Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư pháp thuận với câu thơ làm kinh dị sứ thần triều Tống

22/07/201103:30(Xem: 6735)
Sư pháp thuận với câu thơ làm kinh dị sứ thần triều Tống

SƯ PHÁP THUẬN
VỚI CÂU THƠ
LÀM KINH DỊ SỨ THẦN TRIỀU TỐNG
Trần Đình Sơn

su-doSuốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.

Tiếc thay người anh hùng vạn thắng không lường được cái họa bên trong cung tường. Năm 979 (Kỷ Mão) vua Đinh Tiên Hoàng và thái tử cận thần Đỗ Thích phản bội ám sát. Thừa cơ nước Việt phân hóa, bất ổn triều Tống cử binh sang xâm lăng. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, thái hậu Dương Văn Nga (1) quyết định mang hoàng bào, ấn kiếm truyền trao quốc cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế (980-Canh Thìn) để thống lĩnh binh dân chống giặc giữ nước. Chiến thắng ngoại xâm xong, vua Lê Đại Hành gặp nhiều khó khăn trong việc nội trị, ngoại giao với lân bang, rất may đương thời có thiền sư Pháp Thuận hết lòng hướng dẫn phò tá.

Sư họ Đỗ, xuất gia từ nhỏ thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư đến trụ trì giáo hóa đồ chúng ở chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ái (2). Vua Đại Hành hết lòng ngưỡng mộ, thường thỉnh sư vào triều tham khảo việc nước và giao phó soạn thảo văn từ ban giao với Trung Quốc. Sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Thiền Uyển Tập Anh ghi lại: năm 987 (Đinh Hợi) niên hiệu Thiên phúc thứ 8, triều Tống cử quốc tử giám bác sĩ Lý Giác sang sử nước ta. Để có người đủ trình độ theo dõi ứng đối với sứ thần, vua Lê nhờ sư Pháp Thuận dã làm viên quan coi bến đò ở sông Sách (3) đợi đón tiếp sứ Tống, lúc thuyền qua sông nhìn thấy cảnh vật tươi đẹp, giữa dòng có hai con ngỗng bơi lội, Lý Giác cao hứng tức cảnh ngâm:

Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bỗng Lý Giác giật mình nhìn qua lại khi nghe ông lão cheo đò cao giọng ngâm tiếp:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba

Dịch:

Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó lên trời
Long trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi. (4)

Câu chuyện đón tiếp sư Tống được sử sách ghi chép truyền lại hơn ngàn năm. Gần đây giáo sư Lê Mạnh Thát công bố công trình nghiêm cứu về Thiền Uyển Tập Anh có biết bài thơ trên là một nhuận sắc khác tinh tế của bài thơ vịnh nga mà Lạc Tân Vương làm khi mới lên mười tuổi và toàn đường thi tập 2 quyển 79 tờ 864 chép:

Nga nga nga
Khúc hạc hướng thiên ca
Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba. (5)

Dịch:

Nga, nga, nga
Ngưỡng cổ kêu ngó trời
Lông trắng trôi nước biếc
Sống xanh chân hồng bơi. (6)

Đầu thu năm 2000 có dịp ra Hà Nội đến tham quan Viện bảo tàng Lịch Sử Việt Nam chúng tôi sửng sờ và tràn đầy xúc động khi đập mắt đứng ngắm chiếc dĩa sứ cổ thể hiện lại câu chuyện trên. Trong lòng dĩa, bờ bên trái vẻ cảnh núi non cao ngất tầng mây, dưới cội tùng già có một giang đình ven bờ sông. Bên phải đá núi chập chồng, một gốc lệ liễu buông lơi cành lá. Giữa dòng có chiếc thuyền chở ông quan ngồi trước mui, ông lão cầm chèo đàng sau hướng vào giang đình. Xa xa hai con ngỗng nhởn nhơ cùng sống nước. Trên cảnh ghi bài ngũ ngôn tứ tuyệt “Nga nga lưỡng nag nga...”dưới đáy dĩa ghi rõ “Hồng Đức Niên Chế”(???), tức niên hiệu của vua Lê Thánh Tông từ năm 1470-1497.

Viện BTLSHN xếp dĩa này thuộc loại đồ sứ hoa lam triều Nguyễn, thế kỷ XIX, tuy nhiên theo chúng tôi xem xét họa tiết, men màu và so sánh với các tiêu bản khác thì chiếc dĩa này có thể được đặt làm ở Trung Quốc khoảng triều Cảnh Hưng (1740-1786), tương ứng triền Kiền Long nhà Thanh (1736-1795). Giai đoạn này thì mỹ thuật, kỷ thuật đồ sứ Trung Quốc mới đạt tới đỉnh cao tuyệt vời như thế. Càng ngắm nhìn chiếc dĩa càng cảm thông với cổ nhân. Câu chuyện trong sử sách ghi chép thật sự diễn ra hay chỉ là giai thoại văn chương ngoại giao? Dĩa sứ được đặt làm khoảng thời “Cảnh Hưng” nhưng tại sao ghi “Hồng Đức Niên Chế”? những việc đó chắc chắn do dụng ý của người xưa mới nói lên niềm tự hào của văn hoá và tinh thần cương quyết giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc đối với tư tưởng bá quyền của phương Bắc.

Gần 300 năm qua với bao biến động lịch sử kinh hoàng, cảnh nội chiến ngoại xâm, khiến cho kinh thành Thăng Long mấy độ đã nát vàng phai. Thế mà chiếc dĩa sứ vẫn còn nguyên lành như viên ngọc bích không tì vết, để hậu thế có dịp mà chiêm ngưỡng cảnh “Thuận sư thi cú, Tống sứ kinh dị” (7) giữa lòng thủ đô Hà Nội ngày nay.

CHÚ THÍCH:

1. Dương Vân Nga: Nguyên là hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng mẹ của Lê Vương Đình Toàn. Sau về với vua Lê Đại Hành được lập làm Đại Thắng minh hoàng đế.
2. Hiện chưa khảo cứu được chính xác.
3. Sách giang tức con sông ở nam Sách là một khúc sông Thương ở hạ lưu. Chức quan coi bến đò gọi là Tân lại hay Giang lệnh.
4. Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo sử Lược (Hà Nội, Tân Việt, 1944) tr.133.
5. Lê Mạnh Thát, Nghiên Cứu Thiền Uyển Tập Anh (TP. HCM: VNCPGVN, 1999) tr.516.
6. Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập 2 (TP. HCM: VNCPGVN, 2001), tr.492.
7. Câu của lê Quý Đôn tán dương sư Pháp Thuận trong Kiến Văn Tiểu Lục 9 tờ 14a10 (Theo Lê Mạnh Thát-LSPGVN), tr.493.


(Trung Tâm Văn Hóa Liễu Quán Huế)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/06/2019(Xem: 5781)
Trân trọng ông chủ tịch (hỏi người thông dịch) của trường đại học Minnesota nổi tiếng và to lớn này – (thính chúng cười) tôi phải chắc chắn những tên tuổi này, những thứ này – tâm trí tôi không quá đáng tin cậy hay tốt lắm với những chi tiết. Quý vị đã tặng tôi bằng cấp danh dự này, nên tôi cảm ơn rất nhiều. Tôi thường nói, khi tôi nhận loại bằng cấp danh dự loại này, rằng tôi đã có một học vị cao cấp đặc biệt rồi, có được mà không qua học tập. Tôi chắc rằng những người bình thường, nhằm để có được một bằng cấp loại này, thì cần nổ lực rất nhiều.
27/06/2019(Xem: 5348)
Zengetsu, một thiền sư Trung Hoa vào đời nhà Đường, đã viết lời chỉ dạy sau đây cho những môn sinh của ông:
27/06/2019(Xem: 6902)
(Sưu tầm trong Lửa Giác Ngộ - đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và một số hành giả thiền định. Dịch giả Đào Hữu Nghĩa; nxb Thời Đại, 2010. Đọc “Chấm Dứt Thời Gian” - Đi Tìm Dấu Vết Sự Sống Bất Sinh Bất Diệt đã được đăng ở trang web này. Chấm Dứt Thời Gian (Krishnamurti, ĐHN dịch) do nxb Thời Đại xuất bản năm 2010.
25/06/2019(Xem: 6633)
(Đọc trong Chấm Dứt Thời Gian, một đối thoại giữa ngài Jiddu Krishnamurti và ngài David Bohm. Ngài Krishnamurti là một danh nhân giác ngộ được Liên Hiệp Quốc tôn vinh. Ngài David Bohm là một nhà khoa học lớn, giáo sư tiến sĩ vật lí. Bản dịch của dịch giả Đào Hữu Nghĩa. Những chỗ trong ngoặc đơn và chữ in hoa là do người đọc làm cho rõ nghĩa).
23/06/2019(Xem: 6463)
Vào dịp Phật Đản 2513, nhằm tháng 5 năm 1969, Bưu chính Vương quốc Bhutan đã cho phát hành một bộ tem đặc biệt về đề tài Phật giáo, được thiết kế và in trên chất liệu chưa từng có: lụa. Cho đến thời điểm này, đã trải qua 40 năm, theo các chuyên gia sưu tập tem thì trên thế giới vẫn chưa có quốc gia phát hành tem in trên lụa, và bộ tem lụa đề tài Phật giáo của Bhutan nghiễm nhiên trở thành bộ tem lụa duy nhất, ngày càng trở nên quý hiếm, rất đắt giá!
23/06/2019(Xem: 7974)
Thuộc tỉnh Tứ Xuyên, nằm cách Trùng Khánh khoảng 100km về hướng Tây là một vùng hoang dã đìu hiu có một thời đã bị lãng quên với giấc ngủ say vùi trong rừng rậm hoang vu. Đến năm 1939, một giáo sư ngành kiến trúc tình cờ phát hiện những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp nằm trong các hang động ở khu vực này trong một chuyến du sơn ngoạn thủy, vậy là người ta bắt đầu biết đến và đổ về chiêm bái vùng hang động kỳ bí đó: hang động Đại Túc Thạch Khắc.
23/06/2019(Xem: 7841)
Phần này bàn về cách dùng màu, mùi, mồi, vị và bùi/buồi vào thời các LM de Rhodes và Maiorica sang truyền đạo ở An Nam cho đến thế kỉ XX. Một cách giải thích là từ tư duy tổng hợp trong tiếng Việt cho nên mới cho ra tương quan trên. Tài liệu tham khảo chính của bài viết này là ba tác phẩm của LM de Rhodes soạn: cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC) và từ điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là từ điển Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra từ điển này trên mạng, như trang này chẳng hạn http://books.google.fr/books?
21/06/2019(Xem: 6698)
Nói văn hóa là nói học thức, lối sống, tín ngưỡng, phong tục tập quán, hoặc trong lao động chấp tác hằng ngày… Văn hóa là một hệ thống có các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua qúa trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với con người, giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh mình.
17/06/2019(Xem: 7911)
Nguyên bản: My Spiritual Journey Tác giả: Đức Đạt Lai Lạt Ma với Sofia Stril-Rever Chuyển ngữ: Tuệ Uyển
15/06/2019(Xem: 7990)
Kính thưa các bạn! Chúng tôi xin được thông báo KHOÁ TU THỰC NGHIỆM KỸ NĂNG THIỀN TỨ NIỆM XỨ TRONG CUỘC SỐNG do Thầy Thiện Trí hướng dẫn tại Thành Phố CHARLOTTE thuộc bang North Carolina. Khoá tu sẽ tổ chức vào ngày 3 và 4 tháng 8 năm 2019.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]