Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ai Sẽ Lo Cho Ta?

06/10/201209:35(Xem: 6975)
Ai Sẽ Lo Cho Ta?


Phatvadetu_1

Ai sẽ lo cho ta?


Có một lần, Phật đi dạo vào nơi cư trú của các Thầy để quan sát. Phật thấy một thầy đang nằm một mình trong phòng dưới đất với cơn bệnh kiết lỵ (dysentery) rất nặng. Vị thầy ấy nằm trên chính phân và nước tiểu của mình. Phật hỏi các huynh đệ khác đâu, sao không có ai săn sóc cho thầy? Vị thầy trả lời rằng vì ông không giúp ích gì được cho ai, nên họ đã bỏ đi và để cho ông một mình đối phó với cơn bệnh của mình.

Đức Phật lập tức sai thị giả của mình là ngài Anan đi lấy nước, và cả hai cùng tắm rửa, lau chùi sạch sẻ cho ông, rồi đở ông dậy lên nằm trên giường. Sau đó Phật cho gọi tất cả các thầy khác lại và hỏi, vì sao vị thầy ấy lại bị bỏ rơi một mình trong một tình trạng như thế. Ai cũng trả lời với Phật rằng: "Thưa thế tôn, vì ông ấy không giúp gì được cho chúng con!"

Phật nói, "Này các thầy, các ông bây giờ không còn có cha mẹ để lo và chăm sóc cho mình. Nếu như các ông không chăm sóc cho nhau thì ai sẽ chăm sóc cho các ông đây?" Và Phật cũng đã dùng cơ hội này để đặt ra giới luật dạy các thầy phải biết chăm sóc cho nhau trong những lúc ốm đau.

Câu truyện cảm động này nói lên một khía cạnh của đức Phật mà chúng ta ít thấy được trình bày trong các kinh tạng Pali. Và điều quan trọng hơn, tôi nghĩ câu truyện ấy cũng đã nói lên được thực trạng của nhân loại ngày nay, và nó cũng mang lại hy vọng và chỉ cho chúng ta thấy được một con đường giải thoát.

Một trong những vấn đề lớn và rất thật mà nhân loại phải đối diện ngày nay là chúng ta đang nằm trong chính phân tiểu của mình. Những đồ thải bỏ ra từ sự tiêu thụ của chúng ta, từ những rác rưởi, vật dụng phế thải, cho đến những chất hóa học, độc tố tiết rỉ ra từ cuộc sống của chính ta, chúng đã làm ô uế môi trường sống của mình. Và những gì Phật đã dạy, cũng có thể đem ra áp dụng được ở đây: Không có việc gì mà tự nhiên xảy ra được hết. Sự việc như thế này không phải là do một sự tình cờ, may rủi, hoặc là vì ý muốn của một vị thần linh nào đó, nhưng nó là do kết quả từ việc làm của chính mình. Thế giới chúng ta sống là một sản phẩm của hành động của chính ta, mà tự chính chúng cũng là một biểu hiện của tâm thức mình.

Chúng ta cũng có thể, như các thầy khi xưa ấy, chỉ biết tự lo cho chính mình thôi! Nhưng Phật cũng đã nhắc nhở rằng, ngày nay chúng ta không còn cha mẹ để chăm sóc cho mình nữa. Mẹ đất ngày nay cũng đã quá kiệt quệ, không còn đủ sức để tiếp tục nhận chịu những khai phá, lạm dụng, tiêu hủy tài nguyên của chúng ta nữa. Và Cha trời dù có quyền năng đến đâu cũng phải bất lực trước luật nhân quả mà thôi.

Nếu như chúng ta không lo cho nhau, thì ai sẽ lo cho chúng ta đây? Ai trong chúng ta có quyền nói rằng "Người kia không giúp gì được cho tôi hết?" Dầu muốn hay không gì thì tất cả chúng ta cũng đều cùng chung trong một tình trạng với nhau. Học cách để lo cho nhau, chăm sóc cho nhau là điều quan trọng nhất trên con đường chúng ta đi, trong sự thực tập của mình.

Những đồ nhơ bẩn, ô uế sẽ được rửa sạch bằng dòng nước mát và trong sạch. Những độc tố của tham muốn, giận hờn và si mê tuông ra từ tâm thức của chúng ta, sẽ được tẩy rửa thanh tịnh bằng sự rộng lượng, với tình thương và tuệ giác. Một khi chúng ta được nâng đở dậy và đặt lên một nơi trong sạch, lấy lại sự tự trọng của mình, chúng ta sẽ có thể bắt đầu một tiến trình bình phục, và có lại được sự an vui. Đức Phật là một vị bác sĩ, Ngài đã dạy cho chúng ta về Tứ Diệu Đế như là một phương thuốc để phục hồi rất mầu nhiệm: Nhận diện được vấn đề, thấy rõ nguyên nhân của vấn đề, dùng sự hiểu biết ấy để trừ bỏ nguyên nhân, và rồi kiên trì thực hành theo đúng phương pháp chữa trị.

Nhưng bất cứ một liều thuốc nào, dầu mầu nhiệm đến đâu, cũng chỉ có hiệu quả nếu như ta chịu uống mà thôi. Cuộc đời này sẽ vui đẹp biết bao nếu như chúng ta biết chia sẻ và giúp đở cho nhau bằng lời Phật dạy, cùng nâng đở nhau đứng dậy và chia sẻ tình thương để làm vơi bớt những khổ đau của nhau. Cho dù đó là một người xa lạ, hoặc là kẻ ta không ưa thích. Cho dù họ là những người "không giúp gì được ta!" Và tôi có thể dám nói được rằng, chính ta sẽ làm được điều ấy không?


Andrew Olendzki,

Nguyễn Duy Nhiênphỏng dịch
(
http://duynhien.multiply.com)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
21/02/2017(Xem: 8106)
Con được thuận duyên đến chùa Giác Ngộ tu tập, được hạnh ngộ TS Nguyễn Mạnh Hùng thật là điều vinh dự và may mắn cho con. Chương trình Gương Sáng với những chia sẻ rất tâm huyết, rất thẳng thắn làm con và tất cả các bạn con giật mình. Chúng con giật mình để giác ngộ từng chút để tự thay đổi mình.
21/02/2017(Xem: 10473)
Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật Kính thông báo đến phật tử xa gần ! “Xây Chùa làm phúc nối tiền nhân Tô tượng, đúc chuông truyền hậu thế” Sự hiện hữu của ngôi chùa, âm thanh vang vọng của tiếng chuông như giọt nước cành dương xoá tan bao nỗi khổ đau, thức tỉnh con người bỏ ác làm lành, quay về với đạo lý giác ngộ và giải thoát.
18/02/2017(Xem: 8590)
Rừng chiếm 31% diện tích đất của trái đất, là nguồn tài nguyên quý giá vô cùng của thế giới vì rừng đã tạo ra sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và phong phú các loài sinh vật; và là nơi nương tựa của hơn 1,6 tỷ người về lương thực, nước sinh hoạt, nước sạch, dược thảo, áo quần và nhà ở.[1] Không những thế, rừng giữ vai trò sinh thái cực kỳ quan trọng vì rừng giúp điều hòa không khí: cung cấp dồi dào lượng ô-xy cho con người và muôn loài động vật, vi sinh sinh vật đồng thời hấp thụ khí CO2 và những chất khí gây ô nhiễm làm sạch môi trường; chống sói mòn, hạn chế lũ lụt, hạn hán; duy trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất; và bảo tồn nguồn nước mặt và nước ngầm.
17/02/2017(Xem: 8592)
Lạc là vui, an có âm là yên. An lạc là yên ổn trong vui sướng. Ai cũng muốn sống trong vui sướng, không ai muốn sống trong đau khổ. Sáng nay, đứng trên cầu Hàm Luông nhìn dòng sông nhẹ trôi mà cảm nhận mọi thứ đều an lạc.
14/02/2017(Xem: 9613)
Nếu ai hỏi tôi sợ điều chi nhất ? Tôi sợ nhiều.. bóng tối cõi lòng tôi - Danh lợi mất, tôi xem rằng chưa mất - Mất lương tri là mất đã nhiều rồi!
12/02/2017(Xem: 9980)
Quá trình cân bằng tự nhiên duy trì sự sống bị phá vỡ khi có sự can thiệp bất cẩn của con người vào thiên thiên. Những hoạt động của con người như khai thác quá nhiều nhiên liệu hóa thạch, nông nghiệp hiện đại như chăn nuôi, dùng thuốc hóa học, trừ sâu, diệt cỏ, khai thác rừng bừa bãi, các ngành công nghiệp nặng, ngành vận tải, vv… làm gia tăng đáng kể lượng khí gây hiệu ứng nhà kính, tạo thành một ‘tấm kính lớn’ phản chiếu ngược lại đốt nóng Trái đất của chúng ta, tận diệt “Đất Mẹ”.
11/02/2017(Xem: 9258)
Cuốn Tưởng niệm Ni trưởng Thích Nữ Trí Hải" của nhiều tác giả.
11/02/2017(Xem: 8139)
Có một mảnh đất (đúng hơn là khu núi và rừng) rộng chừng gần 20 héc ta, cách Thủ đô Băng Cốc của Thái Lan khoảng 300 km tại khu vực Khao Yai được biết đến là Làng Mai Thái Lan. Có người gọi vùng đất này là Pack Chong. Có người tìm về Khao Yai. Nhưng ai đó bắt xe về Làng Mai. Cả tây lẫn ta. Cả người Thái, người phương tây, lẫn người các nước khác nhau trên thế giới và người Việt.
08/02/2017(Xem: 5704)
Lẽ ra trưa nay tôi đã không gặp được Thiền sư Thích Nhất Hạnh bởi tôi luôn chọn cho mình 1 góc riêng trong trai đường để ngồi ăn trưa, tránh tối đa tiếp xúc với mọi người, để có thời ăn trưa thật sự trong chánh niệm. Tuy nhiên vừa đặt cơm xuống bàn thì thầy Từ Thông xuất hiện ngồi xuống ngay đối diện tôi. Dĩ nhiên rằng cả 2 thầy trò đã hoàn toàn im lặng và rất chánh niệm trong bữa ăn. Sau đó 2 thầy trò mới dành thời gian bàn về chuyện thiền, chuyện đạo. Đã hơn 12 giờ trưa.
08/02/2017(Xem: 14072)
Xưa nay KINH DỊCH thường được xem là sáng tác của Trung Hoa. ngộ nhận này kéo dài hơn 2500, nay phải được thay đổi cách nhìn để phù hợp với sự thực của lịch sử. KINH DỊCH LÀ SÁNG TÁC CỦA VIỆT NAM, TRUNG QUỐC CHỈ CÓ CÔNG QUẢNG DIỄN VÀ PHỔ BIẾN.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]