Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Pháp ở đâu?

19/10/201010:16(Xem: 6190)
Tìm Pháp ở đâu?
TÌM PHÁP Ở ĐÂU?
Minh Tâm

Theo Phật học Từ điển thì danh từ Pháp có rất nhiều nghĩa, mà nghĩa rộng nhất và bao trùm nhất là định nghĩa: "Quỹ sinh vật giải, nhậm trì tự tánh", dịch nghĩa là những hình dáng cấu tạo, giải thích rõ một vật, nắm giữ tự tánh của nó, không cho lầm lẫm với vật khác. Theo định nghĩa này thì Pháp là tất cả mọi sự vật ở trên thế gian, dù có hình dáng hay không có hình dáng, dù có thật hay tưởng tượng, người, thú, cỏ cây cũng đều là Pháp, ánh sáng, âm thanh cũng là Pháp, luân hồi nhân quả cũng là Pháp, tư tưởng, hành động cũng là Pháp. Nhưng theo định nghĩa được dùng nhiều nhất, dễ hiểu nhất thì Pháp là những lời Phật dạy các đệ tử, sau đó được ghi chép bằng chữ của người đời, gọi là Kinh. Luật. Còn Luận là những lời bàn của các vị đại Bồ tát, đệ tử của Phật để làm sáng tỏ thêm những lời Phật dạy. Kinh, Luật và Luận được gọi là Tam tạng Pháp bảo.

Vậy câu hỏi "Tìm Pháp ở đâu?" thoạt nghe thật dễ trả lời. Tìm Pháp trong các cuốn kinh Phật, trong Tam tạng Pháp bảo, mà kinh Phật thì nhiều lắm dễ tìm. Cứ đến các chùa, thư viện, các nhà Phật tử thì thấy ngay. Câu này thật ra chỉ đúng một phần thôi, đó là về mặt sự, còn thiếu mặt lý nữa. Người xưa đã dạy: "Đọc kinh cầu lý", khi đọc kinh đừng đọc như con vẹt, chẳng hiểu gì cả, đừng đọc cho lấy lệ hoặc để người khác kính nể, mà phải tìm nghĩa lý câu kinh. Lý đây là nghĩa ẩn, nghĩa bóng, chứ không phải nghĩa đen, chữ đâu nghĩa đó.

Cuốn kinh Phật nào cũng quý báu cũng dạy chúng sinh đường lối tu hành để được thoát khổ, được vui, được giác ngộ và giải thoát ra khỏi vòng luân hồi trong ba cõi, sáu đường. Vì vậy, các đệ tử Phật, sau khi quy y Phật rồi thì phải quy y Pháp là tuân theo lời dạy của Phật, hiểu rõ và thực hành những lời Phật dạy, sống theo Pháp, hòa mình vào Pháp, nhập làm một với Pháp.

Tất cả mọi sự vật đều có hình tướng riêng biệt, nhưng đều chung một bản thể, đó là Pháp tánh. Những ai thâm nhập được bản thể ấy, thấu hiểu Pháp tánh thì đạt đến sự thật, chứng ngộ chân lý. Pháp tánh đó không hình không tướng, chỉ bàng bạc trong không gian và thời gian, và được thể hiện qua các luật thiên nhiên như luân hồi, nhân quả, duyên khởi. Những ai thuận với thiên nhiên, sống với luật thiên nhiên và nhất là không làm trái với luật đó thì được gọi là người thực hành chánh pháp; còn những ai không tuân theo chánh pháp mà sống ngược lại với luật Phật, luật thiên nhiên, thì người đó thực hành tà pháp. Nếu đã biết cùng chung một bản thể, một nguồn gốc, thì tất cả chúng sinh đều có liên hệ với nhau, tất nhiên phải yêu thương lẫn nhau, hòa thuận lẫn nhau, dìu bước nhau tiến đến chỗ sáng suốt an vui, không còn chia rẻ hận thù, tất cả được ví như con một nhà, chim một tổ.

Trước khi nhập Niết bàn, Phật có căn dặn các đệ tử cứ theo chánh pháp mà tu thì cũng như Phật còn tại thế. Nhưng trong kinh điển Đại thừa Phật giáo có câu: "Chánh pháp còn phải bỏ huống chi tà pháp". Như vậy có mâu thuẫn không? Tà pháp thì dĩ nhiên phải bỏ rồi, nhưng chánh pháp sao cũng phải bỏ? Đây là lời Phật dạy các đại đệ tử, những vị đã dày công đức tu hành, chứng quả, đừng chấp nê vào danh từ, ngôn ngữ, ôm chặt những gì đã có, mà còn phải vươn lên nữa, vượt qua những danh từ, ngôn ngữ là những ước lệ tương đối để đạt đến chỗ tuyệt đối, mà danh từ ngôn ngữ không sao diễn tả nổi. Chánh pháp được ví như chiếc bè đưa người qua sông, rất quý báu và hữu ích, nhưng qua sông rồi thì không cần dùng đến bè nữa, nếu cứ ôm bè theo thì sẽ trở ngại cho việc đi đường. Người tu theo tinh thần Đại thừa luôn luôn cố gắng vượt qua ngôn ngữ, văn tự để đạt tới lý "Không", tới chỗ nhiệm mầu của trí tuệ Bát nhã, đó là phương pháp của các thiền sư "Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, dĩ tâm ấn tâm..."

Đó cũng là diệu nghĩa của câu "Y kinh giải nghĩa, tam thế Phật oan". Nếu y như kinh, chữ đâu nghĩa đó mà giảng giải ý nghĩa thì oan cho ba đời chư Phật, vì những bài kinh, những câu chuyện chỉ là nghĩa đen, là những tỷ dụ (paraboles)dẫn dắt đến những nghĩa bóng đàng sau, đó mới là chân lý mà chư Phật muốn đề cập đến. Cũng như chúng ta thường đọc các câu chuyện cổ tích hoặc ngụ ngôn của La Fontaine, nếu cứ chấp nhận con cáo và con quạ biết nói, con rùa chạy nhanh hơn con thỏ... thì thật là ấu trĩ và không có lợi bao nhiêu. Nhưng nếu suy ra những bài luân lý ẩn sau những câu chuyện ngụ ngôn, rồi thực hành bài luân lý, thì chắc chắn được lợi ích rất nhiều.

Trong truyện Tây Du, có tiểu thuyết hóa sự tích ngài Huyền Trang sang Tây Trúc thỉnh kinh, bị ngài A Nan đưa ra những bộ kinh không có chữ (Kinh vô tự), sau phải xin đổi lấy những bộ kinh có chữ. Kinh vô tự chính là những sự thật tuyệt đối mà không ngôn ngữ, văn tự nào có thể diễn tả nổi, đó mới là chân lý vượt ra ngoài vòng tương đối và phân biệt. Đấy mới là chánh pháp mà ngài Duy Ma Cật lặng thinh, ngài Ca Diếp mỉm cười, ngài Đạt Ma quay vào vách chín năm không nói. Chánh pháp này chỉ có thể dùng tâm mà chứng, dùng tánh mà nhập, chứ không thể dùng văn chương, chữ nghĩa mà diễn tả trình bày. Nhưng đối với chúng sinh còn mê muội, có mắt như mù, có tai như điếc thì chư Phật phương tiện dùng lời nói và danh từ để giảng giải mở rộng và chỉ bày (khai, thị) cho chúng sinh thấu hiểu sâu vào (ngộ, nhập) chân lý; vì vậy cho nên ngài Huyền Trang phải thỉnh kinh có chữ đem về truyền bá tại Trung Quốc.

Tụng đọc kinh Phật cần vượt qua nghĩa đen, bỏ qua danh từ tầm thường để thâm nhập nghĩa bóng, tìm ra sự thật ẩn náu bên trong, rồi đem ra thực hành, thuận theo lời Phật dạy, hòa hợp với luật thiên nhiên, quên mình, lợi người, tự giác giác tha, thì đó là những người đã tìm ra Pháp và sống với Pháp.

Vậy trở lại câu hỏi "Tìm Pháp ở đâu?", chúng ta có thể tìm ra chánh pháp của Phật, nghĩa là chân lý, ở khắp mọi nơi, chứ không bắt buộc chỉ tìm trong kinh điển. Luật thiên nhiên đã có từ vô thủy, dù Phật ra đời hay không thì luật vẫn có, vô thường vẫn hiển nhiên, nhân quả vẫn rõ ràng. Trong thời kỳ không có Phật ra đời, những ai thấy lá rụng hoa rơi mà suy gẫm ra lẽ vô thường, theo đó mà tu hành giác ngộ thì được gọi là Độc Giác Phật, những vị đó đã tìm ra chánh pháp, mặc dù không được nghe lời Phật dạy. Như vậy thì chánh pháp sẵn có từ ngàn xưa, lá rụng hoa tàn, trăng tròn rồi khuyết, lửa cháy, nước trôi, sinh lão bệnh tử, hợp rồi lại tan... tất cả đều là những hình tướng của luật thiên nhiên, của Pháp. Tìm ra Pháp rồi thì phải sống theo Pháp, nghĩa là phải tu, phải sửa sao cho thuận với Pháp, từ lời nói đến việc làm đều đúng với chân lý, hợp với bản thể của muôn loài, thì chắc chắn sẽ được giác ngộ và giải thoát.

(1) Trích: Minh Tâm, "Tìm Phật Ở Đâu?", NXB Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/03/2014(Xem: 11095)
Chúng con thay mặt TV TT Thích Tâm Phương và Tổng Vụ Từ Thiện Xã Hội thuộc GHPGVNTN Hải Ngoại Úc Châu, TT Thích Nguyên Tạng, Phó Trụ Trì TV Quảng Đức, đã đến ủy lạo tặng quà xuân Giáp Ngọ cho 300 đồng nghèo tại 3 Chùa (Niệm Phật Đường Bình Điền, Niệm Phật Đường Bình Thành & Niệm Phật Đường Lại Ân) ở Thừa Thiên Huế (do HT Thích Khế Chơn hướng dẫn) và 200 hộ nghèo neo đơn tại Chùa Long An (TT Thích Hải Tạng trụ trì) tại Quảng Trị. Mỗi phần quà trị giá 300 ngàn đồng VN, bao gồm 100 ngàn đồng tiền mặt, 1 thùng mì và 10 kg gạo. Kèm đây là vài hình ảnh của ngày ủy lạo phát quà tình thương, do phóng viên nhiếp ảnh Nhật Hưng-Tâm Chánh thuộc trang nhà Quảng Đức ghi nhận được
16/03/2014(Xem: 7320)
Kinh Phật không nói về chân lý, đúng-sai, yêu thương - hận thù hai mặt. Cho nên Phật không làm quan tòa để phán xử ai. Muốn biết đúng-sai, có tội hay không có tội xin tới tòa án, luật sư, đừng tới Chùa, đừng hỏi Phật.
16/03/2014(Xem: 6911)
Đây là vị đệ tử cư sĩ của Đức Phật, vị ấy sống tại gia. Vị ấy đã thiết lập niềm tin vững chắc trong sự tỉnh thức của Đức Phật. Vị ấy sống tự rèn luyện từ hành động và lời nói, cử chỉ của mình. Vị ấy sống biết hổ thẹn, xấu hổ, thấy lổi của mình trong những việc nhỏ nhặt. Vị ấy sống nuôi dưỡng tâm từ đối với tất cả loài hữu tình. Vị ấy sống rộng lượng, biết hy sinh và cho đi.
16/03/2014(Xem: 8159)
Berzin sinh tại Paterson, New Jersey, Hoa Kỳ. Ông nhận bằng cử nhân năm 1965 tại Khoa Nghiên cứu Đông phương học, Đại học Rutgers liên kết với Đại học Princeton], nhận bằng Thạc sĩ năm 1967, bằng Tiến sĩ năm 1972 của Khoa Ngôn ngữ học Viễn đông (Hoa ngữ) và Khoa Nghiên cứu Ấn Độ và Phạn ngữ, Đại học Harvard.
16/03/2014(Xem: 7862)
Như những con người, tất cả chúng ta giống nhau; xét cho cùng tất cả chúng ta thuộc cùng một hành tinh. Tất cả chúng sinh có cùng bản chất tự bẩm sinh là muốn hạnh phúc và không muốn khổ đau. Tất cả chúng ta yêu mến chính mình và khao khát điều gì đấy tốt đẹp.
15/03/2014(Xem: 14724)
“Con người thường trở thành cái mà họ muốn. Nếu tôi cứ nghĩ rằng tôi không thể làm được điều ấy, thì chắc chắn rút cuộc tôi sẽ không làm được gì. Trái lại nếu tôi tin, tôi có thể làm thì sớm muộn gì tôi cũng sẽ thành tựu như ý muốn”. Thánh Ghandi *
15/03/2014(Xem: 8601)
Nhà tâm lý học Paul Ekman thừa nhận rằng ông chỉ hơi thích thú với Đạo Phật khi ông được mời đến Dharamsala, Ấn Độ, trong năm 2000 cho một cuộc đối thoại của Đức Đạt Lai Lạt Ma với những nhà khoa học, được bảo trợ bởi Viện Tâm Thức và Đời Sống. Nhưng Ekman, một khoa học gia chức năng nổi tiếng là một chuyên gia hàng đầu về những biểu hiện trên mặt, đã mê mẫn về đề tài được bàn thảo: những cảm xúc tàn phá. Sự tiếp xúc với Đức Đạt Lai Lạt Ma đã chuyển hóa đời sống của ông, đến một mức độ mà ông ngạc nhiên vô cùng.
15/03/2014(Xem: 7813)
Bốn pháp tế độ phát xuất từ cụm từ saṅgāha vattha nghĩa là sự thu phục, nhiếp hóa, cảm hóa, tế độ. Đây là 4 pháp, 4 nguyên tắc sống mà tiền thân chư Phật, tức chư Bồ-tát thường áp dụng để nhiếp hóa, cảm hóa chúng sanh, hướng dẫn chúng sanh trên con đường phước thiện, đạo đức. Bốn pháp này liên hệ hữu cơ, gắn bó thiết cốt với nhau, như một cái bàn có bốn chân, thiếu một thì cái bàn sẽ khập khiễng. Cũng vậy, bốn pháp tế độ mà thiếu một thì sự cảm hóa chúng sanh sẽ giảm hẳn hiệu năng. Vậy 4 pháp ấy là gì?
15/03/2014(Xem: 6981)
Thật cần yếu để học hỏi và thành đạt trong sự học vấn. Rèn tâm là một tiến trình làm cho quen thuộc. Trong phạm vi Phật Giáo, việc làm quen thuộc, hay thiền tập, liên hệ đến sự chuyển hóa tích cực tâm, đấy là, sự loại trừ những phẩm chất khiếm khuyết và việc trau dồi những phẩm chất tích cực của nó.
14/03/2014(Xem: 33462)
Nhiều người đến với đạo Phật để tìm cách giải trừ phiền não, khổ đau, họ đọc tụng kinh chú, ăn chay, niệm Phật, làm công quả, cúng dường, bố thí, nhưng không biết diệt trừ bản ngã. Trải qua bao nhiêu năm trong đạo vẫn chấp vào cái Ta, kiêu căng, ngạo mạn, khoe khoang, chạy theo danh lợi, đến khi cái ngã bị trái ý, tổn thương thì giận dữ, sân si tạo khẩu nghiệp mắng chưởi, mạ nhục kẻ khác.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]