Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Không có gì bảo đảm, ngoài giây phút hiện tại

02/10/201219:58(Xem: 5218)
Không có gì bảo đảm, ngoài giây phút hiện tại
KHÔNG CÓ GÌ BẢO ĐẢM,
NGOÀI GIÂY PHÚT HIỆN TẠI

MICHAEL CARROLL
Dịch Việt: Diệu Liên Lý Thu linh &…
awake-at-work

Tỉnh thức trong công việc không phải là một trạng thái tinh thần an định hay sáng suốt mà chúng ta đạt được ở một thời điểm nào đó, lúc ta cuối cùng thành công, đạt được sự tỉnh thức, một lần cho tất cả. Không có kết quả cuối cùng nào để ta hướng đến, không có trạng thái tinh thần hay vật chất nào mà ta có thể đạt được, thí dụ như được thăng chức thành giám đốc. Đúng hơn, tỉnh thức trong công việc là giải quyết công việc một cách chính xác, chân thật, trực tiếp khi công việc liên tục phát triển, trong từng giây từng phút, mà không có sự phân biệt hay thành kiến. Phút này điện thoại yên lặng, phút tới nó reo lên. Hôm nay chúng ta có việc làm; các bổn phận và trách nhiệm đặt trước mặt ta. Hôm sau ta mất việc – không còn trách nhiệm, bổn phận gì. Lúc ta bán được hàng, lúc ta ế ẩm. Tỉnh thức trong công việc là tham gia vào từng tình huống ngay trước mắt, khi nó đang còn tinh khôi, mới mẻ và đầy bất trắc. Khi tham gia một cách tỉnh thức trong công việc từng giây phút, chúng ta luôn tự vấn tôi là ai. Cũng giống như các tình huống trong công việc, chúng ta thay đổi và chuyển hóa. Chúng ta là ai và chúng ta muốn trở thành ai là những điều không chắc chắn giống như những tình huống mà chúng ta phải đối mặt. Dầu cố gắng đến mấy, chúng ta cũng khó có được một tánh cách cố định nơi làm việc. Hôm nay chúng ta được đánh giá là biết giúp đỡ, hỗ trợ đồng nghiệp; ngày mai người khác xem ta là kẻ gây rối. Vừa được đề bạt lên chức thì phấn khởi được phút trước, kế đó là gánh nặng, trách nhiệm, và nhiều khi chức vị đó cũng chẳng có ý nghĩa gì cả. Hôm nay chúng ta có thể là người lãnh đạo, trưởng nhóm, hoặc một nhà giao dịch giỏi. Ngày mai chúng ta thất nghiệp, không còn uy tín, mà lông bông, loay hoay kiếm tìm. Tỉnh thức trong công việc là xác nhận rằng tất cả mọi thứ – công việc làm và hình ảnh của ta ở nơi làm việc - đều luân lưu, không ngừng thay đổi. Tóm lại: Không có gì vững chắc, bảo đảm, ngoài giây phút hiện tại, ngay bây giờ.

Dĩ nhiên, chúng ta có thể xem quan niệm này là khó chấp nhận. Công việc làm của chúng ta không đến nỗi bấp bênh, không bảo đảm đến thế. Chúng ta biết mình là ai. Chúng ta biết công việc làm của mình là gì - không có gì thắc mắc, hoài nghi cả. Tình huống có thể thay đổi, khó khăn có thể phát sinh nhưng chúng ta vẫn có thể thích ứng - chúng ta sẽ “kiên trì tiến lên”. Và ở một mức độ nào đó, tất cả chúng ta đều làm thế, đều cố gắng hết sức mình.

Tỉnh thức trong công việc hoàn toàn ủng hộ lập trường đó. Chúng ta làm việc, cố gắng hết sức mình để cuộc sống phần nào được ổn định, đó là mục tiêu cao cả, đáng hướng tới. Nhưng tỉnh thức trong công việc cũng có nghĩa là chúng ta phải chấp nhận việc những bất trắc trong công việc xảy ra đúng như chúng phải xảy ra, trong từng giây phút. Chúng ta bằng lòng đón nhận mọi yếu tố rủi ro, khó khăn trong công việc mà không có sự bào chữa trong đau đớn, oán hận, sợ hãi hay kiêu mạn. Chúng ta không cần phải che giấu sự thật rằng không có gì bảo đảm. Cũng không cần đánh bóng những điều kiện kinh doanh khó khăn, bọc lụa các kết quả để tô điểm chúng, hay giả vờ kiểu “hoàng đế có y phục mới” trong khi chúng ta biết sự thực không phải thế. Tỉnh thức trong công việc là hoàn toàn ý thức rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra ở nơi làm việc, và chúng ta không cần phải che giấu điều đó.

Thông thường, trong kinh doanh ta xem những điều không lường trước, những bất ngờ là bất tiện, phiền phức, khiến ta tạm thời phải nhìn lại mình trên đường tiến tới sự chế ngự hoàn hảo và lâu bền. Ta làm như thể nếu công việc được xúc tiến một cách tốt đẹp thì sẽ loại bỏ được bất trắc, đảm bảo thành công, mà không có những bất ngờ, sai phạm, những rủi ro ngoài dự tính. Nhưng thái độ tỉnh thức trong công việc hoàn toàn trái ngược lại. Không nên xem những bất trắc không lường là những rủi ro cần loại trừ, mà nên xem đó là nền tảng hay bản chất cơ bản của tất cả những gì chúng ta có thể trải nghiệm – là một khía cạnh cơ bản và không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Nhận thức rằng tất cả vạn vật liên tục thay đổi kích thích, khêu gợi sự chú tâm vì chúng ta thực sự không bao giờ biết điều gì sẽ xảy ra sau đó. Chúng ta có thể tỉnh thức trong công việc chính là vì mọi thứ đều không chắc chắn. Mọi việc mà ta làm, mọi thứ mà ta mong muốn, tất cả trên cơ bản đều không chắc chắn, trong từng phút giây. Thực tế phũ phàng, oái oăm này đòi hỏi chúng ta phải tỉnh thức.

Có người nói: “Vì không có gì chắc chắn, bảo đảm, tôi không biết việc gì sẽ xảy ra, vậy tôi cứ thư giãn, thoải mái ngồi uống cà phê, và chờ đợi xem việc gì sẽ xảy ra”. Câu “C’est la vie!” (Đời là thế!) của người Pháp, cũng trở thành phương châm của chúng ta: “Đời là thế. Có lúc tốt, có lúc xấu. Không cần phải quá lo lắng. C’est la vie!” Quan niệm đó xem những trải nghiệm về sự không chắc chắn là cái cớ để ta buông bỏ không đào sâu, quán chiếu về sự trải nghiệm ngay lúc đó của ta. Thực tại khắc nghiệt của “Việc không có gì chắc chắn, bảo đảm, ngoài giây phút hiện tại” trở thành lý do để chúng ta buông xuôi. Chúng ta nhún vai, quay lưng buồn bả vì không thể kiểm soát thế giới. Chúng ta đốt thêm điếu thuốc, đeo kính đen, để nhìn giây phút hiện tại qua đi trong khói thuốc.

Nhưng tánh chất không chắc chắn của công việc không phải là cái cớ để chúng ta nhắm mắt đưa chân hay chịu bó tay. Mà nó là lời kêu gọi “Hãy tỉnh thức – Hãy chú tâm –Hãy trân quý thế giới quanh bạn!” Sự không chắc chắn trở thành phương tiện nhằm nhắc nhở, lay động, và đánh thức để chúng ta biết mình là ai, đang làm gì. Dầu ta là ai, một bác sĩ nổi tiếng trên thế giới hoặc một thợ sửa xe ở góc phố, chúng ta biết rằng các danh hiệu đều là phù du. Dầu đang chữa một van tim hay thay một động cơ xe, chúng ta biết rằng trên cơ bản ta không biết việc gì sẽ xảy ra trong giây phút tới.

Khi chúng ta thừa nhận rằng không có gì chắc chắn, bảo đảm, ngoại trừ giây phút hiện tại, chúng ta trở nên những người tiên phong: Ngay giây phút này, ngay đây và bây giờ, trở thành một lãnh địa xa lạ cần được khám phá. Công việc làm của chúng ta có thể quá quen thuộc, bổn phận của chúng ta có thể quá rõ ràng, cụ thể, nhưng luôn luôn - luôn luôn - có cái gì đó mới lạ, không lường trước sẽ xảy ra. “Không có gì chắc chắn, bảo đảm, ngoại trừ giây phút hiện tại” nhắc nhở chúng ta trở nên những người tiên phong của thời khắc ngay trong hiện tại, trong tất cả mọi việc ta làm ở nơi làm việc. Là người tiên phong, chúng ta không có gánh nặng của bao thành kiến, thói quen cứng nhắc; hành trang của chúng ta nhẹ nhàng, chỉ có những gì hữu dụng, bỏ lại những thứ vô ích. Là người tiên phong, chúng ta trở nên là những lữ hành kinh nghiệm, biết rất rõ rằng bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra. Một cơn bão có thể đổ ập đến bất cứ lúc nào hoặc công ty của ta có thể đang bị đối thủ cạnh tranh mua lại.

Trước mắt, chúng ta có thể tìm thấy một con suối để tắm mát hoặc ý tưởng cho một sản phẩm mới, giúp phục hồi chiến thuật kinh doanh của ta. Là người tiên phong, chúng ta biết cảnh giác, luôn ở tư thế phòng bị vì luôn luôn, luôn luôn có điều mới lạ và bất ngờ xảy ra.

Nhưng quan trọng hơn cả, tính chất “Không có gì bảo đảm, ngoại trừ giây phút hiện tại” nhắc nhở rằng chúng ta tự do. Do chấp nhận rằng việc chúng ta là ai, công việc chúng ta đang làm ở nơi làm việc không bao giờ cố định, ta khám phá ra một sự tự do căn bản, vì bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra sau đó. Luôn cởi mở với một thế giới có bao điều khó dự đoán, đòi hỏi chúng ta phải cực kỳ dũng cảm và phải tin tưởng rằng chúng ta đã được trang bị đầy đủ để ứng phó với những bất trắc đó. Để được tự do như thế chúng ta phải hoàn toàn tỉnh thức trong cuộc sống – phải tin tưởng rằng chúng ta đang sở hữu tâm chân thật, vui tánh, và hiếu kỳ để thích ứng và phát triển mạnh mẽ, bất kể trong tình huống nào.

Trích từ:

MICHAEL CARROLL
TỈNH THỨC TRONG CÔNG VIỆC
ĐỐI MẶT VỚI NHỮNG THỬ THÁCH
TRONG CUỘC ĐỜI, TRONG CÔNG VIỆC

Awake At Work Facing The Challenges of Life On The Job
Chuyển ngữ
Diệu Liên Lý Thu Linh
Diệu Ngộ Mỹ Thanh
Giác Nghiêm Nguyễn Tấn Nam
NHÀ XUẤT BẢN PHƯƠNG ĐÔNG - 2012

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/10/2013(Xem: 10625)
Làm người biết thương yêu và bảo vệ hành tinh sống của chúng ta thì mớ thật sự làm người, mới xứng đáng làm người. Có làm người như vậy mới xứng đáng là người có đạo đức hiếu sinh. Còn ngược lại là phá hoại sự sống của nhau, làm đau khổ cho nhau. Phải không hỡi các bạn? Đạo Đức Hiếu Sinh! Có bốn chữ rất đơn giản, nhưng hành động của nó cao thượng và đẹp đẽ tuyệt vời.
17/10/2013(Xem: 7072)
Như tất cả chúng ta đều biết Tổ Khánh Anh là người xuất thân từ Quảng Ngãi và từ những năm 1916 Ngài đã quy y Tam Bảo tại chùa Cảnh Tiên và năm 1917 lúc Ngài 22 tuổi đã xuất gia tu học tại chùa Quang Lộc tỉnh Quảng Ngãi với Pháp Danh là Chơn Qúy. Ngài thuộc dòng Lâm Tế Chúc Thánh thuộc thế hệ truyền thừa thứ 7. Ngài sinh năm 1895 và viên tịch năm 1961.
17/10/2013(Xem: 36544)
50 năm qua, cuộc tranh đấu của Phật giáo năm 1963 chống chính quyền Đệ nhất Cọng hòa do Tổng thống Ngô Đình Diệm lãnh đạo đã đàn áp Phật giáo. Sự việc đã lui về quá khứ nhưng vết thương trong lòng dân tộc, trong tim của Phật tử Việt Nam thì vẫn còn đó và có lẽ mãi còn trong lịch sử đau thương mà cũng lắm hào hùng.
17/10/2013(Xem: 26630)
Là nhân chứng sống động của lịch sử, của dòng đời, ai cũng thế. Sinh ra giữa cõi trần, có tai phải nghe, có mắt phải thấy, dù muốn nghe, muốn thấy hay không. Sống, có óc phải suy tư, có miệng phải nói, có chân phải đi, có tay phải làm. Nhưng phải biết nên nghĩ gì, nói gì, đi đâu, làm gì ! Sống, có bạn để tâm sự, có con để trao truyền. Tâm sự chuyện gì, trao truyền cái gì? Tôi tự hỏi và trải lòng ra cho ai muốn thấy tim tôi đang nhảy, phổi tôi đang thở và mỗi tế bào sinh diệt trong bất diệt của chân như. Chỉ xin đừng làm bác sĩ giải phẫu chân dung của tôi, nhưng nếu muốn thì cứ.
17/10/2013(Xem: 22658)
Nếu không có một giọt nước sẽ không có đại dương. Nếu không có một hạt cát sẽ không thành sa mạc. Trong cuộc sống, nếu không có những điều vụn vặt thì việc thành bại trong thiên hạ có đáng để lưu tâm? Tôi cũng như bạn, thấy đêm dài thì trông cho mau sáng, dù không mong đêm vẫn tiếp theo ngày. Vậy nên, thương ghét, trắng đen, tốt xấu, phải trái… là điều mà xưa nay vẫn thế và ngàn năm sau vẫn thế.
17/10/2013(Xem: 36181)
Tôi đọc kinh sách, nghe giảng và học hỏi, đồng thời rút kinh nghiệm trong những năm qua cùng các pháp hữu nghiên cứu và hoằng truyền chánh pháp, đặc biệt với đạo hữu Nguyên Phước. Thấy cần, rút ra một số nét cơ bản để chia xẻ cùng quý Phật tử thật dễ đọc, dễ hiểu, dễ thực hành trong niềm tin Phật pháp.
16/10/2013(Xem: 16725)
Có lẽ, trong thời gian qua, trong cuộc sống vật chất tương đối đầy đủ dù chưa dư thừa với đa số, nên con người cần một cái gì đó về đạo đức tâm linh, muốn trở về nguồn cội, nên tưởng nhớ nhiều về tổ tiên ông bà mà gần gũi nhất là cha mẹ, anh em huyết thống. Tập sách nhỏ này, tôi viết để tưởng nhớ mẹ tôi, nhưng may mắn trong cái riêng ấy lại hòa nhập được với cái chung của những tấm lòng hiếu kính. Do đó, rất nhiều người tâm đắc muốn có, muốn đọc, có người vừa gọi điện vừa khóc, tôi cũng chạnh lòng nhớ mẹ mà khóc theo, đa số qua điện đàm yêu cầu tái bản, vâng lời, tôi cũng cố gắng tái bản 2 lần rồi.
14/10/2013(Xem: 15895)
Nàng thở ra một hơi thật dài, mặt sáng lên, vui mừng nói: “Bây giờ em mới thực sự hết lo về chuyện cô cán bộ ấy. Nhưng không biết cô ấy và ông thầy kia có thoát được thật không hay là cuối cùng lại bị bắt? Em lo cho họ quá.” “Hy vọng họ thoát, vì từ đó về sau, không nghe cán bộ hay tù nhân trong trại đá động gì tới họ nữa.”
12/10/2013(Xem: 16844)
Có những ngày trong đời, người ta thả trôi lòng mình theo dòng cuốn dập dềnh bất định của bao cảm giác. Vui thì cười nói hồn nhiên, lộ vẻ sung sướng, buồn thì mặt dàu dàu cúi xuống để nước mắt rơi thành dòng. Điều đó chẳng có gì lạ, Còn vui buồn, còn cười khóc được thì hãy còn là con người.
11/10/2013(Xem: 8382)
Bệnh ( 病 ) là thuật ngữ chung cho cả Đông lẫn Tây y, Bệnh là là một cảm giác đau đớn, cả thể xác lẫn tinh thần. Bệnh là 1 trong 4 cái khổ ( Sanh 生, Lão 老, Bệnh 病, Tử 死 )của chúng sinh mà Phật đã dạy. Mà đã là chúng sinh thì ai cũng phải bệnh, hôm nay ta còn trẻ khỏe, nhưng một ngày nào đó khi đã đến tuổi già cũng phải nếm trải 1 đôi lần bị bệnh, hoặc hơn thế nữa. Bệnh là do Âm Dương mất cân bằng, Ngũ hành tương khắc, Tứ đại không hòa, bệnh khổ là một quy luật chung ở góc độ nhân sinh quan. Bệnh có thể chia ra 3 yếu tố :
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567