Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chữ nhẫn của người nay

30/05/201411:40(Xem: 9825)
Chữ nhẫn của người nay
bruce

Báo Tuổi trẻ cách đây ít ngày có đăng câu chuyện về một người Mỹ có một cô con nuôi gốc Việt ở với ông từ hồi còn bé , nhưng cô ấy vẫn nói tiềng Việt như một người Việt Nam thuần túy . Điều tôi muốn nói đây không phải về người con nuôi gốc Việt , mà về ông cha nuôi người Mỹ . ông ta là thi sĩ và là giáo sư đại học , tên Bruce Weigl.

Từ lúc đem cô con nuôi bé tí về , ông đã khuyến khích cô bé học tiếng Việt với một quan niệm rất rõ ràng : con người phải có nguồn cội . Nếu con nuôi ông sau này trở thành một người Mỹ và không biết đến nguồn gốc văn hóa của quê hương mình thì tình cảm của cô chẳng thể nào là chân thật được . Bây giờ cô đã xong đại học . Cô kể lại : Ở với bố nuôi từ bé đến lúc trưởng thành , nhưng cô chỉ mới hiểu được ông khoảng vài năm nay . Ấy là một hôm , bố nuôi cô đến đón cô về nhà . Trời mùa đông tuyết giá có một người da đen xin quá giang , và ông đã lái xe hơn một tiếng đồng hồ để đưa người da đen đến nơi anh ta nhờ .
Lúc xuống xe thay vì một lời cám ơn thì người này lại lên tiếng chửi đổng . Cô tỏ ý bực mình với bố , nhưng ông lại an ủi cô : “ Làm bất cứ điều gì cho người khác , không nên chờ đợi một lời cám ơn , thì việc mình giúp đở mới có ý nghĩa . Con không nên quan tâm tới thái độ của người đó thì trong lòng sẽ được thoải mái hơn ”Thái độ của bố nuôi có thể nói đã khai thị cô gái , và kể từ đó , cô có quan niệm sâu xa hơn về tình yêu đối với mọi người chung quanh .

Ông bố nuôi thi sĩ của cô đúng là một vị Bồ Tát . Tấm lòng vị tha của ông thật hiếm có và suy nghĩ lại cô thấy bản thân mình chưa bao giờ đạt đến được như thế .

Trong kinh Phật có kể chuyện về Ngài Xá -Lợi –Phất , là một trong mười đại đệ tử của Đức Phật . Trong một kiếp tu , Ngài hành đạo bố thí . Ngày nọ gặp một người muốn xin ngài một con mắt . Ngài bào rằng con mắt chẳng có ích lợi gì , nếu ông muốn xin bất cứ gì khác tôi sẽ cho ông . Người ăn xin khẳng định chỉ muốn con mắt . Cuối cùng Ngài Xá-Lợi-Phất móc con mắt cho người nọ . Không những không cám ơn , người đó còn chê con mắt hôi hám và lấy chân chà đạp lên rồi bỏ đi . Ngài Xá-lợi –Phất suy nghĩ và cho rằng có những người tâm tính quá xấu , không thể thí pháp , khai ngộ cho họ được và ngài đã thay đổi lối tu .Đã có suy nghĩ về người được bố thí , nghĩa là có cân nhắc đến việc bố thí của mình . Đến như ngài Xa-lợi –phất , trong một tiền kiếp cũng thế , huống chi người đời thường .

Phần đông lúc giúp đở một người khác , ai ai cũng chờ đợi một thái độ biết ơn của người đó , ít nhất là một lời cám ơn đơn giản nhất , dù chính mình biết , đôi khi , chỉ là một lời nói lịch sự đầu môi . Có những sự giúp đở to lớn , quan trong hơn , đem đến lợi ích cho người được giúp đở , thì nếu không biết thể hiện sự cám ơn , kẻ nhận được sự giúp đở đó sẽ được xem như là môt người vô ơn . Thực ra,có những sự giúp đở , xem ra thì chẳng đáng gì gọi là to lớn , thực ra đã giúp cho người khác rất nhiều mà họ không hay.

Trong câu chuyện kể trên , người da đen này không môt lời cám ơn thì chớ , lại còn buông tiếng chửi đổng mà ông bố nuôi này chẳng quan tâm thì quả thật là hy hữu .Thực ra , cũng có người nhận được sự giúp đỡ của người khác , Nhưng vẫn ngại một lời càm ơn mà họ cho là khách sáo . Ngại hơn nữa là một hiện vật để tỏ lòng tri ơn , vì họ tự trọng và tôn trọng người làm ơn . Tuy nhiên, việc thể hiện vẫn là một thực tê không có .Trong cái thế giới mà con người bon chen nhau từng chút lợi danh , tranh nhau từng chút vật chất , kèn cựa nhau từng lời nói , có người không quan tâm về một thái độ biết ơn như ông bố nuôi trong câu chuyện kể trên thì quả thật là một điều nên học hỏi .
Nghe thì thật đơn giản , nghĩ mình có thể làm được , nhưng thực tế không phải như thế . Có một lần tôi đang lái xe trên đường phố cùng con gái . Bỗng một chiếc xe từ trong lề đường đâm ra một cách bất ngờ làm tôi hốt hoảng phải lách ra để tránh . May là đường vắng ở phía bên ngoài không có xe , nên không gặp phải chuyện gì . Sau cơn hốt hoảng là một sự tức giận , và tôi cố vượt lên để có thể biểu lộ một sự tức giận nào đó với người lái xe kia .
Đến khi song song với cái xe nọ , thì mới hay người lái xe kia là một người đàn bà chở một đứa bé . Có lẽ biết tôi giận dữ , nên bà ta nở nụ cười tỏ ý xin lỗi . Tôi cũng bất giác mĩm cười trả và bao nhiêu cơn giận tiêu tan . Tôi nghĩ ngay đến một trường hợp , giả sử người lái xe không phải là người đàn bà chở con , mà là một người da đen hung bạo , thử hỏi tôi phải làm gì . Tôi nhìn qua con gái ngồi bên cạnh và phát ngượng vì sự nóng giận thiếu ý thức của mình . Nếu có thể kềm giữ được cảm xúc nóng giận của mình thì hay biết bao . Cũng thế , nếu có thể không quan tâm trước một cử chỉ vô ơn của một người khác thì mình cũng sẽ thoải mái biết bao .

Tôi nhớ đến một câu chuyện về một người lái xe bên Mỹ trên xa lộ Một chiếc xe đàng sau bóp còi qua mặt và ép anh ta vào lề . Sự tức giận làm anh ta không kềm chế được ,anh tăng tốc vượt lên trước và thắng lại , đứng giữa đường chờ chiếc xe kia .Nhưng anh ta chỉ vừa ra khỏi xe thì chiếc xe kia đã húc vào anh ta trước sự chứng kiến của vợ con anh đang ngồi trong xe .


Một chữ Nhẫn đơn giản nhưng không thể nào làm được .
Tôi quả thực hâm mộ ông bố nuôi người Mỹ kia vô cùng . Người ta vô cớ chửi mình , cũng có thể nhẫn nhịn xem có nguyên nhân nào không . Đàng này làm ơn , giúp đở người ta , mà lại còn bị chửi , nhịn được thì quả là Bồ Tát , là thần thánh .Trịnh Công Sơn cũng từng nói về chữ nhẫn “ Ban đêm tôi nhìn trời đất đề học về lòng bao dung , nhìn đường đi của kiến , để biết về sự nhận nhục ..”và lòng nhẫn nhịn đã giúp anh thoát ra được rất nhiều nổi ưu phiền .

Riêng tôi , tôi đã học cái đức tính này bằng một cách đơn giản . Có một người xúc phạm mình , điều hay nhất phải làm là “ hoãn “ lại phản ứng của mình càng lâu càng tốt . Trong thời gian này có thể chiêm nghiệm vì sao người ta xúc phạm mình . Càng lâu thì cơn giận dữ của mình nguội dần và có thể tan biến đi lúc nào không hay . Có một câu đọc được ở đâu đó thật thú vị : “ Nhẫn nhất thời , phong bình lãng tĩnh ;Thoái nhất bộ , hải khoát thiên không ”

Được tạm dịch :
Nhịn một lần , gió yên sóng lặng .
Lùi một bước , biển rộng trời cao .

Tạp Chí Văn Hóa Phật Giáo 129

Nha_Tho_Bruce_Weigle

Bruce Weigl: “Tôi vơi đi bao ký ức đau đớn”

TT - Chiếc xe đò chạy xuyên đêm từ Hà Nội vào Quảng Trị và dừng lại ở Đông Hà rạng sáng 12-12. Người đàn ông từng là cựu binh Mỹ tham chiến ở Quảng Trị hơn 40 năm trước ngỡ ngàng bước xuống.

Vóc dáng cao lớn như một vận động viên trong chiếc sơmi ca rô màu sáng, trông ông trẻ hơn tuổi ngoài 60 của mình. Ít ai biết ông là một trong những nhà thơ xuất sắc, một tên tuổi lớn của nền thi ca đương đại Mỹ, nguyên chủ tịch Chương trình viết văn quốc gia, chủ tịch hội đồng thẩm định thơ của giải thưởng Văn học quốc gia Mỹ. ông là giáo sư, tiến sĩ, nhà thơ Bruce Weigl.

Ký ức ám ảnh

Giáo sư - tiến sĩ Bruce Weigl sinh ngày 27-1-1949 tại Lorain, Ohio (Mỹ). Ông từng là giáo sư của nhiều trường đại học tên tuổi như Arkansas, Old Dominion và Penn State. Hiện nay ông là giáo sư danh dự ngành nghệ thuật và nhân văn học của Trường cao đẳng Lorain County Community tại thành phố Ohio.

Trở về Việt Nam lần này, ngoài chuyến thăm lại Quảng Trị, vào tối 16-12 đêm thơ Trở về ngôi nhà Việt của ông sẽ đươc tổ chức tại Trường ĐH Văn hóa (Hà Nội), ra mắt tập thơ và hồi ký Sau mưa thôi nã đạn của Bruce Weigl (NXB Trẻ) do Nguyễn Phan Quế Mai biên soạn và chuyển ngữ.

Bruce Weigl là người có đóng góp rất nhiều cho sự hàn gắn quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau chiến tranh. Giống như nhiều người lính khác từng tham chiến ở Việt Nam, Bruce Weigl nhiễm chất độc da cam và hiện ông đang phải chống chọi với căn bệnh ung thư.

Chuyện các cựu binh Mỹ đến Việt Nam không còn là một điều lạ lẫm, nhưng với B.Weigl thì khác. Ông từng là một trong số cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam rất sớm, vào năm 1985. Từ đó đến nay ông đã có 12 lần về Việt Nam nhưng như ông kể, ông vẫn chưa thắng được những ám ảnh chiến tranh để về lại chiến trường Quảng Trị sau hơn bốn thập niên kể từ khi ông rời Việt Nam.

Có vài lần ông đã đến Huế, cách địa phận Quảng Trị chỉ hơn 30km nhưng rồi ông không dám tiếp tục hành trình quay lại miền đất ấy. Cái chết của những bạn bè ngay tại Quảng Trị 40 năm trước dường như chưa bao giờ nhòa nét trong ký ức. Và B.Weigl sợ rằng khi nhìn thấy những núi đồi, những cánh đồng, dòng sông của chiến trường xưa cũ sẽ thức gợi ký ức đau buồn cho dù trong những tập thơ của ông, chiến tranh Việt Nam luôn hiện ra thật khốc liệt và trần trụi.

Trên chuyến xe từ Đông Hà lên nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, B.Weigl kéo kính xe và đăm đăm nhìn qua ô cửa, con đường quốc lộ số 9, những mái đồi vùng Cồn Tiên, Gio Linh... Hình như ông đang cố chế ngự những ký ức đang cồn cào bão động phía sau gương mặt trầm tĩnh kia.

Rồi tất cả đã vỡ òa khi B.Weigl mang những nén nhang thắp cho hàng hàng bia mộ trong nghĩa trang liệt sĩ, những người xưa kia đã từng bên kia chiến tuyến với ông. B.Weigl rút khăn tay lau nước mắt.

Câu chuyện giữa ông với chúng tôi diễn ra dưới bóng rợp của tán cây bồ đề, cạnh khu mộ của những “liệt sĩ chưa biết tên” khi tôi chợt hỏi ông rằng lần đầu quay lại Quảng Trị và vì sao địa chỉ đầu tiên ông đi thăm không phải là nơi ông đóng quân ngày xưa mà là một nghĩa trang liệt sĩ của Việt Nam?

“Không ai tha thứ cho chúng tôi về quá khứ nhưng quan trọng chúng ta làm gì cho hiện tại và tương lai - B.Weigl trầm ngâm - Với những người lính đang nằm ở đây, tôi đã từng gặp họ và quả thật tôi khâm phục về sự quả cảm. Năm 1968, chúng tôi đã có một cuộc đọ súng, người lính Việt cộng nấp trên một cây rậm và bắn vào đội hình chúng tôi, tất cả hỏa lực tập trung về mục tiêu nhưng không thể bắt tiếng súng kia ngưng lại, chúng tôi đã gọi máy bay đến yểm trợ.

Khi cây cổ thụ kia bị đốn ngã bởi hỏa lực mạnh, chúng tôi ập tới, người lính Việt cộng đã hi sinh, tất cả chúng tôi đều không tin vào mắt mình khi nhìn thấy anh đã lấy dây buộc chặt thân thể mình vào đó để chiến đấu, vì thế ngay cả khi hi sinh anh vẫn không lìa khỏi thân cây kia. Rất có thể mộ anh ta cũng đang nằm đâu đó trong nghĩa trang này, và tận đáy lòng chúng tôi khâm phục họ. Anh biết đấy, sự ngưỡng mộ bao giờ cũng lớn hơn thù hận”.

Ánh mắt B.Weigl chợt dừng lại trên một tấm bia trong khu mộ của các liệt sĩ chưa biết tên, trên tấm bia đề “chưa biết tên” ấy có những dòng chữ viết bằng sơn đề tên một liệt sĩ, ghi là được tìm thấy bởi một nhà ngoại cảm, mặt kia của tấm bia có tên một liệt sĩ khác, hai liệt sĩ chung một nấm mồ.

“Anh thấy không, dòng chữ ấy đẹp hơn cả những dòng chữ khắc bằng máy trên đá, bởi nó được viết từ bàn tay của một người đang mang một niềm tin mãnh liệt là thân nhân mình đang nằm dưới đó”. Nhiều lần đưa khách đến thăm nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, nhiều người đã dừng lại trước ngôi mộ đặc biệt này nhưng chưa có ai nói với tôi về những dòng chữ viết tay run rẩy trên tấm bia như B.Weigl đã nói!

“Tiếng Việt của con tôi như thế nào?”

Bruce_va_con_gaiBruce và cô con gái nuôi người Việt, Nguyễn Thị Hạnh Weigl.

Câu chuyện về đứa con nuôi của B.Weigl đã được nhắc đến nhiều, đó là một bé gái quê ở Bình Lục, Hà Nam được ông nhận từ một trại trẻ mồ côi. Và khi nhận bé Nguyễn Thị Hạnh Weigl (tên con gái nuôi) ông đã nói với mọi người rằng: “Tôi nhận từ các bạn một bé gái Việt và một ngày kia khi nó khôn lớn tôi sẽ trả lại các bạn một cô gái Việt Nam, tôi sẽ không biến nó thành người Mỹ”.

Nguyen_Thi_Hanh_Weigl

Như sau này ông đã nói, rằng nếu không yêu tiếng Việt thì Hạnh sẽ không yêu được văn hóa Việt Nam, một người không yêu cội nguồn thì sẽ không yêu ai cả (“Cha, con và tiếng Việt” - Tuổi Trẻ ngày 25-7-2009). Với B.Weigl, phía sau ngôn ngữ bao giờ cũng là vẻ đẹp của một nền văn hóa.

Hơn 15 năm qua, Hạnh nay đã tốt nghiệp đại học, cuốn hồi ký “best-seller” của B.Weigl có tên Vòng tròn của Hạnh đã được Hạnh dịch sang tiếng Việt và NXB Phụ Nữ chuẩn bị ra mắt (ngày 17-12). Hôm đến NXB để trao đổi, câu hỏi đầu tiên của ông vẫn là: “Các chị thấy tiếng Việt của con tôi như thế nào?”. Câu hỏi ấy 15 năm qua B.Weigl đã hỏi bất cứ người Việt nào có dịp ghé chơi nhà cha con ông.

Có thể tình yêu của ông dành cho con nuôi đã khiến ông quan tâm đến tiếng Việt, nhưng còn có một lý do khác. B.Weigl tâm sự với chúng tôi rằng ngày còn chiến tranh, khi tiếp cận với đối phương, việc đầu tiên là thu giữ những giấy tờ, tài liệu có trên người họ để chuyển lên một bộ phận chức năng có nhiệm vụ phân tích các tài liệu ấy nhằm biết được những bí mật của phía bên kia.

Sau này khi chiến tranh kết thúc, ông đã đến các trung tâm lưu trữ tìm xem những tài liệu kia viết những gì, và ông bất ngờ khi một người biết tiếng Việt nói rằng trong những cuốn sổ kia, những người lính Việt cộng làm thơ, viết nhật ký... bài thơ được nhiều người chép nhất trong sổ tay là Núi đôi của Vũ Cao.

Đấy cũng là lúc B.Weigl bất ngờ hiểu rằng những người được gọi là “kẻ thù” ấy cũng yêu thơ, làm thơ... Rồi như một mách bảo của tâm thức, từ năm1979 B.Weigl bắt đầu làm thơ, với ông như một sự cứu rỗi cho những ám ảnh chiến tranh mà sau này người ta gọi là “Hội chứng Việt Nam”, làm thơ để thuốc thang cho những thương tích tinh thần.

Từ những trang sổ tay ố vàng của những người lính bên kia chiến tuyến, ông và bạn bè đã chọn lọc để dịch những bài thơ ấy sang tiếng Anh, đưa đến công chúng Mỹ để họ hiểu thêm về một góc khác của cuộc chiến tranh đã qua. Và chính ông cũng không thể ngờ, bắt đầu như một giải tỏa tự thân, thơ ca đã đưa ông thành một tên tuổi lớn của văn chương đương đại Mỹ. Rồi ông trở thành một sứ giả hữu nghị của văn chương, hàn gắn những người lính viết văn giữa hai phía trước khi những chính sách ngoại giao Mỹ - Việt ngày đó được điều chỉnh.

Hai ngày ở Quảng Trị chưa đủ cho B.Weigl chắp nối hồi ức với những địa danh, nhưng ông đã có những khoảnh khắc đáng nhớ khi thắp nhang khấn nguyện những người lính Việt ở nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn hay khi ngón tay ông run rẩy đặt lên vết đạn lõm dấu thành hình chữ S trên viên gạch Thành cổ Quảng Trị.

“Tôi bất ngờ bởi những thay đổi nằm ngoài sức tưởng tượng của tôi, những phố xá đông vui và đồng ruộng thanh bình này đã khiến tôi vợi đi bao ký ức đau đớn. Chắc chắn tôi sẽ còn trở về mảnh đất này, trở về, chứ không phải là quay lại!” - B.Weigl nói vậy về mảnh đất Quảng Trị nơi ông vừa có cuộc trở về sau 42 năm.

Để con người chỉ có yêu thương...

Khi đến nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, B.Weigl thường nhặt ba hòn đá rồi để chồng lên nhau trông như một tượng Phật, ông bảo đó là một “ký hiệu” của phật tử. Một thiền sư đã dạy ông để lại “ký hiệu” như thế khi đến một nơi nào đó. Những người đến sau nhìn thấy sẽ biết đã có một phật tử đã từng đến. Hỏi ông với một tình yêu Việt Nam như thế, kiếp sau ông sẽ mong thành người Mỹ hay người Việt, ông bảo: “Tôi muốn sinh ra trong ánh sáng của Phật giáo. Để con người chỉ có yêu thương, không hận thù hay chiến tranh”.

B.Weigl: “Dòng chữ này đẹp hơn cả những dòng chữ khắc bằng máy trên đá, bởi nó được viết từ bàn tay của một người đang mang một niềm tin mãnh liệt là thân nhân mình đang nằm dưới đó” - Ảnh: L.Đ.Dục

Để con người chỉ có yêu thương...

Khi đến nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, B.Weigl thường nhặt ba hòn đá rồi để chồng lên nhau trông như một tượng Phật, ông bảo đó là một “ký hiệu” của phật tử. Một thiền sư đã dạy ông để lại “ký hiệu” như thế khi đến một nơi nào đó. Những người đến sau nhìn thấy sẽ biết đã có một phật tử đã từng đến. Hỏi ông với một tình yêu Việt Nam như thế, kiếp sau ông sẽ mong thành người Mỹ hay người Việt, ông bảo: “Tôi muốn sinh ra trong ánh sáng của Phật giáo. Để con người chỉ có yêu thương, không hận thù hay chiến tranh”.

LÊ ĐỨC DỤC

Nguyen_Thi_Hanh_Weigl2

Chuyện buồn khó kể của một cô gái Mỹ gốc Việt

Đó là Nguyễn Thị Hạnh, và bây giờ là Hạnh Nguyễn Weigl. Câu chuyện của Hạnh được chính cha nuôi của mình là nhà thơ, cựu binh Mỹ Bruce Weigl viết thành cuốn sách "Vòng tròn của Hạnh". Sau khi xuất bản tại Mỹ, cuốn hồi ký trở nên nổi tiếng và bán rất chạy. Cuốn sách đã được Hạnh dịch sang tiếng Việt .

Đó là Nguyễn Thị Hạnh, và bây giờ là Hạnh Nguyễn Weigl. Câu chuyện của Hạnh được chính cha nuôi của mình là nhà thơ, cựu binh Mỹ Bruce Weigl viết thành cuốn sách "Vòng tròn của Hạnh". Sau khi xuất bản tại Mỹ, cuốn hồi ký trở nên nổi tiếng và bán rất chạy. Cuốn sách đã được Hạnh dịch sang tiếng Việt và chính thức ra mắt bạn đọc trong những ngày cuối năm 2010.

Trước đó tôi đã từng được nhiều bạn bè là các nhà văn, nhà thơ kể nhiều về số phận và cuộc đời của Hạnh. Tôi chỉ biết rằng, đó là một cô bé quê gốc ở làng Chu Lương, huyện Bình Lục (Hà Nam). Hạnh sinh ra đã không biết mặt cha, cô bé lớn lên bên người mẹ là Nguyễn Thị Vẻ - một người phụ nữ tội nghiệp, mắc căn bệnh nan y và chưa một lần được làm vợ theo đúng nghĩa. Khi Hạnh lên 4 tuổi, cuộc sống của hai mẹ con trở nên vô cùng khó khăn. Người phụ nữ bệnh tật ấy gần như không thể nuôi nổi con gái mình, nên đã gạt nước mắt gửi Hạnh vào một trại trẻ mồ côi. Và sau đó, một cựu binh Mỹ, nhà thơ Bruce Weigl đã nhận Hạnh làm con nuôi và đưa Hạnh về Mỹ, năm đó Hạnh vừa tròn 9 tuổi….

Đó là tất cả những gì sơ lược nhất tôi được biết về Hạnh. Và nếu chỉ nghe vậy, tôi cam đoan tất cả - tất cả những ai luôn thất vọng nhất về cuộc đời này cũng đều nói rằng, Hạnh là một cô bé may mắn - hết sức may mắn! Sẽ ra sao nếu Hạnh không được đưa về Mỹ làm con nuôi? Thật khó để trả lời câu hỏi này, bởi đó là sự "lập trình" của tạo hóa.

Tôi đã từng hỏi nhà thơ Bruce Weigl, trong vô vàn những đứa trẻ không may mắn ở Việt Nam, tại sao ông lại nhận Hạnh làm con nuôi, cô bé ấy có gì đặc biệt? Bruce Weigl kể: Khi những nhân viên trong tổ chức từ thiện đưa tấm ảnh của Hạnh cho ông xem, ông đã thấy đôi mắt của cô bé đang nói với mình một điều gì đó hết sức kỳ lạ. Đó là đôi mắt rất đặc trưng của những đứa trẻ Việt Nam - đôi mắt mà trong những năm tháng còn là lính tham chiến tại Việt Nam ông đã từng nhìn thấy, từng bị ám ảnh. Và ông đã quyết định tìm về Việt Nam để nhận Hạnh làm con nuôi, ông cần làm gì đó để xoa dịu những ký ức hãi hùng của cuộc chiến ấy.

Hạnh và những người bạn Việt Nam

Và đến năm 2009, tôi được một số bạn bè thông báo rằng, Hạnh sẽ về Việt Nam để học tập và làm việc một thời gian. Trong hình dung của tôi, Hạnh sẽ xuất hiện như một cô gái hiện đại, tự tin… như những hình ảnh thường thấy của một Việt kiều. Thành thực rằng, tôi cũng chẳng mấy bận tâm, hoặc quá chú ý về Hạnh, ngoài việc tự nhủ rằng, đó là một cô bé may mắn.

Thế rồi Hạnh xuất hiện. Tôi hết sức ngỡ ngàng trước sự rụt rè, bé nhỏ, và vô cùng thân thiện của cô bé. Sau gần 20 năm sống ở Mỹ, Hạnh vẫn là một cô gái Việt Nam - Việt Nam 100%. Hạnh vẫn nói tiếng Việt kiểu Hà Nam một cách "thuần chủng", vẫn ăn mặc giản dị như chưa bao giờ sống ở một đất nước hiện đại và ồn ã nhất thế giới.

Hôm đó chúng tôi tổ chức một bữa tiệc nhỏ chào đón Hạnh. Trong bữa ăn, Hạnh ít nói, chỉ quan sát mọi người một cách e dè, và thật ngạc nhiên hơn khi đi cùng Hạnh là một cậu bạn trai người Hà Nam. Sự trở về của Hạnh làm chúng tôi rất vui, tất cả chỉ muốn giúp cô bé nhanh chóng hòa đồng với cuộc sống ở Việt Nam và những công việc sẽ làm…

Chúng tôi phân công Hạnh biên dịch những bài báo bằng tiếng Anh sang tiếng Việt và biên tập một số thông tin nước ngoài để đăng báo. Cô bé làm việc rất chăm chỉ, và vẫn giữ thói quen ít nói. Cũng chính vì Hạnh ít nói nên tôi không có cơ hội nói chuyện nhiều với Hạnh. Thỉnh thoảng chúng tôi chỉ trao đổi với nhau qua công việc.

Vào một buổi chiều, trên đường Nguyễn Du, tôi thấy Hạnh đứng tần ngần một mình. Khi ấy phố phường bắt đầu thưa người, gió se lạnh báo hiệu một mùa đông đang đến. Dáng người bé nhỏ của Hạnh trở nên hết sức mong manh trước con đường đầy gió. Tôi mời Hạnh uống cà phê và chúng tôi đã trò chuyện.

Hạnh nói rằng, cảm thấy buồn - một nỗi buồn vu vơ hết sức khó tả. Đến lúc này tôi mới quan sát kỹ đôi mắt của Hạnh. Vẫn là một đôi mắt Việt Nam, nhưng không phải của một đứa trẻ ngơ ngác, sợ hãi của thời chiến tranh như cha nuôi Hạnh kể, mà đó là đôi mắt của một thiếu nữ đang lớn và thật sự mang một nỗi buồn khó diễn tả.

Tại sao Hạnh buồn? Tôi luôn tự hỏi như vậy, đáng lẽ Hạnh nên vui vì cuộc đời này đã mang lại cho Hạnh nhiều thứ, cuộc sống của Hạnh bây giờ là niềm mơ ước của quá nhiều người ở Việt Nam. Để được nhập cư vào Mỹ, trở thành công dân đất nước ấy biết bao khó khăn, kể cả việc họ phản bội lại Tổ quốc mình. Riêng với Hạnh, mọi chuyện lại hết sức khác biệt, Bruce Weigl là một nhà thơ, ông đã nhìn thấy ở Hạnh một tình yêu lớn vượt lên cả sự mắc nợ hay ám ảnh về chiến tranh, ông luôn nói: Hạnh là một món quà tuyệt vời đối với ông. Và Bruce Weigl đã giữ đúng lời hứa trước khi đưa Hạnh về Mỹ: "Hôm nay tôi nhận một cô bé Việt Nam về nhà mình, và tôi hứa với các vị 20 năm nữa sẽ trả lại các vị một cô gái Việt Nam…".

Bây giờ ngồi đối diện tôi, Hạnh vẫn là một cô gái Việt. Đó là điều đặc biệt, chỉ có một tâm hồn thi ca đích thực như Bruce Weigl mới thực hiện được lời hứa như vậy. Nếu Hạnh bị Mỹ hoá hoàn toàn có lẽ mọi chuyện đã khác, Hạnh đã không đứng liêu xiêu một mình trên con phố vốn rất ồn ã này và không lý giải nổi nỗi buồn đang xâm chiếm tâm hồn cô. Tôi cố gắng lái câu chuyện sang một hướng khác, nhưng hình như tâm trí Hạnh đang để ở đâu đó chứ không phải hiện tại. Rồi đột nhiên Hạnh nói: "Em thật sự không biết mình nên là người Mỹ, hay là người Việt…". Tôi giật mình vì câu nói ấy và cũng ngay lúc đó tôi bắt đầu lờ mờ hiểu về nỗi buồn trong đôi mắt cô gái này.

Hạnh tâm sự rằng, đã có dự định trở về Việt Nam làm việc sau khi cô tốt nghiệp thạc sỹ ngành sinh học, nhưng cũng có lúc cô hoài nghi về quyết định của mình. Hiện tại, Hạnh đang có một tình yêu nhưng không được nhiều người ủng hộ, nên Hạnh rất buồn… Tôi chợt nhớ ra người bạn trai cùng quê Hà Nam ngày nào. Đây là chuyện hết sức phức tạp, Hạnh đã xa Việt Nam quá lâu, cuộc sống nơi này đã biến chuyển nhanh chóng, nó không còn như những ngày Hạnh là cô bé 9 tuổi sống ở trại trẻ mồ côi, hơn nữa Hạnh cũng không biết rằng, để có quốc tịch Mỹ như Hạnh là niềm mơ ước của quá nhiều người cho dù chuyện đó đôi khi chỉ là sự phù du…

Đã đôi lần tôi nghe bạn bè nói về mối tình này của Hạnh. Cái anh chàng người Hà Nam đó không hiểu bằng cách gì đã khiến Hạnh rung động và yêu thương chỉ qua Internet. Và ngay khi Hạnh xuống sân bay, anh ta đã xuất hiện và gần như không chịu rời Hạnh nửa bước. Đó là một chàng trai khá bí ẩn, khi thì giới thiệu là đầu bếp, cũng có lúc lại nói là một nhân viên lập trình, và đôi lần lại nói mình đang quản lý một nhà hàng… Chúng tôi đã hết sức ái ngại cho mối quan hệ ấy, nhưng vì sợ làm tổn thương Hạnh nên im lặng.

Dù im lặng nhưng tất cả chúng tôi đều mang một nỗi lo sợ mơ hồ về mối quan hệ này. Một người bạn của chúng tôi đã quả quyết rằng, cần phải tìm hiểu kỹ anh chàng kỳ lạ này, nếu không mọi chuyện sẽ rất tai hại. Và chúng tôi đã quyết định tìm hiểu, quả thực đó là một chàng trai không nghề nghiệp, sống nhờ bạn gái và cả ngày chỉ lượn lờ quanh các con phố chờ người yêu đi làm về.

Ở Việt Nam kiểu thanh niên như vậy không hề hiếm, các cô gái tinh ý sẽ dễ dàng nhận ra nhưng với Hạnh thì khác. Cô đã rời xa Tổ quốc mình quá lâu, thứ duy nhất Hạnh còn là tâm hồn và tiếng Việt mà cha nuôi cô đã dày công gìn giữ. Còn tất cả những mánh khóe, những toan tính nhỏ mọn… kiểu vỉa hè ở Việt Nam thì trở nên hoàn toàn xa lạ với cô. Và đôi khi những kiểu toan tính, vụ lợi nhỏ nhen ấy lại trở nên hết sức đáng cảm động dưới đôi mắt của Hạnh. "Em thương anh ấy vì có một hoàn cảnh như em…" - Hạnh tâm sự với tôi như vậy.

Tôi không biết phải giải thích với Hạnh thế nào, tôi chỉ nói rằng, hãy thật tỉnh táo vì đôi khi sự thương hại làm chúng ta mù quáng, nhưng hãy yêu nếu thấy điều đó làm mình hạnh phúc. Hạnh chỉ mỉm cười - một cái cười e dè đầy buồn bã.

Cuối năm đó, Hạnh có ý định vào miền Nam ăn Tết với cha đẻ của mình. Nhưng sau đó Hạnh lại từ bỏ quyết định đó, một người bạn của tôi nói rằng, Hạnh rất buồn vì chuyện với cha đẻ của mình. Người cha ấy đã làm Hạnh tổn thương vì muốn con gái chia đất cho mình ở Hà Nam, dù ông ấy đã bỏ đi ngay khi con gái chào đời… Trước đó, tôi cũng từng biết khi mẹ đẻ của Hạnh mất vì trọng bệnh, Hạnh đã về Việt Nam và nhờ một người bạn đưa vào miền nam để một lần nhìn thấy mặt cha đẻ của mình.

Một thân phận nhỏ bé như Hạnh sinh ra đã không thể sống trong tình yêu của mẹ vì bệnh tật, đói nghèo, cũng không thể hưởng thụ sự ấm áp của người cha vì sự vị kỷ và vô trách nhiệm. Và đến bây giờ khi đã trở thành một cô gái mang quốc tịch Mỹ thì rất nhiều người lại nghĩ rằng, sẽ được một cái gì đó từ Hạnh! Thật khó kể chuyện này, thật khó cắt nghĩa rành mạch cho dù nó hết sức đơn giản, nhưng đó là sự đơn giản đáng xấu hổ.

Vì thế Hạnh buồn. Hạnh không biết mình nên là người Mỹ hay là người Việt. Ngay sau Tết, Hạnh lặng lẽ rời Việt Nam. Tôi chỉ nhận được một e-mail từ Hạnh: "Cảm ơn vợ chồng anh vì những ngày ở Việt Nam, em đã luôn cười vì anh là người hài hước…". Tôi không biết phải kể tiếp thế nào, nhưng rõ ràng Hạnh vẫn buồn dù cô có một gia đình bên Mỹ, họ yêu thương cô thật sự. Nhưng điều đó có lẽ chưa đủ, con người ta ai cũng muốn được sống yên bình bên những người ruột thịt của mình. Có lẽ Hạnh buồn vì điều đó.

Ông bố Tây

và hành trình nuôi dưỡng tâm hồn Việt

Xin phép được quay trở lại câu chuyện về con gái nuôi của Bruce, Nguyễn Thị Hạnh Weigl, sau một hồi gián đoạn bởi nước mắm. Bruce từng là một trong số cựu binh Mỹ trở lại Việt Nam rất sớm, khoảng những năm 1985. Từ đó đến nay ông đã có 13 lần về Việt Nam và một lần vào năm 1995, ông đã nhận nuôi Hạnh từ một trại trẻ mồ côi ở Hà Nam.

"Tôi yêu Việt Nam và muốn Hạnh giữ được những nét Việt khi ở đất Mỹ. Chúng tôi thường xuyên nấu những món ăn của Việt Nam để Hạnh được thưởng thức hương vị của quê hương. Tôi cố gắng hòa trộn để ngôi nhà của mình luôn có hai nét văn hóa Mỹ - Việt. Hàng ngày, tôi cũng mời giáo viên tiếng Việt đến dạy tiếng Việt cho Hạnh", Bruce kể.

Hỏi Bruce lý do nhận nuôi Hạnh, ông chần chừ một hồi rồi nói: "Câu hỏi hơi riêng tư. Nhưng tôi sẽ chia sẻ với các bạn... Tôi là một người lính trong chiến tranh Việt Nam, năm đó tôi mới 18 tuổi và chẳng có gì. Tôi đến Việt Nam để tham chiến vì nghĩa vụ nhưng trong thâm tâm tôi, tôi không hề ghét người Việt Nam. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ, tôi trở về và bắt đầu tìm hiểu về cuộc chiến. Tôi nhận ra rằng chiến tranh là sai lầm, mọi lý do đều dối trá. Từ đó, tôi nghiên cứu nhiều hơn về Việt Nam và hậu quả mà chiến tranh đã gây ra. Chiến tranh kết thúc, tôi quay lại Hà Nội khoảng giữa những năm 80, nhìn thấy một thành phố nghèo, không quán xá, không khách sạn. Tôi suy nghĩ rất nhiều và quyết tâm làm một điều gì đó để trả nợ cho Việt Nam. Nhưng tôi chỉ là một con người bình thường, không thể làm được điều gì to tát nên tôi quyết định nhận nuôi một đứa trẻ mồ côi người Việt, đem cho bé một cơ hội có cuộc sống tốt hơn. Rất nhiều trường hợp con nuôi được đổi tên và sống trong môi trường Mỹ, không nói tiếng Việt và mất đi những nét văn hóa Việt Nam. Tôi không muốn điều đó cho con gái tôi. Tôi yêu Việt Nam, yêu văn hóa Việt Nam và muốn con gái tôi giữ gìn điều đó. Và Hạnh đã làm được, con bé là niềm hạnh phúc của đời tôi, một cô con gái thông minh và tình cảm".

Ông bố Tây và hành trình nuôi dưỡng tâm hồn Việt - Ảnh 1

Bruce và cô con gái nuôi người Việt, Nguyễn Thị Hạnh Weigl.



Câu chuyện cha và con



Nghe nói trình độ tiếng Việt của Hạnh tốt lắm, tôi muốn Bruce xác nhận thông tin xem thực hư thế nào. Ông lập tức bấm điện thoại để tôi nói chuyện trực tiếp với Hạnh. Thật không ngờ, một giọng Bắc chính hiệu, không lơ lớ hay tạp âm gì. Thật khó tin khi đó là giọng nói của một cô gái rời khỏi Việt Nam năm 8 tuổi. Tôi hỏi chị đã luyện tập tiếng Việt thế nào, Hạnh nói chị vẫn nói chuyện với bạn bè người Việt, xem báo và các chương trình của Việt Nam, đặc biệt, Hạnh rất thích chương trình Giọng hát Việt.



Tuy nhiên trong quá trình nói chuyện, đường truyền tín hiệu không được tốt, tôi đã đề nghị lấy email của chị để hỏi thêm. Khoảng 12 tiếng sau, tôi nhận được thư trả lời của Hạnh. Xin trích nguyên văn:

Có thể nói, người cha nuôi đã nuôi dưỡng phần Việt Nam trong chị?

Chào bạn, cám ơn bạn đã cho tôi cơ hội nói đôi lời về bố mình. Đúng thế, không những bố Bruce đã nuôi tinh thần Việt của tôi, cho đến bây giờ, bố vẫn luôn là người duy nhất dạy dỗ tôi làm người Mỹ gốc Việt đặc biệt và quan trọng đến mức nào trên đất nước Mỹ này. Bố luôn nhắc nhở tôi phải gắn bó với nguồn gốc và văn hóa Việt. Hơn nữa, bố còn luôn tạo cơ hội cho tôi giao tiếp với những người Việt giàu chất văn hóa. Bố luôn cho rằng đất nước và văn hóa Việt Nam là nhất. Có lẽ ảnh hưởng này cũng lan tràn sang tôi từ lúc nào không biết.

Kỷ niệm nào khiến chị nhớ nhất về bố Bruce Weigl?

Tôi có rất nhiều kỷ niệm cùng với bố, nhưng không biết bắt đầu từ đâu nhỉ. Để bạn hiểu một chút ít về tình cảm bố con tôi, tôi kể về quãng thời gian đầu bố mới bay về Việt Nam, năm 1995 nhé. Trong khi chúng tôi chờ cấp Visa tại Hà Nội, bố con tôi được trung tâm hỗ trợ HOLT giới thiệu đến một cặp bố Tây con nuôi Việt khác. Một đêm trong lúc đi dạo đô thành, tôi rất ngạc nhiên khi thấy cô bé người Việt kia rất vui vẻ quấn quýt với người bố nuôi mới của mình. Cô vừa đi vừa nắm tay ông Tây. Ông còn vác cô lên cổ đi dạo với một cách rất tự nhiên. Người ngoài nhìn vào chắc không ai có thể đoán rằng hai bố con nuôi này mới gặp nhau chỉ vài ngày trước. Tôi thì lại khác, trong đầu tôi có biết bao nhiêu dấu hỏi về người Tây cao to này. Tôi cảm thấy rất ngượng khi phải đi bên cạnh ông.

Đêm tối hôm đó, tôi lén ngước nhìn lên gương mặt bố. Tôi cảm thấy niềm khao khát tình yêu thương tràn ngập trên mặt bố. Tôi tự hỏi có phải mình đã làm ông thất vọng chăng? Nhưng bố chỉ nhìn xuống mỉm một nụ cười thật hiền hậu. Đến lúc đấy tôi nhận ra rằng bố rất hiểu cảm xúc của tôi lúc bấy giờ. Đi một đoạn đường dài, tôi dần dần lại gần bố. Những lo ngại vô cớ của tôi tan đi và tôi tự giác nắm lấy tay bố trong đêm hôm đấy, trên một con đường nhỏ tại Hà Nội. Ngay từ đấy, tôi an tâm tin tưởng bố Bruce vì tôi biết rằng bố luôn luôn đón nhận tình cảm của tôi. Phải nói là tiểu thuyết tình cảm bố con tôi đã bắt đầu từ đêm hôm đó.

Điều gì khiến chị tự hào nhất về người bố nuôi của mình?

Tôi tự hào nhất là trái tim nhân hậu của bố Bruce. Tôi nghĩ trái tim bố luôn luôn mở rộng cho bất cứ người nào bố gặp. Tôi muốn so trái tim bố với một cái giếng vô đáy. Bố rất dễ gần và rất vui tính. Tôi chưa hề thấy bố có một suy nghĩ xấu hay bắt gặp bố nói xấu về người khác bao giờ. Điều này tôi rất khâm phục. Một điều nữa khiến tôi tự hào là sự thành đạt của bố Bruce. Bố sinh ra và lớn lên trong một môi trường rất nghèo khó. Bố là người đầu tiên trong gia đình đã tự mình học hết trung học, lên đại học, rồi lên bậc tiến sỹ. Mọi chi phí bố đã tự lo hết. Tất cả những gì bố có ngày hôm nay là do bố đã tự làm ra. Bố không bao giờ tựa vào hoàn cảnh để lôi kéo mình lại, nhưng ngược lại bố đã vươn lên và thoát khỏi hoàn cảnh đó. Tôi rất tự hào về bố vì điều này. Bố đã tự mình vươn, thoát khỏi cảnh nghèo, và cũng đang dần dần thoát khỏi hậu quả tàn ác của chiến tranh.



Là con nuôi của người nổi tiếng thú vị chứ ?

Là người đọc, phải thú nhận rằng tôi rất thích văn thơ của bố; rất khéo, rất tinh tế, và rất dễ đọc. Nhưng, là một người con, cũng như câu trả lời vừa rồi, tôi rất tự hào về bản chất con người của bố Bruce. Tôi nghĩ người con nào cũng nghĩ rất cao về bố mẹ mình, phải không? Có lẽ bố không biết điều này, nhưng tôi là trong những fan số một của bố đấy. Tôi rất hâm mộ con người cá nhân của bố vì bố là người thầy có ảnh hưởng lớn nhất trong cuộc đời tôi.

Chị đã về Việt Nam mấy lần?



Từ ngày tôi rời Việt Nam, là năm 1995, tôi về Việt Nam được 4 lần rồi. Hai lần đầu (lần đầu là năm 2000) tôi đi với bố về làm việc với hội Nhà văn Việt Nam. Chuyến thứ ba tôi về cùng các anh chị trước kia sống với tôi tại trại trẻ ở huyện Bình Lục cũng sang đây làm con nuôi như tôi. Lần thứ tư tôi về một mình, năm 2009 sau khi tốt nghiệp đại học và ở tại Hà Nội đến gần một năm.

Chị có thể chia s ấn tượng sau mỗi lần về Việt Nam?

Lần nào cũng như lần nào, đất nước Việt Nam luôn đem lại cho tôi rất nhiều sự bất ngờ. Tôi rất tự hào về sự phát triển, về mọi mặt của đất nước nhỏ bé này. Ấn tượng nhất là năm 2009, tôi có dịp về ăn Tết dưới Nam Định ở nhà một người bạn thân. Đấy là lần đầu tiên tôi được ăn Tết ở Việt Nam kể từ ngày tôi ra đi.

Đã có lần chị quay lại để tìm bố đẻ, chuyến đi đó thế nào?



Cho phép tôi giữ lại kỷ niệm này vì tôi tôn trọng cuộc sống cá nhân của bố đẻ mình.

Khi có con, chị có dạy tiếng Việt cho con mình không?

Đương nhiên rồi. Con tôi cũng sẽ như những đứa trẻ của xã hội ngày hôm nay vì thời buổi bây giờ, chỉ biết riêng tiếng mẹ đẻ mình chưa chắc đã đủ. Điều quan trọng hơn đối với tôi là khi có con, con tôi biết yêu thương dòng máu Việt đang chảy trong người nó. Một khi điều này xảy ra, sự mong muốn của nó sẽ tự cháy và con tôi sẽ tự giác học hỏi thêm về nguồn cội mình, về nét văn hóa và xã hội Việt Nam, không chỉ tiếng Việt. Đấy là ước mơ của tôi. Cám ơn bạn đã tạo cơ hội cho tôi chia sẻ về bản thân và về gia đình mình, chúc bạn một ngày tươi đẹp.


L
ời hứa ấn tượng

Khi đón nhận Hạnh vào vòng tay của mình, Bruce đã quả quyết: "Hôm nay, tôi nhận của quý vị một đứa bé Việt Nam, tôi hứa sau này sẽ trả lại quý vị một cô gái Việt Nam. Tôi sẽ không biến cô ấy thành người Mỹ". Và Bruce đã làm được. Bruce kể, khi đưa Hạnh sang Mỹ, ông đã nhờ bạn bè trong làng văn Việt Nam chọn cho cô những quyển sách thiếu nhi của Việt Nam, những băng đĩa ca nhạc mà bọn trẻ Việt hay xem... để Hạnh có thể sống trong môi trường Việt Nam.

(Còn nữa)

Thanh Xuân - Anh Đức
http://www.nguoiduatin.vn/




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/05/2011(Xem: 7272)
Không biết trong đầu óc chúng ta có một trung tâm thần kinh của sự công bằng hay không, nhưng mọi người bình thường đều yêu thích, đam mê sự công bằng. Ai trong chúng ta cũng thấy lịch sử nhân loại là một vận động đi tìm và tiến đến sự công bằng. Những cuộc cải cách, những cuộc cách mạng, thậm chí những cuộc chiến tranh cho đến những thiết chế chính trị, kinh tế, xã hội đều để tiến bộ về phía công bằng. Pháp luật, kinh tế, xã hội, chính trị được xem là tiến bộ hơn khi chúng tạo được nhiều công bằng hơn.
29/05/2011(Xem: 8591)
Bất cứ trong một đoàn thể nào cũng không tránh khỏi chuyện thị phi; nếu trong môi trường thị phi mà vẫn giữ được bình tĩnh, hài hòa, đây mới thật sự là người trưởng thành.
28/05/2011(Xem: 6267)
Từ khi ra thăm bốn cửa thành, Thái tử Tất Đạt Đa đã cảm nhận những nỗi thiết tha thống khổ của nhân loại khiến Ngài quyết tâm đi tìm một chân lý để cứu giúp chúng sinh còn đang lặng hụp trong biển đời sinh tử trầm luân.
28/05/2011(Xem: 8076)
Chữ niệm nghĩa là nhớ. Chữ Hán viết phần trên là chữ kim, nghĩa là nay, phần dưới chữ tâm, nghĩa là lòng mình. Niệm là điều ta đang nhớ tới, đang nghĩ tới. Mà điều ta nhớ và nghĩ có thể là tà, có thể là chính, vì vậy nên có tà niệm và chánh niệm.
26/05/2011(Xem: 12942)
Nhận lời mời của quý vị, hôm nay có duyên cùng quý vị bàn về tam quy y trong Phật pháp tại Bờ biển Vàng (Golden coast) Queensland- Australia. Ðối với Phật pháp đây là đề tài rất quan trọng, là chỗ nhập môn tu học của chúng ta. Trước khi nói đến tam quy, đầu tiên phải có nhận thức chính xác về Phật pháp.
21/05/2011(Xem: 7815)
Ý tưởng về bồ đề tâm thật không thể nghĩ bàn! Nó khiến cho tất cả những công việc nào không liên quan đến việc làm lợi lạc cho chúng sanh trở nên buồn chán và bất toại nguyện. Ta thật sự sẽ không còn hứng thú hay thưởng thức được đời sống của mình, ngoại trừ công việc đầy ý nghĩa này. Tất cả mọi thứ khác sẽ trở nên vô nghĩa, trống rỗng và không có thực chất.
20/05/2011(Xem: 7392)
Ta cần có những thiện hạnh để chấm dứt những dục vọng vô độ và việc coi mình là quan trọng; cách hành xử tránh điều độc hại như thuốc độc...
19/05/2011(Xem: 16884)
Hầu như ai đến phố Bolsa cũng từng thấy một khất sĩ mà nhiều người gọi là “ông sư ở Phước Lộc Thọ.” Ông mặc bộ áo cà sa vàng, khoảng 40 tuổi, tay ôm bình bát, mắt nhắm nghiền như đang thiền định. Ông đứng từ sáng đến chiều, ngày này qua ngày nọ bất kể thời tiết nóng hay lạnh. Phố Bolsa sáng sáng thường có các nhà sư đi khất thực bên ngoài những cửa tiệm, đặc biệt trong khu chợ ABC ở góc Bolsa và Magnolia. Họ xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần, xong biến mất như đã hoàn tất một giai đoạn trên con đường tu tập.
18/05/2011(Xem: 21656)
Con được biết - không chắc đúng không - hôm nay 28-4, là ngày Sinh Nhật Sư Phụ tròn 88 tuổi nên con viết vội đôi dòng kính chúc Sư Phụ luôn Phước Thọ tăng long, bách niên thọ thế để hàng đại chúng Bảo Vương của chúng con nói riêng và Giáo hội nói chung luôn có được bóng mát chỡ che tinh thần và trí tuệ của một trong số rất ít còn lại hàng đại lão hòa thượng của PGVN. Riêng con vẫn còn đó một đại tự điển sống về Phật học tinh hoa cũng như về lịch sữ Việt Nam thời cận đại.
15/05/2011(Xem: 7568)
Nhân quả đồng thời được nói một cách cô đọng trong kinh Pháp Hoa, kinh Hoa Nghiêm… và rải rác trong các kinh điển Đại thừa. Có lẽ người đầu tiên dùng thành ngữ “nhân quả đồng thời” là Đại sư Trí Khải (thế kỷ thứ 6) trong Pháp Hoa Huyền Nghĩavà trong các tác phẩm Thiên Thai tông của ngài, y cứ trên kinh Pháp Hoa. Thành ngữ này cũng là một giáo lý chính yếu của Hoa Nghiêm tông vào thế kỷ thứ 7. Nói một cách vắn tắt và đơn giản, nhân quả đồng thời là quả giác ngộ, quả Phật vốn đã nằm nơi nhân tu hành để đạt đến giác ngộ, để thành Phật. Nhân của thành Phật là “nhân địa pháp hạnh của Như Lai” được nói trong kinhViên Giác:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]