Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai Sẽ Lo Cho Ta?

06/10/201209:35(Xem: 6626)
Ai Sẽ Lo Cho Ta?


Phatvadetu_1

Ai sẽ lo cho ta?


Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.

Đức Phật lập tức sai thị giả của mình là ngài Anan đi lấy nước, và cả hai cùng tắm rửa, lau chùi sạch sẻ cho ông, rồi đở ông dậy lên nằm trên giường. Sau đó Phật cho gọi tất cả các thầy khác lại và hỏi, vì sao vị thầy ấy lại bị bỏ rơi một mình trong một tình trạng như thế. Ai cũng trả lời với Phật rằng: "Thưa thế tôn, vì ông ấy không giúp gì được cho chúng con!"

Phật nói, "Này các thầy, các ông bây giờ không còn có cha mẹ để lo và chăm sóc cho mình. Nếu như các ông không chăm sóc cho nhau thì ai sẽ chăm sóc cho các ông đây?" Và Phật cũng đã dùng cơ hội này để đặt ra giới luật dạy các thầy phải biết chăm sóc cho nhau trong những lúc ốm đau.

Câu truyện cảm động này nói lên một khía cạnh của đức Phật mà chúng ta ít thấy được trình bày trong các kinh tạng Pali. Và điều quan trọng hơn, tôi nghĩ câu truyện ấy cũng đã nói lên được thực trạng của nhân loại ngày nay, và nó cũng mang lại hy vọng và chỉ cho chúng ta thấy được một con đường giải thoát.

Một trong những vấn đề lớn và rất thật mà nhân loại phải đối diện ngày nay là chúng ta đang nằm trong chính phân tiểu của mình. Những đồ thải bỏ ra từ sự tiêu thụ của chúng ta, từ những rác rưởi, vật dụng phế thải, cho đến những chất hóa học, độc tố tiết rỉ ra từ cuộc sống của chính ta, chúng đã làm ô uế môi trường sống của mình. Và những gì Phật đã dạy, cũng có thể đem ra áp dụng được ở đây: Không có việc gì mà tự nhiên xảy ra được hết. Sự việc như thế này không phải là do một sự tình cờ, may rủi, hoặc là vì ý muốn của một vị thần linh nào đó, nhưng nó là do kết quả từ việc làm của chính mình. Thế giới chúng ta sống là một sản phẩm của hành động của chính ta, mà tự chính chúng cũng là một biểu hiện của tâm thức mình.

Chúng ta cũng có thể, như các thầy khi xưa ấy, chỉ biết tự lo cho chính mình thôi! Nhưng Phật cũng đã nhắc nhở rằng, ngày nay chúng ta không còn cha mẹ để chăm sóc cho mình nữa. Mẹ đất ngày nay cũng đã quá kiệt quệ, không còn đủ sức để tiếp tục nhận chịu những khai phá, lạm dụng, tiêu hủy tài nguyên của chúng ta nữa. Và Cha trời dù có quyền năng đến đâu cũng phải bất lực trước luật nhân quả mà thôi.

Nếu như chúng ta không lo cho nhau, thì ai sẽ lo cho chúng ta đây? Ai trong chúng ta có quyền nói rằng "Người kia không giúp gì được cho tôi hết?" Dầu muốn hay không gì thì tất cả chúng ta cũng đều cùng chung trong một tình trạng với nhau. Học cách để lo cho nhau, chăm sóc cho nhau là điều quan trọng nhất trên con đường chúng ta đi, trong sự thực tập của mình.

Những đồ nhơ bẩn, ô uế sẽ được rửa sạch bằng dòng nước mát và trong sạch. Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thương và tuệ giác. Một khi chúng ta được nâng đở dậy và đặt lên một nơi trong sạch, lấy lại sự tự trọng của mình, chúng ta sẽ có thể bắt đầu một tiến trình bình phục, và có lại được sự an vui. Đức Phật là một vị bác sĩ, Ngài đã dạy cho chúng ta về Tứ Diệu Đế như là một phương thuốc để phục hồi rất mầu nhiệm: Nhận diện được vấn đề, thấy rõ nguyên nhân của vấn đề, dùng sự hiểu biết ấy để trừ bỏ nguyên nhân, và rồi kiên trì thực hành theo đúng phương pháp chữa trị.

Nhưng bất cứ một liều thuốc nào, dầu mầu nhiệm đến đâu, cũng chỉ có hiệu quả nếu như ta chịu uống mà thôi. Cuộc đời này sẽ vui đẹp biết bao nếu như chúng ta biết chia sẻ và giúp đở cho nhau bằng lời Phật dạy, cùng nâng đở nhau đứng dậy và chia sẻ tình thương để làm vơi bớt những khổ đau của nhau. Cho dù đó là một người xa lạ, hoặc là kẻ ta không ưa thích. Cho dù họ là những người "không giúp gì được ta!" Và tôi có thể dám nói được rằng, chính ta sẽ làm được điều ấy không?


Andrew Olendzki,

Nguyễn Duy Nhiênphỏng dịch
(
http://duynhien.multiply.com)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
07/12/2019(Xem: 10759)
Trong Trung Bộ Kinh, Kinh 110 Tiểu Kinh Mãn Nguyệt, Đức Phật xác quyết trên thế gian này có những người theo chánh hạnh, chánh hướng tự mình chứng đạt với thắng trí đời này đời khác, và truyền dạy lại, như đoạn kinh văn sau đây về người bất chánh có tà kiến như người bất chánh, và người chơn chánh có chánh kiến như người chơn chánh
06/12/2019(Xem: 8283)
Tuổi thơ được cha mẹ cận kề, chăm bẵm, chỉ bảo là điều hạnh phúc nhất của mỗi đứa trẻ. Nhưng xã hội ngày nay, vì nhiều lý do, tỷ lệ ly hôn tăng lên đáng kể, khiến nhiều em phải đối diện với cảnh gia đình ly tán. Những tổn thương tâm lý, khát khao được gần mẹ, gặp cha của các em như em bé trong bài viết dưới đây khiến người lớn chúng ta phải thực sự suy ngẫm.
01/12/2019(Xem: 5307)
Chánh Ngữ Trong Đời Và Đạo Nguyên Giác Lý do để viết bài này là vì bản thân người viết có sai lầm cần bày tỏ. Tuy rằng sai lầm đã hiệu đính, nhưng cũng cần nói ra, vì Đức Phật đã dạy rằng hễ sai thì nên tự mình bày tỏ. Trong Trường A Hàm, Kinh DA 24 (Kinh Kiên Cố), bản dịch của Thầy Tuệ Sỹ, có ghi lời Đức Phật dạy: “Ta chỉ dạy các đệ tử ở nơi thanh vắng nhàn tĩnh mà trầm tư về đạo. Nếu có công đức, nên dấu kín. Nếu có sai lầm, nên tự mình bày tỏ.” (1)
01/12/2019(Xem: 9428)
Kính bạch Thầy, hơn một tuần qua con ở nhà theo dõi khóa tu thọ trì trọn bộ Kinh Pháp Hoa tại Tu Viện Quảng Đức, nhân dịp này con có dịp ôn lại tất cả bài đã học để vào một cuộc thi sát hạch cuối khoá và con đã đùng hết thì giờ trong ngày để trì tụng trọn bộ kinh Pháp Hoa và đã suy nghiệm như sau . Kính dâng Thày sự học hỏi của con như một sự trình pháp và thương xót cho hoàn cảnh con không thể về dự chung với đạo tràng với các bạn để cùng nhau tu tập. Kính, đệ tử Huệ Hương. Khi nghe được lời phó chúc của Đức Phật trong phẩm Chúc Luỵ ta phải cúi lạy tri ân công đức của Ngài đối với chúng ta biết là dường nào. Vì chỉ có Đức Phật mới ban bố cho chúng sanh 3 thứ trí tuệ mà chỉ có nơi Ngài đó là:
01/12/2019(Xem: 5743)
“Thế Tôn lời dạy tỏ tường Năm điều quán tưởng phải thường xét ra Ta đây phải có sự già Thế nào tránh thoát lúc qua canh tàn Ta đây bệnh tật phải mang Thế nào tránh thoát được an mạnh lành
26/11/2019(Xem: 10518)
Thông thường ở đời chẳng ai muốn gặp phải nghịch cảnh, chướng duyên cả, tâm lý chung của con người vốn là tránh khổ tìm vui, đó là tâm lý tự nhiên muôn đời. Song, với hành giả tu Phật thì nên nhận định rõ rằng có những nỗi khổ trong đời con người ta '' chạy trời
15/11/2019(Xem: 6759)
Cuộc sống của con người và vạn vật chung quanh biến đổi từng giờ từng phút theo không gian và thời gian. Không hề có bất kỳ sự kiện hay sự vật nào tồn tại vĩnh viễn. Giáo lý nhà Phật gọi tình trạng đó là Vô thường.
10/11/2019(Xem: 8863)
Trong những ngày vừa qua, Phật tử xuất gia cũng như tại gia, trong nước cũng như ngoài nước đã mạnh mẽ lên tiếng chống đối, phản biện, lên án, góp ý với một giáo sư trường đại học Khoa Học và Xã Hội Việt Nam tại Sài Gòn về thái độ cùng với lời phát biểu trực tiếp, công khai mạ lỵ và chống báng giới tu sĩ Phật giáo. Nhân vật đối tượng của sự phản đối đó là ông Dương Ngọc Dũng, có học vị tiến sĩ ngành học tôn giáo (Ph.D in Religion) tại trường đại học Boston (Boston University), Hoa Kỳ.
09/11/2019(Xem: 6796)
Kinh A Di Đà nói về pháp môn Niệm Phật. Đây là một pháp môn rất nhiệm mầu, dễ dụng công, rất an ổn, mau thành tựu46. Nhưng kinh A Di Đà rất khó tin, khó hiểu8. Vì vậy tôi đã soạn một số câu kinh, mượn một số lời giảng của các Tổ Tịnh Độ v..v.... để giải thích phần nào những chữ, những câu khó hiểu trong quyển kinh này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]