Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM - Trương Thu Trang

02/01/201307:50(Xem: 6279)
GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM - Trương Thu Trang

GIÁO DỤC PHẬT GIÁO - MỘT VÀI ĐIỀU CẦN QUAN TÂM

Trương Thu Trang

Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy.

Những năm gần đây tôi được nghe bàn nhiều về giáo dục Phật giáo, là một nhà giáo, lại yêu mến giáo lí nhà Phật, hẳn nhiên tôi luôn quan tâm và luôn mong muốn góp phần sẻ chia những khó khăn mà giáo dục Phật giáo đang gặp phải. Do đó ngay khi nắm được thông tin về cuộc Hội thảo lần này của quý vị, tôi ngay lập tức thiết tha được góp một tiếng nói nhỏ về một vấn đề của giáo dục Phật giáo mà bấy lâu tôi nghĩ suy, trăn trở và vẫn muốn có cơ hội được bày tỏ những suy nghĩ của mình. Cụ thể, tôi muốn bàn một chút về bản chất và giá trị của giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay, và từ đó bàn về một số điều mà giáo dục Phật giáo cần phải chú ý hơn nữa.

1. Thế nào là giáo dục Phật giáo?

Tôi cũng từng được biết nhiều định nghĩa, nhiều cách nói khác nhau về cụm từ “Giáo dục Phật giáo”. Tuy nhiên, theo thiển ý của tôi thì tôi hiểu một cách nôm na nhất rằng: Giáo dục Phật giáo là giảng dạy hệ thống giáo lý nhà Phật cho con người.

2. Bản chất của giáo dục Phật giáo là gì ?

Bản chất của giáo dục Phật giáo, theo tôi, là đánh vào tâm linh, để từ đó giúp con người diệt khổ.

Có một điều không ai có thể phủ nhận rằng, Phật giáo là một tôn giáo lớn trên thế giới, có sức ảnh hưởng sâu rộng đến hầu khắp các quốc gia khác nhau trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Chắc quý vị không quên, Phật giáo sở dĩ ăn sâu bén rễ trong tâm thức người Việt là bởi hệ thống giáo lí nhà Phật phù hợp với tâm tư, nguyện vọng, với đặc tính dân tộc, một dân tộc thiện lành, vốn ham hành thiện, thích được sống nhân ái, hòa hợp, bao dung…

Bởi vậy mà cho đến nay, trong hầu khắp các tầng lớp người Việt Nam, trong lòng đều có Phật.

Bằng chứng là các hoạt động tín ngưỡng Phật giáo trong dân chúng vẫn đã và đang tiếp tục được diễn ra như: đi lễ chùa vào các ngày rằm, ngày tết, ăn chay niệm Phật tại gia vào một số ngày trong tháng (15, 30…), thờ cúng Phật tại gia, đọc kinh Phật, xem băng đĩa về giảng đạo Phật…

Nghĩa là Phật giáo có một vị trí hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh người Việt. Khi con người khổ, bất an, thì niềm tin Phật giáo giúp an ủi, động viên con người rất hữu hiệu.

Tôi nhắc lại những điều trên nhằm để khẳng định lại rằng: Bản chất của giáo dục Phật giáo là nhằm giúp đông đảo quần chúng nhân dân thông hiểu giáo lí nhà Phật, từ đó có cái tâm thiện hòa, bình thản, sống đời an lành.

3. Giá trị của giáo dục Phật giáo trong thời đại hiện nay

Theo tôi, hiện nay, giá trị của giáo dục Phật giáo vẫn không hề suy giảm, thậm chí, càng lúc càng hết sức cần thiết. Vai trò của giáo dục Phật giáo trong sự phát triển xã hội là hết sức quan trọng.

Nhận định đó có thể có phần chủ quan, nhưng vì sao tôi nghĩ như vậy?

Thứ nhất, dù cho xã hội có hiện đại đến đâu đi chăng nữa thì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng, bao giờ cũng rất cần thiết cho đời sống tâm linh con người. Khi con người thất bại, cô đơn, tuyệt vọng, thì niềm tin tôn giáo, tín ngưỡng luôn là điểm tựa tinh thần, giúp con người vượt qua sóng gió. Và với người Việt Nam, giáo lí nhà Phật vẫn luôn phù hợp và phát huy tác dụng “diệt khổ” cho con người. Đó là lí do thứ nhất khiến tôi nghĩ rằng cho đến nay giá trị của giáo dục Phật giáo vẫn không hề suy giảm.

Thứ hai, trong điều kiện hiện nay, khi xã hội hiện đại mang lại cho con người nhiều lợi ích thì kéo theo nó còn là những hệ lụy không dễ gì giải quyết được.

Một trong những hệ lụy mà tôi quan tâm, lo lắng nhất đó là sự suy giảm nhân cách, đạo đức của một bộ phận người, đặc biệt là lớp trẻ, là thế hệ sau, là những chủ nhân tương lai của đất nước.

Theo dõi những vụ giết người cướp của man rợ, những vụ đánh nhau, thanh toán lẫn nhau, thậm chí giết người thân để thỏa mãn dục vọng, những video clip “nóng”, những nạn xì ke ma túy, hay những thói ích kỷ, hẹp hòi… mà chủ nhân của nó là những em trai, em gái ở lứa tuổi “xì - tin”, thì tôi không khỏi rùng mình ớn lạnh, đau lòng nhức óc.

Bây giờ các em được học nhiều tri thức, học thêm liên tục, học hè không nghỉ, tập sách của các em nặng nề, và rất nhiều, nếu không muốn nói là quá nhiều các đầu sách tham khảo đã và đang tiếp tục được ấn hành… nhưng bài học làm người liệu được giảng dạy bao nhiêu? Các em đâu có đi học thêm về đạo làm người, đâu có đi học hè về đạo làm người…đạo làm người đôi khi trở thành một xa xí phẩm, một cái gì đó rất “sến” trong mắt các em. Âu đó cũng là một nguyên nhân hết sức quan trọng dẫn đến việc suy giảm đạo đức trầm trọng của một bộ phận người hiện nay, nhất là những người trẻ. Những người như vậy, sau này liệu sẽ lèo lái con thuyền đất nước đi về đâu?

Vì lẽ đó mà tôi nghĩ rằng, hệ thống giáo lí nhà Phật vốn đậm chất nhân văn sẽ giúp ích rất nhiều trong việc giáo hóa những tâm hồn non trẻ, giúp họ thoát khỏi những tham, sân, si…trở thành những con người đúng nghĩa.

4. Giáo dục Phật giáo - Một vài điều cần quan tâm

Từ những suy nghĩ trên về bản chất và giá trị của giáo dục Phật giáo, tôi nghĩ rằng, để phát triển sự nghiệp giáo dục Phật giáo, để Phật giáo mãi đứng vững trong lòng dân tộc, thì giáo dục Phật giáo cần quan tâm hơn nữa việc giáo hóa đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là những người trẻ tuổi.

Tôi thấy hiện nay quý vị rất quan tâm đến vấn đề giáo dục Phật giáo cho tăng ni, đến vấn đề bằng cấp Phật học, đến các học vị đại học, tiến sĩ… đó là những vấn đề rất hay, cần thiết. Nhưng cần xác định rõ, tăng ni học Phật pháp cái chính là để có kiến thức thông tuệ, để truyền đạo cho người đời, để giúp chúng sinh thoát khỏi biển mê mà làm người cho trọn đạo.

Muốn giáo dục Phật giáo được phát triển thì Phật giáo đừng bao giờ quên chúng sinh, đừng bao giờ quên nhiệm vụ chính yếu của mình là giáo hóa chúng sinh, góp phần đắc lực vào sự phát triển của xã hội.

Về điểm này, tôi thấy giáo dục Phật giáo đã làm được từ trước tới nay, thông qua các biện pháp như: Đọc những lời dạy của Phật nhân lúc người ta đi lễ chùa, in những lời dạy cô đọng, súc tích trên những tấm liễn bằng các loại vật liệu khác nhau để bán cho người mộ đạo, in băng đĩa giảng dạy đạo Phật…

Và trong thời đại hiện nay, như trên đã nói, trước tình trạng suy giảm đạo đức của một bộ phận người, nhất là lớp trẻ, thì giáo dục Phật giáo càng nên quan tâm hơn nữa đến đối tượng này, đề ra những giải pháp hữu hiệu để chung tay góp sức cùng nước nhà, dạy đối tượng này bài học làm người.

Và để phát huy tác dụng giáo dục đối với đối tượng này thì tôi nghĩ có một số biện pháp sau có thể sẽ giúp được ít nhiều cho quý vị trong việc truyền giảng đạo lí nhà Phật:

- Lựa chọn nội dung phù hợp để giáo dục từng đối tượng, từng thời đại.

Giáo lý nhà Phật thì có nhiều, song tùy từng đối tượng, từng thời đại, mà ta chọn ra những nội dung phù hợp, thiết thực, dễ tiếp thu để giảng dạy. Chẳng hạn như với những em còn ngồi trên ghế nhà trường thì ta giảng dạy những bài học về đạo hiếu, tình anh em, nghĩa láng giềng, đạo thầy trò…

- Việt hóa Hán ngữ.

Với các em, những từ gốc Hán quá nhiều sẽ gây khó hiểu, dù cho có được các sư giải nghĩa nhiều nhưng cũng khó tránh khỏi làm các em rối trí, khó tiếp thu, dễ nảy sinh tâm lí chán nản, không muốn học. Do đó trong khi giảng bài, nếu các sư Việt hóa các từ ngữ ấy, dùng ngôn ngữ thông dụng để dạy thì có lẽ hiệu quả giáo dục được tăng lên rất nhiều.

- Liên kết với nhà trường phổ thông trong hệ thống giáo dục quốc dân để làm những chương trình ngoại khóa về tôn giáo, về đạo Phật.

Nếu làm được như vậy, giáo dục Phật giáo dành cho đối tượng này mới có thể được khởi sắc.

- Củng cố niềm tin với đạo Phật

Sở dĩ tôi nói điều này vì trong bối cảnh hiện nay, khi mà lớp trẻ giảm niềm tin vào những yếu tố tâm linh, thì việc củng cố niềm tin của họ đối với đạo Phật là vô cùng cần thiết. Vì khi họ có tin, có phục thì dạy họ mới nghe.

Và một trong những điều có thể giúp củng cố niềm tin trong họ là những người dạy họ - những Tăng ni - phải thật sự mẫu mực, xứng đáng là người con của đức Phật từ bi.

Lí do mà tôi nói vậy vì có lẽ chúng ta sẽ khó phủ nhận rằng hiện nay có một ít tăng ni, tuy là người tu hành nhưng lòng chưa thanh, tâm chưa tịnh. Điều đó cũng ảnh hưởng rất nhiều tới niềm tin của con người, không chỉ là lớp trẻ, tới đạo lí nhà Phật. Do đó mà chúng ta hạn chế được càng nhiều càng tốt vấn đề này để tạo điều kiện phát dương tối đa hiệu quả của giáo dục Phật giáo.

Trên đây là một số điều được viết ra bằng tấm lòng thành kính, bằng niềm tin, sự ngưỡng vọng đối với đạo Phật, và bằng tấm lòng thiết tha mong muốn giáo dục Phật giáo sẽ cùng chung tay góp sức với Đảng và Nhà nước ta trong công cuộ c xây dựng một cuộc sống tốt đời đẹp đạo. Rất mong nhận được sự chỉ giáo thêm của quý vị.

ThS. TRƯƠNG THU TRANG

Giảng viên Tổ Ngữ Văn

Khoa Sư phạm, Trường Đại học Bạc Liêu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 8005)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11224)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9164)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 11064)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6408)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7602)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7607)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8633)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 9103)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 10024)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]