Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sư pháp thuận với câu thơ làm kinh dị sứ thần triều Tống

22/07/201103:30(Xem: 6798)
Sư pháp thuận với câu thơ làm kinh dị sứ thần triều Tống

SƯ PHÁP THUẬN
VỚI CÂU THƠ
LÀM KINH DỊ SỨ THẦN TRIỀU TỐNG
Trần Đình Sơn

su-doSuốt ngàn năm bị nội thuộc Trung Quốc dân tộc Việt không ngừng nỗi dậy đấu tranh giành lại quyền độc lập, tự chủ. Năm 968 (Mậu Thân) Đinh Bộ Lĩnh dẹp yên nạn cát cứ 12 sứ quân, thống nhất non sông xưng là Đại Thắng Minh hoàng đế. Nhà Đinh đóng đô ở Hoa Lư (Ninh Bình), lập nên triều đại quân chủ đầu tiên của nước Đại Việt.

Tiếc thay người anh hùng vạn thắng không lường được cái họa bên trong cung tường. Năm 979 (Kỷ Mão) vua Đinh Tiên Hoàng và thái tử cận thần Đỗ Thích phản bội ám sát. Thừa cơ nước Việt phân hóa, bất ổn triều Tống cử binh sang xâm lăng. Trước nguy cơ nước mất nhà tan, thái hậu Dương Văn Nga (1) quyết định mang hoàng bào, ấn kiếm truyền trao quốc cho thập đạo tướng quân Lê Hoàn lên ngôi hoàng đế (980-Canh Thìn) để thống lĩnh binh dân chống giặc giữ nước. Chiến thắng ngoại xâm xong, vua Lê Đại Hành gặp nhiều khó khăn trong việc nội trị, ngoại giao với lân bang, rất may đương thời có thiền sư Pháp Thuận hết lòng hướng dẫn phò tá.

Sư họ Đỗ, xuất gia từ nhỏ thờ thiền sư Phù Trì chùa Long Thọ làm thầy. Sau khi đắc pháp, sư đến trụ trì giáo hóa đồ chúng ở chùa Cổ Sơn, làng Thừ, quận Ái (2). Vua Đại Hành hết lòng ngưỡng mộ, thường thỉnh sư vào triều tham khảo việc nước và giao phó soạn thảo văn từ ban giao với Trung Quốc. Sách: Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, Thiền Uyển Tập Anh ghi lại: năm 987 (Đinh Hợi) niên hiệu Thiên phúc thứ 8, triều Tống cử quốc tử giám bác sĩ Lý Giác sang sử nước ta. Để có người đủ trình độ theo dõi ứng đối với sứ thần, vua Lê nhờ sư Pháp Thuận dã làm viên quan coi bến đò ở sông Sách (3) đợi đón tiếp sứ Tống, lúc thuyền qua sông nhìn thấy cảnh vật tươi đẹp, giữa dòng có hai con ngỗng bơi lội, Lý Giác cao hứng tức cảnh ngâm:

Nga nga lưỡng nga nga
Ngưỡng diện hướng thiên nha

Bỗng Lý Giác giật mình nhìn qua lại khi nghe ông lão cheo đò cao giọng ngâm tiếp:

Bạch mao phô lục thủy
Hồng trạo bãi thanh ba

Dịch:

Song song ngỗng một đôi
Ngửa mặt ngó lên trời
Long trắng phơi dòng biếc
Sóng xanh chân hồng bơi. (4)

Câu chuyện đón tiếp sư Tống được sử sách ghi chép truyền lại hơn ngàn năm. Gần đây giáo sư Lê Mạnh Thát công bố công trình nghiêm cứu về Thiền Uyển Tập Anh có biết bài thơ trên là một nhuận sắc khác tinh tế của bài thơ vịnh nga mà Lạc Tân Vương làm khi mới lên mười tuổi và toàn đường thi tập 2 quyển 79 tờ 864 chép:

Nga nga nga
Khúc hạc hướng thiên ca
Bạch mao phù lục thủy
Hồng chưởng bát thanh ba. (5)

Dịch:

Nga, nga, nga
Ngưỡng cổ kêu ngó trời
Lông trắng trôi nước biếc
Sống xanh chân hồng bơi. (6)

Đầu thu năm 2000 có dịp ra Hà Nội đến tham quan Viện bảo tàng Lịch Sử Việt Nam chúng tôi sửng sờ và tràn đầy xúc động khi đập mắt đứng ngắm chiếc dĩa sứ cổ thể hiện lại câu chuyện trên. Trong lòng dĩa, bờ bên trái vẻ cảnh núi non cao ngất tầng mây, dưới cội tùng già có một giang đình ven bờ sông. Bên phải đá núi chập chồng, một gốc lệ liễu buông lơi cành lá. Giữa dòng có chiếc thuyền chở ông quan ngồi trước mui, ông lão cầm chèo đàng sau hướng vào giang đình. Xa xa hai con ngỗng nhởn nhơ cùng sống nước. Trên cảnh ghi bài ngũ ngôn tứ tuyệt “Nga nga lưỡng nag nga...”dưới đáy dĩa ghi rõ “Hồng Đức Niên Chế”(???), tức niên hiệu của vua Lê Thánh Tông từ năm 1470-1497.

Viện BTLSHN xếp dĩa này thuộc loại đồ sứ hoa lam triều Nguyễn, thế kỷ XIX, tuy nhiên theo chúng tôi xem xét họa tiết, men màu và so sánh với các tiêu bản khác thì chiếc dĩa này có thể được đặt làm ở Trung Quốc khoảng triều Cảnh Hưng (1740-1786), tương ứng triền Kiền Long nhà Thanh (1736-1795). Giai đoạn này thì mỹ thuật, kỷ thuật đồ sứ Trung Quốc mới đạt tới đỉnh cao tuyệt vời như thế. Càng ngắm nhìn chiếc dĩa càng cảm thông với cổ nhân. Câu chuyện trong sử sách ghi chép thật sự diễn ra hay chỉ là giai thoại văn chương ngoại giao? Dĩa sứ được đặt làm khoảng thời “Cảnh Hưng” nhưng tại sao ghi “Hồng Đức Niên Chế”? những việc đó chắc chắn do dụng ý của người xưa mới nói lên niềm tự hào của văn hoá và tinh thần cương quyết giữ vững nền độc lập, tự chủ của dân tộc đối với tư tưởng bá quyền của phương Bắc.

Gần 300 năm qua với bao biến động lịch sử kinh hoàng, cảnh nội chiến ngoại xâm, khiến cho kinh thành Thăng Long mấy độ đã nát vàng phai. Thế mà chiếc dĩa sứ vẫn còn nguyên lành như viên ngọc bích không tì vết, để hậu thế có dịp mà chiêm ngưỡng cảnh “Thuận sư thi cú, Tống sứ kinh dị” (7) giữa lòng thủ đô Hà Nội ngày nay.

CHÚ THÍCH:

1. Dương Vân Nga: Nguyên là hoàng hậu của Đinh Tiên Hoàng mẹ của Lê Vương Đình Toàn. Sau về với vua Lê Đại Hành được lập làm Đại Thắng minh hoàng đế.
2. Hiện chưa khảo cứu được chính xác.
3. Sách giang tức con sông ở nam Sách là một khúc sông Thương ở hạ lưu. Chức quan coi bến đò gọi là Tân lại hay Giang lệnh.
4. Mật Thể, Việt Nam Phật Giáo sử Lược (Hà Nội, Tân Việt, 1944) tr.133.
5. Lê Mạnh Thát, Nghiên Cứu Thiền Uyển Tập Anh (TP. HCM: VNCPGVN, 1999) tr.516.
6. Lê Mạnh Thát, Lịch Sử Phật Giáo Việt Nam, Tập 2 (TP. HCM: VNCPGVN, 2001), tr.492.
7. Câu của lê Quý Đôn tán dương sư Pháp Thuận trong Kiến Văn Tiểu Lục 9 tờ 14a10 (Theo Lê Mạnh Thát-LSPGVN), tr.493.


(Trung Tâm Văn Hóa Liễu Quán Huế)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/01/2016(Xem: 8294)
Một đời người thường cần đến ba năm đầu của tuổi thơ để học nói. Nhưng chưa hề nghe nói là người ta bỏ ra bao năm để học nghe. Bởi vậy, lịch sử nhân loại đã vinh danh rất nhiều nhà hùng biện, trạng sư, diễn giả, thuyết khách tài ba vì nói hay, nói giỏi mà chẳng có một “nhà nghe” - thính giả hay văn giả chẳng hạn - tài danh nào vì biết nghe giỏi được nhắc đến. Điều này có nghĩa là người ta có thể chỉ cần ba năm để học nói, nhưng bỏ ra cả đời vẫn chưa thể học nghe. Phải chăng vì thế mà khi có người hỏi thiên tài âm nhạc Beethoven về nốt nhạc nào là nốt có âm thanh hay nhất trong âm nhạc, Beethoven đã trả lời: “Dấu lặng!”.
26/01/2016(Xem: 7539)
Tôi còn nhớ như in câu chuyện hồi nhỏ, năm tôi học lớp 7. Thầy giáo ra một bài toán rất khó mà không ai giải được. Tôi, một đứa học trò thường đứng top nhất nhì lớp, thường xung phong lên bảng. Nhưng hôm đó thật sự là một bài toán hóc búa. Không ai tìm ra được lời giải. Kể cả tôi. Bài toán khó đó đã “ám” tôi từ lúc tan học cho đến khi về đến nhà. Ăn xong cơm tôi vội lao vào giải tiếp. Nhưng vẫn không tìm ra đáp án. Đến lúc đi ngủ, bài toán đó vẫn lảng vảng trong đầu tôi. Tôi thiếp đi trong suy nghĩ về bài toán. Và trong giấc ngủ, tôi mơ mình đã tìm ra phương án giải bài toán đó.
25/01/2016(Xem: 13951)
Em đừng mãi loay hoay tìm chỗ đứng Cần hỏi mình rằng: '' phải Sống làm sao? '' Vẫn có đấy, những người trong thầm lặng Cúi xuống tận cùng mà hồn lại thanh cao!.
24/01/2016(Xem: 8087)
Dưới đây là phần chuyển ngữ một bài viết về một phụ nữ Pháp thật phi thường là bà Alexandra David-Néel (1868-1969), đăng trên tập san "Hướng nhìn Phật giáo" (Regard Bouddhiste, số l1, năm 2015). Trong Phật giáo có rất nhiều phụ nữ siêu việt và khác thường, xứng đáng cho chúng ta ngưỡng mộ và kính phục, mà bà Alexandra David-Néel là một trong những người phụ nữ ấy. Bài chuyển ngữ dưới đây là bài thứ ba trong một loạt bài với chủ đề "Phật giáo và người phụ nữ":
23/01/2016(Xem: 9285)
Hãng tin AP mới đây đã dẫn lại 3 cuộc trả lời phỏng vấn của Tổng thống Obama với các thành viên trên mạng Youtube. Trong một cuộc phỏng vấn kéo dài 35 phút, một thành viên trên Youtube có tên Ingrid Nilsen, hay còn gọi là Missglamorazzi, đã hỏi ông Obama về những món đồ có ý nghĩa đặc biệt với ông và đề nghị ông chia sẻ vài điều về chúng.
23/01/2016(Xem: 6726)
Bất cứ quốc gia nào, xã hội nào cũng có những loại tín ngưỡng truyền thống do nhiều thế hệ lưu lại. Một quốc gia có tuổi càng cao, có chiều dài lịch sử càng nhiều, gắn liền với nền văn hóa bản địa là có một số tín ngưỡng bản địa. Riêng Việt Nam, tín ngưỡng nhân gian gồm có: - Tín ngưỡng phồn thực - Tam phủ, Tứ phủ - Thờ động vật và thực vật - Tín ngưỡng sùng bái con người.
22/01/2016(Xem: 7083)
Đó là chuyện ông Darwin với chuyện khỉ vượn thành người. Tôi không có tham vọngviết nhiều về Thuyết tiến hóa cũng không tham vọng viết ra đây cuộc đời của Charles Darwin (1809-1882). Nhưng đã nhắc tới tên vị bác học cha đẻ củaThuyết tiến hóa thì không thể không nhắc sơ lược về cuộc đời của con người vĩ đại ấy.
21/01/2016(Xem: 11261)
Tại các nước kỹ nghệ phát triển, thịt cá là một phần quan trọng trong đồ ăn. Riêng tại Hoa Kỳ giàu có, thịt là món ăn chính trong bữa đối với nhiều người. Nhưng trong những thời gian gần đây, ăn chay đã trở thành một phong trào. Đồ chay chế biến đủ loại bày bán trong các tiệm thực phẩm sức khỏe (health food stores). Trong khung cảnh này, người ta ăn chay vì những lý do khác nhau: Bảo vệ môi sinh, chăm lo sức khỏe, thương yêu súc vật, lý do thời thượng, và cả vì lý do thương mại.
21/01/2016(Xem: 5729)
Thiền Viện Phước Hoa (xã Phước Thái, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai), là một nơi đặc biệt như thế. Ba mươi năm qua, kể từ ngày cố Hòa thượng Thích Thông Quả, đặt nhát cuốc đầu tiên xuống mảnh đất khô cằn hoang hóa này, có những giọt mồ hôi nhọc nhằn hòa lẫn với bao lo toan trăn trở, bằng tâm nguyện nhiếp hóa đồ chúng, phổ độ quần sanh, đã biến nơi đây thành chốn yên bình không những cho tông môn hậu tấn mà còn là nơi dành cho những cánh chim của thơ ca và nghệ thuật Phật giáo ghé tựa đôi chân, cùng góp phần vào công hạnh truyền thừa Chánh pháp một cách rất tự tại và khẳng khái.
21/01/2016(Xem: 5157)
Phẩm Tâm Của Mình Một thời, Thế Tôn trú ở Sàvatthi, tại Jetavana, khu vườn ông Anàthapindika. Ở đây, Thế Tôn gọi các Tỷ-kheo: - Này các Tỷ-kheo. - Bạch Thế Tôn. Các Tỷ-kheo ấy vâng đáp Thế Tôn. Thế Tôn nói như sau:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]