Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lá Thư Gửi Hai Người Bạn

22/11/201221:57(Xem: 7679)
Lá Thư Gửi Hai Người Bạn

LÁ THƯ GỬI HAI NGƯỜI BẠN
Hoang Phong

thuguihaibanHaibạn thân mến,

Trướchết tôi xin mạn phép được gọi hai người là những người bạn của tôi. Thiết nghĩđã là con người thì tất cả chúng ta đều là bạn hữu với nhau, có phải thế haychăng? Tin các bạn vừa quyết định tạm thời chia tay để sống xa nhau khiến tôi bànghoàng và lòng buồn vô hạn. Dù chỉ là một người bạn thế nhưng tôi cũng cảm thấyđau lòng, huống chi con cái và những người thân chung quanh thì chắc là họ sẽcòn đau lòng hơn nhiều lắm !

Đãlà con người tất nhiên chúng ta phải gánh chịu mọi thứ khổ đau, thế mà tại sao cácbạn lại còn tự đày đọa mình thêm làm gì nữa vậy? Tự dày vò mình thì cũng chỉkhiến cho lòng mình càng thêm chua xót và cay đắng hơn, và đồng thời cũng khiếncho cuộc sống của chính mình ngày càng thêm phức tạp và nặng nề hơn. Dù vuisướng hay khổ đau, dù phải nhịn nhục hay chịu đựng, hoặc may mắn hơn là đượchân hoan và hạnh phúc, thì mỗi ngày trôi qua chúng ta cũng sẽ già thêm mộtchút, sức khoẻ cũng kém đi một chút và bệnh tật rồi cũng sẽ đến. Vậy thì naylại mang thêm đau buồn vào lòng để làm gì? Nào có ích lợi gì đâu! Đừng để đaubuồn bám rễ quá sâu trong lòng mình và gây ra những ảnh hưởng quá nặng nề tronglòng con cái.

Nếumỗi ngày chúng ta già thêm một chút, thì mỗi ngày con cái cũng lớn lên thêm mộtchút, những thất vọng trong lòng chúng cũng sẽ lớn dần theo thời gian, khiếncho chúng sẽ cảm thấy bi quan hơn trước hạnh phúc đang chờ đợi chúng. Cuộc sốngtrước mặt chúng cũng sẽ kém đi chút màu hồng thắm. Dù rằng các vết thương là dochính mình tự tạo ra cho mình, thế nhưng tránh sao được một vài dấu vết in đậm tronglòng con cái và cả những người thân chung quanh.

Ômấp lũ con vào lòng, hoặc cho chúng đồ chơi đắt tiền hay các thức ăn ngon,...thì cũng chỉ là cách tự dối gạt mình và lừa phỉnh con cái mà thôi. Không gì cóthể khiến chúng quên được những đau buồn của cha mẹ. Chúng chỉ có thể hãnh diệnvì tình thương và sự hy sinh của cha mẹ, nhưng sẽ không thể nào tự hào với bạnbè về những chuyện cải vả và bất hòa giữa những người đã sinh ra chúng.

Dùrằng đôi khi chúng ta cũng cần phải nghĩ đến mình và không thể hy sinh quánhiều cho con cái được, dù chỉ bằng các cách lừa phỉnh chúng như trên đây, thìmỗi ngày trôi qua và mỗi người trong chúng ta - các bạn và tôi và cả con cáicủa các bạn nữa - tất cả không sao tránh khỏi phải già thêm một chút, mất mátđi một chút, thiệt thòi thêm một chút, để rồi biết đâu mỗi người trong chúng tasẽ trở nên chai đá hơn và ít biết yêu thương hơn. Thật thế, cuộc đời ngắn ngủilắm các bạn ạ, rồi đây tất cả chúng ta cũng sẽ ra đi. Thế nhưng thiết nghĩchúng ta không nên nằm xuống với giận hờn, bực bội, hối tiếc và thù nghịchtrong lòng.

Tấtcả mọi người đều có những điểm giống nhau, thế nhưng trên căn bản cũng rất khácbiệt nhau. Nếu tánh tình của tất cả mọi người đều giống nhau, dễ thương nhưnhau và phẳng lì như mặt nước ao tù, thì yêu thương và hy sinh nào còn mang mộtý nghĩa nào nữa. Yêu thương, hy sinh và rộng lượng chỉ thật sự có ý nghĩa khinào có một gợn sóng dấy lên hay một chút gì đó khác biệt mà thôi.

Tấtnhiên tôi cũng có một vài điểm khác biệt so với một vài người khác, một trongnhững điểm khác biệt ấy là tôi luôn biết mở rộng lòng mình để yêu thương tấtcả, tôi yêu thương những người làm cha, làm mẹ, tôi yêu thương những người làmchồng, làm vợ, tôi yêu thương trẻ thơ, tôi yêu thương con người và cây cỏ. Đấylà sức mạnh đã giúp tôi viết lên những dòng này cho các bạn. Tôi quả quyết rằngcác bạn cũng có khả năng ấy để viết lên những dòng thật đẹp cho đời mình và chonhững người chung quanh, thế nhưng chỉ vì các bạn không ý thức được sức mạnh ấyđang tàng ẩn trong lòng các bạn mà thôi.

Dùsao tôi cũng hiểu rằng các bạn đều có những điều không được vừa ý mình lắm,những chuyện bực dọc trong lòng, kể cả những hối tiếc và đau buồn. Vậy các bạnhãy thử lấy một tờ giấy và vạch một đường thẳng đứng để chia tờ giấy làm haiphần. Phần bên trái các bạn ghi ra tất cả những gì khiến mình bực dọc, oán hờnvà khổ sở, và phần bên phải những gì mà các bạn biết mở rộng lòng mình để yêuthương, tha thứ và hân hoan. Sau đó các bạn thử so sánh hai phần của bản liệtkê xem bên nào nhiều hơn và sau đó thử phân tích xem các nguyên nhân nào đã gâyra đau buồn cho mình và nhất là xem các nguyên nhân ấy có hợp lý và chính đánghay không? Hay đấy chỉ là những thứ vô nghĩa, hẹp hòi và thiển cận? Nếu nhậnthấy các điều ấy không xứng đáng để mình phải đau buồn vì chúng thì cố tìnhnuôi dưỡng chúng trong lòng làm gì?

Sauđó các bạn lấy một cái kéo cắt tờ giấy ra làm đôi. Phần ghi chép những chuyệnbực dọc và đau buồn thì gửi cho tôi, phần còn lại thì cất giữ trong lòng mình hầunhắc nhở mình hãy biết yêu thương và tha thứ. Khi nào tôi nhận được cả hai mảnhgiấy thì tôi cũng sẽ chẳng cất giữ chúng trong lòng tôi làm gì, tôi cũng chẳngđốt chúng thành tro để hòa vào một cốc nước mà uống hầu xóa bỏ tất cả, mà tôisẽ bỏ chúng vào một phong bì và đặt lên bàn viết trước mặt tôi để mặc cho chúngtha hồ hành hạ nhau, choảng nhau tùy thích. Riêng các bạn thì chớ có dại dột đểcho chúng khích động và xúi dục mình.

Nóiđùa đấy thôi, vui được giây phút nào thì hãy mừng cho nhau những giây phút ấy.Đã từng gánh chịu thật nhiều cay đắng và bất hạnh trong cuộc sống nên tôi chịuđựng cũng đã quen, vì thế các bạn cứ trút cho tôi những đau buồn của các bạn,tôi sẽ tiêu hóa chúng dễ dàng. Để đổi lại thì tôi cũng xin hiến dâng cho cácbạn tất cả tình thương yêu của tôi, hạnh phúc của tôi và cả bầu không gian rộngmở trong lòng tôi để mong các bạn nhờ đó sẽ làm tan biến đi những chuyện buồnbực và xóa bỏ những bóng tối trong lòng mình. Bầu không gian đó trong tôi sẽluôn mở rộng vào lòng các bạn, vậy hãy cứ trút bỏ vào đấy tất cả những gì khiếncho các bạn phải buồn khổ.

Mộtcách cụ thể hơn, các bạn nên hẹn nhau ở một nơi nào đó, một quán cà-phê chẳnghạn, để nói với nhau những gì ẩn chứa trong lòng mình mộtcách thành thật. Ví như nếu không còn muốn nói với nhau một lời nào nữa, thìcũng nên lặng lẽ trao cho nhau bản sao của tờ liệt kê trên đây và mỗi người hãyuống một tách cà-phê rồi về, có sao đâu! Cà-phê dù đắng thế nhưng cũng có mộtchút hương thơm đấy các bạn ạ.

Thânmến thăm hai bạn và nhớ gửi cho tôi hai mảnh giấy nhé.

Hoang Phong

Bures-Sur-Yvette, 21.11.12

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2015(Xem: 8610)
Từ ngàn xưa, con người đã hằng nung nấu, ôm ấp ước mơ được trường sinh bất tử. Tuy nhiên, sự bất tử trường sinh dường như chỉ thấy có được trong những câu chuyện thần thoại hoang đường, hay truyền thuyết mơ hồ viễn vông.
11/04/2015(Xem: 9155)
Nhân loại bước vào thiên niên kỷ mới với một nền văn minh ngày càng rực rỡ. Khoa học hiện đại được xem gần như là vạn năng, phục vụ mọi nhu cầu vật chất trong đời sống của con người. Thế nhưng, con người đã thật sự hạnh phúc, thật sự chấm dứt khổ đau hay chưa? Đó là điều chúng ta cần phải suy gẫm.
10/04/2015(Xem: 10673)
Người ta thường nói đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, nên những khi mơ màng lơ đãng, lúc thả hồn đi hoang, khi u buồn khắc khoải, lúc mộng mơ vượt rào, khi hạnh phúc dâng tràn, lúc bồn chồn lo lắng, sẽ khiến cho người đối diện dễ dàng phát hiện ra những thầm kín chôn dấu đó đây. Đôi mắt người thương kẻ nhớ đôi mắt lo sợ bất an đôi mắt chứa đầy buồn vui, đôi mắt nhìn đời với toàn màu hồng choáng ngợp hạnh phúc hay đong đầy hệ lụy khổ đau, đều tùy thuộc vào tầm nhìn sự xúc cảm những bất an biến động nổi dậy, hay sự bình yên lan tỏa trong tâm thức mỗi chúng ta.
10/04/2015(Xem: 9051)
Bài pháp với đề tài thực dụng “Đem sự tu tập vào đời sống” đã được Ni Sư Tenzin Palmo trình bày với phong cách đơn giản mà tinh tế, linh hoạt cuả bà. Ni Sư chấm dứt bài giảng, nhìn thính chúng, mỉm cười chờ đợi những câu hỏi của các Phật tử tham dự. Chánh điện Thiền Tự Tiêu Dao sinh động hẳn lên và hội chúng tranh nhau đưa tay xin hỏi. Thông qua sự thông dịch của hai em Phật tử, Ni Sư từ tốn giải đáp từng thắc mắc về cá nhân Ni Sư, về cuộc sống đời thường cho đến các ưu tư về trải nghiệm thiền tập...
10/04/2015(Xem: 8074)
Lần đầu tiên cùng mấy người bạn nước ngoài về thăm Hà Nội vào đầu thập niên 90, tôi vẫn không quên những tấm bảng nguệch ngoạc hai chữ “Thịt Cầy” cùng mấy chú cầy nướng treo lủng lẳng trước dăm ba quán ăn nhỏ trên đường từ phi trường vào trung tâm thủ đô. Biết mấy anh bạn da trắng vốn kỵ thịt chó, tôi bảo họ rằng đấy là những quán bán “thịt nai”! Mãi sau thì họ khám phá ra được và phì cười bảo rằng những con nai của tôi là… “nai biết sủa” (barking deer).
09/04/2015(Xem: 7592)
Tokyo, Nhật Bản, ngày 6 tháng 4 năm 2015 – Vào buổi sáng, đức Đức Đạt Lai Lạt Ma đã có buổi tiếp thân mật với một nhóm các Nghị sĩ Nhật Bản để thảo luận các vấn đề cùng quan tâm. Sau khi ăn trưa, Ngài tham gia vào một Diễn đàn Môi trường toàn cầu cho các thế hệ kế tiếp, tại Yomiuri Hall, Tokyo, Nhật Bản. Sau khi Xướng ngôn viên giới thiệu xong, Ngài phát biểu rằng: Anh chị em quý mến ! Thật là một vinh dự lớn và hân hạnh được cùng quý vị chia sẻ trên tình Bồ đề quyến thuộc với nhau. Đó là truyền thống của chúng tôi, tôi nghĩ rằng đã là Bồ đề quyến thuộc trong tình pháp lữ, chúng ta đã biết nhau, tình pháp lữ chúng ta mãi cho đến ngày cuối cùng của mình. Tôi thật cảm động được kết duyên thêm nhiều pháp lữ.
08/04/2015(Xem: 7355)
Cách khoảng 800 km chuyến bay từ Tokyo đến Sapporo, một cuộc hành trình hoằng pháp của đức Đạt Lai Lạt Ma tại Nhật Bản. Tokyo bầu trời xanh mây trắng bãng lãng, mùa xuân hoa Anh đào nở rộ như một tin vui đón chào một vị Thánh tăng quang lâm. Ngược lại vùng Hokkaido vẫn còn chút mùa Đông tuyết trắng se lạnh. Ngài là vị khách mời đặc biệt của các chi nhánh Sapporo thuộc Junior Chamber International (JCI), một tổ chức xã hội phi chính phủ quốc tế, phi lợi nhuận.
08/04/2015(Xem: 6645)
Ngày nay, 95% dân số Thái Lan theo đạo Phật. Truyền thống xuất gia gieo duyên cho thế hệ trẻ thanh thiếu niên trong cộng đồng là một nét đẹp mà xã hội quốc gia này và các nước theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy như Thái Lan, Lào, Campuchia, Sri Lanka, Myanmar, hay như vùng dân tộc Khmer ở miền Tây Nam bộ của Việt Nam. Mỗi năm tại các Tự viện Phật giáo Thái Lan đều tổ chức lễ xuất gia gieo duyên cho những thanh thiếu niên trong cộng đồng. Một năm tổ chức một vài lần.
08/04/2015(Xem: 8849)
Có một chị bạn rất kính tin Bồ-tát Quán Thế Âm nói với tôi rằng: Khi mẹ của chị bệnh nặng, tưởng chừng như sắp mất, chị ấy đã khấn vái, cầu xin Bồ-tát hãy cứu mẹ và chị chấp nhận chịu giảm đi 10 năm tuổi thọ của mình để cho mẹ được sống. Và thật là mầu nhiệm, mẹ chị ấy đã được Bồ-tát cứu giúp, không chỉ khỏi bệnh mà còn sống thêm vài năm nữa mới mất. Chị rất vui về hạnh hiếu này dù đã mất đi 10 năm tuổi thọ. Tôi cũng kính tin Bồ-tát nhưng không chấp nhận việc Ngài sẽ giúp ai đó “chịu giảm thọ để cho người khác sống lâu thêm” vì ai ăn nấy no, ai tu nấy đắc, không ai có thể chịu tội hay gánh nghiệp thế cho ai. Vậy trong trường hợp của chị ấy thì giải thích như thế nào, nhờ Bồ-tát linh ứng, hay nhờ người con đã gánh bớt nghiệp cho mẹ?
07/04/2015(Xem: 10671)
Như một làn điện chớp sẹt ngang đầu khi thiên hạ nghe tin khó tưởng, cô Hoa Lan lắm lời vừa phát nguyện Tịnh Khẩu. Vâng, chuyện có thật các bạn ạ! Chẳng những Hoa Lan mà còn cả hơn 50 giới tử tham dự buổi Thọ Bát Quan Trai do thầy Hạnh Bảo hướng dẫn tại chùa Linh Thứu.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]