Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lòng Tham Của Con Người Không Có Gì Sánh Bằng

03/10/201001:51(Xem: 8453)
Lòng Tham Của Con Người Không Có Gì Sánh Bằng
Lòng Tham Của Con Người 
Không Có Gì Sánh Bằng
Thích Đạt Ma Phổ Giác


Đạo Phật không dừng lại ở nơi tối tăm mà luôn dùng ánh sáng trí tuệ để chuyển hóa si mê, u tối thành trong sáng, hiện thực. Trên đời này không gì quý bằng an vui và hạnh phúc. Vàng bạc, gấm vóc, lụa là, thức ăn sơn hào hải vị, vũ khí tối tân chỉ làm con người tăng trưởng thêm lòng tham lam, ích kỷ, sân si, nóng giận và giết hại lẫn nhau; càng nhiều mưu cầu, tham đắm riêng tư thì càng thêm khổ đau chồng chất, chỉ cần muốn ít biết đủ theo khả năng hiện tại thì nghèo khó vẫn an vui, hạnh phúc. 
Trớ trêu thay, thế gian này không biết bao nhà tỉ phú đã phải bỏ mạng sa trường vì hụt hẫng bên bờ hạnh phúc, họ cứ mải mê chạy theo trường đời danh lợi, quyền cao chức trọng để rồi phải ra đi trong tủi hận ưu phiền. 
 
Chúng ta cứ bám víu, dính mắc vào nhu cầu vật chất quá nhiều nên quanh năm suốt tháng đều bị nó trói buộc. Những nhà tỉ phú đâu có thiếu thốn, nghèo khó nhưng tại sao vẫn phải tự tử? Hạnh phúc nhất của con người là từ nội tâm trong sáng, thanh tịnh. Tuy sống giữa cõi đời nhiều ô nhiễm, đầy dẫy tham lam, thù hận, si mê nhưng ta không bị dòng đời cuốn trôi và nhấn chìm, vẫn làm việc phục vụ chúng sinh vô điều kiện mà không dính mắc, đắm nhiễm. Đó mới là người có trí tuệ rộng lớn.

Một nhà tỷ phú nọ vì muốn con trai mình hiểu được hoàn cảnh cuộc sống, thấy rõ tận mắt những người dân quê lam lũ vất vả, đầu đội trời, chân đạp đất mà vẫn nghèo khó. Hai cha con nghỉ lại một tuần tại một làng quê xa xôi, hẻo lánh, nơi có đời sống thiếu thốn, khó khăn về mọi mặt. 
 
Sau một tuần tìm hiểu đời sống người dân quê và trở về nhà, người cha mới hỏi con, “con thấy chuyến đi chơi này ra sao?” “Dạ thưa cha, chuyến đi này rất nhiều điều bổ ích cho con.” “Con có thấy cuộc sống cực khổ, thiếu thốn, khó khăn của người dân quê không?” “Dạ, có!” “Con nhận thấy gì trong cuộc sống của họ?” “Dạ thưa cha, con thấy nhà mình chỉ có mỗi một con chó mà họ thì có tới sáu con. 
 
Nhà mình chỉ có một hồ bơi nhỏ ở giữa vườn còn họ thì có cả một dòng sông tàu thuyền chạy suốt cả buổi mới hết. Nhà mình thì phải nhập cảng những chiếc đèn chính hiệu từ Nhật Bản để treo trong vườn còn họ thì không cần đến, vì họ có cả một bầu trời đầy sao chiếu sáng lúc ban đêm. Nhà của mình còn giới hạn nên nhìn thoáng qua là thấy hết từ trong nhà ra đến cổng, còn nhà họ có thể ngồi nhìn xuyên suốt tới tận chân trời. 
 
Nhà mình chỉ có một miếng đất nhỏ để gieo trồng hoa màu, cây trái, còn họ có cả một cánh đồng ruộng bao la cò bay thẳng cánh. Nhà mình phải có người ở để giúp việc còn họ thì không cần, vì họ tự lo cho nhau được. Chúng ta phải bỏ tiền ra để mua đồ ăn thức uống, còn họ thì tự trồng trọt, chăn nuôi và tự túc về thực phẩm. Nhà mình phải có tường cao bao quanh để bảo vệ còn họ thì không cần, họ có những người bạn tốt để đùm bọc, trông ngó, dòm chừng lẫn nhau”. 
 
Trước những lý luận sắc bén của người con trai, người cha không còn lời nào để khuyên nhủ con mình. Người con nói tiếp, “dạ thưa cha, con rất cám ơn cha đã cho con một chuyến tham quan khảo sát đầy thú vị, so với người dân quê thì gia đình ta còn quá nghèo nàn, lạc hậu, con sẽ cố gắng làm nên sự nghiệp đến khi nào hơn họ mới thôi”.

Ở đời, chúng ta thường quên đi những gì chúng ta đã có và đang có, con người thật là mâu thuẫn, chỉ biết tìm kiếm thêm mà không biết quan tâm đến người khác. Những vật không đáng giá của người này chính là những vật mong uớc của người kia. Đời là như vậy! Hạnh phúc sẽ đến nếu chúng ta biết bằng lòng với những gì ta đang có thay vì chỉ nghĩ đến mộng uớc muốn có thêm cho riêng mình. Hãy tận hưởng những gì chúng ta đang có, nhất là gia đình, người thân, bạn bè đang chung sống với ta. 
 
Qua câu chuyện nhà tỷ phú và đứa con trai đã cho ta một bài học lý thú của cuộc đời. Tiền bạc của cải thuộc về năm nhà có thể bị cuốn trôi trong tích tắc như nhà lũ lụt, nhà hoả hoạn, nhà trộm cướp, nhà vua quan tịch thâu và con cái bất hiếu phá sản. Thừa hưởng của cải vật chất mà không có hiểu biết chân chính và nhận thức sáng suốt thì coi chừng tán gia bại sản trong nay mai, chỉ một đêm thôi mọi thứ đều thay đổi cả, tiền muôn bạc vạn nay thời còn đâu. 
 
Nhà tỷ phú nọ muốn cho con mình có cái nhìn xa trông rộng nên mới bắt đầu cho cậu tìm hiểu đời sống khó khăn, vất vả, chân lấm tay bùn của người vùng sâu, vùng xa mà vẫn thiếu trước hụt sau. Tất cả chỉ vì không biết gieo nhân quả tốt trong quá khứ để con mình không ỷ lại và cao ngạo mà cố gắng gieo trồng phước báu thêm, nhưng lòng tham của con người quả thật như giếng sâu không đáy, không biết bao nhiêu để được gọi là đủ. 

Có hai điều rất cần thiết trong việc làm một người tốt: 


_ Thứ nhất: tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện bản thân bằng cách dứt ác làm lành.

_ Thứ hai: có trách nhiệm, bổn phận đối với gia đình và xã hội. Một gia đình an vui, hạnh phúc con cháu phải biết hiếu thảo với ông bà cha mẹ, biết kính trên nhường dưới, sống vui vẻ, thuận thảo với nhau và sẵng sàng cưu mang, giúp đỡ nhiệt tình trong mọi trường hợp. Bên cạnh đó ta còn phải biết tuỳ theo nhân duyên để đem an vui, hạnh phúc đến với mọi người.

Trong suốt quá trình tu học, dấn thân để từng bước làm bậc hiền Thánh nhằm để giác ngộ, giải thoát cho mình và người, chúng ta lại quên đi trách nhiệm và bổn phận thương yêu, đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau bằng tình người trong cuộc sống với trái tim yêu thương và hiểu biết. 
 
Muốn trở thành bậc hiền Thánh trong hiện tại và mai sau không phải chúng ta từ bỏ thân phận làm người để đi tìm một giá trị cao thượng nào khác mà muốn làm bậc hiền Thánh cũng phải từ con người mà ra; nhưng làm thế nào để thực hiện đạo làm người một cách sâu sắc? Ta phải luôn tự biết trách mình, tìm lỗi chính mình để sửa sai; phải biết xem xét từng ý nghĩ, lời nói, hành vi của mình, điều ác dù rất nhỏ cũng nên tránh, điều thiện dù khó khăn đến đâu cũng không từ nan và hiểu biết rõ ràng điều xấu và điều tốt; phải biết thanh lọc nội tâm, biết kiểm soát tâm và biết nhìn lại chính mình; phải đối với mọi người luôn khoan dung, tử tế một cách sâu sắc và luôn e ngại làm người khác tổn thương; tử tế, sâu sắc có nghĩa là hiểu thấu, thông cảm và chia sẻ được những nỗi đau của người khác. 
 
Ta phải là người độ lượng, bao dung, biết yêu thương con người mà không tính toán so đo ta-người, được-mất; dù làm rất nhiều việc thiện lành tốt đẹp nhưng trong lòng không hề có chút ý nghĩ mưu cầu danh lợi, phước báo; chấp nhận những thiệt thòi bản thân để giữ vững đạo lý làm người. 

Ngoài việc bản thân ra sức tu tập, chúng ta cũng cần hiểu thêm về việc giúp đỡ những người nghèo khổ bằng vật chất lẫn tinh thần. Chúng ta biết tu dưỡng giá trị đạo đức tâm linh nên khi đem lợi ích vật chất đến cho mọi người ta cần san sẻ thêm đạo lý làm người để họ có niềm tin vào nhân quả và tin chính mình là chủ nhân ông của bao điều hoạ phúc. 
 
Ta đến với đạo Phật là đang đi tìm con đường giác ngộ của bậc Thánh và ta biết được con đường này bắt đầu bằng đạo làm người. Khi chúng ta tu tập thật tốt và hoàn hảo, ta sẽ trở nên những người thánh thiện có nhân cách, đạo đức tốt và hay đem niềm vui đến với mọi người. Khi ta khôn lớn trưởng thành, bước chân vào đời ta sẽ tìm kiếm giá trị cuộc sống và sẽ nhận ra “tình thương chính là hạnh phúc của con người''. Nó có thể là tình cảm lứa đôi, tình cảm gia đình, bè bạn và cao hơn nữa là tình người trong cuộc sống. 
 
Tình thương đó là tấm lòng yêu thương chân thành và trong sáng, là một thứ tình cảm chỉ trao đi mà không cần nhận lại, không vụ lợi, không tính toán, nghĩ suy, thấy khổ liền giúp đỡ và san sẻ một cách nhiệt tình. Có thể nói, tình thương là một thứ tình cảm đẹp đẽ luôn tồn tại trong bản chất của mỗi con người. Kết quả của sự yêu thương là sự hoà hợp của trái tim, cái được gọi là trái tim biết thổn thức và rung động trong sự sẻ chia và nâng đỡ cho nhau.

Theo quan niệm xưa, một số người cho rằng sự giàu nghèo, sang hèn đã được sắp đặt sẵn trước sau như một, không thể đổi thay. Ai theo quan niệm này thì sự sống bị khựng lại, không phát huy được năng lực đóng góp, phục vụ tha nhân mà chỉ sống ỷ lại, cầu cạnh vào người khác vì nghĩ số phận mình đã như vậy. Thế gian này có lắm chuyện xảy ra cho ta thấy rõ trường đời là nơi đấu tranh, giành giựt, chém giết lẫn nhau chỉ vì “cái ta” hẹp hòi, giả dối. 
 
Vậy chúng ta cần phải mở rộng tấm lòng nhân ái để biến thù hận thành thương yêu từ quan niệm sai lầm chấp có bản ngã là “thật ta”. Chúng ta hãy biết bao dung và độ lượng bằng trái tim hiểu biết để dung hòa với muôn loài vật. Hiện tại chúng ta không những có rất nhiều điều xấu xa, tội lỗi mà cũng có rất nhiều điều thiện lành, tốt đẹp. Chúng ta cần phải duy trì, bồi đắp, tu dưỡng như biết bố thí, cúng dường, giúp đỡ, sẻ chia. Sự sáng suốt, bình đẳng xét ra ai cũng có; nếu ta biết cố gắng vun bồi thì việc lợi ích gì chúng ta cũng làm được.

Con người ta thường hay có bệnh ỷ lại và vì lòng tham lam, ích kỷ nên ai cũng muốn vơ vét về cho mình nhiều hơn. Nếu chúng ta đang được thừa hưởng gia tài của cha mẹ để lại, ta phải biết không có gì tự nhiên khi không hay do ông trời nào ban cho mình mà chính ta đã tạo nhân quả tốt trong nhiều đời. Quy luật hưởng phước thì hết phước nên ta phải biết gieo tạo phước đức không ngừng nghỉ. Ta hãy cố gắng diệt bớt lòng tham lam, ích kỷ, si mê, nóng giận. “Tu” chính là sự chuyển hoá lòng kiêu mạn, chấp ngã mà biết bố thí, cúng dường, thương người, cứu vật, khoan dung, độ lượng và rộng rãi. 
 
Bất cứ hành động tốt đẹp nào ta cảm thấy có nhiều lợi ích cho người và vật thì hãy cố gắng quên mình để thực hành làm theo. Đã đành rằng “tâm tức Phật - Phật tức tâm”, nhưng hiện giờ còn làm chúng sinh thì ta phải biết chắc một điều tâm mình còn mê lầm, chưa được như tâm Phật, vì tâm Phật sáng suốt, chân thật, từ bi và trí tuệ. Chúng ta cần phải thành thật, cố gắng kiểm điểm lại mình, nghiệm xét nơi mình để thấy rõ điều gì xấu xa, tội lỗi; điều gì hiểm độc, tà vạy; điều gì mê lầm mà cố gắng sửa đổi cho đến khi hoàn toàn viên mãn mới thôi.

Nếu chúng ta muốn được an vui, hạnh phúc thì mình phải biết làm chủ bản thân qua thân-miệng-ý, không cho những tâm tư, vọng động xấu ác phát sinh. Sửa đổi hành vi tức là sửa đổi những điều xấu ác của ý nghĩ, lời nói và hành động. Thân thường hay giết hại, trộm cướp, tà dâm. Miệng thường hay nói dối, dèm pha, chỉ trích, phê phán đúng sai, phải quấy, hơn thua… Ấy là hành vi hại mình, hại người mà ít ai tránh khỏi. 
 
Ngày nay, toàn nhân loại chỉ sống trong hồi hộp, lo âu, sợ hãi, bất an vì các hành vi giết hại, trộm cướp, nói dối, uống rượu say sưa gieo tạo quá nhiều tai họa ghê gớm. Khi ta sửa đổi hành vi cũng phải sửa đổi tánh tình, vì tánh tình xấu xa gây nguy hại nhiều hơn. Tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn, nghi ngờ là những tâm tánh xấu cố hữu mà chúng ta cần phải loại trừ. 
 
Ai có thân cũng tham sống sợ chết, đó là bản năng thứ nhất. Bản năng thứ hai là chất chứa lòng tham như giếng sâu không đáy, bất cứ cái tốt, cái đẹp đều muốn vơ vét cho riêng mình, muốn cho ta là trên hết còn ai đói khát mặc kệ; xem tiền bạc, của cải hơn mạng sống người khác; vì tham chút lợi danh mà làm đời sống nhân loại bị điêu đứng. Song, muốn sửa đổi tâm tánh xấu xa một cách dễ dàng đến tận gốc thì ta trước tiên phải sửa đổi quan niệm chất chứa tham lam, hẹp hòi, ích kỷ. Để thực hành đúng chữ "Tu" trong đạo Phật ta phải biết dứt ác, làm lành bằng cách sửa sai và chuyển hoá những tâm niệm tham lam, ích kỷ, oán hờn, nóng giận, ngu si, tối tăm, ganh ghét, tật đố thành vô lượng trí tuệ và từ bi.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/03/2022(Xem: 4437)
Mới vào đề chắc có người sẽ thắc mắc tại sao một người tu sao lại nói đến chữ Tình để làm gì? Xin quý vị hãy từ từ đọc vào nội dung sẽ hiểu. Hôm nay tôi sẽ viết về các loại Tình: tình bạn, tình người, tình yêu, thình thương, tình cảm v.v… Nếu viết bằng chữ Hán về chữ Tình nầy thì bên trái viết bộ tâm đứng, có nghĩa là những tình nầy đều khởi đi từ tâm của mỗi con người; bên phải viết chữ thanh là màu xanh hay cũng còn có ý là rõ ràng, trong sáng v.v…, hai chữ nầy ghép lại gọi là chữ Tình. Sau nầy tiếng Việt chúng ta dùng chữ tình yêu, tình cảm, tình thương, tình ý v.v…cũng đều sử dụng chữ tình nầy để ghép chung vào chữ Nôm của chúng ta, trở thành tiếng Việt thuần túy.
04/03/2022(Xem: 4004)
Xin khép lại những phiền muộn của năm cũ với nhiều nỗi đau thương mất mát và ly biệt, niềm thương cảm cho người thân, thầy bạn mãi mãi rời xa chúng ta. Trong bất cứ một hoàn cảnh khó khăn nào, ta vẫn nghĩ, dù sao đó là những chuyện đã qua, năm mới với nhiều hy vọng mới, tư duy mới và một cuộc hành trình mới đang chờ chúng ta phía trước. Xin bạn hãy khép lại những lo âu phiền muộn, lau khô những giọt nước mắt cho những mối tình hay những cuộc hôn nhân đổ vỡ, rồi cũng sẽ có người phù hợp với bạn, sẻ chia vui buồn trong cuộc sống của bạn. Sự chân thành sẽ tồn tại quanh bạn, những giọt nước mắt sẽ giúp bạn hiểu được cuộc đời này, rồi niềm vui sẽ đến, những trở ngại giúp bạn biết nâng niu cuộc sống.
02/03/2022(Xem: 9827)
CHÁNH PHÁP Số 124, tháng 3.2022 Hình bìa của Kranich17 (Pixabay.com) NỘI DUNG SỐ NÀY: THƯ TÒA SOẠN, trang 2 TIN TỨC PHẬT GIÁO THẾ GIỚI (Diệu Âm lược dịch), trang 3 XUÂN VỀ (thơ ĐNT Tín Nghĩa), trang 6
01/03/2022(Xem: 5921)
Những ngày gần đây, dường như chánh niệm đang lan tỏa khắp mọi nơi. Khi tìm kiếm trên Google mà tôi đã thực hiện vào tháng 1 năm 2022 cho cụm từ "Chánh niệm" (Mindfulness) đã thu được gần 3 tỷ lượt truy cập. Phương pháp tu tập thiền chánh niệm này hiện được áp dụng thường xuyên tại các nơi làm việc, trường học, văn phòng nhà tâm lý học và các bệnh viện trên khắp cả nước Mỹ.
01/03/2022(Xem: 5947)
Hàng trăm đồ tạo tác vật phẩm văn hóa Phật giáo đã bị đánh cắp hoặc phá hủy sau cuộc quân sự Taliban tấn công và tiếp quản Chính quyền Afghanistan ngày 15 tháng 08 năm 2021. Hôm thứ Ba, ngày 22 tháng 02 vừa qua, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết, Hợp chúng quốc đã hạn chế các vật phẩm văn hóa Phật giáo và lịch sử từ Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan, với hy vọng ngăn chặn "những kẻ khủng bố" kiếm lợi, nhưng các chuyên gia bày tỏ lo ngại về những hậu quả không mong muốn.
24/02/2022(Xem: 4529)
Nhà kiến tạo hòa bình, nhà tâm lý học, nhà cải cách xã hội học, nhà giáo dục và Phật giáo Dấn thân nổi tiếng, người Mỹ và được trên thế giới kính trọng, Tiến sĩ Phật tử Paula Green sinh vào ngày 16 tháng 12 năm 1937 tại Hoa Kỳ, đã thanh thản trút hơi thở từ giã trần gian vào ngày 21 tháng 2 năm 2022, hưởng thọ 84 tuổi.
24/02/2022(Xem: 4437)
Tôi học mãi Phẩm 6 về “ Người Hiền Trí “trong kinh Pháp Cú và bài thứ tư trong kinh Trung Bộ “ Sợ Hãi và Khiếp Đảm “ mà vẫn không chán vì càng học càng thấy nhiều lợi ích để tu tập và sửa đổi những tật xấu và lỗi lầm của mình trên đường tu học nhất là khi mình được một đại phước duyên gần gũi một bậc hiền trí . Thú thật ….trong những năm tự nhốt mình trong tháp ngà tôi đã nghiên cứu Thiền, Tịnh, Mật, rất cẩn thận từ ghi chép, nghe nhiều pháp thoại, so sánh kinh sách nhiều tông phái …thế nhưng chưa bao giờ như lúc này tôi cảm nghiệm lời dạy Đức Phật lại thâm huyền và siêu việt hơn bao giờ hết khi phối hợp hai phẩm này trong hai bộ kinh căn bản nhất cho những ai bước trên đường Đạo . Trộm nghĩ dù với tuổi nào khi chưa hoàn tất hay gặt hái được mục đích thành tựu của Trí Tuệ ( DUY TUỆ THỊ NGHIÊP) thì chúng ta hãy cứ bước đi mà chẳng nên dừng lại .
24/02/2022(Xem: 8806)
Tác giả tác phẩm này là Tỳ Kheo Sujato, thường được ghi tên là Bhikkhu Sujato, một nhà sư Úc châu uyên bác, đã dịch bốn Tạng Nikaya từ tiếng Pali sang tiếng Anh. Bhikkhu Sujato cũng là Trưởng Ban Biên Tập mạng SuttaCentral.net, nơi lưu trữ Tạng Pali và Tạng A Hàm trong nhiều ngôn ngữ -- các ngôn ngữ Pali, Sanskrit, Tạng ngữ, Hán ngữ, Việt ngữ và vài chục ngôn ngữ khác – trong đó có bản Nikaya Việt ngữ do Hòa Thượng Thích Minh Châu dịch từ Tạng Pali, và bản A-Hàm Việt ngữ do hai Hòa Thượng Tuệ Sỹ và Thích Đức Thắng dịch từ Hán Tạng.
22/02/2022(Xem: 5653)
Trong lịch sử, các đại dịch đã buộc nhân loại phải đoạn tuyệt với quá khứ và hy vọng ở tương lai thế giới mới của họ. Điều này không có gì khác lạ. Nó là một cổng thông tin, một cửa ngõ, giữa thế giới đương đại và thế giới tương lai. Nhà văn, nhà tiểu luận, nhà hoạt động người Ấn Độ Arundhati Roy, Đại dịch là một cổng thông tin
21/02/2022(Xem: 4265)
Bốn Sự Thật Cao Quý được các kinh sách Hán ngữ gọi là Tứ Diệu Đế, là căn bản của toàn bộ Giáo Huấn của Đức Phật và cũng là một đề tài thuyết giảng quen thuộc. Do đó đôi khi chúng ta cũng có cảm tưởng là mình hiểu rõ khái niệm này, thế nhưng thật ra thì ý nghĩa của Bốn Sự Thật Cao Quý rất sâu sắc và thuộc nhiều cấp bậc hiểu biết khác nhau. Bài chuyển ngữ dưới đây đặc biệt nhấn mạnh đến nguồn gốc vô minh tạo ra mọi thứ khổ đau cho con người, đã được nhà sư Tây Tạng Guéshé Lobsang Yésheé thuyết giảng tại chùa Thar Deu Ling, một ngôi chùa tọa lạc tại một vùng ngoại ô thành phố Paris, vào ngày 16 và 30 tháng 9 năm 2004. Bài giảng được chùa Thar Deu Ling in thành một quyển sách nhỏ, ấn bản thứ nhất vào năm 2006.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]