Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phật giáo trong quan hệ với chính quyền

01/02/201312:22(Xem: 9108)
Phật giáo trong quan hệ với chính quyền

PHẬT GIÁO TRONG QUAN HỆ VỚI CHÍNH QUYỀN
trường hợp vua A Xà Thế
Minh Thạnh

Phat Giao Quan He Voi Chinh QuyenMời bạn đọc tiếp tục cuộc thảo luận về quan hệ Phật giáo với chính quyền. Theo tôi, đây là đề tài có ích, vì nó quan trọng với Phật giáo, giúp người Phật tử có quan điểm rõ ràng về một vấn đề thiết yếu.

Nói đây là vấn đề thiết yếu, vì nó dường như chưa đi đến một kết luận rõ ràng, dứt khoát trong đạo Phật. Chính vì vậy, nên mới có các ý kiến chưathống nhất, cần phải thảo luận thêm.

Đây là chúng ta đang bàn luận về nội dung có liên quan đến Phật pháp, nên không phải là hý luận. Hý luận là bàn luận những điều vô ích, không cần thiết cho việc tu học.

Để tránh việc hý luận, ở đây chúng ta liên hệ vấn đề với một trường hợp Phật giáo quan hệ với chính quyền, được kinh sách ghi chép lại.

Đó là trường hợp với vua A Xà Thế.

Một trong những ý kiến bàn luận, là liệu từ phía Phật giáo có cần thẩm định, đánh giá chính quyền trước khi xây dựng quan hệ tốt. Đây là vấn đềkhá xác đáng, khiến chúng ta phải suy nghĩ.

Đức Phật không dạy chúng ta trực tiếp về điều này (từ phía Phật giáo đánh giá trực tiếp phẩm chất của chính quyền), nhưng trong cuộc đời Đức Phật,có những sự kiện mà từ đó, chúng ta có thể rút ra những lời dạy gián tiếp. Ở đây, chúng tôi muốn nói đến trường hợp vua A Xà Thế.

AXà Thế (Ajatasatru) là một người nắm chính quyền đương thời Đức Phật. Vương triều A Xà Thế đã có những quan hệ trực tiếp đối với Đức Phật và giáo đoàn, đã phát sinh ra nhiều sự kiện, giải quyết nhiều vấn đề, mà qua đó chúng ta có thể rút ra bài học cho quan điểm về mối liên hệ giữa Phật giáo với chính quyền.

Nhữngý kiến bình luận của chúng tôi là chủ quan, nhưng sự kiện lịch sử là sựthật khách quan và cách giải quyết của Đức Phật cũng thể hiện quan điểmrõ ràng, rạch ròi. Chúng tôi nghĩ rằng, hiển nhiên, quan điểm luôn có một mối quan hệ tốt với chính quyền, luôn tạo cơ hội thuận lợi cho một chính quyền hộ pháp là đúng theo những cách thức mà Đức Phật đã theođó mà giải quyết vấn đề trong quan hệ với vua A Xà Thế.

Vương triều A Xà Thế

A Xà Thế nắm chính quyền ở Đông Bắc Ấn Độ, trong một châu thổ rộng lớn cóđược do xâm chiếm, gọi là nước Ma Kiệt Đà (Magadha), thời gian từ 492 tr CN đến 460 tr CN. Câu chuyện về vua A Xà Thế được biên chép trong Kinh Phật và Kinh của đạo Jain.

Việc nắm chính quyền của vua A Xà Thế là bất minh. Trong việc này, vua A Xà Thế là tội phạm giết cha (vua Tần Bà Sa La) đoạt ngôi vua, trong một cách hành xử tàn ác. A Xà Thế đã giam cha mình, bỏ đói để giết cha. Chỉ xét về mặt lên ngôi, A Xà Thế là một tội phạm.

Công việc nội trị và ngoại giao của vua A Xà Thế có nhiều vấn đề. A Xà Thế huy động toàn lực quốc gia vào chiến tranh xâm lược. Việc theo đuổi chiến tranh xâm lăng đối với vua A Xà Thế là trường trực. Những cuộc chiến tranh liên miên đã khiến cho vua A Xà Thế chinh phục đến 36 vương quốc. Theo Wikipedia, vương quốc Magadha của A Xà Thế trải dài qua nhiềubang hiện nay của Ấn Độ như Bihar, Chandigarh, Hyryana, Uttaran Chal, Himachal Pradesh, Dehli, Ulta Pradesh, một phần Madhya Pradesh, Chattsgarth, Jarkhand, Tây Bengal và Nepal. Sự rộng lớn của lãnh thổ khiến chúng ta hình dung quá trình xâm lược của triều đại A Xà Thế có qui mô đến như thế nào.

Ngườidân ở một vương quốc luôn theo đuổi mục tiêu xâm lược không thể sống trong cảnh thanh bình, thịnh trị. Điều tất yếu là chính sách đối nội không tránh khỏi vấn đề. Chiến tranh xâm lược đương nhiên hao tiền, tốn của, tổn thất sinh mạng, đất nước kiệt quệ.

Đối với Phật giáo, vua A Xà Thế ủng hộ Đề Bà Đạt Đa, một tăng sĩ cầm đầu việc ly khai, chống phá, thậm chí ám hại Đức Phật. Là người ủng hộ mạnh mẽ Đề Bà Đạt Đa, A Xà Thế đã gián tiếp gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đối với Đức Phật và tăng chúng.

Trong một bối cảnh như vậy, mâu thuẫn giữa Đức Phật và tăng đoàn đối với vương triều A Xà Thế đã phát sinh trong thực tế. Đức Phật đã giải quyết mâu thuẫn này như thế nào?

Khônghướng đến tình trạng gia tăng mâu thuẫn, dẫn tới đối kháng trực tiếp, Đức Phật vừa không can thiệp vào chính sự của vương quốc, vừa duy trì khả năng có thể thực hiện được việc hóa độ đối với người đứng đầu vương triều.

Quan hệ từ phía Phật giáo

Quan hệ của Đức Phật đối với vương triều A Xà Thế vừa thể hiện tính chất xuất thế của đạo Phật, lại vừa thể hiện tính chất tích cực của đạo Phật.

Là đạo thoát tục, Phật giáo không tác động vào vương triều như một lực lượng chính trị xã hội.

Giữvai trò định hướng đạo đức, Đức Phật, trong kinh Đại Bát Niết Bàn, Trường bộ kinh, cũng đã đánh giá cao những tiêu chuẩn đạo đức mà nước Bạt Kỳ áp dụng, để khuyên bảo vua A Xà Thế đừng xâm lăng. Tuy nhiên, đâylà lời khuyến cáo, không phải sự cản ngăn trực tiếp vào chính sách của vua A Xà Thế.

Trên hết trong vai trò định hướng đạo đức, là mục tiêu hóa độ vua A Xà Thế.

Ảnhhưởng của Đức Phật đối với quan lại của vương triều A Xà Thế là môi trường cho việc hóa độ. Điều này, giải thích tại sao vị cận thần Kỳ Bà đã xúc tiến ngay cuộc gặp giữa Đức Phật và vua A Xà Thế (Kinh Samannaphala, Sa Môn Quả, Trường bộ kinh)

Vua A Xà Thế trở thành Phật tử. Vương triều A Xà Thế trở thành một vương triều hộ pháp. A Xà Thế đã có những đóng góp trong vai trò Hộ pháp vươngđối với Đại hội Kết tập kinh điển lần thứ I.

Nhưvậy, vấn đề chúng tôi muốn ghi nhận đã theo tiến trình ghi nhận như trên mà định hình. Cốt lõi của đạo Phật là ở chỗ hóa độ, hoằng hóa, chuyển hóa. Đó là mục tiêu trên hết. Quan hệ với những vương triều, với Đức Phật, vẫn tạo môi trường tốt cho việc hóa độ.

Đức Phật không cô lập, xa lánh vua A Xà Thế, mà là mở cơ hội cho vua đến với Đức Phật. Phật giáo cố sự đại toàn chép lời Đức Phật đón vua A Xà Thế: “Đại vương! Ông tới đúng lúc. Ta đợi ông đã lâu”.

Đốivới trường hợp vương triều A Xà Thế, với một vị vua tàn nhẫn, độc đoán,hiếu chiến, Đức Phật đã tạo môi trường hóa độ như thế. Trường hợp vua AXà Thế là câu trả lời chung cho câu hỏi về mối quan hệ giữa chính quyềnvới Phật giáo trong mọi thời đại.

Dù là chính quyền như thế nào, đối với Phật giáo, đó vẫn là mối quan hệ mởcửa, hóa độ, mối quan hệ cho những gì tốt đẹp nhất nẩy mầm, sinh sôi.

Bài viết về trường hợp vua A Xà Thế trong quan hệ với Đức Phật và tăng đoànchắc rằng sẽ định hình những nét chính trong bức tranh quan hệ Phật giáo và chính quyền mà chúng ta đang thảo luận.


Minh Thạnh
(Phật Tử Việt Nam)

Bài đọc thêm:

A-xà-thế
(Bách khoa toàn thư mở Wikipedia )

250px-MagadhaA-xà-thế(zh. 阿闍世, sa. ajātaśatru, pi. ajātasattu, bo. ma skyes dgraམ་སྐྱེས་དགྲ་) là Vua xứ Ma-kiệt-đàmiền Bắc Ấn Độ(sa., pi. magadha), người trị vì trong 8 năm cuối cùng tại thế của Phật Thích-ca Mâu-nivà 22 năm kế tiếp (khoảng 491- 461trước Công nguyên). Ông là người giết hại vua cha Tần-bà-sa-la(sa., pi. bimbisāra) và cùng Đề-bà-đạt-đa(sa., pi. devadatta) định ám hại Đức Phật, nhưng không thành. Cuối cùng ông giác ngộ theo Phật và phụng sự đạo Phật.

Nhân duyên về tên A-xà-thế

Thái tử A-xà-thế có ba cái tên

  • A-xà-thếđược dịch là “Vị sinh oán” (zh. 未生怨) - với ý kết oántrước khi sinh - là kẻ khi sinh ra được tiên đoán sẽ giết cha. A-xà-thếmuốn đoạt quyền quá sớm, cùng với Đề-bà-đạt-đaâm mưu vừa giết Phật vừa giết cha. Âm mưu này bại lộ, vua Tần-bà-sa-la tha tội cho con và giao ngai vàng. A-xà-thế vẫn không yên tâm vì vua chacòn sống, nên đã hạ ngục và bỏ đói vua cha. Thấy Tần-bà-sa-la vẫn vui vẻ A-xà-thế cho người giết vua cha.
  • Bà-la-lưu-chikhi sinh thái tử ra, hoàng hậu Vi-đề-hybồng thái tử đứng trên lầu cao, nghe mấy thầy tu đoán ân oán thái tử như vậy nên bủn rủn tay chân mà đánh rơi thái tử xuống đất hư hết một ngón tay, nên thái tử có thêm tên Bà-la-lưu-chi( người hư một ngón tay).
  • Thiện-kiếnsau đó mọi người trong hoàng tộc thấy ngẫu nhiên thái tử có những cái tên không hay bèn thống nhất gọi một cái tên khác là Thiện-kiến.

Thái tử ngỡ rằng mình chỉ có tên Thiện-kiến nhưng sau khi gặp Đề-bà-đạt-đa, ông này có ý đồ xấu nên kể căn cội hai cái tên kia cho thiện-kiến biết. Từ đó ác nghiệp bắt đầu bùng phát trong hành vi của A-xà-thế.

Nhân quả của A-xà-thế

Nguyên tiền thân A-xà-thế là một vị tu sĩvừa đắc quả tiên, gặp vua Tần-bà-sa-la đi săn thất bại nên trút giận màlỡ tay giết vị tu sĩ này. Quả vị còn thấp kém nên vị tu sĩ phát oán nghiệp mà đầu thai lại trả thù. Tuy nhiên do căn tu còn đó nên cuối cùngcũng được Phật hoá độ.

Về sau, A-xà-thế hỏi ý kiến Phật có nên xâm chiếm nước Bạt-kì(pi. vajjī)hay không, một nước vốn có chính sách dân chủ. Phật cho biết Bạt-kì không bao giờ thua vì dân nước đó rất đoàn kết. Từ đó A-xà-thế coi trọngdân chủ, coi trọng Tăng-giàvà qua đó có phần tỉnh ngộ. Sau khi Phậtnhập Niết-bàn, A-xà-thế lập một thápthờ xá-lợicủa Phật. Ông cũng là người xây dựng một giảng đường lớn trong lần Kết tậpthứ nhất.

Sau khi tại vị 32 năm, ác nghiệp được chấm dứt khi A-xà-thế lại bị con giết và soán ngôi y như mình vậy.

Tham khảo

  • Fo Guang Ta-tz'u-tien佛光大辭典. Fo Guang Ta-tz'u-tien pien-hsiu wei-yuan-hui 佛光大辭典編修委員會. Taipei: Fo-Guang ch'u-pan-she, 1988. (Phật Quang Đại Từ Điển. Phật Quang Đại Từ Điển biên tu uỷ viên hội. Đài Bắc: Phật Quang xuất bản xã, 1988.)
  • Das Lexikon der Östlichen Weisheitslehren, Bern 1986.





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
14/01/2018(Xem: 7874)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8915)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9520)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10376)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
19/12/2017(Xem: 8610)
Nhân tai là tai nạn do con người sống với nhau, đối xử với nhau bằng chất liệu tham, sân, si, kiêu mạn đem lại. Khi tai nạn đã xảy đến với mỗi chúng ta có nhiều trường hợp khác nhau, nhưng trường hợp nào đi nữa, thì khi tai nạn đã xảy ra, nó không phân biệt là giàu hay nghèo, sang hay hèn, trí thức hay bình dân, quyền quý hay dân dã và mỗi khi tai nạn đã xảy ra đến bất cứ ai, bất cứ lúc nào, thì đối với hai điều mà chúng ta cần lưu ý, đó là hên và xui, may và rủi. Hên hay may, thì tai nạn xảy ra ít; xui và rủi thì tai nạn xảy ra nhiều và có khi dồn dập. Vì vậy, món quà của GHPGVNTN Âu Châu do chư Tôn đức, Tăng Ni cũng như Phật tử trực thuộc Giáo hội tự mình chia sẻ, tự mình vận động và đã ủy cử T.T Thích Thông Trí – Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên của Giáo hội trực tiếp về đây để thăm viếng, chia sẻ với bà con chúng ta, trong hoàn cảnh xui xẻo này.
16/12/2017(Xem: 10672)
Lý Duyên Khởi gốc từ tiếng Pàli là "Paticca Samuppàda Dhamma", dịch là "tuỳ thuộc phát sinh, nương theo các duyên mà sinh". Tiếng Anh dịch là Dependent origination. Lý là nguyên lý hay định lý. Duyên là điều kiện. Lý Duyên Khởi có nghĩa là: "Tất cả những hiện tượng thế gian khởi lên là do nhiều điều kiện hay nhiều nhân nhiều duyên mà được thành lập." hay nói ngắn gọn: "Lý Duyên Khởi là từ điều kiện này khởi ra cái khác".
16/12/2017(Xem: 8292)
Viện nghiên cứu Y khoa và sức khỏe (INSERM) của chính phủ Pháp vừa công bố các kết quả thật khích lệ về các hiệu ứng tích cực của phép luyện tập thiền định của Phật giáo đối với việc ngăn ngừa bệnh kém trí nhớ Alzheimer và làm giảm bớt quá trình lão hóa của não bộ những người lớn tuổi. Hầu hết các nhật báo và tạp chí cùng các tập san khoa học tại Pháp và trên thế giới đồng loạt đưa tin này. Dưới đây là phần chuyển ngữ một trong các bản tin trên đây đăng trong tạp chí Le Point của Pháp ngày 07/12/2017. Độc giả có thể xem bản gốc trên trang mạng:
16/12/2017(Xem: 8928)
Bài viết này để nói thêm một số ý trong Bát Nhã Tâm Kinh, cũng có thể xem như nối tiếp bài “Suy Nghĩ Từ Bát Nhã Tâm Kinh” (1), nhưng cũng có thể đọc như độc lập, vì phần lớn sẽ dựa vào đối chiếu với một số Kinh Tạng Pali. Bài viết cũng không có ý tranh luận với bất kỳ quan điểm nào khác, chỉ thuần túy muốn đưa ra một số cách nhìn thiết yếu cho việc tu học và thiền tập. Bài Bát Nhã Tâm Kinh từ nhiều thế kỷ được đưa vào Kinh Nhật Tụng Bắc Tông chủ yếu là để cho mọi thành phần, kể cả bậc đại trí thức và người kém chữ, biết lối thể nhập vào Bản Tâm (nói theo Thiền) hay vào Tánh Không (nói theo Trung Quán Luận). Nghĩa là, để văn, để tư và để tu. Không để tranh biện kiểu thế trí. Bài này cũng sẽ nhìn theo cách truyền thống của Phật Giáo Việt Nam.
06/12/2017(Xem: 11622)
Dưới đây là một bài giảng ngắn của Lạt-ma Denys Rinpoché, một nhà sư người Pháp. Ông sinh năm 1949, tu tập theo Phật giáo Tây Tạng từ lúc còn trẻ, vị Thầy chính thức của ông là nhà sư nổi tiếng Kalu Rinpoché (1905-1989), ngoài ra ông còn được thụ giáo thêm với rất nhiều vị Thầy lỗi lạc khác như Đức Đạt-lai Lạt-ma XIV, Dudjom Rinpoché, Kangyr Rinpoché, Pawo Rinpoché X, Dilgo Khyentsé Rinpoché, Karmapa XVI, v.v. Hiện ông trụ trì một ngôi chùa Tây Tạng tại Pháp và cũng là chủ tịch danh dự của Tổng hội Phật giáo Âu Châu.
06/12/2017(Xem: 8292)
Được sự thương tưởng của quí vị thiện hữu, chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo lân cận khu vực Bồ Đề Đạo Tràng & Nalanda tiểu bang Bihar India. Đây là Public Well Hand-pump nên cả làng có thể xài chung, bớt đi rất nhiều nỗi nhọc nhằn trong mùa hạ vì phải đi lấy nước ngoài sông xa. Kính mời quí vị xem qua một vài hình ảnh tường trình.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]