Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Cư sĩ Phật tử cần xác định vai trò và trách nhiệm hoằng Pháp của mình!

23/10/201009:30(Xem: 7364)
Cư sĩ Phật tử cần xác định vai trò và trách nhiệm hoằng Pháp của mình!

Cư sĩ Phật tử cần xác định
vai trò và trách nhiệm hoằng Pháp của mình!
H.T Thích Khế Chơn,
Trưởng Ban Hướng dẫn Phật tử GHPG Thừa Thiên Huế

"Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làm sao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo"

Nói đến vị trí và vai trò của Nam Nữ Cư Sĩ Phật tử như chúng ta đều biết là đã được hiến chương Giáo hội Phật Giáo Việt Nam định hình trong ngôi nhà Phật Giáo Việt Nam, hôm nay cũngchỉ để xác lập một thành phần kế thừa vốn có sẵn của truyền thống “TứChúng Đồng Tu” trong đạo Phật và cũng để tăng cường sự đoàn kết trong cơ cấu tổ chức của Giáo hội đối với một thực thể nhân sự đông đảo nhấtmà suốt dòng lịch sử Phật giáo Việt Nam không ngừng gắn bó với đạo Pháp và dân tộc.

Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có khả năng tập hợp thống nhất tất cả các Giáo phái Tăng già và Cư sĩ cả nước cùng chung hoạt động hài hòa trong suốt 28 năm mà không có sự rạn nứt chia rẽ nào,đó chính là sự thành tựu lớn về sự đoàn kết mà các Giáo hội trước đâytrong lịch sử chưa từng làm được.

Các nam nữ Cư sĩ Phật tử là những thành viên rất quan trọng của Giáo hội. Ngày xưa, đức Phật gọi cư sĩ là những cận sự nam và cận sự nữ, họ mang một chức năng quần chúng, lãnh trách nhiệm hộtrì Tam bảo một hậu thuẩn lớn lao và kiên cố cho giới xuất gia. Vì vậyngười cư sĩ có một vị trí nhất định trong Giáo hội và phải được quan tâm đúng mức. Ngày nay người cư sĩ không chỉ đến chùa lạy Phật, tụng kinh hoặc nghe giảng mà phải biết tham gia công tác Phật sự của Giáo hội, biết chia sẻ, gánh vác trách nhiệm cùng giới tu sĩ trong những hoạt động của Giáo hội. Giáo hội phải có kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng, đồng thời phải có sự đầu tư nhất định cho giới cư sĩ để họ có điều kiện tham gia Phật sự với đạo tâm và thiện chí sẵn có.

Cho nên chúng ta phải có một chương trình làm việc tổ chức thật nghiêm túc. Trước nhất là phải tạo cho giới cư sĩ một niềm tin, bồi dưỡng niềm tin trong lòng người Phật tử. Chúng ta không chỉ để cư sĩ đến với Tăng Ni, mà trái lại Tăng Ni phải trực tiếp đến với các giới cư sĩ Phật tử. Ban Hướng Dẫn Phật tử các tỉnh thành phải tổ chức nhiều đợt giao lưu gặp gỡ thăm viếng quần chúng Phật tử, đi sâuđi sát vào mọi sinh hoạt của các cấp cơ sở Niệm Phật Đường, Đoàn chúng cư sĩ Phật tử, các đơn vị Gia Đình Phật tử, tìm cách giúp đỡ tháogỡ khó khăn nhất là chúng ta nên có mặt để an ủi khi gia đình của các sư sĩ Phật tử gặp phải những hoàn cảnh không may xảy đến, nếu thấy cầnthì nên vận động để có thêm sự giúp đỡ về vật chất.

Trong thời đại mà những tệ đoan xã hội và văn hóa phương Tây ào ạt xâm nhập, làm cho văn hóa truyền thống và đạo đức con người sa sút, làm ảnh hưởng rất nhiều đến nếp sống thường nhật của đồng bào; hơn nữa trong xã hội được kích thích tiêu dùng, đẩy đưa dục lạc hưởng thụ, phá vỡ luân thường đạo lý cổ truyền của dân tộc; sự dối trá tràn lan với quá nhiều thủ đoạn gian manh xảo quyệt, bất kể sức khỏe và sinh mạng của con người, lắm khi còn dùng bạo lực tàn nhẫn với mục đích đơn giản là thủ lợi mà thôi. Những điều đó đang xảy ra, hoàn toàn ngược lại với tinh thần Ngũ Giới là căn bản của người bước đầu theo Phật. Qua những thực trạng như vậy trong xã hội, các giới cư sĩ Phật tử cần xác định vai trò và trách nhiệm hoằng Pháp của mình đối vớicon em của mình và kể cả giới trẻ. Thật là vô lí nếu chúng ta cứ nói chuyện hoằng pháp ở đâu đâu mà bỏ quên chính những người thân thuộc trong gia đình mình. Mỗi vị cư sĩ Phật tử nên xác định mình đã có thiệnduyên để đưa con em mình đến với đạo Pháp, xa rời cuộc sống xấu xa tội lỗi, rượu chè say sưa, nghiện ngập và suy đồi đạo đức. Các vị Tăng,Ni cũng nên thường xuyên nhắc nhở và đề ra nhiệm vụ đó cho các đệ tử tại gia sư sĩ của mình. Trong một gia đình nếu có nhiều thế hệ kế tiếpnhau đều là Phật tử thì việc Phật hóa gia đình hết sức dễ dàng. Chúng ta nên gieo duyên lành cho con cháu trong gia đình bằng cách để con cháu mọi nhà đều được gần gũi với thầy bạn với chùa chiền, với giáo lívà với các Phật sự.

Mưa dầm thấm sâu, sẽ giúp con cháu trong gia đình đến với đạo Phật, thực hành theo lời dạy của đức Phật một cách tự nhiên và bền vững. Điều quan trọng là tự thân của mỗi người cư sĩ Phật tử nên tự nổ lực tinh tiến tu học, cẩn thận ba nghiệp thân miệng ý, làmsao để trở thành một tấm gương sáng cho con cháu noi theo. Đó chính là sự hấp dẫn tự thân, là sự giáo dục không lời mà con cháu đang cần vàyêu cầu ở các vị ông, cha. Gia đình Phât tử là một tổ chức ra đời trênnửa thế kỷ, đã từng bước khẳng định tôn chỉ hoạt động rõ ràng cũng như vai trò đắc lực của mình trong việc xây dựng ngôi nhà Giáo hội. Chúng ta cũng đã biết mục đích của Gia đình Phật tử là đào tạo những thanh thiếu đồng niên thành những Phật tử chân chánh, là nơi đào tạo mầm non kế thừa cho Giáo hội, con em chúng ta là những chủ nhân của đấtnước, là hạt nhân phát triển Giáo hội sau này. Nhưng chúng tôi thấy cómột số Gia đình Phật tử cách tổ chức để cho các em đến với chùa với Đạo vẫn còn rời rạc, một số quý vị Trú trì các chùa, Ban Hộ tự các NiệmPhật Đường chưa quan tâm đúng mức. Các vị đạo hữu cư sĩ cho phép con em đến với các tổ chức Gia đình Phật tử nhiều khi cũng không theo dõi rõ tình hình đường lối sinh hoạt. Giữa cuộc đời điên đảo với bao thú vui cuốn hút, nếu chúng ta không đồng tâm hiệp lực, chung sức chung lòng để có một định hướng rõ ràng mà lo cho con em, lắm lúc chúng ta sẽlàm mất đi những mầm non Phật tử rất đáng tiếc. Nhân hội nghị hôm naynên chăng chúng ta xác nhận thật rõ yêu cầu, nhiệm vụ và vai trò công tác của Ban Hướng Dẫn Phật tử, xem đây là một nhiệm vụ quan trọng cấp thiết của Ban Hướng dẫn Phật tử các cấp tỉnh thành, đặc biệt là đội ngũ Tăng Ni trẻ. Chỉ khi xây dựng được một đội ngũ hậu bị mạnh mẽ thì chúng ta mới đảm bảo được tương lai của Giáo hội nói riêng và Phật giáoViệt Nam nói chung.

Theo quy luật tre tàn măng mọc, nhưng nếu tre tàn mà măng không mọc hoặc mọc mà không hàng không lối thì tương lai sẽ nhưthế nào chắc ai cũng biết. Chúng tôi nghĩ rằng những vị cư sĩ Phật tửvà Gia đình Phật tử đến với chùa ,với Giáo hội là bản thân đã tự nguyện đem công đức mình để cùng với chư vị Tăng Ni tham gia các Phật sự, cùng đồng tâm hiệp lực tạo ra sức mạnh đồng bộ, góp phần vào kết quả kế thừa tốt đẹp hơn nữa truyền thống phụng đạo giúp đời theo phươnghướng hoạt động của Giáo hội Phật Giáo Việt Nam.

Tuy nhiên, mọi hoạt động tập thể nào cũng không thể để mặc cho ai cũng “tùy duyên tự phát”, coi nhe mọi sự chỉ đạo tập trung, đi ra ngoài nguyên tắc thống nhất ý chí hoạt động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, làm sai lạc việc thực hiện kế hoạch của tập thể.

Thay mặt Ban Hướng Dẫn Phật tử, tỉnh Giáo hội Phật Giáo Thừa Thiên Huế, chúng tôi có mấy thỉnh nguyện sau đây:

1.Thỉnh cầu Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội liên hệ với Ban Trị sự các Tỉnh, Thành hội đề nghị mỗi năm trong nhiệm kì nên tổ chức những khóa hướng dẫn hành chánh Giáo hội cho nhữngcư sĩ Phật tử tham gia công tác Phật sự ở các chùa, các Niệm Phật Đường, Đạo tràng, Đoàn, Chúng và Gia đình Phật tử. Đây là kế hoạch đào tạo đội ngũ nhân sự của Giáo hội ở các cấp có tính lâu dài và thường xuyên.

2.Các vị Tăng Ni trẻ hiện đang trú trì các chùa, các Niệm Phật Đường là thay mặt Giáo hội để hướng dẫn cho hang cư sĩ Phật tử và Gia đình Phật tử tu học ở khắp các địa phương. Vì vậy, thỉnhcầu Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung ương kết hợp với Ban Tăng Sự Trung ương và Ban Hoằng Pháp Trung ương cùng với Ban Trị Sự các tỉnh thành mởcác khóa bồi dưỡng chức năng trú trì; phổ biến những chương trình giáodục tâm lý và nghệ thuật sống, ngõ hầu tạo thêm thắng duyên cho các vị trú trì trong khi thừa đương lãnh đạo tinh thần cho tín đồ đạt được kết quả tốt đẹp hơn.

3.Thỉnh cầu Ban Trị Sự các tỉnh thành, Ban Đại diện Phật giáo các huyện luôn luôn hỗ trợ mọi mặt cho Gia đình Phật tử, đầutư cho họ niềm tin và trí tuệ, ủng hô các đơn vị Gia đình Phật tử đang sinh hoạt trong lòng Giáo hội Phật giáo Việt Nam, trong mọi công việc củng cố sinh hoạt và phát triển tổ chức. Chúng tôi tin tưởngnhờ tinh thần vô ngại của Chúng Trung Tôn, của Ban Hướng Dẫn Phật tử Trung ương Giáo hội, phát huy cao định lực tùy duyên, mà hào quang “DuyTuệ Thị Nghiệp” của đức Bổn Sư sẽ huy hoàng khắp đại chúng, đó là tạo thuận duyên cho phước điền trổ lộc, cho hạt Đạo nẩy chồi, hài hòa đượctrúc thạch lâm phong, thì lo gì không sum suê Đạo pháp.

(lieuquanhue.com.vn)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/05/2013(Xem: 8580)
Càng ngày nhu cầu học Phật của Phật tử đủ mọi lứa tuổi càng lớn, ngôi Chùa ở Billstedt trở thành quá nhỏ. Có những buổi lễ lớn Phật tử phải quỳ lạy cả ở từ sân Chùa nên đến năm 2006 Sư Bà và Ni Chúng Chùa cũng như chư Phật Tử quyết định mua hảng sửa chữa tàu tại Billbrook Hamburg để sửa thành Chùa. Một cơ duyên lành khác cho Phật tử Hamburg là sau khi hoàn tất xong thủ tục hành chánh mua xưởng sửa tàu là bắt đầu Khóa Giáo Lý Âu Châu tại Đức từ 27.07 đến 05.08. Nhân dịp này Chư Tôn Đức từ các Châu Úc, Á, Mỹ, Âu gồm có Chư Hòa Thượng Minh Tâm, Bảo Lạc, Tánh Thiệt, Trí Minh, Như Điển v.v..., chư Thượng Tọa Hạnh Tuấn, Nguyên Tạng ..., quý Sư Bà Như Tuấn, Ni Sư Diệu Phước v.v... và một số Chư Tôn Đức Tăng Ni khác đã bỏ thì gìờ rất hạn hẹp trong khuôn khổ Khóa Giáo Lý đến thăm và nhiếp tâm hiệp lục cầu nguyện cho công trình xây dựng ngôi Chùa Bảo Quang được thành tựu.
25/05/2013(Xem: 7504)
Thật chẳng có gì mỉa mai hơn khi giới thiệu một vị thầy đã thấy rõ cái giả tướng, hư vọng của đời sống và truyền trao cho đời những giáo pháp từ đơn giản, dễ hiểu, lên đến những thâm sâu, uyên áo bằng những lời chỉ dạy có giải đáp rõ ràng, mà lại được giới thiệu, bắt đầu bằng một câu chuyện thần thoại, hoang đường, có đầu mà không có kết: Một hài nhi vừa mới ra đời đã vươn dạy, đi đứng quen thuộc, tuyên bố lời dị thường, rồi sau đó không lẽ lại rùng mình ngã trở lại vào vòng tay nâng đỡ của thường nhân? hay là gì khác (chẳng thấy kể ra)? hay chỉ tan vào hư ảo như lúc nó xuất hiện?
24/05/2013(Xem: 5048)
Tất cả chúng ta vì bị vô minh che lấp nên khi có mặt trên thế gian đều không có nhận thức sáng suốt, do đó ta chỉ lo thụ hưởng sự ăn uống mà nhẫn tâm giết hại các loài vật. Có những việc cần thiết mà chúng ta không lo, chỉ cố tâm lo phần không
22/05/2013(Xem: 6077)
Mục đích Giáo dục ở nơi nào và lúc nào cũng có mục đích làm thăng hoa cuộc sống, và chủ yếu của giáo dục là truyền đạt cho thế hệ kế thừa; Giáo Dục GĐPT cũng không ngoại lệ, qua các trại huấn luyện cũng như qua tu học.
21/05/2013(Xem: 9038)
Câu hỏi của cư sĩ làm chúng tôi phải tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học, hơn thế nữa, chúng tôi còn nhờ Đại đức Thích Minh Nghị hiện đang du học tại Trung Hoa tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Hoa, nhưng cũng không thấy từ nguyên của bốn chữ này. Như chúng ta biết, phần lớn các thuật ngữ Hán Việt đều được người Việt tiếp thu thông qua các cuộc giao lưu văn hoá, tôn giáo Hán - Việt qua nhiều thời đại. Nhưng bốn chữ này, chúng tôi nghĩ là do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng văn hoá của Phật giáo Trung Quốc hoặc Ấn Độ.
12/05/2013(Xem: 4855)
Buổi sáng sớm đầu xuân, tôi theo Scott đi thăm chi hội Phật tử tại nhà tù tiểu bang (Prison Sangha). Từ xa lộ cao tốc hiện đại, lấy lối rẽ vào con đường nhỏ xuyên qua cánh rừng thông cao dày, một nhà tù khổng lồ giữa cánh đồng mênh mông trống vắng sừng sững hiện ra.
10/05/2013(Xem: 5925)
Cách đây trên hai ngàn năm, hình ảnh Đức Phật thuyết Pháp tại ngọn núi Thứu linh thiêng vẫn còn đọng mãi trong tâm tưởng của những người con Phật. Hôm nay vào những ngày 26, 27 và 28 tháng 4 năm 2013, đạo tràng Chùa Linh Thứu ở Berlin hân hoan đón tiếp phái đoàn Hoằng Pháp Âu Châu gồm 8 vị Tăng Ni đến từ các quốc gia như Mỹ, Úc, Na Uy, Đức do Hòa Thượng trưởng đoàn Thích Như Điển hướng dẫn. Nhìn các chủng tử của Như Lai với những khuôn mặt sáng ngời ngợi và tài giảng Pháp như những dòng Pháp nhũ thấm sâu vào tận lòng người, ta không còn lo sợ về thời mạt pháp sẽ quanh quẩn đâu đây.
09/05/2013(Xem: 6867)
Chúng ta sống trong một thế giới gồm có hai thể dạng :vật chất và phi vật chất. Tuy mang hai thể dạng khác biệt nhau nhưng thật ra thế giới ấy khá đồng nhất mà Phật giáo gọi chung là thế giới luân hồi hay ta bà.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567