Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự lôi cuốn của Đạo Phật trong thế giới hiện đại

26/10/201210:10(Xem: 5851)
Sự lôi cuốn của Đạo Phật trong thế giới hiện đại

dscn0654buddhaaj


SỨC LÔI CUỐN CỦA ĐẠO PHẬT

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Alexander Berzin
Singapore, 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ:
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.


Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao.

Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực.

Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.

Đã có nhiều cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học và lãnh tụ Phật giáo, như Đức Dalai Lama. Họ đang cùng nhau thảo luận và nghiên cứu xem thực tại là gì. Đức Phật nói rằng tất cả các vấn đề xảy ra vì ta thiếu sự thấu hiểu về thực tại, vì sự mê mờ về phương diện này. Nếu chúng ta nhận thức được chúng ta là ai, thế giới và chúng ta tồn tại như thế nào, thì ta sẽ không tạo ra những vấn đề từ sự mê lầm của mình. Đạo Phật có một thái độ cực kỳ cởi mở trong việc khảo sát điều gì là chân lý. Thí dụ, Đức Dalai Lama đã nói rằng nếu nhà khoa học có thể chứng minh rằng điều gì Đức Phật hay các đệ tử của người đã dạy là sai hoặc chỉ là sự mê tín, thì Ngài sẽ rất vui lòng và sẵn sàng loại bỏ nó ra khỏi giáo lý nhà Phật. Một sự tiếp cận như thế rất hấp dẫn đối với người phương Tây.

Các đạo sư uyên bác trong quá khứ đã giúp cho đạo Phật thích nghi với nền văn hóa của mỗi xã hội mà Phập pháp lan truyền đến, vì thế dĩ nhiên là các vị thầy ngày nay cần trình bày đạo Phật ở những quốc gia hiện đại khác nhau bằng các phương cách hơi khác biệt nhau. Nói chung, đạo Phật nhấn mạnh vào một sự giải thích hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, những sự tiếp cận và điểm khác biệt cần có sự nhấn mạnh nhiều hơn, tùy theo những nét văn hóa đặc thù.

Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp đa dạng, đơn giản chỉ vì con người rất khác biệt nhau. Không phải ai cũng đều suy nghĩ cùng một cách. Hãy xem một thí dụ về thực phẩm. Nếu chỉ có một loại thực phẩm duy nhất trong thành phố, nó sẽ không hấp dẫn được tất cả mọi người. Trái lại, nếu ta có thể có những thực phẩm khác nhau với các hương vị phong phú, thì mọi người có thể tìm thấy điều gì đấy hấp dẫn. Cũng như thế, Đức Phật đã dạy vô số pháp môn khác nhau với những hương vị đa dạng để cho con người tự phát triển và trưởng thành. Cuối cùng, mục đích của đạo Phật là vượt qua tất cả những giới hạn, vấn nạn và thực chứng mọi tiềm năng của mình, để chúng ta có thể tự phát triển đến mức độ mà ta có thể giúp đỡ mọi người một cách tối đa.

Trong một số quốc gia phương Tây nhấn mạnh về khoa tâm lý học, chẳng hạn như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, các vị thầy thường trình bày đạo Phật từ quan điểm của tâm lý học. Tại những nước khác, nơi con người ưa chuộng khía cạnh sùng mộ hơn, chẳng hạn như các vùng Nam Âu châu và Mỹ châu La tinh, những vị thầy có khuynh hướng trình bày đạo Phật qua hình thức sùng mộ. Con người ở đấy rất thích tụng niệm, và người ta có thể làm điều ấy trong hành trì Phật pháp. Tuy nhiên, những người ở Bắc Âu lại không thích tụng niệm nhiều như thế. Các vị thầy có khuynh hướng nhấn mạnh sự tiếp cận trí thức ở đấy.

Nhiều người ở Đông Âu ở trong tình trạng rất đáng buồn. Giáo lý đạo Phật lôi cuốn họ rất mạnh mẽ bởi vì nhiều người cảm thấy đời sống của họ trống rỗng. Dù họ có làm việc cật lực với nghề nghiệp của họ hay không, dường như chẳng có điều gì khác biệt. Họ không thấy kết quả nào. Trái lại, Phật giáo dạy cho họ những phương pháp để họ tự cải thiện, để mang đến những kết quả tạo ra sự khác biệt trong phẩm chất đời sống của họ. Điều này làm cho người ta cảm kích và hăng hái một cách không thể tưởng tượng được, khiến họ hoàn toàn lao mình vào những thực hành như lễ lạy hàng nghìn lần.

Bằng cách này, đạo Phật tự thích ứng với văn hóa và tinh thần của con người trong mỗi xã hội mà vẫn bảo tồn những giáo thuyết quan trọng của Đức Phật. Các giáo pháp chính không thay đổi – mục đích là để vượt qua những vấn nạn và giới hạn của chúng ta, và chứng đắc những tiềm năng của mình. Hành giả sẽ thực hiện điều này với sự nhấn mạnh vào khía cạnh tâm lý học, trí thức, khoa học hay sùng mộ thì còn tùy thuộc vào nền văn hóa của họ.

Hỏi:Đạo Phật đang thích ứng ra sao trong thế kỷ hai mươi nói chung?

Đáp:Phật giáo đang thích nghi bằng sự nhấn mạnh vào khía cạnh khoa học hợp lý của giáo pháp. Đạo Phật có sự giải thích rõ ràng về cách những kinh nghiệm trong đời sống xảy ra như thế nào và cách tốt nhất để đối phó với chúng. Sau đó, đạo Phật nói rằng đừng chấp nhận bất cứ điều gì bằng tín ngưỡng mù quáng; hãy tự suy nghĩ, thẩm tra nó và xem nó thực sự có hợp lý hay không. Điều này giống như khoa học yêu cầu chúng ta xác minh những kết quả của một thí nghiệm bằng cách tự lập lại nó; và chỉ khi ấy ta mới nên chấp nhận các kết quả là sự thật. Con người hiện đại không thích mua món gì mà không thử nghiệm chúng; họ sẽ không mua một chiếc xe nếu họ không lái thử nó. Tương tự như thế, họ sẽ không hướng về một tôn giáo hay triết lý sống khác mà không có sự kiểm nghiệm nó trước tiên, để xem nó thực sự có hợp lý hay không. Đây chính là điều làm cho đạo Phật vô cùng lôi cuốn đối với nhiều người trong thế kỷ hai mươi. Phật giáo cởi mở đối với sự nghiên cứu của khoa học và mời đón mọi người khảo sát nó bằng cách ấy.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)
Tiểu Sử Ngắn Alexander Berzin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
29/10/2019(Xem: 10794)
Kết thúc thời công phu sáng mặt trời cũng vừa ló dạng,những tia nắng ấm áp lan tỏa khắp nơikhiến cho mọi người thấy dễ chịu.Sự hội tụ của muôn ngàn tia nắng đang nhảy múa,chuyển động những tia sáng rực rỡ, trong thoáng giây,toàn thể không gian hoàn toàn biến đổi,và tất cả trở thành những dải ánh sáng đang rung động xoay vần trong một vũ điệu của thiên nhiên. Qua cửa sổ nhìn mây trôi bồng bềnh giữa trời xanh,tận hưởng cảm giác êm ả,hít thở những làn gió mát rượi vào buổi sớm mai, giữa không gian yên tĩnh,trong tôi bao niềm cảm xúc, thầm cảm ơn những gì có được của hiện tại:
25/10/2019(Xem: 7531)
Kinh Thắng Man, nói đủ theo bản dịch của Cầu-na-bạt-đà-la là Thắng Man Sư Tử Hống Nhất Thừa Đại Phương Tiện Đại Quảng Kinh. Nhưng, chương cuối của kinh này, đức Thế Tôn nói với Thiên Đế Thích có đến mười lăm tên gọi khác nhau. Tên gọi thứ nhất của kinh. là: “Thán Như lai chân thật đệ nhất nghĩa công đức”.
25/10/2019(Xem: 9492)
Đọc chuyện Tấm Cám, ta thấy ai cũng thương Tấm. Tấm mẹ chết sớm, cha lấy thêm vợ, sinh ra Cám, em cùng cha khác mẹ với Tấm. Không bao lâu cha Tấm cũng chết. Tấm ở với dì ghẻ và sống với người em gái cùng cha khác mẹ.
24/10/2019(Xem: 6998)
Xưa và nay, ai sinh ra trong cuộc đời nầy cũng phải trải qua con đường giáo dục mà thành tựu những giai đoạn của sự học vấn, kể từ lớp mẫu giáo cho đến Đại Học hay hậu Đại Học. Cũng có nhiều người không qua sự giáo dục, nghĩa là không qua trường lớp đào tạo, nhưng cũng thành công ở xã hội và học đường, số người nầy cũng không phải là ít. Tuy nhiên những người nầy thuộc dạng cá biệt và đặc thù, nên không đề cập trong bài nầy về những người ưu tú như vậy, mà chỉ nhấn mạnh đến việc giáo dục chung chung để trở thành con người có văn hóa thực sự.
20/10/2019(Xem: 8262)
Bài kinh "Viết Trên Đá, Trên Đất, Trên Nước" là bài kinh ngắn, trích trong Kinh Tăng Chi Bộ, chương Ba, phẩm Kusinàra.Kinh Tăng Chi Bộ là bộ kinh thứ Tư trong số năm bộ kinh Nikàya.Đó là: Trường Bộ Kinh, Trung Bộ Kinh, Tương Ưng Bộ Kinh, Tăng Chi BộKinh và Tiểu Bộ Kinh. Kinh điển Phật giáo hiện nay còn lại 2 bộ kinh xưa nhất. Một bộ được ghi lại bằng tiếng Pàli gọi là Kinh Nikàya, còn một bộ xử dụng tiếng Sanskrit gọi là Kinh Àgama (A-hàm) gồm bốn Bộ là: Kinh Trường A-hàm, Trung A-hàm, Tạp A-hàm, Tăng Nhất A-hàm.
17/10/2019(Xem: 6356)
Chúng ta đang sống trong thời cách mạng thông tin. Nơi đó, lợi và hại cùng đi bên nhau, thiện và ác cùng sinh khởi dễ dàng từ một bàn phím. Chiến trường có khi hiện ngay trên màn hình vi tính, đao kiếm là những ngón tay quẹt trên điện thoại. Những lời bình ngắn và ác ý trên mạng xã hội cũng có sức mạnh đẩy một số ca sĩ nổi tiếng vào trầm cảm, có khi tới mức tự sát. Những hình ảnh sửa đổi, giả mạo, gán ghép khi phóng lên mạng đã trở thành vũ khí bôi nhọ mới. Những lời quy chụp vô căn cứ đưa lên YouTube lại được nhiều người tin tưởng và hùa theo chửi mắng. Không chỉ là quân đội nước này với nước kia, chính người đời thường với kỹ năng công nghệ cũng có thể gài bẫy nhau, hại nhau cả trăm đường. Chỉ một vài bản tin nhỏ, có khi được viết một chiều và không nói hết sự thực, ngay hôm sau đã trở thành những cú xì căng đan chấn động xã hội. Nạn nhân có thể là cả một dân tộc, như khi bản đồ Biển Đông bị vẽ lại và phổ biến khắp thế giới mạng. Nạn nhân cũng có khi là nữ ca sĩ Nhật Bản hay Đà
16/10/2019(Xem: 4451)
Còn nhớ trong kinh thường dạy " Ở nơi nào mà giáo lý Đức Phật chưa được truyền đến thì người ta cứ tranh chấp nhau và không thể mở rộng tâm mình". Dù cho anh em, cha mẹ có sống chung với nhau nhưng mỗi người đều sống tách biệt trong thâm tâm của mình . Họ luôn sống trong cô độc vì họ không có ai để nương tựa ( niềm tin ) và luôn nghi kỵ lẫn nhau nhưng .....một khi Phật pháp truyền đến hết thảy họ đều có thể trở thành bè bạn hay một người thân đích thực và một người vốn cô đơn nay bổng trở nên hạnh phúc vì chung quanh có nhiều bạn tốt, người thương tin yêu .
13/10/2019(Xem: 6256)
Trong cuộc đời này, nói rộng ra ở cõi Ta Bà này, từ Đông sang Tây, con người thường bị mê mờ hay mê luyến vào hình tướng bề ngoài và quên mất hay đồng hóa nó với thực tướng/bản chất/nội tâm ở bên trong. Nguyên do chỉ vì chúng sinh vọng chấp vào Sắc, Thanh, Hương, Vị, Xúc, Pháp mà sanh tâm mình (Kinh Viên Giác). Thí dụ: -Một cậu thanh niên thấy một cô người mẫu, hoa khôi, á hậu…đẹp như tiên nga giáng thế… tưởng đó là “người trong mộng” hay “người yêu lý tưởng”. Khi lấy về thì bao nhiêu tính xấu mới lộ ra, bao xung đột vì khác tính tình. Mối tình trong mộng nay biến thành “oan gia trái chủ” khiến cười đau khóc hận. -Một cô gái thấy một anh chàng hào hoa, đẹp trai, cử chỉ lịch sự…tưởng đó là “hoàng tử của lòng em”, lấy về mới tá hỏa ra đó là anh chàng Sở Khanh, tốt mã giẻ cùi…thôi thì vỡ mộng.
07/10/2019(Xem: 7121)
Tật bệnh. Có bệnh phải uống thuốc đó là chuyện đương nhiên. Uống thuốc để chữa bệnh, để mau hết bệnh. Nhưng thuốc tốt, uống đúng thuốc, đúng liều lượng thì mới có khả năng lành bệnh. Đây, không còn là chuyện đương nhiên, mà là sự mong muốn, lòng khát khao. Ai cũng ước mong không có bệnh. Khi có bệnh mong được gặp thầy giỏi, uống đúng thuốc và sớm khỏi bệnh.
05/10/2019(Xem: 7840)
Trong đời sống hằng ngày, chúng ta thường nghe những lời bàn tán có tính cách phê phán như: "Nhân cách của ông A thật là hoàn hảo" hay "Tư cách người đó không ra gì...." hoặc "Sống sa đoạ quá làm mất cả nhân cách" v.v... và v.v... Vậy nhân cách là cái gì? Thông thường, người ta giải nghĩa Nhân là người, Cách là tư cách, là phẩm chất, là giá trị, là tư cách làm người... Như vậy Nhân cách là một thứ giá trị, phẩm chất đạo đức của mỗi con người được xây dựng và hình thành trong suốt thời gian con người đó tồn tại trong xã hội.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]