Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có linh hồn người chết không ?

29/10/201010:30(Xem: 8316)
Có linh hồn người chết không ?

CÓ LINH HỒN NGƯỜI CHẾT KHÔNG ?
GSBS. Bùi Duy Tâm


Linh hồn sẽ tồn tại sau khi chết có hay không ? Sau đây bài viết “Linh Hồn và Cõi Âm” của GS TS Bùi Duy Tâm (sống tại Francisco, CA 94122, USA). Từ chỗ chưa có cơ sở để tin cậy vào sự tồn tại vong linh của con người, GS Tâm đã kiên trì tìm hiểu vấn đề tâm linh và cuối cùng đã rút ra kết luận chắc chắn rằng : sự sống sau cái chết là có thực !

Người ta đã sinh ra thì tất sẽ chết. Nên mọi người đều rất quan tâm và đa số sợ chết. Do đó sinh ra các triết nhân và triết thuyết về cái chết, các thánh nhân và tôn giáo về thiên đắng, địa ngục, các mê tín dị đoan về ma quỷ.

Chúng tôi cũng như mọi người thường suy nghĩ về Cái chết, về Linh hồn, về Cõi đời sau khi chết, nhưng hơi nhiều hơn mọi người.

Tôi, Bùi Duy Tâm, sinh ra trong một gia đình ba đời theo Đạo Thiên Chúa, đã đọc Thánh Kinh (Cựu Ước và Tân Ước) ba lần, đi nhà thờ rất đều mỗi sáng chủ nhật cho đến năm 30 tuổi. Sau này làm bạn tâm giao với cố Linh mục Bửu Dưỡng và Hoà thượng Thích Mãn Giác, nên tôi có điều kiện đàm luận về Thiên Chúa Giáo và Phật Giáo.

Tôi đã hiểu được cái tinh tuý của Lý Dịch và Đạo Nho với cố Bác sĩ Nguyễn Văn Ba. Tôi đã đọc rất kỹ các cuốn Tử Thư của Ai Cập và Tây Tạng cũng như nhiều sách khác cùng loại. Tôi đã sang Ai Cập, Ấn Độ, Tây Tạng … để tìm hiểu thêm về Huyền Bí Học và Siêu Hình Học. Nhưng tất cả đều mù mờ về “Linh hồn” và “Cõi đời sau khi chết”. Không có đủ chứng cứ cụ thể có thể thuyết phục tôi. Tôi không chấp nhận các giáo điều của chính trị và tôn giáo. Tôi không yên tâm với tín ngưỡng ngày chán và các loại sách viết Huyên Thuyên xích đế chẳng có gì cụ thể.

Tôi trở thành một người theo phái bất khả tri : “Con người nhận biết thế giới và vũ trụ với khả năng rất giới hạn nên không thể biết được sự tuyệt đối về Thượng Đế, Linh hồn và Cõi đời sau khi chết”.

Và như vậy, việc nghiên cứu tìm hiểu sự hiện hữu của Linh hồn và Cõi Âm của tôi chưa đi đến đâu cả, chưa thấy một sự kiện gì đủ thực tế để bầu víu.

Đầu thế kỷ 21, tình cờ cầm tờ Y Tế Nguyệt San số 5, tháng 5 năm 2001 của Hội Y Sĩ Việt Nam tại Hoa Kỳ và đọc bài viết “Thế giới vô hình và việc tìm kiếm mồ mả ở Việt Nam” của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên (nguyên Phó thủ tướng đặc trách Văn hoá, Giáo dục, Y tế, Xã hội thời VNCH).

Trong bài báo, Bác sĩ Viên tả lại việc tìm mộ gia đình của Kỹ sư Trần Lưu Cung (nguyên Tổng giám đốc Giáo dục kỹ thuật và Thứ trưởng Đại học thời VNCH) làm hướng dẫn của các nhà ngoại cảm (ông Ngà, cậu Liên, cậu Nguyện …). Các nhà ngoại cảm tìm mộ đều nói chính vong linh của người quá cố đã chỉ cho họ những chi tiết để hướng dẫn tìm mộ gia đình. Đặc biệt trong bài báo, Bác sĩ Viên còn đề cập đến bài tự thuật “Tôi đi gặp người thân đã mất (vong) tại nhà cô Phương ở Bắc cầu Hàm Rồng tỉnh Thanh Hoá”, của Trung tướng Nguyễn Hùng Phong, nguyên Phó tư lệnh chính trị và Bí thư Đảng uỷ Quân khu 1.

Ông Phong đã tường thuật lại việc ngày 16-12-1999 đến nhờ cô Phương giúp cho được gặp lại vong linh của vợ là bà Vũ Thị Hạnh, nguyên Trưởng phòng Giáo dục quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, đã mất đột ngột tại nơi làm việc tháng 3 năm 1999 do bệnh tim…

Sau khi đọc xong bài báo, tôi mừng quá, liền gọi điện thoại ngay cho ông Trần Lưu Cung. Ông Cung xác nhận sự kỳ diệu của việc tìm mộ và còn gửi cho tôi xấp tài liệu riêng của gia đình kèm theo rất nhiều hình ảnh.

Như vậy là đề tài “Linh hồn và Cõi âm” đã có cơ hội hé mở sau bao thất vọng. Còn đợi gì nữa mà không về Việt Nam, đến cầu Hàm Rồng để tìm gặp cô Phương cho ra nh ẻ ?

oOo

Tháng 10 năm 2003 tôi về Hà Nội để làm lễ Cửu Tuần Đại Thọ cho mẹ tôi. Tới Hà Nội đêm hôm trước, thì sáng sớm hôm sau tôi lên đường đi Thanh Hoá để gặp cô Phương. Tôi mời mẹ tôi cùng đi Sầm Sơn để ôn lại các kỷ niệm xưa. Trên đường đi Thanh Hoá, tôi ghé vào em Bùi Duy Tuấn nhằm cầu xin cha tôi (mất năm 1990 tại Sài Gòn) về điện cô Phương, cầu Hàm Rồng để các con và mẹ được gặp cha. Chúng tôi không dám nói với mẹ mục đích của chuyến đi vì mẹ tôi sùng Đạo Chúa (Tin Lành), không chấp nhận những chuyện “ma quỷ” như vậy.

Khi đến nơi, hai anh em tôi thấy quang cảnh đúng như trong bài báo của Bác sĩ Nguyễn Lưu Viên : Khoảng 30-40 người ngồi im lặng, nghiêm chỉnh, có vẻ lo âu chờ đợi trước một cánh cửa đóng kín. Một người đàn bà (sau này tôi biết là chị chồng cô Phương) dáng mập ngồi chắn trước cửa, thỉnh thoảng hô lên “Nhà ai có vong tên … thì vào”. Thế là vài ba người hay dăm bảy người mừng rỡ hấp tập đi vào…

Chúng tôi mời mẹ vào ăn sáng tại một nhà nghỉ khá lớn ở ngay trước điện cô Phương (nhà nghỉ này của nhà chồng cô Phương tiếp khách ở xa đến phải chờ đợi vong nhà mình có khi tới ba ngày, cả tuần lễ hay đôi khi thiếu may mắn không gặp được vong, đành phải ra về tay không). Hai anh em tôi lén đi thắp nhang trước điện để cầu khẩn cha tôi về theo thủ tục như mọi người. Thỉnh thoảng cửa hé mở để dăm ba người đi ra. Người thì tỏ ra hớn hở. Người thì nước mắt sụt Sùi.

Tôi sốt ruột đi hỏi xem có phải đăng ký hay làm thủ tục gì nữa không, thì mọi người đều xác nhận không phải làm gì cả, mà cứ kiên nhẫn ngồi chờ. Khi vong nhà mình về thì người ta gọi vào.

Tôi thắc mắc là tôi chưa khai tên của cha tôi thì ai biết mà gọi. Mọi người cười, chế nhào tôi là hỏi thật ngớ ngẩn !

Chúng tôi chờ từ 10 giờ sáng đến ba giờ chiều thì người đàn bà ngồi trước cửa đứng lên nói to : “Cô Phương nghỉ làm. Xin mời quý vị ngày mai trở lại”. Thế là anh em tôi ngao ngan cùng với vài ba chức người đứng dậy ra về.

Chúng tôi đưa mẹ ra Sầm Sơn nghỉ ngơi và thăm lại cảnh xưa chốn cũ. Thật cảm động khi trở về nơi mà tôi đã sống những ngày thơ ấu cách đây hơn nửa thế kỷ (gần 60 năm).

Sáng hôm sau chúng tôi trở lại điện cô Phương. Lần này chúng tôi phải thú thật với mẹ chuyện hai anh em đang làm. Mẹ tôi giãy n ảy lên : “Đến chỗ ma quỷ ! Tao không vào đâu !”. Chúng tôi lại đành phải mời mẹ ngồi ăn sáng ở nhà nghỉ như ngày hôm trước.

Lần này tôi sốt ruột lắm rồi. Tôi đi ra đi vào, hỏi chuyện người này người nọ. Tôi gặp bố mẹ chồng cô Phương. Ông Nghinh (bố chồng) mời tôi uống nước, đang kể chuyện cô Phương thì bỗng nghe có tiếng gọi : “Bà Tỉnh đâu, người nhà ông Tỉnh đâu ?” (Cha tôi tên là Bùi Văn Tĩnh, nhưng vì nói giọng Thanh Hoá nên nghe gọi tên là Tỉnh). Phải gọi đến vài ba lần thì anh em tôi mới biết là gọi mình. Tôi chạy tới cánh cửa. Em Tuấn chạy ra hối hả gọi mẹ : “Mo ơi, Cậu về gọi mo đấy !”. Mẹ tôi hốt hoảng em tôi đứng bật dậy chạy theo, quên mất lập trường chống ma quỷ của mình.

Qua cánh cửa, chúng tôi bước vào một căn phòng khá rộng rải, trống rỗng. Ngoài cái được trên tường để trái cây và các phong bì (chắc là tiền thưởng), thì không hay có bàn thờ trang trí gì khác của một cái am, cái điện. Cô Phương ăn mặc diêm dua như các cô gái Hà Nội, mặt hoa da phấn, đang ngồi tỉnh táo trên chiếu cùng với một gia đình đông người trên chức. Cô cất tiếng: “Gọi mãi mà các bác không vào, nên vong nhà khác tranh vào trước. Thôi, các bác vui lòng ngồi chờ nhé! “.

Thế cũng tốt, chúng tôi có dịp được quan sát thêm. Cô Phương gọi tên hết người này đến người nọ trong gia đình ngồi chung quanh cô. Khi gọi trúng tên ai thưa thì giơ tay : “Dạ, con đây (đây em hay, cháu đây …)”. Và người đó nói chuyện với vong (qua miệng cô Phương). Tôi nghe thấy đa số trả lời : “Dạ, đúng vậy …” có vẻ cung kính lắm.

Có một chuyện cười ra nước mắt. Vong gọi : “Thằng Thanh đâu ?”. Một thanh niên chừng 25 tuổi đứng bật dậy : “Dạ, con đây !”. Vong nói : “Mày không biết thương vợ con. Mày tằng tiu với con Mai ở cùng cơ quan”. Chàng thanh niên sợ hãi líu ríu nhận tội. Người phụ nữ ngồi cạnh (chắc là vợ) oà lên khóc nức nở. Sau gần một giờ, gia đình đó mới kéo nhau ra.

Bỗng cô Phương nhìn chấm chấm vào mẹ tôi để rồi kêu lên : “Mo ơi! Côn Cửa mở đây ! Thắng đây ! (Thắng là đứa em út của chúng tôi, mất lúc chưa đầy một tuổi.) Mẹ tôi vừa xúc động vừa ngạc nhiên: “Trời ơi ! Con tôi … Nhưng con mất khi mới được tám tháng… … “.

Vong nói qua miệng cô Phương : “Bây giờ con lớn rồi. Hôm qua con biết Mo và hai anh đến, nhưng con phải đi mời Cậu. Cậu không chịu về. Con phải nói : Mo già yếu, còn anh Tâm ở xa về nên Cậu mới chịu. Cậu và Ông Nội cũng về với con đây “.

Rồi quay sang phía hai anh em tôi, cô Phương nói : “Hai anh chẳng nhớ gì đến em. Hai anh chỉ nhớ Cậu thôi !”. Đúng vậy! Chúng tôi đâu có nghĩ đến thằng em út đã mất từ lúc tám tháng. Thật bất ngờ cho chúng tôi.

Quay trở lại mẹ tôi, cô Phương nói : “Con thích tên là Bùi Duy Thắng như các anh con là Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Tuấn. Mo sao lại đặt tên con là Bùi Tất Thắng ? “.

Mẹ tôi luống cuống : “Tại bố con đấy ! Hồi đó mới giải phóng Hà Nội sau chiến thắng Điện Biên Phủ, nên bố con cao hứng, đã đặt tên con là Tất Thắng “. (Hồi đó cả nhà trách bố tôi vì đặt tên thằng út là Tất Thắng Tất còn có nghĩa là hết, tức là chết. Nên nó mới mất sớm.. Nhân tiện tôi nói thêm là việc đặt tên rất quan trọng, còn quan trọng như thế nào thì tôi không biết Nhưng tôi. có biết ông Đỗ Trí ở Sơn Tây có tài chỉ cần đọc tên là ông ấy biết con người như thế nào, như xem chỉ tay hay số tử vi vậy.)

Vong em tôi nói tiếp qua cô Phương : “Thôi, Mo đã khắc tên trên bia mộ con rồi !”. Đúng thế. Tên em tôi đã được khắc trên bia mộ, nằm cạnh ông bà ngoại tôi trong nghĩa trang Bất Bát.

Đến lượt bố tôi vào. Vong bố tôi qua thân xác cô Phương nắm tay mẹ tôi, rồi nói : “Hơn mười năm rồi mới gặp lại bà. Tôi nhớ bà lắm … “. Mẹ tôi khóc nức nở. Chúng tôi cũng khóc. Bố tôi bỗng trách đùa mẹ tôi : “Bà diện lắm ! Mới đi có thể mà áo đỏ… “.

Trời ơi ! Sao bố tôi biết nhanh thế ? Trong gia đình đã có ai biết chuyện tôi mua xấp vải nhung đỏ về VN may áo cho mẹ tôi !? Tôi mới về Hà Nội tối hôm trước thì sáng hôm sau trên đường đi Thanh Hóa ghé qua tiệm may, bỏ xấp vải nhung đỏ này để có áo cho mẹ kịp mặc vào Lễ Đại Thọ. Mẹ tôi đương líu ríu chống chế thì bố tôi bồi thêm một câu đùa yêu tiếp : “Bà còn muốn tô son đánh phấn nữa!”.

Mẹ tôi rên rỉ : “Cái gì ông cũng biết ! Đúng rồi ! Tôi vừa xin con cháu Trinh Hương, con gái anh Minh, một chút son phấn để hôm Lễ Đại Thọ thoa một chút. Mặt mũi nhăn nheo quá, sợ thằng con trai cả của ông nói với bạn bè “. (Chuyện này mẹ tôi giấu kín mọi người, trong khi anh em tôi không hay biết gì, thế mà bố tôi cũng biết !) “

Rồi cô Phương quay sang tôi : “Tâm ơi! Cậu buồn quá vì chuyện con Hà nhà con. Nó lôi thôi với chồng nó thì chỉ khổ cho ba đứa con thôi”. (Hà là con gái tôi) Chuyện của nó mới xảy ra trước khi tôi về Hà Nội. Vợ chồng tôi nghe phong phanh, nhưng chưa có dịp trao đổi với nhau. Thế mà mọi chuyện người Âm đều biết, không giấu giếm được ! )

Một lúc sau thì ông nội tôi về. Qua miệng cô Phương : “Tao là Bùi Văn Khánh, ông nội đây. Cả bà nội Nguyễn Thị Ngọt cũng về đây! “.

Tôi vội thưa : “Thưa Ông, con nghe anh Đại con cô Hai nói tên Ông là Khánh, nhưng lâu ngày trên giấy khai sinh của Bố con mất dần dấu sắc, nên đọc là Khanh” (cô Hai là chị ruột bố tôi. )

Ông nội tôi gắt lên: “Tên tao là Khánh, chứ không phải là Khanh”.

Rồi quay sang mạng mẹ tôi : “Chị về làm dâu nhà tôi mà không đoái hoài mồ mả tổ tiên nhà chồng. Từ ngày cưới chị, chị chỉ về quê nội có một lần ! Mẹ tôi sợ hãi chống chế : “Gia đình con ở Hà Nội, Hải Phòng. Quê nội ở mãi Bái Đô, Lam Kinh – Thanh Hoá, nên đi lại khó khăn. Và, con sinh con đẻ cái đều đều ba năm hai đứa nên không về thăm quê được. Con xin nhận tội với ông bà “.

Cứ như thế trong 90 phút vui buồn, khóc lóc …

Hai anh em tôi và mẹ hớn hở ra về. Có lẽ vì cao hứng nên chúng tôi ghé thăm nhà thơ Hữu Loan, người bạn cũ ở Thanh Hoá. Đáng nhẽ thẳng về Hà Nội, nhưng chắc còn luyến tiếc những giờ phút quý bầu xúc động buổi sáng đó nên chúng tôi quay trở ngược lại cầu Hàm Rồng để chụp ảnh với cô Phương. Kỳ này mẹ tôi không phản đối nữa mà còn hăm hở muốn gặp cô Phương.

Cô Phương vui vẻ cho biết thêm : “Cụ ông lại vừa về cho biết đã đăng ký chỗ dạy học cho bà rồi”.

Lại thêm một ngạc nhiên : Mẹ tôi vốn là một giáo viên hồi hưu. Ngày xưa, mẹ tôi là người đàn bà Tây học. Khi lấy chồng, sinh con thì ở nhà. Khi các con khôn lớn thì bà mới đi dạy lại vì sự khuyến khích của bố tôi. Thôi, không còn nghi ngờ gì nữa. Đúng là vong linh của bố tôi rồi! Lúc nào tôi cũng muốn bố mẹ tôi sử dụng cái tri thức của mình.

Ngày hôm đó là ngày trọng đại của đời tôi. Tôi thấy cụ thể sự hiện hữu của Linh hồn và cõi Âm. Dù cho sau này cô Phương có nói bậy gì đi nữa, các cô gọi hồn khác, các nhà ngoại cảm khác đôi khi có nói bậy vì mưu sinh thì kết quả của ngày hôm đó vẫn không thể chơi cai được, nếu không nói là tuyệt đối được chấp nhận.

Khác nào như ta cố gắng gọi điện thoại cho người thân, đường dây rất khó khăn, rất xấu, nhưng chỉ một lần thôi ta nghe rõ tiếng người thân trò chuyện với ta về những chuyện gia đình mà người ngoài không thể biết được, thì cũng khá đủ cho ta biết rằng người thân của ta vẫn tồn tại. Tuy ta không nhìn thấy được vì giới hạn của ngũ quan, nhưng người thân quá cố của ta vẫn tồn tại với các ký ức, với các kỷ niệm dưới một dạng nào đó mà ta biết không, ta tạm gọi là “Linh hồn” , trong một thế giới nào đó mà ta cũng biết không, tạm gọi là “cõi âm” (để phân biệt với cõi Dương mà ta đang sống) hay theo kiểu Tây Phương gọi là “Cuộc đời sau khi chết” (“Cuộc sống sau deth “).

Sau này mỗi lần về thăm quê hương, tôi đều đưa mẹ tới gặp cô Phương. Lần sau cùng mẹ tôi gặp cô ấy là cuối năm 2005. Khi đó mẹ tôi vẫn còn khoẻ mạnh, nhanh nhẹn. Trước khi ra về, cô Phương nói nhỏ với tôi : “Cụ ông nhớ bà lắm. Cụ ông sắp đưa bà về rồi một cách bình yên”. Ít lâu sau, mẹ tôi mất rất nhanh.

Sau này tôi có gặp nhiều nhà ngoại cảm khác ở Việt Nam, họ cũng có khả năng như cô Phương – cô Bằng, cô Thảo, cô Mến trên đường từ Hà Nội qua Hải Dương đến Hải Phòng. Tôi cũng đã gặp các nhà ngoại cảm tìm mộ như Cậu Liên, anh Nguyễn Khắc Bảy, cô Phan Thị Bích Hằng … Tôi cũng đã gặp các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh như TS Nguyễn Chu Phác, GS Ngô Đạt Tam, GS Phi Phi, TS Ngô Kiều Oanh … làm việc ở các cơ quan khác nhau.

Tôi đã được đọc câu kết luận của một tài liệu ở Việt Nam (không phổ biến công khai) như sau : “Thế giới tâm linh là có thật. Đó là một thực tế khách quan cần được các nhà khoa học nghiên cứu nghiêm túc. Chúng ta hãy bình tĩnh, khách quan lắng nghe những lời nhắn như từ thế giới tâm linh để có cuộc sống nhân ái hơn, lương thiện hơn “.

Bùi Duy Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/11/2021(Xem: 7244)
Huế, không khí vẫn bình lặng, sự bình lặng làm cho những ai quen sống cuộc đời phóng túng phải kinh hãi và họ kinh hãi là phải lắm, vì rất ít ai có khả năng nghe được tiếng nói từ bình lặng và hiến dâng trọn vẹn cho sự bình lặng đó. Ngày xưa, khi những vị giáo sĩ ngoại đạo tranh cãi nhau, làm cho không khí xáo động hết bình lặng, hoặc tình cờ, hoặc vì chủ đích, đức Phật đi đến giữa chúng tranh cãi ấy, thì trong chúng đó họ tự bảo nhau: “Đức Gotama đến kia kìa! Ngài là bậc an tịnh, trầm lặng, Ngài không muốn ồn ào!”. Họ nói với nhau như vậy xong, họ liền giữ sự im lặng mỗi khi gặp đức Thế Tôn.
08/11/2021(Xem: 7194)
Mùa xuân là hình ảnh của con người. Tâm của con người như thế nào, nó sẽ tạo ra mùa xuân cho con người đúng như thế ấy. Tâm của một người xấu thì không thể nào tạo ra một mùa xuân đẹp cho chính mình, huống hồ gì họ có thể tạo ra một mùa xuân đẹp cho gia đình và xã hội. Mùa xuân là hình ảnh của cộng đồng người. Tâm thức của cộng đồng người như thế nào, họ sẽ tạo ra mùa xuân cho chính cộng đồng của họ đúng như thế ấy. Tâm của một cộng đồng người đặt đức tin của họ vào những thế lực ngoại tại, thì tự thân của cộng đồng đó sẽ tạo ra những biểu tượng thần thánh để tôn sùng và tô vẽ cho mùa xuân của cộng đồng họ qua hình ảnh thánh thần.
08/11/2021(Xem: 8709)
Sáng ngày 6/11/2021, tại thôn Nà Danh, xã Lê Lai, huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng, Đại diện Ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, và các nhà tài trợ doanh nhân Phật tử Công ty TNHH ToTo, Cục Hải Quan Hà Nội, Công ty Cổ Phần TM&DV Ngọc Hà, Công ty TNHH Kentetsu World Express Việt Nam, Công ty Cổ Phần Tư Vấn Công Nghệ Thiết Bị và Kiểm Định xây dựng CONINCO, cùng Đại diện Đảng ủy, Ủy ban Nhân dân xã Lê Lai đã tiến hành Khánh thành trường Mầm non trên địa bàn xã.
08/11/2021(Xem: 5219)
Thói quen của chúng sinh thường tự cho mình là trung tâm, và việc mãi mê những ham muốn vật chất không bao giờ thỏa mãn. Đối với mọi thứ trên đời, các bạn muốn sở hữu những thứ tốt, và từ chối những cái xấu, tức là tham lam và chán ghét. Khi tâm trí con người bị chi phối bởi hai thế lực này, họ không thể nhìn nhận sự việc một cách khách quan, và cách đối nhân xử thế dễ bị trục trặc. Một số người nổi tiếng, nhưng họ thực sự có hạnh phúc? Một số người không ngần ngại sử dụng các phương tiện không chính đáng để đạt được danh và lợi, chẳng hạn như làm hại người khác vì lợi ích riêng cho bản thân, hoặc ức hiếp đánh đập những người mà họ không thích. Mọi người không ngừng suy nghĩ về sự khác biệt, và họ có thể cảm thấy tội lỗi khi tỉnh giấc lúc nửa đêm dài trong mộng. Nếu tâm không thể thanh thản thì khó có thể gọi là một cuộc sống hạnh phúc.
08/11/2021(Xem: 5357)
Vô Tầm Vô Tứ Định là tầng Định thứ hai trong bốn chi Thiền do đức Phật thiết lập. Bốn chi Thiền đó gồm Sơ Thiền tương xứng với Sơ Định hay Định Hữu Tầm Hữu Tứ, Nhị Thiền tương xứng với Vô Tầm Vô Tứ Định, Tam Thiền tương xứng với Xả hay An Chỉ Định, Tứ Thiền tương xứng với Chánh Định.
08/11/2021(Xem: 5665)
Tổ chức Từ thiện Xã hội Cộng sinh Toàn cầu và Thiếu Lâm Tự (소림사), thành phố Bucheon, Gyeonggi, Hàn Quốc đã hoàn thiện trong xây dựng ngôi Trường Tiểu học Bucheon Sorimsa (부천소림사초등학교) và trao tặng một nơi lý tưởng học tập cho các em thiếu niên tại Nepal.
08/11/2021(Xem: 15247)
Đây chỉ là chiếc thuyền nan, chưa tới bờ bên kia, vẫn còn đầy ảo tưởng chèo ra biển cả. Thân con kiến, chưa gột sạch đất cát, bò dưới chân Hy Mã Lạp Sơn, nghe tiếng vỗ của một bàn tay trên đỉnh cao. Chúng sinh mù, nếm nước biển, ngỡ bát canh riêu cá, Thế gian cháy, mải vui chơi, quên cảnh trí đại viên. Nắm vạt áo vàng tưởng như nắm lấy diệu quang, bay lên muôn cõi, theo tiếng nhạc Càn Thát Bà réo gọi về Tịnh Độ, ngửi mùi trầm Hương Tích, an thần phóng thoát. Con bướm mơ trăng Cực Lạc, con cá ngụp lặn dưới nước đuôi vàng như áo cà sa quẫy trong bể khổ, chờ thiên thủ thiên nhãn nghe tiếng sóng trầm luân vớt lên cõi Thanh văn Duyên giác. Những trang sách còn sở tri chướng của kẻ sĩ loanh quanh thềm chùa Tiêu Sơn tìm bóng Vạn Hạnh, mơ tiên Long Giáng lào xào bàn tay chú tiểu Lan trên đồi sắn.
08/11/2021(Xem: 11094)
Hiền Như Bụt là tác phẩm biên khảo về Phật Giáo, bút ký pha lẫn văn chương nhưng không phải do một tu sĩ hay một nhà nghiên cứu Phật học sáng tác mà do một trí thức khoa bảng yêu mến và quý trọng Đạo Phật viết ra. Nó là sản phẩm của 20 năm, từ 1992-2012. Hạ Long Bụt Sĩ tên thật là Lưu Văn Vịnh. Ông là một dược sĩ & Cao Học Dược, Cao Học Triết Học Tây Phương -nguyên giảng sư về các bộ môn Triết Học, Tâm Lý Học tại Đại Học Văn Khoa, Vạn Hạnh và Minh Đức. Ông đã xuất bản khoảng 11 tập thơ trong đó có dịch thơ Ả Rập và Thơ Thiền cùng một số sách nghiên cứu lịch sử và triết học. Hiền Như Bụt dày 444 trang xuất bản năm 2020, bao gồm một chương Tổng Quát và sáu chương với những chủ đề: Phật Pháp Trị Liệu Pháp, Đạo Bụt và Khoa Học Vật Lý, Bóng Phật Trong Văn Học, Tư Tưởng Tam Giáo, Đạo Bụt Canh Tân và Chuỗi Ngọc Kinh Phật.
07/11/2021(Xem: 4534)
Phần này bàn về cách dùng đã, đã đã, đã tật và làm đã, đã làm vào thời LM de Rhodes đến truyền đạo. Đây là lần đầu tiên cách dùng này hiện diện trong tiếng Việt qua dạng con chữ La Tinh/Bồ (chữ quốc ngữ). Ngoài các bản Nôm của LM Maiorica ghi ở đoạn sau, tài liệu tham khảo chính của bài viết này là bốn tác phẩm của LM de Rhodes soạn: (a) cuốn Phép Giảng Tám Ngày (viết tắt là PGTN), (b) Bản Báo Cáo vắn tắt về tiếng An Nam hay Đông Kinh (viết tắt là BBC), (c) Lịch Sử Vương Quốc Đàng Ngoài 1627-1646 và (d) tự điển Annam-Lusitan-Latinh (thường gọi là Việt-Bồ-La, viết tắt là VBL) có thể tra tự điển này trên mạng, như trang http://books.google.fr/books?id=uGhkAAAAMAAJ&printsec=frontcover#v=onepage&q&f=false.
04/11/2021(Xem: 7759)
Sau đây là bản Việt dịch bài giảng pháp của Đại Sư Mahasi Sayadaw (1904-1982) trước các thiền gia trong buổi lễ khai thị ở trung tâm thiền tập Mahasi Meditation Center, Rangoon, Miến Điện. Bài này được dịch từ tiếng Miến sang Anh ngữ bởi Unyi Nyi, và sửa chữa lại năm 1997 bởi Đại Sư Pesala.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]