Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Vô gia đình, vô ưu, vô trú

27/07/201520:36(Xem: 6929)
Vô gia đình, vô ưu, vô trú


kinh hanh

VÔ GIA ĐÌNH, VÔ ƯU, VÔ TRÚ

 

Vĩnh Hảo

 

 

 

 

Hãy nói về những kẻ không nhà, đứng nơi đầu đường, ngủ nơi góc phố.

Lo toan không? khổ đau không? – Khó ai biết; chỉ thấy khi ngửa tay xin ăn thì gương mặt phải lộ ra vẻ thảm thương, tội nghiệp; và khi ngồi co ro nơi ghế đá công viên, hay dưới gầm cầu, thì cả thân người, cả thân phận, như bị gánh nặng của trời cao phủ xuống, nén xuống, tưởng chừng không bao giờ có thể vươn mình lên được.

Những kẻ ấy không có gia đình, hoặc đã có một gia đình tan vỡ, chia ly, tan tác.

Từ những ưu phiền lo toan nặng nề của đời sống (áo cơm, danh, lợi…), họ đã rơi xuống đáy vực, nơi không còn gì để phải vướng bận lo toan nữa.

Từ những căn nhà có vườn hoa nhỏ và sân cỏ xanh mát... họ đã, thoáng chốc (hoặc từ từ) trở thành những kẻ lang thang, không nơi trú ẩn cố định.

Chính họ, hoặc người khác, nghĩ đó là số phận, là định mệnh, là ý trời, là nghiệp quả (của một hay những nghiệp nhân gần, xa).

 

Hãy nói về những kẻ tự nguyện rời bỏ đời sống gia đình thế tục, sống đời vô ưu, thực hành con đường vô trú. (*)

Vì tự nguyện, cố nhiên họ hạnh phúc với chọn lựa của họ. Cơm ăn áo mặc không bận lòng. Ba y thô sơ, đắp đổi ngày tháng. Một bình bát dạo khắp muôn nhà. Môi rạng rỡ nụ cười thơ trẻ. Mắt trầm tư đạo lộ thâm sâu.

Không gia đình, không dây buộc trói. Không cửa nẻo, không mái che, nhà ba gian mở toang tường vách rui mè. Kẻ cùng tử hào phóng, đêm ngủ gốc cây, ngày rảo bước, ngang qua những quán trọ, không đâu là chỗ dừng nghỉ cuối cùng. Thênh thang con đường không đích đến. Bước qua những không gian và nơi chốn, bước qua những dĩ vãng, kỷ niệm, và thời gian…

 

Có vẻ gì tương đồng giữa những kẻ không nhà. Có, họ giống nhau ở vài hình thức, nhưng khác rất nhiều nơi bản chất. Một bên là nghiệp, một bên là nguyện.

Từ nghiệp chuyển thành nguyện, sẽ hạnh phúc.

Từ nguyện biến thành nghiệp, sẽ khổ đau – và hơn thế nữa: lụn bại, hư nát!

Từ nghiệp mà chuyển thành nguyện là cả một nghệ thuật, một thành quả rực rỡ của tư duy, giác ngộ.

Ngược lại, từ nguyện biến thành (nghề) nghiệp là một sự sa đọa khó tha thứ, khó chấp nhận!

Làm thế nào mà một kẻ tự nguyện sống đời vô gia đình, vô ưu, vô trú, lại có thể ham thích nhà cao cửa rộng, áo quần loè loẹt sặc sỡ diêm dúa, tiền tài của cải, cho đến phẩm hàm tước vị, quyền chức cao danh! Tất cả những thứ phù phiếm, hư huyễn ấy, chẳng phải đã từng một lần phủi sạch để chọn con đường cao đẹp vô danh vô tướng hay sao! Từ đâu mà ra nông nỗi như thế! Có khi nào kẻ lên đường chịu ngồi lặng vài phút giây, tự hỏi mình đi đâu, còn chăng con đường đã chọn, hay chính mình đã lạc hướng từ đời thuở nào?

Hãy nhìn lại, nhìn lại xem. Phải chăng cái gì nhỏ bé sẽ bị giam nhốt, chứa đựng trong những khuôn khổ nhỏ bé? Nếu tâm bao la như hư không thì có thân xác, mũ áo, nhà cửa, đền đài, danh vọng hay lợi lộc nào trói buộc được?!

Như vậy, tâm nhỏ hẹp, tủn mủn, chính là nguyên nhân của sự sa đọa, thoái hóa. Nó làm chùn những bước chân, khiến kẻ không nhà không thể ra khỏi khung cửa hẹp của những căn nhà, kẻ vô tư lự không thoát ra được  những điều lo nghĩ tân toan, kẻ vô trú không vượt qua nổi những gốc cây hay những quán trọ bên đường…

 

Thoáng chốc quay về, có khó khăn chi! Chí nguyện ban đầu hãy còn nguyên vẹn. Một tâm ấy thôi, sẽ chuyển động tất cả. Đơn sơ, đạm bạc. Môi cười hồn nhiên như con trẻ. Mắt sâu thăm thẳm như thiền gia. Mỗi bước chân cất lên, có thể vượt ngoài vạn dặm mây trắng.

 

________________

 

(*) Triển khai 3 ý nghĩa của chữ Xuất Gia: 1) xuất thế tục gia, 2) xuất phiền não gia, 3) xuất tam giới gia (rời khỏi căn nhà thế tục, xa lìa căn nhà phiền não, vượt ngoài căn nhà ba cõi [dục, sắc và vô sắc giới]).

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
27/02/2011(Xem: 7996)
Bạn có bao giờ ý thức được rằng, bi quan hay sầu muộn tức là tự mình đang lãng phí những ngày tháng quý giá của cuộc đời mình?
27/02/2011(Xem: 7796)
Buổi nói chuyện hôm nay tôinhắm vào Quý Phật tử Phước Thái nhiều hơn là Quý Phậttử ở các nơi. Vậy Quý vị hãy lắng nghe cho kỹ. Ở đâytôi không giảng những đề tài cao siêu, mà đặt những câuhỏi rất thực tế, rất thấp, quý vị hãy trả lời đúngnhư chỗ mình biết, để rồi tôi hướng dẫn cho quý vịtu hành. - Quý vị đi chùa học đạo, cóphải tu theo đạo Phật không?
26/02/2011(Xem: 7755)
Có thể nói rằng, trước khi chúng ta cảm nhận được sự thanh thản, bình yên trên quả đất này, mỗi chúng ta đã có thể cảm nhận sự bình yên, thanh thản từ bên trong tâm hồn mình.
25/02/2011(Xem: 8062)
Anh đã từng xót thương, như tự xót thương anh thuở nào thơ dại, khi bắt gặp trên đường những nét nhăn mà móng vuốt của cuộc đời đã cày trên trán ai như trán em bây giờ...
25/02/2011(Xem: 6615)
Lòng hướng thiện luôn tiềm ẩn nơi mỗi tâm hồn đang khát khao vươn lên trong cuộc sống. Với những tâm hồn đang đi trong bóng tối lầm lạc, vấp ngã, hãy biết vươn mình đứng thẳng dậy để tiếp tục sống.
25/02/2011(Xem: 8887)
Trong kinh Tăng Chi I, đức Phật dạy rằng: “Đối với bậc chân nhân, thiện nhân, hai đặc tính này sẽ được biết đến, đó là biết ơn và đền ơn đúng pháp.”
24/02/2011(Xem: 7060)
Việc giáo dục con người phải được bắt đầu tuổi ấu thơ, từ gốc rễ gia đình. Giáo dục con cái – tức là chuẩn bị hành trang cần thiết cho con cái bước vào đời...
23/02/2011(Xem: 7956)
Nói đến gia đình, trong ký ức sâu đậm của mỗi người, chúng ta thường nghĩ đến những gì là tươi đẹp và thiêng liêng nhất!
23/02/2011(Xem: 12297)
Không biết tự bao giờ, người xưa đã thốt lên một câu rất giản đơn nhưng chính xác, mà cho đến ngày nay hầu hết chúng ta không ai là không biết: “Ở sao cho vừa lòng người...”
22/02/2011(Xem: 10595)
Tập sách mỏng này chính là muốn chia sẻ với các bạn đôi điều về những giọt mồ hôi thanh thản, những giọt mồ hôi luôn mang lại cho bạn cả giá trị vật chất cũng như những giá trị tinh thần cao quý nhất!
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]