Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bát Nhã Tâm Kinh (Sanskrit - Dịch Âm - Dịch Nghĩa)

17/12/201105:37(Xem: 7256)
Bát Nhã Tâm Kinh (Sanskrit - Dịch Âm - Dịch Nghĩa)

BÁT NHÃ TÂM KINH
(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)
Dịch Việt: Nguyệt Thiên
(Đọc với font VU- Times và Acrobat Reader)

Lời tựa: Nhân dịp tình cờ tìm thấy văn bản Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ (Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh) ở mạng internetnên chúng tôi có ý định tìm hiểu xem ý nghĩa bản văn với mục đích trau dồi thêm về phương diện ngôn ngữ. Ở đây, chúng tôi chỉ cố gắng ghi lại nghĩa Việt theo khả năng học hiểu về cổ ngữ Sanskrit. Những điểm sai sót do thiếu hiểu biết về các lãnh vực khác, ngưỡng mong quý vị hỷ xả cho.

BatNhatTamKinh-Sanskrist

(http://www12.canvas.ne.jp/horai/heart-skt.gif)

***

BÁT NHÃ TÂM KINH

(SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA)

***

॥ प्रज्ञापारमिताहृदयसूत्रम् ॥

Prajñāpāramitāhṛdayasūtraṃ

Kinh Giảng về Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia (Bát Nhã Ba La Mật)

॥ नमः सर्वज्ञाय ॥

Namaḥ sarvajñāya.

Kính lễ đấng Toàn Tri.

आर्यावलोकितत्तेश्वरबोधिसत्त्वो

गंभीरायं प्रज्ञापारमितायं चर्यां चरमाणो

व्यवलोकयति स्म । पंच स्कन्धाः ।

तांश्च स्वभावशून्यान्पश्यति स्म ।

āryāvalokiteśvarabodhisattvo

gaṃbhīrāyaṃ prajñāpāramitāyaṃ caryāṃ caramāṇo

vyavalokayati sma. paṃca skandhāḥ.

tāṃśca svabhāvaśūnyān paśyati sma.

Bồ Tát Avalokiteśvara thánh thiện

trong khi thực hành hạnh Ba-la-mật thâm sâu về Trí Tuệ

đã quan sát kỹ lưỡng năm uẩn

và đã nhìn thấy chúng có trạng thái KHÔNG ở bản thể.[1]

इह शारिपुत्र रूपं शून्यता शून्यतैव रूपं रूपान्न पृथक् शून्यता शून्याताया न

पृथग्रूपं यद्रूपं सा शून्यता या शून्यता तद्रूपं । एवमेव वेदनासंज्ञासंस्कारविज्ञानानि ।

iha śāriputra rūpaṃ śūnyatā śūnyataiva rūpaṃ, rūpān na pṛthak śūnyatā śūnyātāyā na pṛthag rūpaṃ yad rūpaṃ sā śūnyatā yā śūnyatā tad rūpaṃ. evameva vedanā-saṃjñā-saṃskāravijñānāni.

Này Śāriputra, ở đây SẮC là trạng thái KHÔNG, chính trạng thái KHÔNG là SẮC; trạng thái KHÔNG không tách rời khỏi SẮC, SẮC không tách rời khỏi trạng thái KHÔNG; cái nào là SẮC, cái ấy là trạng thái KHÔNG; cái nào là trạng thái KHÔNG, cái ấy là SẮC. Tương tợ y như thế là các THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC.[2]

इह शारिपुत्र सर्वधर्माः शून्यतालक्शणा अनुत्पन्ना अनिरुद्धा अमला न विमला नोना न परिपूर्णाः ।

iha śāriputra sarva-dharmāḥ śūnyatā-lakṣaṇā anutpannā aniruddhā amalā avimalā nonā na paripūrnāḥ.

Này Śāriputra, ở đây tất cả các pháp có trạng thái KHÔNG là tướng trạng, thì không được sanh ra, không bị hoại diệt, không vết nhơ, không phải là khỏi bị vết nhơ, không là vơi, không bị tràn đầy.

न विद्या नाविद्या न विद्याक्षयो नाविद्याक्षयो यावन्न जरामरणं न जरामरणक्षयो न दुःखसमुदयनिरोधमार्गा न ज्ञानं न प्राप्तिरप्राप्तित्वेन ।

na vidyā nāvidyā na vidyākṣayo nāvidyākṣayo yāvan na jarāmaraṇaṃ na jarāmaraṇakṣayo na duḥkhasamudayanirodhamārgā na jñānaṃ na prāptiraprāptitvena.

không là minh, không là vô minh, không là sự hoại diệt của minh, không là sự hoại diệt của vô minh, cho đến (các trạng thái) không là già và chết, không là sự hoại diệt của già và chết, không là Khổ-Tập-Diệt-Đạo, không là trí, không là sự đạt đến cùng với trạng thái không đạt đến.[3]

तस्माच्छारिपुत्र शूयतायां न रूपं न वेदना न संज्ञा न संस्कारा न विज्ञानानि । न चक्षुःश्रोत्रघ्राणजिह्वाकायमनांसि । नरूपशब्दगंधरसस्प्रष्टव्यधर्माः । न चक्षुर्धातुर्यावन्न

ननोविज्ञानधातुः ।

tasmācchāriputra śūnyatāyām na rūpaṃ na vedanā na saṃjñā na saṃskārā na vijñānāni. na cakṣuḥ-śrotra-ghrāṇa-jihvā-kāya-manāṃsi. na rūpa-sabda-gandha-rasa-spraṣṭavya-dharmāḥ. na cakṣur-dhātur yāvan na manovijñāna-dhātuḥ.

Này Śāriputra, vì thế ở trạng thái KHÔNG không có sắc, không có thọ, không có tưởng, không có các hành, không có các thức, không có các mắt-tai-mũi-lưỡi-thân-ý, không có các sắc-thinh-hương-vị-xúc-pháp, không có nhãn giới cho đến không có ý thức giới.

बोधिसत्त्वस्य प्रज्ञापारमितामाश्रित्य विहरत्यचित्तावरण​: ।

चित्तावरणनास्तित्वादत्रस्तो विपर्यासातिक्रान्तो निष्ठनिर्वाणः ।

त्र्यध्वव्यवस्थिताः सर्वबुद्धाः प्रज्ञापारमितामा श्रित्यानुत्तरां

सम्यक् संबोधिमभिसंबुद्धाः ।

bodhisattvasya prajñāpāramitām-āśritya viharatyacittāvaraṇaḥ. cittāvaraṇanāstitvād-atrasto viparyāsātikrānto niṣṭha-nirvāṇaḥ. tryadhva-vyavasthitāḥ sarvabuddhāḥ prajñāpāramitām-āśrityānuttarāṃ samyaksaṃbodhim-abhisaṃbuddhāḥ.

[4]Vị Bồ Tát, sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, sống có sự không bị che lấp ở tâm; do không có sự hiện diện của sự che lấp ở tâm, (trở nên) không bị dao động, (được) vượt qua ảo tưởng, có Niết Bàn được hoàn mãn. Tất cả chư Phật hiện hữu ở ba thời (quá khứ-hiện tại-vị lai), sau khi nương tựa vào Trí Tuệ Đến Bờ Kia, thì được chứng đắc phẩm vị Toàn Giác vô thượng.

तस्माज्ज्ञातव्यो प्रज्ञापारमितामहामन्त्रो

महाविद्यामन्त्रो ऽनुत्तरमन्त्रो ऽसमसममन्त्रः सर्वदुःखप्रशमनः

सत्यममिथ्यत्वात् प्रज्ञापारमितायामुक्तो मन्त्रः ।

tasmāj-jñātavyo prajñāpāramitā-mahāmantro mahāvidyāmantro ’nuttaramantro ’samasamamantraḥ sarvaduḥkhapraśamanaḥ satyam-amithyatvāt prajñāpāramitāyām-ukto mantraḥ.

Vì thế, nên biết rằng: lời chỉ dạy[5]vĩ đại về Trí Tuệ Đến Bờ Kia là lời chỉ dạy về sự hiểu biết vĩ đại, lời chỉ dạy vô thượng, lời chỉ dạy không gì sánh bằng, có sự làm lắng dịu tất cả khổ đau, là sự thật bởi vì tính chất không sai trái, là lời chỉ dạy được nói ở Trí Tuệ Đến Bờ Kia.

तद्यथा गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा ॥

tadyathā gate gate pāragate pārasaṃgate bodhi svāhā.

Điều ấy là như vầy: “Khi đã đi đến, khi đã đi đến, khi đã đi đến bờ kia, khi đã hội tụ ở bờ kia, phẩm vị Giác Ngộ là vật dâng hiến.”

(gá-têêê gá-têêê paaa-rá-gá-têêê paaa-rá-xămmm-gá-têêê bô-đơhí xơ-vaaa-haaa).[6]

॥ इति प्रज्ञापारमिताहृदयं समाप्तं ॥

iti prajñāpāramitā-hṛdayaṃ samāptaṃ.

Như vậy Yếu Lý của Trí Tuệ Đến Bờ Kia được đầy đủ.

***



[1]Ở các bản dịch từ tiếng Hán có thêm: “độ nhất thiết khổ ách/vượt qua mọi khổ ách.” Không thấy đoạn này ở các bản tiếng Anh.

[2]Ở đây đang nói về ngũ nẩn: sắc uẩn, thọ uẩn, tưởng uẩn, hành uẩn, thức uẩn.

[3]So sánh với bản dịch từ tiếng Hán và tiếng Anh, thì văn bản này có sự đảo lộn thứ tự của đoạn này và đoạn kế.

[4]Ở các văn bản khác có thêm: tasmād aprāptitvād / Dĩ vô sở đắc cố / Bởi không sở đắc / Therefore, O Sariputra, by reason of his nonattainment (of nirvana).

[5]Từ mantraở đây được ghi nghĩa Việt là “lời chỉ dạy” thay vì “chú thuật.” Sanskrit - English Dictionaryghi nghĩa của từ mantranhư sau: “... ‘instrument of thought,’ speech, sacred text or speech, a prayer or song of praise ...”

[6]Thay vì theo âm của tiếng Hán “Yết đế, Yết đế, Ba la Yết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề. Tát bà ha” thì được ghi âm theo cách đọc của tiếng Sanskrit: Ví dụ: gá-têêê: gá = âm ngắn, têêê = âm dài, đọc là tê rồi kéo dài ra.

Nguồn: http://www.paliviet.info/Sanskrit/Skrt_BatNha.htm


Phiên bản PDF:BÁT NHÃ TÂM KINH (SANSKRIT - DỊCH ÂM - DỊCH NGHĨA) Dịch Việt: Nguyệt Thiên
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/02/2018(Xem: 7900)
Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng “trả lương” cho các con Thái Hà Books măng non vì chép và thuộc kinh Vu lan báo hiếu Tôi là một cô gái học trường đại học nông nghiệp, ấy thế mà lại mê sách vô cùng. Tôi rất thích đọc sách và đã xin vào công ty sách Thái Hà thực tập. Để rồi tôi được giữ lại làm việc và đã làm được mấy năm rồi. Hôm nay tôi muốn chia sẻ một câu chuyện hay và thấm đẫm trí tuệ và yêu thương ở công ty chúng tôi. Chuyện này tuy nhỏ nhưng ý nghĩa rất lớn và tác động đến rất nhiều người, kể cả người lớn. Tôi ngồi gõ lại để mong có nhiều cơ quan, nhà trường, doanh nghiệp và gia đình nghiên cứu để học theo. Chuyện là một tháng trước, cả công ty nhận được thông báo qua email của Tiến sỹ Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Thái Hà Books rằng thầy quyết định “trả lương” cho các con của các bố các mẹ Thái Hà Books chép kinh Vu lan báo hiếu. Thầy Hùng muốn các con chép để hiểu lời kinh, muốn các con hiểu lời dạy của Đức Phật để yêu quý và biết ơn bố mẹ mình. Thầy muốn các con thành
30/01/2018(Xem: 11121)
Kính thưa chư Tôn Đức, chư Pháp hữu và quý vị hảo tâm Từ thiện. Trong tâm niệm hành thiện: '' Phụng sự chúng sanh là thiết thực cúng dường chư Phật '', hôm nay (29 .Jan-2018) chúng tôi vừa thực hiện xong một số giếng cần giục (Well hand-pump) cho những ngôi làng nghèo vùng núi Khổ Hạnh Lâm , Nalanda & khu vực lân cận Bồ Đề Đạo Tràng, thành Già Da- Gaya tiểu bang Bihar India. Xin chia sẻ cùng quí vị một vài hình ảnh tường trình.
19/01/2018(Xem: 9052)
Vẻ đẹp vừa nên thơ, vừa dân dã của những ngôi làng bập bềnh trên sông nước luôn làm nao lòng khách du lịch. Dưới đây là 10 ngôi làng nổi tuyệt đẹp trên thế giới. 1. Làng Ko Panyi, Thái Lan Ko Panyi là một ngôi làng đánh cá ở tỉnh Phang Nga, Thái Lan. Ngôi làng gồm 200 gia đình sống trong các ngôi nhà được xây trên những cột trụ lớn. Mặc dù lượng khách du lịch tăng đáng kể thời gian gần đây, người dân ở Ko Panyi vẫn sống chủ yếu dựa vào ngành công nghiệp đánh bắt hải sản bởi khách du lịch chỉ đến nhiều vào mùa khô. Đặc biệt, ngôi làng còn có hẳn một sân bóng đá. Bắt đầu từ mùa World Cup 1986, cư dân trong làng đã xây dựng sân bóng từ những mảnh gỗ và bè đánh cá cũ để làm chỗ vui chơi cho lũ trẻ.
18/01/2018(Xem: 10951)
Cậu bé vô gia cư và tấm bằng ĐH Harvard. Chỉ có một bàn tay với 2 ngón tay, Sơn đã bắt đầu hành trình của một đứa trẻ vô gia cư không biết đọc biết viết, rồi trở thành sinh viên trường đại học danh tiếng bậc nhất thế giới.
16/01/2018(Xem: 6278)
Qua Giáo Lý Duyên Khởi của đạo Phật thì mọi vấn đề xảy ra trên cõi đời này đều do nhiều nhân nhiều duyên họp lại mà thành, để rồi sau đó cũng do nhiều nhân nhiều duyên mà nó biến đổi thành cái khác. Nhìn chung, con người sinh ra đời không ai giống ai. Có người sinh ra mang một hình hài cân đối xinh đẹp. Có người sinh ra đầy đủ sáu căn như mọi người, nhưng không có nét đẹp xuất sắc. Cũng có người sinh ra không được may mắn vì thiếu mất căn này, hay căn nọ. Có người sinh ra thông minh, hoạt bát, lanh lợi, nhưng ra đời lại thất bại lên thất bại xuống. Có người sinh ra trông khù khờ, chậm chạp nhưng lại dễ dàng thành công dù không tranh giành đoạt lợi. Có người sinh ra trong một gia đình giàu có, nhưng lại có người cả đời sống trong cảnh nghèo khổ. Thử hỏi do đâu mà lại có nhiều tình trạng khác biệt như thế?
15/01/2018(Xem: 7473)
Đầu năm 2018 đón bạn đạo từ khắp thế giới đến Việt Nam hành hương, Thường thì chúng ta chỉ thấy người Việt Nam (và cá các nước khác trên thế giới) đi hành hương đến đất Phật ở Ấn Độ, Nepal, Myanmar,… chứ mấy khi nghe tin các bạn quốc tế, nhất là Âu Mỹ hành hương về các miền đất Phật tại Việt Nam. Ấy vậy mà trong những ngày đầu năm mới 2018 này chúng tôi lại có vinh dự đó các bạn Phật tử đến từ Mỹ, Brazil, Israel, Ấn Độ, Canada,… tại Việt Nam. Các bạn ấy đến Việt Nam không phải để đi tham quan và ngắm những cảnh đẹp của đất nước chúng ta mà để hành hương về những miền đất Phật tại Việt Nam. Thật là thú vị.
14/01/2018(Xem: 7491)
Hầu hết các tôn giáo đều có Giới và Luật để tổ chức tồn tại trong trật tự, bảo về tinh đoàn kết nội bộ, riêng Phật giáo, Giới và Luật không chỉ đơn thuần như thế, còn mang tính “khế thời, khế cơ và khế lý” bàng bạc tinh thần dân chủ mà gần 3000 năm trước, xã hội con người lúc bấy giờ trên tinh cầu còn bị thống trị bởi óc phong kiến và nặng về giai cấp.Vậy Giới và luật của Phật giáo như thế nào? Theo Đại tự điển Phật Quang định nghĩa Giới là: Tấng lớp, căn cơ,yếu tố, nền tảng, chủng tộc…
11/01/2018(Xem: 8517)
Trầm cảm là hiện tượng đang thấy rõ trong giới trẻ tại Việt Nam, và cả ở khắp thế giới. Các bản tin trong mấy ngày qua cho thấy một nỗi nguy: Ngành y tế Việt Nam báo động vì hiện tượng trầm cảm lan rộng trong giới trẻ... Trong các nguyên nhân chính được nhận ra là do nghiện Facebook và nghiện điện thoại.
10/01/2018(Xem: 8994)
Tôi xuất gia gieo duyên (hay: Về vai trò của giới tinh hoa và về sự cống hiến cho xã hội) Tạp chí Tia Sáng số Xuân năm nay có chủ đề “vai trò của giới tinh hoa trong thời kỳ đổi mới”. Trong thư mời viết bài, ban biên tập đề dẫn rằng “chủ đề này được đặt ra trong bối cảnh thế giới vừa diễn ra những sự kiện, trào lưu quan trọng (Brexit, Trumpism), trong đó, tiếng nói của người trí thức và giới tinh hoa trở nên lạc lõng trước sự thắng thế của những tư tưởng dân túy thực dụng và ngắn hạn được số đông công chúng ủng hộ.” Nếu nói về vai trò (câu hỏi Làm gì?), tôi nghĩ vai trò của giới tinh hoa trong thời này không thay đổi cơ bản
19/12/2017(Xem: 9916)
Hôm nay là ngày 28 tháng 11 năm 2017 tại chùa Long Phước, xã Phước Thuận, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Chúng tôi xin thay mặt chư Tôn đức Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Âu Châu, xin trân trọng kính chúc H.T Viện chủ, quý vị Quan khách, cùng bà con hiện diện hôm nay vô lượng an lành. Sau đây, chúng tôi xin chia sẻ đến bà con một vài điều, xin quý vị hoan hỷ lắng nghe. Thưa quý vị! Trong Văn học Việt Nam, Tổ tiên Việt Nam chúng ta có nói rằng: “Lênh đênh qua cửa Thần phù, khéo tu thì nổi vụng tu thì chìm”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]