Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cốt Lõi Của Giáo Huấn Phật Giáo Là Gì? - Buddhadasa

17/10/201207:42(Xem: 8567)
Cốt Lõi Của Giáo Huấn Phật Giáo Là Gì? - Buddhadasa
CỐT LÕI CỦA GIÁO HUẤN PHẬT GIÁO LÀ GÌ?
Buddhadasa
Hoang Phong chuyển ngữ

Buddhadasa_BhikkhuTôi rất mongquý vị sẽ nắm bắt được thế nào là "cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo".Trong buổi nói chuyện hôm nay, nếu tôi nêu lên câu hỏi: "Vậy cốt lõi củagiáo huấn Phật Giáo là gì?" thì nhất định tôi cũng sẽ nhận được vô số cáccâu trả lời trái ngược nhau, không câu nào giống với câu nào cả. Mỗi người trảlời tùy theo những gì mà họ được học hay được nghe, hoặc là do sự suy luậnriêng của mình. Chúng ta cứ thử nhìn vào những gì đang xảy ra trong thế giớingày nay xem sao. Trong thế giới của chúng ta còn có được mấy ai đủ sức để nhậnbiết đâu là cốt lõi của giáo huấn Phật Giáo? Và trong số đó có mấy ai đã mangra ứng dụng hiệu quả được cái cốt lõi đó?

Nếu nêu lêncâu hỏi tâm điểm của Phật Giáo là gì thì một số người sẽ bảo rằng đấy là Bốn SựThật Cao Quý (TứDiệu Đế), một số người khác thì lại cho đấy là aniccamdukkhamanatta(tức là Ba Dấu Ấn hay Ba Nguyên Lý Căn Bản của Phật Giáolà aniccam: vô thường, dukkha: khổ đauhay bất toại nguyên, manatta: vô ngã. Tuy nhiên cũng xin ghi nhận thêm là nhiềukinh sách còn đề nghị thêm một dấu ấn thứ tư là nibbanâ hay niết-bàn)và một số người khác nữa thì lại đọc lên vanh vách các câu sau đây:

Sabba pipassa akaranam
Kusalassupasampada
Sacitta pariyodapanam
EtamBuddhanasasanam

(có nghĩa là : "không nên làm điều xấu, chỉ nên làm điềutốt, tinh khiết tâm thức mình, đấy là cốt lõi giáo huấn của Đức Phật")

Tất cả cáccâu trả lời trên đây đều đúng, thế nhưng chỉ đúng được một phần, chẳng qua bởivì mọi người chỉ trả lời một cách thuộc lòng mà quên mất đi là phải tự kiểm chứngbằng kinh nghiệm của chính mình xem có đúng thật như thế hay không.

Để nêu lên cốtlõi của giáo huấn Phật Giáo tôi chỉ xin nhắc lại với quý vị một câu phát biểuvô cùng đơn giản của Đức Phật: "Khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả". Trong kinh Majjhima Nikaya (Trung A Hàm)có thuật lại rằng một hôm có một người bước đến đảnh lễ Đức Phật và thỉnh cầuNgài hãy tóm lược giáo huấn của Ngài bằng một câu thật ngắn gọn, và nếu đượcthì câu ấy sẽ là gì. Đức Phật đáp lại rằng Ngài có thể làm được việc ấy và đãnói lên câu trên đây: "Sabbe dhamma nalamabhinivesaya"tức là "Không được bám víu vàobất cứ gì cả"("Sabbe dhamma" có nghĩa là bất cứ gì,"nalam" không được phép, "abhinivesaya" bám víu vào).Đức Phật còn nhấn mạnh thêm tầm quan trọng của câu này bằng cách nói thêm rằngnếu ai được nghe những lời cốt tủy ấy thì cũng có nghĩa là nghe được tất cảgiáo huấn, và nếu ai tiếp nhận được quả của việc tu tập ấy(không bám víu vào bất cứ gì)thìcũng có nghĩa là tiếp nhận được tất cả các quả do giáo huấn của Ngài mang lại.

Nếu ai nắm vữngđược sự thật trong những lời giáo huấn ấy một cách hoàn hảo - tuyệt đối khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả - thì người ấy cũng sẽ không còn bị những con vikhuẩn gây ra các thứ bệnh thèm muốn, ghét bỏ và vô minh thâm nhập, đấy là cácthứ bệnh đưa đến những hành động sai lầm, dù là trên thân xác, bằng ngôn từ haytrong tâm thức. Chính vì thế, cứ mỗi khicó một hình tướng, một âm thanh, một mùi, một vị, một sự va chạm hay một hiệntượng tâm thần phát hiện, thì kháng thể "không được bám víu vào bất cứ gìcả" sẽ giúp chận đứng ngay được sự lây nhiễm. Vi khuẩn không thể thâm nhậpđược, hoặc cũng có thể cứ để cho chúng thâm nhập nhằm để dễ tiêu diệt chúnghơn. Dù sao thì vi khuẩn cũng sẽ không thể nào sinh sôi nẩy nở và gây ra bệnhđược, bởi vì kháng thể trong người luôn tìm cách tiêu diệt chúng. Thật vậykháng thể đó có hiệu lực vô song và vĩnh viễn. Và đấy là cốt lõi của giáo huấnPhật Giáo, của tất cả Dhamma. Khôngđược bám víu vào bất cứ gì cả!

Bất cứ ai đãthực hiện được sự thật đó thì cũng có thể xem như đã tạo được cho mình kháng thểgiúp hóa giải mọi sự tác hại của căn bệnh tâm linh và khiến cho nó phải chấm dứt.Người ấy sẽ không còn bị căn bệnh làm cho mình phải khổ sở với nó nữa. Thếnhưng đối với trường hợp của một người bình dị không thấu triệt được cốt lõi củagiáo huấn của Đức Phật là gì thì hoàn toàn khác hẳn: người này không có một sứcđề kháng nào cả.

Đến đây có lẽquý vị cũng đã nắm vững được ý nghĩa của "căn bệnh tâm linh" là gì vàai là vị lương y chữa khỏi được căn bệnh ấy. Thế nhưng chỉ khi nào ý thức đượclà mình đang bệnh thì khi ấy mình mới thật sự nghĩ đến việc chữa chạy và sử dụngliều thuốc thích nghi. Nếu chưa ý thức được là mình đang bệnh thì mình vẫn cứ sốngnhởn nhơ và đua đòi những gì mình thích. Đấy chẳng khác gì như một người bị laophổi hay bị ung thư mà cứ lo vui đùa không quan tâm đến việc chữa chạy cho đếnmột lúc nào đó thì mọi sự đã muộn, người ấy sẽ không sao tránh khỏi cái chết docăn bệnh của mình gây ra.

Không nên vướngvào những chuyện ngu xuẩn đại loại như thế! Phải luôn tuân theo những lời chỉ dạycủa Đức Phật: "Không được chểnh mãng. Phải luôn chú tâm thật mạnh".Biết chú tâm thật mạnh thì chúng ta mới nhận ra được là mình đang bị căn bệnhtâm linh hành hạ và từ đó mình mới khám phá ra được đám "vi khuẩn"gây bệnh cho mình. Nếu áp dụng được những điều chỉ bảo trên đây một cách đúng đắnvà kiên trì thì nhất định quý vị cũng sẽ tiếp nhận được ngay trong cuộc sốngnày những điều tốt đẹp nhất mà con người có thể có được.



Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
30/01/2014(Xem: 11545)
Trong cuộc sống hằng ngày đôi khi tâm con người trở nên giận dữ, không kiềm chế được nên đã biến thành thù hận, từ đó thường xảy ra những sự xung đột, ấu đả và có thể đi đến chỗ gây thương tích hay giết người không chút xót thương. Báo chí thường đăng quá nhiều tin tức về hậu quả xảy ra bắt nguồn từ những cơn giận dữ đủ loại.
28/01/2014(Xem: 7414)
Trong Phật giáo cũng như bất cứ tôn giáo nào, một người bước vào ngưỡng cửa tín ngưỡng, cũng phải tìm hiểu về tôn giáo mình đang theo, ít ra nắm vững giáo lý của một tôn giáo do minh muốn chọn. Đó là nguyên tắc, nhưng phần lớn người đến với đạo Phật, họ đến bằng lòng sùng tín hơn là học hỏi tìm hiểu, vì thế, không tránh khỏi mê tín qua việc cầu khấn, đốt vàng mã, xin xăm bói quẻ và vô số hình thái mà giáo lý nhà Phật không hề khuyến khích.
14/01/2014(Xem: 8353)
Đức Phật đã tịch diệt hơn hai mươi lăm thế kỷ, và chỉ còn lại Đạo Pháp được lưu truyền cho đến ngày nay. Thế nhưng Đạo Pháp thì lại vô cùng sâu sắc, đa dạng và khúc triết, đấy là chưa kể đến các sự biến dạng và thêm thắt trên mặt giáo lý cũng như các phép tu tập đã được "sáng chế" thêm để thích nghi với thời đại, bản tính và sự bám víu của con người. Muốn đến gần với Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn ngày nay thật hết sức khó.
12/01/2014(Xem: 9987)
Trong một cuộc thử nghiệm, giáo sư Masaru Emoto đã nhờ 500 người dân sống ở các vùng khác nhau trên nước Nhật tham gia. Vào một thời điểm nhất định được thông báo trước, giáo sư Emoto đặt một ly nước lên bàn rồi yêu cầu mọi người nghĩ đến tình thương và cầu nguyện cho ly nước đó trở nên trong sạch.
12/01/2014(Xem: 18542)
Ngày nay từ Á sang Âu, từ Đông sang Tây, từ châu Mỹ La tinh đến Phi châu…, có vô số trường đã và đang dạy thiền cho học sinh từ các lớp Mầm non. Nhiều thí nghiệm của các chuyên gia, của các trường và kết quả như thế nào về việc đem thiền vào trường học, mời quý độc giả tìm hiểu qua bài viết nầy.
12/01/2014(Xem: 6474)
Thời gian qua nhanh, tháng ngày hối hả, đời người ngắn ngủi, thoáng chốc đã già, cái chết sẽ đến, không biết về đâu? Chúng ta chẳng dám nói rằng mình hiểu hết mọi lẽ nhân sinh cuộc đời, nhưng có chút hiểu biết chân chính ta vẫn làm việc đóng góp, phục vụ mà vẫn sống thanh thản, thoải mái, an nhiên tự tại.
03/01/2014(Xem: 17220)
Nữ ca sĩ Hà Thanh, cô nữ sinh Đồng Khánh ngày nào, người nổi danh với ca khúc Cô nữ sinh Đồng Khánh, vừa qua đời vào đúng ngày đầu năm mới - 1/1 (giờ địa phương, tức sáng 2/1 giờ Việt Nam) tại TP. Boston, Massachusetts (Hoa Kỳ) sau thời gian chống chọi với căn bệnh ung thư máu.
26/12/2013(Xem: 8611)
Namo Sakya Muni Buddha Lord Buddha, our Father of all times, He is the one who sees all, hear all makes , creates and performs all this, without reveling display. Like the Holy Ones ,see the simplicity of life , for the Lord is the Light , the Invisible ,and only the light can see his one true face on the positive things of nature.
25/12/2013(Xem: 7606)
Giáng sinh là thời gian dành cho gia đình, khi các thành viên trong gia đình trở về nhà của họ. Dù ở đâu, chúng ta đều cố gắng tìm đường về nhà với gia đình. Cũng giống như kỳ nghỉ Tết trong văn hóa Việt Nam. Chúng ta trang trí ngôi nhà của mình và tìm cách làm cho nhà mình ấm áp và ấm cúng. Tất cả chúng ta đều khao khát có một ngôi nhà ấm áp và yêu thương,
25/12/2013(Xem: 11473)
Được tin trễ, hội thảo Hoằng pháp toàn quốc 2011, tổ chức tại Bình Dương, nên chúng tôi không chuẩn bị kịp để tham dự. Rất tiếc cho việc thiếu cơ duyên của mình. Qua bài tham luận mang tính chủ quan nhưng có đủ bằng chứng cụ thể và đã được thí nghiệm nhiều lần ở nhiều nơi, nên chúng tôi có thể khẳng định “Ba giờ huấn luyện, 10 ngày hoằng hóa, đưa Phật pháp đến nông thôn”. Trước lúc trình bày phương cách, chúng tôi xin có vài nhận xét nhỏ nhưng cần thiết:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]