phật Pháp suy tàn. Vì vậy, tất cả những nỗ lực nào nhằm làm hưng long Chánh Pháp, Tăng Ni đều nên tích cực tham gia. Biểu hiện của thanh tịnh và hòa hợp tăng chính là các sinh hoạt truyền thống giới luật, bố-tát, yết ma, tụng giới v.v… Mà những sinh hoạt này, Tăng Ni tại hải ngoại đã cố gắng duy trì từ nhiều năm qua, nhưng thiếu sự đồng bộ, và hầu như chỉ có vài tụ điểm trên toàn thế giới là có thể thực hiện được. Bổ túc chỗ thiếu sót này, chính là “Ngày Về Nguồn” – ngày mà Tăng Ni Việt Nam hải ngoại có thể tương phùng, hội ngộ, một mặt để biểu hiện sức mạnh hòa hợp của Tăng-già, mặt khác có thể khuyến tấn và nhắc nhở nhau, trao đổi và ghi lại nơi nhau đạo tình thắm thiết của những sứ giả Như Lai “đem chuông đi đánh xứ người”.

“Ngày Về Nguồn” là biểu tướng của bản thể thanh tịnh hòa hợp tăng. Trên ý nghĩa bề mặt, đó là ngày mà Tăng Ni cùng tụ về một trú xứ để tỏ lòng tri ân với đức Phật và lịch đại tổ sư; thâm sâu hơn, trở về nguồn cội chính là trở về với bản thể thanh tịnh hòa hợp của Tăng đoàn.

Trong ý nghĩa cao đẹp ấy, chúng ta có thể “về nguồn” bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu có sự hòa hợp và thanh tịnh của tập thể tăng. Nhưng để có một lần trong năm, cùng tụ hội để cất lên tiếng nói của sứ giả Như Lai, trao đổi và chia sẻ những ưu tư thao thức đối với tiền đồ Phật Pháp, chúng ta cần có một “Ngày Về Nguồn” tổ chức chung cho Tăng Ni Việt Nam khắp nơi.

“Tăng ly chúng tăng tàn”. Câu ngạn ngữ này tuy chúng ta được học từ thuở sơ đẳng, nhưng cho đến nay, vẫn mang giá trị vô cùng thiết thực đáng phải suy gẫm và ứng dụng. Muốn điều này không xảy ra, tăng sĩ tất phải tùng chúng, thuận hợp với tăng đoàn.

Cá nhân một tăng sĩ suy tàn, không thể nói là không ảnh hưởng đến tăng đoàn. Mỗi cá nhân tăng sĩ đều nương theo tịnh giới và dựa vào bản thể thanh tịnh của tăng đoàn để tu tập và hành đạo thì Phật Pháp chắc chắn sẽ trường tồn và hưng thịnh.

Với niềm tin sâu xa và kiên cố đối với bản thệ của Tăng già, xin cúi đầu đảnh lễ chư tôn thiền đức Tăng Ni khắp nơi với niệm quy y thành kính.

Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát

 

 

Thích Tâm Hòa
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/07/2011(Xem: 12729)
Ngài giáng sinh nơi vườn Lâm Tỳ Ni (Lumbini), thành đạo ở Bồ Đề Đạo Tràng (Bodh Gaya), thuyết bài Pháp đầu tiên tại vườn Lộc Uyển (Sarnath) và nhập Niết Bàn tại Câu Thi Na...
11/07/2011(Xem: 12596)
Lá sen "cõng người", chuyện tình Rùa Hạc là những câu chuyện có thật trong Phước Kiển Tự. Trong cõi nhân gian này, không thiếu những sự kiện ly kỳ khó lý giải, và ở nơi này nơi kia, vào thời gian này thời gian nọ, biến động của cuộc sống luôn chứa đựng những bí ẩn trông chờ các nhà khoa học giải mã. Một hiện tượng lạ, một câu chuyện lạ, để thấy rằng, cuộc sống này có rất nhiều điều con người chưa khám phá hết.
10/07/2011(Xem: 7352)
Đức Đạt Lai Lạt Ma vừa tròn 76 tuổi hôm Thứ Tư 6-7-2011, một ngày cũng là khởi đầu cho một loạt buổi thuyết giảng, truyền pháp và hướng dẫn tu học pháp môn Kalachakra cho nhiều ngàn Phật Tử tại vùng thủ đô Hoa Thịnh Đốn.
10/07/2011(Xem: 16343)
Đức Đạt-Lai Lạt-Ma khích lệ chúng ta hãy triển khai lòng tốt và tình thương yêu mà Ngài luôn luôn quả quyết là những phẩm tính ấy đều đã có sẵn trong lòng mỗi con người chúng ta.
09/07/2011(Xem: 12699)
Có lẽ danh từ “Phật đảo“ tôi dùng cho xứ đảo Đài Loan có hơi lạ tai với các bạn, vì từ đó đến giờ ta chỉ nghe nào là “Hải đảo chiều mưa“ hay “Ốc đảo cô đơn“, chứ chưa ai dám dùng từ chứa nhiều cường điệu như thế! Nhưng quả thật là như thế các bạn ạ! Một cụm đảo gần chín mươi chín hòn nhỏ to đủ cỡ, không lấy gì làm lớn cho lắm nằm chơ vơ giữa biển mà đi đến đâu cũng thấy những tượng Phật vĩ đại và Chùa chiền với tầm vóc đáng ngại, nhìn vào phải bái phục khen thầm, ấy là chưa kể tinh thần tu học nghiêm mật và trật tự của Phật tử Đài Loan.
08/07/2011(Xem: 8399)
Trước những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại ngày một xuất hiện nhiều sản phẩm cứu người và giết người tân kỳ mới lạ, con người thường xuyên đứng trước những ngã ba đường của sự chọn lựa thiện ác, khen chê.
08/07/2011(Xem: 7773)
Sau khi nhóm Khóm Hồng San Diego phổ biến tập Hạnh Phúc kỳ diệu vào mùa xuân 1993, chúng tôi nhận được nhiều ý kiến đóng góp tích cực. Nhận thấy sự cần thiết trình bày thêm những cách thức cụ thể áp dụng trong sinh hoạt hàng ngày để duy trì và phát triển niềm an vui trong lành, tươi mát và tích cực, chúng tôi đã soạn thêm trên một trăm trang cho kỳ tái bản này. Joseph Campbel, nhà huyền thoại học trứ danh của Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ thứ hai mươi này, khi được sinh viên của ông hỏi họ phải chọn lựa con đường nào, ông ta trả lời không chút do dự: “Hãy đi theo niềm an vui kỳ diệu của chính mình.”
04/07/2011(Xem: 7099)
Lễ lạy, tham bái, chiêm lễ các thánh tích của các bậc Tiên Thánh là một tập tục truyền thống lâu đời của một trong những nghi thức hành trì trong Phật Giáo, có nguồn gốc từ Ấn Độ. Tương truyền rằng trong văn hóa truyền thống cổ của người Ấn Độ có tập tục đi lễ lạy các thánh tích gọi là "Tuần lễ", chỉ cho việc đi về thánh tích của các bậc thánh nhân lễ lạy, để cầu nguyện và cũng là cảm niệm tưởng nhớ, đến hành trạng cũng như công đức của vị thánh, thần đó đã đem đến cho thế gian.
02/07/2011(Xem: 7126)
Đối với Phật giáo, vũ trụ được sanh ra như thế nào, con người bắt đầu từ đâu không có gì quan trọng vì tất cả chỉ là thế giới hiện tượng có sinh có diệt. Khi Đức Phật còn tại thế, một hôm Tỳ kheo Man Đồng Tử đặt ra những câu hỏi siêu hình để hỏi Thế Tôn rằng :
30/06/2011(Xem: 9157)
Từ ngày tôi được quy y thọ tam quy ngũ giới với Sư phụ tôi, được Người truyền cho Giới Hương đầu tiên trong ba nén hương Giới Định Huệ; đến nay đã gần 14 năm, nhưng tôi chưa bao giờ có nhân duyên được theo Thầy đi hành hương đến một xứ sở nào. Nếu phải nói lý do tại sao? Thôi thì đành dùng tạm bốn chữ “chưa đủ nhân duyên“.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]