Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sự lôi cuốn của Đạo Phật trong thế giới hiện đại

26/10/201210:10(Xem: 5996)
Sự lôi cuốn của Đạo Phật trong thế giới hiện đại

dscn0654buddhaaj


SỨC LÔI CUỐN CỦA ĐẠO PHẬT

TRONG THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI
Alexander Berzin
Singapore, 10 tháng Tám, 1988
Trích đoạn đã được duyệt lại từ:
Berzin, Alexander and Chodron, Thubten.
Glimpse of Reality.
Singapore: Amitabha Buddhist Centre, 1999.


Hỏi:Trong năm nay, giáo sư đã đi giảng dạy ở hai mươi sáu quốc gia. Xin giáo sư chia sẻ sự quan sát của mình về việc đạo Phật đang lan truyền đến những vùng đất mới ra sao.

Đáp:Phật giáo đang lan truyền một cách nhanh chóng khắp thế giới hiện nay. Có những trung tâm Phật pháp ở nhiều quốc gia Âu châu, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Nam Phi, Úc, Á châu và v.v… Chúng ta thấy có các Phật tử tại Âu châu, không chỉ ở những nước tư bản Tây phương, mà còn ở những nước xã hội chủ nghĩa Đông phương nữa. Thí dụ như Ba Lan có khoảng năm nghìn Phật tử hoạt động tích cực.

Đạo Phật rất có sức lôi cuốn đối với thế giới hiện đại, bởi vì nó hợp lý và dựa trên nền tảng khoa học. Đức Phật đã nói, “Đừng tin tưởng bất cứ điều gì ta nói chỉ vì lòng tôn kính đối với ta, mà hãy tự mình thử nghiệm nó, phân tích nó, giống như các con đang mua vàng.” Con người hiện đại ngày nay thích một sự tiếp cận không độc đoán như thế.

Đã có nhiều cuộc đối thoại giữa các nhà khoa học và lãnh tụ Phật giáo, như Đức Dalai Lama. Họ đang cùng nhau thảo luận và nghiên cứu xem thực tại là gì. Đức Phật nói rằng tất cả các vấn đề xảy ra vì ta thiếu sự thấu hiểu về thực tại, vì sự mê mờ về phương diện này. Nếu chúng ta nhận thức được chúng ta là ai, thế giới và chúng ta tồn tại như thế nào, thì ta sẽ không tạo ra những vấn đề từ sự mê lầm của mình. Đạo Phật có một thái độ cực kỳ cởi mở trong việc khảo sát điều gì là chân lý. Thí dụ, Đức Dalai Lama đã nói rằng nếu nhà khoa học có thể chứng minh rằng điều gì Đức Phật hay các đệ tử của người đã dạy là sai hoặc chỉ là sự mê tín, thì Ngài sẽ rất vui lòng và sẵn sàng loại bỏ nó ra khỏi giáo lý nhà Phật. Một sự tiếp cận như thế rất hấp dẫn đối với người phương Tây.

Các đạo sư uyên bác trong quá khứ đã giúp cho đạo Phật thích nghi với nền văn hóa của mỗi xã hội mà Phập pháp lan truyền đến, vì thế dĩ nhiên là các vị thầy ngày nay cần trình bày đạo Phật ở những quốc gia hiện đại khác nhau bằng các phương cách hơi khác biệt nhau. Nói chung, đạo Phật nhấn mạnh vào một sự giải thích hợp lý. Tuy nhiên, trong bối cảnh này, những sự tiếp cận và điểm khác biệt cần có sự nhấn mạnh nhiều hơn, tùy theo những nét văn hóa đặc thù.

Đức Phật đã dạy rất nhiều phương pháp đa dạng, đơn giản chỉ vì con người rất khác biệt nhau. Không phải ai cũng đều suy nghĩ cùng một cách. Hãy xem một thí dụ về thực phẩm. Nếu chỉ có một loại thực phẩm duy nhất trong thành phố, nó sẽ không hấp dẫn được tất cả mọi người. Trái lại, nếu ta có thể có những thực phẩm khác nhau với các hương vị phong phú, thì mọi người có thể tìm thấy điều gì đấy hấp dẫn. Cũng như thế, Đức Phật đã dạy vô số pháp môn khác nhau với những hương vị đa dạng để cho con người tự phát triển và trưởng thành. Cuối cùng, mục đích của đạo Phật là vượt qua tất cả những giới hạn, vấn nạn và thực chứng mọi tiềm năng của mình, để chúng ta có thể tự phát triển đến mức độ mà ta có thể giúp đỡ mọi người một cách tối đa.

Trong một số quốc gia phương Tây nhấn mạnh về khoa tâm lý học, chẳng hạn như Thụy Sĩ và Hoa Kỳ, các vị thầy thường trình bày đạo Phật từ quan điểm của tâm lý học. Tại những nước khác, nơi con người ưa chuộng khía cạnh sùng mộ hơn, chẳng hạn như các vùng Nam Âu châu và Mỹ châu La tinh, những vị thầy có khuynh hướng trình bày đạo Phật qua hình thức sùng mộ. Con người ở đấy rất thích tụng niệm, và người ta có thể làm điều ấy trong hành trì Phật pháp. Tuy nhiên, những người ở Bắc Âu lại không thích tụng niệm nhiều như thế. Các vị thầy có khuynh hướng nhấn mạnh sự tiếp cận trí thức ở đấy.

Nhiều người ở Đông Âu ở trong tình trạng rất đáng buồn. Giáo lý đạo Phật lôi cuốn họ rất mạnh mẽ bởi vì nhiều người cảm thấy đời sống của họ trống rỗng. Dù họ có làm việc cật lực với nghề nghiệp của họ hay không, dường như chẳng có điều gì khác biệt. Họ không thấy kết quả nào. Trái lại, Phật giáo dạy cho họ những phương pháp để họ tự cải thiện, để mang đến những kết quả tạo ra sự khác biệt trong phẩm chất đời sống của họ. Điều này làm cho người ta cảm kích và hăng hái một cách không thể tưởng tượng được, khiến họ hoàn toàn lao mình vào những thực hành như lễ lạy hàng nghìn lần.

Bằng cách này, đạo Phật tự thích ứng với văn hóa và tinh thần của con người trong mỗi xã hội mà vẫn bảo tồn những giáo thuyết quan trọng của Đức Phật. Các giáo pháp chính không thay đổi – mục đích là để vượt qua những vấn nạn và giới hạn của chúng ta, và chứng đắc những tiềm năng của mình. Hành giả sẽ thực hiện điều này với sự nhấn mạnh vào khía cạnh tâm lý học, trí thức, khoa học hay sùng mộ thì còn tùy thuộc vào nền văn hóa của họ.

Hỏi:Đạo Phật đang thích ứng ra sao trong thế kỷ hai mươi nói chung?

Đáp:Phật giáo đang thích nghi bằng sự nhấn mạnh vào khía cạnh khoa học hợp lý của giáo pháp. Đạo Phật có sự giải thích rõ ràng về cách những kinh nghiệm trong đời sống xảy ra như thế nào và cách tốt nhất để đối phó với chúng. Sau đó, đạo Phật nói rằng đừng chấp nhận bất cứ điều gì bằng tín ngưỡng mù quáng; hãy tự suy nghĩ, thẩm tra nó và xem nó thực sự có hợp lý hay không. Điều này giống như khoa học yêu cầu chúng ta xác minh những kết quả của một thí nghiệm bằng cách tự lập lại nó; và chỉ khi ấy ta mới nên chấp nhận các kết quả là sự thật. Con người hiện đại không thích mua món gì mà không thử nghiệm chúng; họ sẽ không mua một chiếc xe nếu họ không lái thử nó. Tương tự như thế, họ sẽ không hướng về một tôn giáo hay triết lý sống khác mà không có sự kiểm nghiệm nó trước tiên, để xem nó thực sự có hợp lý hay không. Đây chính là điều làm cho đạo Phật vô cùng lôi cuốn đối với nhiều người trong thế kỷ hai mươi. Phật giáo cởi mở đối với sự nghiên cứu của khoa học và mời đón mọi người khảo sát nó bằng cách ấy.

(Viện Lưu Trữ Phật Pháp Berzin)
Tiểu Sử Ngắn Alexander Berzin
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/09/2015(Xem: 23895)
Nói đến giáo lý Phật giáo là nói đến chữ Tâm. Ngay sau khi thành đạo, đầu tiên đức Phật thuyết về tâm (kinh Hoa Nghiêm), rồi đến khi sắp nhập Niết-bàn, Phật cũng đã dặn dò hàng đệ tử phải chế ngự tâm (kinh Đại Bát Niết Bàn, kinh Di Giáo). Phật pháp lấy tâm làm gốc. Có thể nói mà không sợ lầm lẫn, tất cả những điều đức Thế Tôn đã dạy, được hai phái Tiểu thừa, Đại thừa kết tập lại trong Tam tạng, đều nói đến chữ “tâm”. Đệ tử của Phật, thực hành theo những gì đức Phật đã giáo hóa, cho dù tu học theo tông phái, pháp môn nào, cũng không ngoài bốn chữ: “tu tâm dưỡng tánh”. Vậy tìm hiểu chữ tâm cho thấu đáo, khảo sát, thẩm cứu, thường xuyên quán chiếu về tâm, trộm nghĩ đó cũng là điều lý thú và hết sức cần thiết đối với hành giả, đấy chứ.
01/09/2015(Xem: 6878)
Khi ở trong ngôi nhà Nhật, sống với người Nhật trên đất nước Nhật và, được chủ nhà mời đi tắm, khách mới ngỡ ngàng nhận ra: Người Nhật không chỉ có “cung đạo”, “kiếm đạo”, “trà đạo”, “võ sĩ đạo”…, mà còn có “tắm đạo”! Cơm chiều xong khách được chủ nhà trao cho một cái túi vải lớn hơn bàn tay, thêu hoa văn xinh xắn, đầu túi có dây gút, bên trong có cái khăn tay, tuýp kem đánh răng nhỏ, bàn chải và một hộp bằng đầu ngón tay cái đựng chút chất dẻo màu hồng. Chủ nhà còn trao tận tay khách bộ Yukata (giống Kymono nhưng mỏng hơn dành mặc mùa Hè), hướng dẫn cách mặc, rồi giúp khách bới tóc gọn gàng. Nhìn mình tươm tất trong gương, khách thưa: “Chúng ta đi tiếp khách à?”. Chủ thân thiện: “Hây, mời khách đi tắm tập thể ạ.”. Điếng hồn chưa!
28/08/2015(Xem: 9609)
Con đường của Đức Phật là con đường xuất thế, từ bỏ mọi ham muốn và quyền lợi thế tục. Vì vậy, người ta ngạc nhiên khi thấy những Phật Tử thuần thành, nhất là giới xuất gia, lấy lập trường trên những vấn đề chính trị. Ngày 14 tháng Năm vừa qua, một số các vị lãnh đạo Phật giáo ở Mỹ, trong đó có vị Trưởng lão đáng kính, Thầy Bodhi, đã có một buổi họp ở Nhà Trắng để thảo luận những vấn đề quan trọng, khẩn cấp và hiện đại, trong đó có vấn đề thay đổi khí hậu. Sự kiện này đã gây ra một số phẫn nộ trên mạng; thật ra đây không phải là việc khó làm. Một số lập luận rằng tu sĩ Phật Giáo phải hoàn toàn tránh xa lãnh vực chính trị. Tuy nhiên, việc tăng sĩ tham gia vào chính trị không có gì là khác thường. Ở Thái Lan, có một đạo luật dành cho Tăng đòan. Tăng sĩ nước này đã từng tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố, đấu tranh cho quyền lợi của mình. Dường như không có trường hợp tăng sĩ Thái Lan biểu tình đấu tranh cho quyền lợi của bất cứ ai khác .
21/08/2015(Xem: 7322)
Chùa Đa Bảo an vị trên ngọn Núi Cô Tiên, thuộc khóm Đường Đệ, phường Vĩnh Hòa, phía Bắc thành phố Nha Trang, được xây dựng vào năm 1996, do Đại đức Thích Giác Mai trụ trì. Những năm trước đây, vùng núi này đìu hiu quạnh quẽ, đường xá đi lại vô cùng gian nan khăn khó, nên rất ít ai được biết đến một tịnh thất đơn sơ mộc mạc hiện hữu trên ngọn núi cao dốc đứng này..
15/08/2015(Xem: 9815)
Đây là cuốn sách thứ 4 của cư sỹ sau 3 cuốn trước “Bài học từ người quét rác”, “Tâm từ tâm”, “Hạnh phúc thật giản đơn”. Cuốn sách là những trải nghiệm thật trong cuộc sống và công việc của ông.Mong rằng mỗi bài viết trong cuốn sách này giúp bạn đọc nhận ra gì đó mới mẻ, có thể là chiếc gương để soi lại chính mình.Và biết đâu ngộ ra được một chân ý cũng nên.Xin trân trọng giới thiệu lời mở đầu của chính tác giả cho cuốn sách mới xuất bản này.
30/07/2015(Xem: 6783)
Lúc hồi còn học ở Thừa Thiên, Các ôn Trưởng Lão thường dạy các Thầy các chú không nên ham biết mật ngữ trong chú nói gì mà cứ nghiệm hiểu đề danh của “Chú” là biết hết cả rồi. Chú tâm mà thọ trì do Tâm cảm tha thiết là Ứng quả rõ ràng. Dịch ra rồi, tất cả mầu nhiệm sẽ biến mất hết. Thú thật lời dạy chí thiết đó, chúng tôi tuy không dám không tin, nhưng lòng vẫn còn muốn khám phá ! Điều hiểu tất đã hiểu, vì ngay nơi đề danh như : Bạt Nhứt Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắt Sanh Tịnh Độ Đà La Ni”. Đề Danh qúa rõ, “Nhổ bỏ hết cội gốc phiền não chướng nghiệp tất sanh về Tịnh Độ” Gọi tắt là Vãng Sanh Tịnh Độ Thần Chú.
29/07/2015(Xem: 9603)
.. Phần lớn những cuộc tranh chấp ở đời thường xoay quanh ''những chiếc ghế ''. Lúc đầu, ghế tượng trưng cho chức vụ, chức năng. Dần dần, nó tượng trưng cho chức quyền, chức tước. Ai cũng thích ghế cao và bảo vệ ghế của mình. Con người vẫn bị ám ảnh bởi những chiếc ghế. Chiếu trên, chiếu dưới chẳng phải là chuyện xưa ở đình làng. Ngày nay vẫn có những người cố chiếm cho bằng được chiếc ghế cao để ung dung hưởng thụ hoặc vênh váo với đời.
27/07/2015(Xem: 6964)
Hãy nói về những kẻ không nhà, đứng nơi đầu đường, ngủ nơi góc phố. Lo toan không? khổ đau không? – Khó ai biết; chỉ thấy khi ngửa tay xin ăn thì gương mặt phải lộ ra vẻ thảm thương, tội nghiệp; và khi ngồi co ro nơi ghế đá công viên, hay dưới gầm cầu, thì cả thân người, cả thân phận, như bị gánh nặng của trời cao phủ xuống, nén xuống, tưởng chừng không bao giờ có thể vươn mình lên được.
26/07/2015(Xem: 7347)
Tôi bước xuống sân bay Cần Thơ vào một chiều nắng đẹp. Tôi ít có dịp dùng sân bay ở quê nhà vì các chuyến bay quốc tế tôi thường về Tân Sơn Nhất và ở đây không có chuyến bay kết nối đến Cần Thơ. Ấn tượng đầu tiên là sân bay sạch sẽ, dịch vụ tốt, nhân viên thân thiện, wifi miễn phí chạy êm ru. Tôi đặc biệt thích không gian mở với tầm nhìn phóng ra vườn cây xanh mướt phía ngoài. Sân bay nhỏ nhưng tươm tất, có thể nói là sạch nhất trong số những sân bay mà tôi từng biết ở Việt Nam, và cả ở các sân bay quốc tế trong khu vực Đông Nam Á. Cho điểm 10 dịch vụ cũng không phải là quá hào phóng cho một sân bay địa phương như ở đây.
24/07/2015(Xem: 9333)
Sau khi tìm thấy chú chó bị dán băng keo bịt mõm tại huyện Ba Tri, Bến Tre vào tối 22/7, đoàn cứu trợ từ Sài Gòn đã tức tốc chạy về Bến Tre để chữa trị cho chú chó. Trong quá trình gỡ băng keo ra khỏi mõm chó, nhiều người đã xót xa và bật khóc nức nở.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]