Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tìm Phật ở đâu?

19/10/201010:13(Xem: 6678)
Tìm Phật ở đâu?

TÌM PHẬT Ở ĐÂU?
Minh Tâm

Nhân mùa Phật Đản kỷ niệm đức Thích Ca giáng trần cứu độ chúng sinh, chúng ta hãy thử đi tìm Phật. Hầu hết mọi Phật tử đều thuộc lòng lịch sử Phật Thích Ca giáng sinh ở vườn Lâm Tỳ Ni, con Vua Tịnh Phạn và Hoàng hậu Ma Gia, trị vì thành Ca Tỳ La Vệ, nước Ấn Độ bấy giờ; ngài lớn lên lấy vợ, rồi xuất gia thành đạo, chuyển Pháp Luân cứu độ chúng sinh, nhập Niết Bàn ở vườn Ta La. Vậy câu hỏi Tìm Phật Ở Đâu thật là dễ, ai cũng trả lời được.

Nếu chữ Phật có nghĩa là đức Phật Thích Ca, một vị Phật lịch sử, thì câu trả lời sẽ là Phật ở Ấn Độ, cách đây hơn 2500 năm. Nhưng nếu Phật đã nhập Niết Bàn thì làm sao chúng ta tìm gặp Phật được nữa? Và tại sao kinh điển lại có câu "Phật biến nhất thiết xứ", nghĩa là Phật biến hiện ở tất cả mọi nơi? Để hiểu rõ danh từ Phật, ngoài cái nhìn lịch sử thông thường là đức Phật Thích Ca, chúng ta nên vươn tầm mắt vượt qua lịch sử mà nhìn vào chỗ sâu kín nhiệm mầu mà danh từ ngôn ngữ không đạt đến được, đó là lý cao siêu của chữ Phật

Phật là Giác, là thức tỉnh ra khỏi giấc mê, là người đã rũ sạch bụi trần, là vượt ra ngoài ba cõi, là hiểu biết đến chỗ vô cùng, vô tận, là Toàn Trí (Omniscient), là xuất hiện khắp nơi (Omnipresent), là giác ngộ giải thoát, là tư bi hỷ xả, là vô ngã lợi tha, là tình thương, là sự sống... Nếu những ai đạt đến những đức tính quý báu đó, thực hiện được những tinh thần cao cả đó thì được tôn xưng là Phật. Theo giáo lý nhà Phật thì có rất nhiều Phật: Phật A Di Đà, Phật Thích Ca, Phật Dược Sư... nhưng mỗi vi Phật giáo hóa một cõi có nhân duyên với ngài. Thí dụ như Phật Thích Ca giáo hóa chúng sinh ở cõi Ta Bà, Phật Dược Sư giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Đông, Phật A Di Đà giáo hóa chúng sinh ở các cõi phương Tây. Mỗi tam thiên đại thiên thế giới chỉ có một vị Phật giáo hóa, có chư Bồ Tát và Thiên Long Bát Bộ hộ trì. Nhưng chính kinh Phật lại nói rõ là Phật biến hiện khắp nơi, có vô số Phật đồng hiện diện ở các cõi, như vậy có mâu thuẫn không?

Nếu đứng về Sự mà nói thì mỗi cõi chỉ có một vị Phật giáo hóa, các Phật khác đều thị hiện làm Bồ Tát, Trời, Rồng, Quỷ, Thần, chúng sinh, sông núi, cây cỏ... để hộ trì vị Phật kia. Nhưng nếu đứng về Lý mà luận thì Phật ở khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có một vị Phật ẩn tàng, đó là Phật tánh, là Chân Tâm, vì vậy trong kinh có câu: "Tâm, Phật, chúng sinh, tam vô sai biệt". Phật ở ngay trong chúng ta mà ít người biết tới. Theo quan niệm tín ngưỡng bình dân thì ở hai vai mỗi người lúc nào cũng có hai vị thần ghi chép những việc lành dữ của chúng sinh gây tạo; hoặc có nhiều vị Phật tử mỗi khi làm việc gì cũng nói là có đức Phật chứng minh, tin rằng đức Phật có nghìn mắt, nghìn tai, thấy và nghe tất cả mọi điều. Đó là những hình thức giản dị mà giới bình dân thường quan niệm, không ngờ lại đúng với ý nghĩa cao siêu của Phật giáo. Hai vị thần ghi chép hoặc Phật chứng minh, chính là tượng trưng cho Chân Tâm đã ghi nhận mọi hành động và tư tưởng lành dữ, chính là A Lại Da Thức đã huân tập chủng tử để rồi khi thời gian thuận tiện, đủ duyên cho hạt giống nẩy mầm, nhân quả hiển nhiên, công tội thưởng phạt rõ ràng.

Ngoài cái lý ẩn tàng sâu kín trong Tâm, chúng ta có thể tìm thấy Phật qua Chánh Pháp của Phật để lại, vì Pháp chính là Phật. Chánh Pháp mà còn thì Phật còn, nhưng nếu Chánh Pháp biến thành Tà Pháp, những ý nghĩa cao siêu của Phật bị diễn tả sai lạc, những lời dạy dỗ của Phật biến thành mê tín dị đoan thì bóng dáng Phật đã bị vô minh che kín mất rồi. Chính đức Thích Ca đã căn dặn các đệ tử: "Hãy tuân theo Chánh Pháp mà tu, hãy giữ gìn giới luật mà sống, thì Như Lai lúc nào cũng gần gụi. Nếu không theo Chánh Pháp, không giữ giới luật, thì có Như Lai bên cạnh cũng chẳng giúp được gì".

Chúng ta cũng có thể tìm thấy Phật qua hình dáng các vị Cao Tăng tu hành chân chánh, giới đức tròn đầy; các vị là Trưởng Tử của Như Lai, đại diện cho Phật để chúng sinh có chỗ quy ngưỡng; nhưng nếu là Kiêu Tăng phạm giới, không giữ lục hòa, thì Phật sẽ ẩn, ma sẽ hiện. Các vị Kiêu Tăng chíng là người phá Phật, hại Pháp mạnh hơn tà ma ngoại đạo nhiều lắm.

Chúng ta có thể tìm thấy Phật khắp nơi, chỗ nào có Tình Thương ngự trị, có Từ Bi Hỷ Xả hiện tiền, có chân lý hiện hữu, là có Phật ở ngay đó. Một người nào, bất cứ xuất gia hay tại gia, mà trong một khoảng thời gian phát tâm Bồ Đề, khai mở Chân Tâm, tu hành tinh tấn, thực hành Từ Bi Hỷ Xả, thì ngay trong phút giây đó, người ấy đã là Phật, vì Phật là Giác. Nhưng sau phút giây giác ngộ, người ấy trở lại sống tầm thường, ích kỷ thì Phật lại tiềm ẩn, để chờ cơ hội phát huy. Phật chỉ khác chúng sinh ở chỗ Phật vĩnh viễn giác ngộ, lúc nào cũng sáng, còn chúng sinh thì chỉ lòe sáng trong giây phút, rồi lại chìm đắm trong bóng tối vô minh.

Một hiền phụ hy sinh cơm áo, thì giờ, tiền bạc, sức khỏe, chẳng ngại đói rét, nhọc mệt để lo cho các trẻ mồ côi, một lính cứu hỏa xông pha vào nhà cháy để cứu người bị kẹt, một thanh niên nhảy xuống sông cứu người chết đuối, một y tá quên mình chữa chạy cho bệnh nhân, một tù nhân cải tạo chịu đói để chia xẻ nắm cơm cho một người bạn đồng cảnh ngộ... tất cả những hành động đầy tình thương đó đều là những việc làm của Phật, của Bồ Tát, và trong giây phút mà Từ Bi Hỷ Xả ngự trị, quên mình (Vô Ngã) để cứu người (Lợi Tha), thì những vị đó chính là đức Phật Thích Ca, đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân. Chúng ta chẳng cần tìm Phật ở đâu xa, ngài luôn luôn ở ngay trong cuộc đời, nhưng chúng ta không thấy, vì chúng ta chỉ nhìn đời bằng đôi mắt thịt, mà quên sử dụng trí tuệ để quan sát những gì tiềm ẩn trong hoặc đằng sau những việc làm đó.

Chúng ta có thể tìm thấy Phật qua sự sống trong tất cả chúng sinh, cầm thú, thảo mộc. Sự sống đó bàng bạc trong khắp không gian và thời gian, lan rộng rì rào trong gió, róc rách trong tiếng suối reo, chim hót, hoa nở, trăng tròn. Sự sống đó chuyển mình trong vũ trụ cao xa cũng như trong thâm tâm sâu kín. Nếu lắng tai, chúng ta có thể nghe thấy tiếng nói của sự sống đó, tiếng của Chân Tâm, của Lương Tâm, của Phật. Trong kinh Pháp Hoa có diễn tả tiếng tằng hắng, tiếng gẩy móng tay của Phật chấn động cả tam thiên, đại thiên thế giới, chính là tiếng của Chân Tâm, Phật Tánh vậy. Vì đã thông cảm với sự sống nhiệm mầu nên một vị Thiền sư, mỗi sáng ra thăm vườn lại vuốt ve những mầm lá xanh tươi và nói: "Một ngày kia, chúng cũng thành Phật".

Nếu chúng ta chấp nhận cái lý Phật là sự sống khắp nơi, trong mỗi chúng sinh đều có Phật, thì chúng ta không còn dám sát sinh nữa, ai dám giết Phật? Đó là lý do căn bản của giới thứ nhất do đức Phật đặt ra: Giới sát, cấm giết hại chúng sinh. Phật tử đã không sát sinh mà còn phải lo phóng sinh, cứu mạng sống cho cầm thú, tôn trọng sinh mạng muôn loài, do đó nên ăn chay, không làm điều ác, chỉ làm việc lành, giữ thân tâm trong sạch. Vì Phật ở ngay trong Tâm, một vọng niệm xảy ra là Phật đã biết; nếu chúng ta chấp nhận Phật ở trong Tâm thì không bao giờ dám có tư tưởng sái quấy. Một khi tư tưởng sái quấy đã không có thì tất nhiên không còn hành động tội lỗi nữa. Đó là lợi ích hiển nhiên của cái lý nhiệm mầu: Phật ở khắp nơi.

Đạo Nho có câu: Thận Kỳ Độc, nghĩa là giữ gìn cẩn thận tư tưởng và hành vi, ngay khi chỉ có một mình. Vì sao? Đâu phải một mình, còn Trời Phật, Thánh Thần soi xét, đèn Trời chiếu rõ, không sao chối cãi được. Nho giáo cũng chủ trương đạo Hiếu, con cái phải hiếu với cha mẹ: Phụ Mẫu tại đường như Phật tại thế, vì hiếu với cha mẹ tức là phụng sự đức Phật, là phổ biến Tình Thương, Đạo Phật còn mở rộng Tình Thương từ cha mẹ, anh em đến mọi loài chúng sinh, nên kinh điển có câu: "Bố thí cho chúng sinh tức là cúng dường mười phương chư Phật". Nếu đem cái lý Phật ở khắp nơi, trong chúng sinh nào, dù là hành khất hay cầm thú, cũng có Phật thì câu kinh này thành ra quá dễ hiểu. Bố thí tiền bạc, bố thí tình thương là bớt lòng ích kỷ, là diệt trừ chấp ngã, là lợi tha, là bình đẳng, là thương yêu giúp đỡ, đó chính là những việc làm, những đức tính mà đức Phật thường nhấn mạnh, đề cao. Do đó, bố thí đứng đầu Lục Độ. Mở rộng Tình Thương, khuếch Tiểu Ngã thành Đại Ngã, phá bỏ mọi ranh giới phân chia giai cấp, chủng tộc, quốc gia, không còn nhân ngã bỉ thử, không còn tranh chấp hận thù, chỉ có một thực tại đầy ánh sáng của Giác Ngộ. Đó là đức Phật ở khắp nơi.

Kính mong chư Phật tử hãy bỏ tư tưởng rằng Phật ở Ấn Độ, ở Chùa, Phật ở trong tượng, trong ảnh, trong kinh, mà hãy cố gắng tìm Phật hiện diện trong tất cả muôn loài chúng sinh. Tất cả chúng sinh đều có Phật tánh, đều có hạt giống Phật. Hãy làm cho hạt giống Phật nẩy mầm, đơm hoa, kết quả, đừng làm cho hạt giống đó bị vùi lấp, khô cằn. Nếu nơi nào còn những tội lỗi xấu xa thì hình ảnh của Phật còn bị vô minh che khuất, chỗ nào mà tình thương phát triển, chân lý hiện tiền thì chỗ đó vô minh bị diệt, đức Phật hiện ra, hào quang rực rỡ, an lạc tuyệt vời.

oOo

(1) Trích: Minh Tâm, "Tìm Phật Ở Đâu?", NXB Văn Nghệ, California, Hoa Kỳ

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
15/12/2014(Xem: 8139)
Là người phàm, không ai tránh khỏi những tệ nạn sai phạm tầm thường, tuy nhiên cũng không hiếm những tu sĩ làm chủ được bản thân, không để hành động đi ra ngoài luật nghi của nhà Phật. Và cũng rất may, kẻ phạm giới hoặc tạo ra tai tiếng phần lớn là các tu sĩ trẻ.
10/12/2014(Xem: 7083)
Mấy năm nay tôi hầu như không đọc báo. Báo giấy thì không mua (và cũng không biết mua ở đâu). Báo mạng thì phần lớn là các tin tiêu cực. Tôi chỉ đọc các trang phật giáo mà thôi. Ngoài ra, nguồn thông tin đáng tin cậy nhất, tích cực nhất, hợp với tôi nhất là facebook. Lý do đơn giản rằng tôi chỉ kết bạn với những ai có tư duy tích cực, những ai là Phật tử và những người thích đọc sách. Chính bạn bè trên facebook đã lọc tin giúp tôi rồi.
07/12/2014(Xem: 9420)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn (Thanksgiving) vào ngày Thứ Bảy 22 tháng 11, năm 2014, trong khuôn viên chùa Tuệ Viên tại San Jose, CA, Hoa Kỳ, Hội Phụ Huynh Học Sinh (HPHHS) Trường Việt Ngữ Tuệ Viên đã tổ chức một buổi lễ “Tri Ân Quý Thầy Cô” thành viên hiện đang điều hành trường. Trường Việt Ngữ Tuệ Viên được thành lập vào tháng 2, năm 2012 và trực thuộc chùa Tuệ Viên do Thầy Thích Minh Thiện trụ trì. Dưới sự điều hành của Thầy hiệu trưởng đương nhiệm, Thầy Thích Phổ Hòa, trường bao gồm 14 thành viên trong Ban Điều Hành cùng 70 em học sinh theo học các lớp từ mẫu giáo đến lớp năm. Tại chùa, vào mỗi Thứ Bảy từ 10 giờ sáng đến 12:30 trưa các em được quý Thầy Cô hướng dẫn niệm Phật, thiền tập, tu học Phật pháp, trau giồi Việt ngữ và sinh hoạt tập thể.
06/12/2014(Xem: 8628)
"Mỗi con người là một người tự do, dù đó là con gái hay con trai, phụ nữ hay đàn ông và được tạo dựng vì thiện ích của mọi người trong sự bình đẳng và tình huynh đệ. Chế độ nô lệ mới, dưới những hình thức buôn người, cưỡng bức lao động, mại dâm, buôn bán nội tạng, và bất kỳ mối tương quan nào không tôn trọngxác tín căn bản rằng mọi người đều bình đẳng và có quyền tự do và phẩm giá như nhau, là một tội ác chống lại nhân loại."
03/12/2014(Xem: 8533)
Cho tới hôm nay (30/11/2014), những khóa An Cư Kiết Đông theo truyền thống Làng Mai đã đồng loạt bước vào lịch trình tu tập nghiêm trì đúng 2 tuần lễ. Tăng thần Làng Mai trên khắp thế giới đều khai đàn An Cư Kiết Đồng 3 tháng, bắt đầu từ giữa tháng 11 năm này, qua tới giữa tháng 2, năm kế tiếp. Cũng theo truyền thống, tuy Sư Ông thường ở tại Làng Mai (Pháp Quốc) trong 3 tháng An Cư Kiết Đông, nhưng những Lễ Truyền Đăng, Lễ Thọ Giới, sinh hoạt đặc thù tại Pháp mà Sư Ông hướng dẫn thường được nối mạng trực tiếp tới Tăng Thân khắp nơi để cùng cảm nhận sự hiện diện của Sư Ông. Năm nay, tuy Sư Ông còn đang nằm bệnh viện, nhưng những hình ảnh của Lễ Đếm Thẻ, Lễ Đối Thú An Cư khắp nơi đang phổ biến, cho thấy năng lượng tu tập của Tăng Thân khắp chốn như không hề thiếu sự hiện diện của Sư Ông. Đây là năng lượng hùng tráng mà những ai tham dự khóa tu đều có thể dễ dàng cảm nhận được. Bất giác, nhớ tới một bài viết cũ, tinh thần có liên quan tới sự việc hiện tại, tác giả xin chia sẻ, thay lời c
02/12/2014(Xem: 7799)
Theo tin được phổ biến bởi “Tin Tức Nhân Dân” (People’s News) của Trung Quốc thời có một chuyện bất ngờ xảy ra ở Hong Kong, nghe có vẻ khó tin nhưng lại có thật. Tờ “Tin Tức Thế Giới Hàng Tuần” (Weekly World News) tường thuật rằng có một nhóm nhân công dắt một con trâu vào trong một lò sát sinh để sửa soạn giết thịt làm bíp-tết và hầm ra-gu.
02/12/2014(Xem: 8529)
Springdales. Ngài đã được hiệu trưởng, bà Ameeta Mulla Wattal và hội đồng cùng người sáng lập trường, Rajni Kumar, năm nay đã 90 tuổi, cung đón nồng nhiệt tại trường. Trường Springdales được bà thành lập vào năm 1955 với mục đích đem lại cho người học một chương trình đào tạo toàn diện và một hệ thống giá trị nhân văn bao gồm các giá trị phổ quát như tình yêu thương, chân lý và trí tuệ.
27/11/2014(Xem: 12060)
Gần cả cuộc đời dành cho nghiên cứu và truyền bá Phật pháp, thiền sư Thích Nhất Hạnh đã đúc kết ra triết lý sống, thể hiện trong những câu nói giàu tính suy tưởng và chiêm nghiệm, khiến người ta nhớ mãi.
27/11/2014(Xem: 8366)
Nhìn là cái gì quen thuộc với chúng ta , mà cũng là rất xa lạ. Cái gần nhất có khi lại là cái xa lạ nhất. Có lúc nó hiện ra như dòng thác lũ phiền não nhận chìm con người. Có lúc khơi dậy những nét đẹp của cuộc sống, sự thật và hạnh phúc. Nó trở nên bí mật. Nó gây kinh ngạc, và chính nó là sự kinh ngạc.
25/11/2014(Xem: 19732)
Thiền sư Thích Nhất Hạnh chia sẻ: "Trong thư pháp của tôi, có mực, trà, hít thở, chánh niệm và tập trung. Viết thư pháp là một môn thiền định..."
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]