Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Phật giáo ứng dụng (4)

01/09/201211:25(Xem: 12221)
Đức Đạt Lai Lạt Ma nói về Phật giáo ứng dụng (4)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA
NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG
(4)
Tác giả: Đức Dalai Lama
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển

many-ways-to-nirvana_dalailama

HỎI: Có sựkhác biệt nào giữa tâm linh quang và Phật tính?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Chúng là giống nhau. Phật tính[1]có thể là bản chất trống rỗng của tâm thức, mà trong trường hợp nào nó khônglà một thức. Nó cũng liên hệ đến tâm tịnh quang nguyên sơlà điều liên hệ hơn đến giáo huấn mật thừa tantra.

HỎI: Có phảithiền quán chiếu tuệ minh sát hay vipassana là con đường duy nhất để giác ngộkhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tùy thuộc vào ý nghĩa củachúng ta về giác ngộ là gì. Trên mộttrình độ, chúng ta nghĩ về một tâm giác ngộ như thể hiện phức tạp hơn hay thông tuệ hơn. Nhưng tôi nghĩ giác ngộ có những trình độ đadạng. Cũng thế tuệ minh sát có những sựđa dạng và trong khi một số hình thức nào đấy là hữu ích trong việc đạt đến nhữnghình thức nào đấy của giác ngộ, thật khókhăn để nói, không có sự hạn chế, rằng qua tuệ minh sát người ta có thể đạt đếngiác ngộ. Đây là một câu hỏi khó.

HỎI: Tại saonăng lực của xấu ác lại to lớn hơn thánh thiện?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi không nghĩ điều này là sựthật. Năng lực của xấu ác đôi khi là rấtmạnh mẽ, nhưng chỉ tạm thời. Về lâu vềdài, tôi không nghĩ nó hùng mạnh hơn thánh thiện.

HỎI: Tự ngã và tự trọng là hai cảm xúc xung đột nổi bậttrong bản chất con người. Người bình thườngrút ra những giá trị tích cực từ hai cảm nhận này qua việc áp dụng hành xả nhưthế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Trước nhất, tôi không nghĩ tựngã và tự trọng nhất thiết là những thuật ngữ mâu thuẩn. Khi chúng ta nghĩ về việc phát triển những phẩmchất tích cực như tâm giác ngộ (bodhicitta) hay vị tha, chúng ta nhận ra rằngchúng ta cần một cảm giác mạnh mẽ của tự ngã và tự trọng. Tôi cho rằng chúng ta có thể nói có hai loạitự ngã. Một là tích cực. Một thí dụ của điều này là khi chúng ta pháttriển tự ngã của chúng ta, nghĩ rằng chúng ta phải đạt đến giác ngộ để có thểlàm lợi ích cho tất cả những chúng sinh khổ đau. Một trong những lời nguyện cầu tôi mến chuộng là , "Khikhông gian còn tồn tại, tôi sẽ hiện hữu." Ở đây, chúng ta cần một ý thức mạnhmẽ của 'cái tôi', một tự ngã mạnh mẽ nhằm để hữu dụng cho người khác. Nhưng tự ngã tiêu cực là lòng vị kỷ cựcđoan. Tự ngã ấy đưa đến việc làm tổn hạivà khai thác người khác.

HỎI: Ai là đấngtạo hóa, ai tạo ra đấng tạo hóa, và tại sao?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Đối với những người Phật tử,đấy là vấn đề: một đấng tạo hóa xuất hiện như thế nào? Đấy là tại sao Phật Giáo đồ không công nhận mộtđấng tạo hóa. Nhưng, dĩ nhiên, như tôiđã đề cập phía trước, chúng tôi tôn trọng khái niệm và tầm quan trọng của nó vớinhững người khác.

HỎI: Nếuchúng ta không phát huy luyến ái hay gắn bó (mà cũng là dính mắc), làm thế nàonhững mối quan hệ phát triển?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tình bạn và dính mắc là haithứ khác nhau. Một trong những người bạncủa tôi, một nhà khoa học nguyên tử người Chi lê, một lần đã nói với tôi rằngkhi chúng ta tiến hành trong bất cứ sự nghiên cứu và phân tích thuộc phạm vikhoa học nào, chúng ta phải duy trì tính khách quan. Chúng ta phải tiến hành một cách hoàn toàn trong sự phân tích, nhưng cùng lúc ấy,chúng ta phải vô tư. Điều ấy cũng áp dụngở đây như thế.

HỎI: Điều gìquan trọng nhất mà chúng ta có thể làm để đạt đến một thế giới hòa bình vàkhoan dung?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi nghĩ việc đạt đến một thếgiới hòa bình phải cần thời gian. Điều ấyphải được bắt đầu tại những trình độ căn bản nhất, với những cá nhân và giađình, và lớn mạnh từ đấy.

HỎI: Làm thếnào chúng ta có thể phân biệt giữa lòng bi mẫn ngốc ngếch và lòng rộng lượng?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi không rõ ràng. Lòng bi mẫn ngốc ngếch là thế nào?

THÍNH CHÚNG: Thưa ĐứcThánh Thiện, nó có nghĩa là thể hiện lòng bi mẫn một cách mù quáng, không có đườnghướng mục tiêu.

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Thế thì, một cách thật sự, bimẫn ngốc ngếch hoàn toàn không phải là lòng bi mẫn hay từ bi.

HỎI: Thôngđiệp của ngài gởi cho những nhà chính trị trên thế giới là gì?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Hãy chân thật. Hãy ân cần.

HỎI: Một ngườibình thường với những trách nhiệm gia đình đạt đến niết bàn và giác ngộ đượckhông?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ô, vâng, không cần phải hỏi về điều ấy.

HỎI: Chúngta tìm hạnh phúc chân thật như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Theo quan điểm của nhà Phật,hình thức hòa bình tối thượng là sự chấm dứt thật sự hay niết bàn. Thể trạng của của sự ngừng dứt thật sự khôngphải là kinh nghiệm tinh thần thoáng qua. Một khi chúng ta đạt được thể trạng ấy, chúng ta sở hữu một niềm hòabình và hạnh phúc trường cửu, ổn định.

HỎI: NgườiPhật tử hổ trợ cho vấn đề Tây Tạng ở Ấn Độ và ở phương Tây như thế nào?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Ngày nay, trong những người Hoa, sự quan tâm về Giáo Pháp đang lớn mạnh,một cách tổng quát, và trong Phật Giáo Tây Tạng nói riêng. Về lâu về dài, điều này là một nhân tố tích cựccho những vấn đề của Tây Tạng. Vì thế,chúng ta phải làm rõ ràng những gì thật sự là truyền thống Phật Giáo Tây Tạng. Đấy là một truyền thống thuần khiết của NaLan Đà. Nhiều người Ấn Độ tỉnh thức rằngNa Lan Đà là một trung tâm học tập, một nơi cho sự phát triển những truyền thốngthông tuệ. Kém may mắn thay, Đạo PhậtTây Tạng đôi khi được trình bày trong những khía cạnh nông cạn của nó, với những mặt nạ và vô số nghi thức. Trong điều này, tôi nghĩ có một hiểm họa thậtsự trong việc thấu hiểu sai lầm Phật Pháp. Nếu chúng ta giải thích rõ ràng rằng truyền thống Phật Giáo Tây Tạng làmột sự tiếp nối của truyền thống Na Lan Đà thuần khiết, sự hiểu sai lạc sẽkhông sinh khởi.

HỎI: Ai phụngsự chúng sinh tốt hơn? Thập địa Bồ táthay Đức Phật?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Câu hỏi có một yếu tố nào đấyngớ ngẫn. Nếu một vị Bồ tát Thập địa cótrình độ khả năng cho phép một sự so sánh trực tiếp với Đức Phật, ngay câu hỏivề việc trở nên giác ngộ xa hơn không phát sinh. Tuy thế, như được nói rằng, một vị Bồ tát Thậpđịa đã đạt được một trình độ mà trên ấy ngài có thể phụng sự chúng sinh trong mộtphong cách hoàn toàn có thể so sánh với thể trạng của một vị Phật.

So sánhvới những vị Bồ tát trong chín địa đầu tiên[2],một vị Bồ tát ở địa thứ mười ở trình độ cao nhất được gọi là Bồ tát Pháp Vân Địa. Sau địa này là tầng bậc của việc đạt đến giácngộ, và một sự tôn trọng đặc biệt được biểu lộ cho trình độ bồ tát này (ĐẳngGiác Bồ tát[3]). Đôi khi ngay cả danh xưng cũng được gọi là"Phật địa" (the bhumi of theBuddha).

HỎI: Thưa ĐứcThánh Thiện, khi người ta ngã bệnh, họ trải qua những sự kích động kinh khủngvà đánh mất tính hành xả, trầm tĩnh của họ. Chúng tôi quan tâm muốn biết những gì Đức Thánh Thiện trải nghiệm khingài không được khỏe?

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA: Tôi đã ở Bihar, một trong nhữngtiểu bang nghèo nhất. Trong khi tôi đingang qua Na Lan Đà, Ragir, Bodhgaya, và Patna, tôi đã thấy nhiều người nghèokhổ, đặc biệt là những đứa con nít và người già, nhiều người trong họ rất bệnhhoạn. Dường như không có ai chăm sóc nhữngngười như vậy. Ở khách sạn Patna, tôi bịbệnh và trải qua những cơn đau kinh khiếp. Nhưng, về tinh thần, tôi bắt đầu quán chiếu trên những người nghèo màtôi đã thấy trước đây, đặc biệt là những đứa con nít. Thế nào đấy, tâm tư tôi đã chệch hướng khỏicơn đau. Đấy là một thí dụ về việc thựchành từ bi và có ý thức ân cần cho người khác đã làm lợi ích cho chính mình rấtnhiều. Nổi đau của chính mình thế nào đấybị quên đi.

Thôngthường, khi có những sự tập hợp của Phật tử, chúng ta tụng lại những câu kệ choviệc phát sinh tâm giác ngộ (bodhicitta) và quán chiếu trên ý nghĩa ấy.

Câu thứnhất liên hệ đến việc tiếp nhận quy y trong Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Câu thứ hai liên hệ đến việc phát sinh tâmgiác ngộ và vị tha. Và câu thứ ba liên hệđến việc làm mạnh mẽ và nổi bật những sự thực hành của bồ tát. Thông thường, khi tôi tiến hành một nghi thứcngắn cho việc phát triển tâm giác ngộ, tôi căn cứ trên những câu kệ này.

Quý vịnên quán tưởng, trước tiên nhất, rằng trong sự hiện diện của một tranh tượngthangka hay một hình tượng của Phật, quý vị ở trong sự hiện diện thực sự của ĐứcPhật Thích Ca Mâu Ni. Sau đó, trong sựhiện diện của sáu Đức Trang Nghiêm[4]và hai Đức Tối Thượng[5].

ducphatthichca_4

Đức Phật Thích Ca vớisáu Đức Trang Nghiêm và hai Đức Tối Thượng

Quý vịquán tưởng rằng quý vị đang thấy tám vị đại đạo sư của Na Lan Đà. Hãy quán tưởng rằng đây không chỉ là hình tượngthangka, mà có ý nghĩa sự hiện diện thật sự của các ngài. Và quán tưởng rằng trong sự hiện của Đức Phậtvà những đại đạo sư này, những vị đại thành tựu cao cả, quý vị tiếp nhận quy y,phát tâm giác ngộ vì lợi ích của tất cả những chúng sinh khổ đau.

Đối vớinhững ai thuộc truyền thống khác, quý vị có thể quán chiếu trên những vị thầy củatôn giáo quý vị.

Lập lạinhững dòng kệ này ba lần. Tôi cũng đãliên hệ trước đây. Năng lực của nhữngdòng kệ này không bao giờ sai chạy:

Với nguyện ước giải thoát tất cả chúng sinh
Con luôn luôn quy y
Trong Phật, Pháp và Tăng
Cho đến khi con đạt được giác ngộ.
Được làm cho nhiệt tình bởi từ bi và tuệ trí
Hôm nay với sự hiện diện của Đức Phật
Con phát sinh tâm vì sự tỉnh giác trọn vẹn
Vì lợi ích của tất cả chúng sinh.
Khi không gian còn tồn tại
Khi chúng sinh còn hiện hữu
Cho đến lúc ấy, con nguyện cũng sẽ hiện diện
Để xua tan khổ đau cho trần thế.

TalkotoraIndoor Stadium, 2003

Nguyên tác:trích từ chương Cultivating Equanimity của quyển Many Way to Nirvana

ẨnTâm Lộ ngày 2011



[1]Phậttánh: Linh quang bản nhiên mà tất cả chúng sinh sở hữu, là nhân tố có khả năngđể tất cả chúng sinh trở nên giác ngộ bằng việc loại trừ hai chướng ngại: chướngngại cho giải thoát và chướng ngại cho toàn giác.

Buddha nature: The clear light nature of mindpossessed by all sentient beings, which is the potential for all sentientbeings to become enlightened by removing the two obscurations: the obscurationto liberation and the obscuration to omniscience.

[2]1-Hoan hỉ địa, 2- Ly cấu địa, 3- Phát quang địa, 4- Diệm tuệ địa, 5- Nan thắng địa,6- Hiện tiền địa, 7- Viễn hành địa, 8- Bất động địa, 9- Thiện tuệ địa, 10- Phápvân địa

[3]11- Đẳng giác, 12- Diệu giác, 13- Toàn giác (Phật quả).

[4]1- Long Thọ, 2-Thánh Thiên, 3- Vô Trước, 4- Thiên Thân, 5- Trần Na, 6- Pháp Xứng.

[5]Gunaprabha vàShakyaprabha.

Đức Dalai Lama nói về Phật giáo ứng dụng (1)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (2)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (3)

ĐỨC ĐẠT LAI LẠT MA NÓI VỀ PHẬT GIÁO ỨNG DỤNG (4)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2021(Xem: 5228)
Từ xa xưa, người Việt chúng ta đã ăn bí đỏ và xem bí đỏ là món quà thiên nhiên ban tặng giúp con người duy trì sức khỏe hằng ngày. Bí đỏ có vị ngọt, thơm ngon và tạo cảm giác no, giúp những gia đình nông dân nghèo cải thiện tình trạng thiếu lương thực trong những ngày giáp hạt. Bí đỏ là loại thực phẩm thường xuyên có mặt trong bữa cơm của người dân Việt Nam, nhất là ngươi Quảng Nam.
07/04/2021(Xem: 4333)
“Tướng” là cái gì?“Tướng” chính là tướng trạng của sự vật biểu hiện nơi ngoài và tưởng tượng ở nơi trong tâm chúng ta.Còn “Giả Tướng” là cái gì? Chúng ta không phải thường ngày đã thấy đến như: hình tướng vuông, tròn, dài, ngắn; sắc tướng đỏ, xanh, đen, trắng; biểu tướng nhanh, chậm, cười, khóc; cho đến vô biểu tướngkhổ, vui, mừng, lo màkể cả con mắt xem không thể thấy.Đây không phải là “Tướng” trạng tồn tại nổi bậtđó sao?. Tại sao bảo đây là “Giả Tướng”?Đáp rằng: Nên hỏi “Giả Tướng” là gì?Giả là giả tạo không thật.
07/04/2021(Xem: 4100)
Hơn ba thập niên về trước, khi những đoàn người Việt nam rủ nhau tìm đường thoát hiểm, thoát khỏi địa ngục bằng mọi cách như hồi hương, đi bộ, băng rừng lội suối hoặc trên những con thuyền mong manh bằng đường biển. Dù số người đến được bến bờ ước đoán chỉ vào khoảng một phần ba số người đã rời bỏ nhà cửa, quê hương ra đi, họ vẫn bất chấp mọi hiểm nguy đe dọa để đánh đổi lấy sự tự do. Họ là những đoàn người Việt Nam cô đơn, không có lấy một phương tiện tự vệ.
05/04/2021(Xem: 7660)
Lễ cúng dường tại Chùa Tích Lan, Nhật Bản
05/04/2021(Xem: 4938)
Việc quân đội đã nắm quyền kiểm soát quốc gia Đông Nam Á này, bắt giữ bà Aung San Suu Kyi và một số lãnh đạo dân cử khác từ ngày 1 tháng 2 vừa qua, không phải là lần đầu tiên các tướng lĩnh của xứ chùa tháp này can thiệp vào chính trị quốc gia. Quá khứ nhiều thập kỷ, quân đội Myanmar đã từng giữ một vị trí chính trị nổi bật trong nước. Trong gần nửa thế kỷ, từ thập niên 1962-2011, quốc gia Phật giáo này đã liên tiếp dưới quyền các chế độ độc tài quân sự Myanmar.
03/04/2021(Xem: 5029)
Sự tàn phá bi thảm của các tượng Phật khổng lồ trên vách đá vùng Bamiyan, Afghanistan, được bảo tồn hơn 15 thế kỷ, được phát sóng trên toàn cầu, đã dẫn đến sự công nhận toàn cầu về sự cần thiết phải bảo vệ các di sản văn hóa đang bị đe dọa. Các hốc trống của các tượng Phật khổng lồ ở thung lũng Bamiyan, Afghanistan là lời nhắc nhở mãi mãi về nhiệm vụ của chúng ta trong việc bảo vệ di sản văn hóa, và những thế hệ tương lai sẽ mất đi nếu chúng ta không làm như thế. Ngày nay, những hốc đá này được ghi vào Danh sách Di sản Thế giới như một phần của Di sản Thế giới “Cảnh quan văn hóa và các di tích khảo cổ học tại Thung lũng Bamiyan” (Cultural Landscape and Archaeological Remains of the Bamiyan Valley)
03/04/2021(Xem: 4367)
Hôm thứ Hai, ngày 29 tháng 3, tại Dharamsala, miền bắc Ấn Độ, lần Đầu tiên Đức Đạt Lai Lạt Ma Tham gia chia sẻ Pháp thoại với Sinh viên từ 5 trường Đại học Quốc gia Nga. Buổi Pháp thoại được tổ chức với chủ đề “Thế giới của chúng ta trong thời đại thay đổi; tiếng Anh: Our World in the Time of Change” và được phát trực tiếp bằng một số ngôn ngữ.
03/04/2021(Xem: 4608)
Vương quốc của người Java xưa - Mataram đã chứng minh được là có an ninh lương thực vững chắc, có thể duy trì nguồn lương thực sẵn có trong một thời gian dài. Điều này có thể được chứng minh từ các bức phù điêu được khắc ở Thánh địa Phật giáo Borobudur, cũng như phát hiện gần đây nhất về một kho thóc, khu vực chứa lương thực thời đó, ở khu vực Liyangan Site, Trung Java, Indonesia. Điều này đã được chuyển tải bởi Tiến sĩ Baskoro Daru Tjahjono, M.A, Giám đốc Trung tâm Khảo cổ Bắc Sumatra, trong hội thảo khoa học do Trung tâm Khảo cổ học tổ chức tại Vùng đặc biệt Yogyakarta (Daerah Istimewa Yogyakarta, DIY) vào ngày 10/3/2021 với chủ đề “Ketahanan Pangan pada Masa Jawa Kuna” (An ninh lương thực trong thời kỳ người Java xưa). Các sự kiện được tổ chức trực tuyến và ngoại tuyến với số lượng người tham gia hạn chế.
31/03/2021(Xem: 16965)
Như bao đứa trẻ bình thường nhưng chúng được thừa nhận là tái sinh của các Lạt Ma Tây Tạng, ba ứng thân người Tây Phương chia sẻ với Andrea Miller về trải nghiệm khi lớn lên và cảm nghĩ hiện tại của họ về ngã rẽ thú vị của đời mình. Như những đứa trẻ Canada khác, Elijah Ary lớn lên tại Moreal với bố mẹ và hai người chị. Cậu bé thích chơi khúc côn cầu và lười học. Theo Đức Đạt Lai Lạt Ma, điều khiến Elijah khác với các đứa trẻ khác là Elijah là tái sanh của một vị Lạt Ma.
31/03/2021(Xem: 5097)
Tenzin Gyatso, Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng, là một nhân vật quen thuộc của công chúng. Ngài nói chuyện với hàng nghìn người mỗi năm và đã viết hàng chục quyển sách bán chạy nhất về quê hương của ngài, cuộc sống của ngài, tôn giáo niềm tin của ngài, khí hậu thế giới, và các vấn đề thế giới. Ngài đã được cấp bằng danh dự từ nhiều trường đại học, và đức tướng của ngài đã được công nhận một cách rộng rãi. Tuy nhiên, “vị tu sĩ đơn giản” đã bắt đầu cuộc sống trong bóng tối như Lhamo Thondup, người con thứ tám được sanh ra trong những gia đình nông dân nghèo trong một làng quê nhỏ bé ở một vùng xa xôi hẻo lánh của Tây Tạng.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]