Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đừng dính đến quyền lợi - Đại lão HT. Thích Trí Tịnh

07/01/201211:34(Xem: 6661)
Đừng dính đến quyền lợi - Đại lão HT. Thích Trí Tịnh

Đừng dính đến quyền lợi
Đại lão HT. Thích Trí Tịnh

thumbnail.php?file=009___PTTD___Dung_Dinh_Quyen_Loi__R__1_427408528Sống trong cuộc đời, muốn được thong thả rảnh rang thì đừng dính đến quyền lợi. Làm việc hễ thuận duyên thì làm, không thuận thì phải khéo léo nhẫn chịu để vượt qua.

Không phải hàng xuất gia không bị dính mắc vào quyền lợi. Huống nữa, chính quyền lợi đó sẽ đem đến những tai họa cho thân mình. Mấy huynh đệ tuổi còn trẻ, đường còn dài, phải lưu ý lắm mới được.

Nói đến đây, tôi nhớ lúc còn học tại chùa Báo Quốc ở Huế, nhân đọc Đại tạng đến quyển Trúc Song Tùy Bút của Đại sư Liên Trì, phần nói về “Con nhện con tằm”. Trong ấy nói hai con vật này đều nhả tơ, giăng lưới. Nhưng một con phải chết vì sự nhả tơ đó, còn một con thì lợi dụng sự nhả tơ để bắt mồi. Con tằm nhả tơ rồi bị đem đi luộc, còn con nhện cũng nhả tơ nhưng lại tự tại qua lại trên những sợi tơ đó, không bị vướng kẹt.

Đại sư Liên Trì đưa ví dụ này nhằm để khuyên nhắc tất cả mọi người. Vì ai nấy đều có sự nghiệp. Người đời cũng có sự nghiệp, mà người xuất gia cũng có sự nghiệp; chỉ là lớn hay nhỏ mà thôi. Tuy vậy, mình nhớ tạo sự nghiệp phải được như con nhện, đừng như con tằm nhả tơ rồi phải chết trong kén.

Tôi nhận thấy bài đó hay, lấy làm thích thú, luôn nhớ và đem ứng dụng tu hành. Nghĩ lại, từ năm 1946 tôi lập Liên Hải Phật Học đường, các Phật Học viện, thành lập chùa, ra làm việc cho Giáo hội như: Trưởng ban Giáo dục, Tổng vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, rồi Viện trưởng Phật học viện Huệ Nghiêm… nhưng làm việc mà không bị ràng buộc.

Lúc làm Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự, đã 4 tháng mà tôi vẫn chưa mở văn phòng. Mấy thầy thấy vậy thắc mắc hỏi thăm, riêng tôi lại nghĩ hễ lập thì bị kẹt phải vào ở đó. Về sau, tôi đích thân xuống thỉnh HT. Từ Nhơn giữ chức Phó Tổng vụ Tăng sự và đặt sẵn văn phòng tại chùa Ấn Quang. Thế là tôi mở văn phòng từ đó, nhưng chỉ đứng ở ngoài để lo tinh thần mà giảng kinh cho mấy huynh đệ học.

Tôi không phải mong cầu những cái lợi như người đời thường nghĩ, chỉ luôn luôn cầu công đức. Cái lợi của người tu chính là thiện căn công đức, đâu phải là tiền bạc vật chất. Mấy huynh đệ phải nhớ mình ở chỗ nào nơi nào cũng phải gây tạo thiện căn công đức, đừng chạy theo những vật chất bên ngoài.

Lúc giữ chức Tổng Vụ trưởng Tổng vụ Tăng sự tất cả là 10 năm. Trong thời gian đó hễ thầy nào muốn du học qua Hồng Kông..., hễ đến tôi thì tôi ký. Mà phải trực tiếp đến mới được, nếu qua trung gian thì người khác sẽ nghĩ mình làm việc có điều không tốt, chẳng hạn như vì tiền. Tôi chỉ nghĩ, phải trợ giúp cho mấy thầy được thuận duyên tu học, làm được việc này cũng chính là vun bồi căn lành công đức cho mình, không bao giờ dính đến tiền bạc.

Điều thứ hai: Tôi luôn làm theo khẩu hiệu ngầm của riêng mình: Những việc đúng pháp, về mặt tinh thần hoặc vật chất thì “Không cầu cũng không từ”. Đây là khẩu hiệu để tôi lập thân, nghĩa là “Không tìm cầu cũng không từ chối”. Chẳng hạn, nếu có duyên cất chùa, mà cái duyên đó nó tự đến, nhận thấy đáng thì không từ chối. Cho đến tứ sự cúng dường cũng vậy, những vật gì không dùng, nhưng cũng không từ chối. Mình không sử dụng thì chuyển đến người khác, cho đại chúng dùng. Lúc trùng tu chùa Vạn Đức cũng vậy, tôi không cho đi quyên góp, ai hay biết thì đến cúng dường, còn “tìm cầu” thì nhất định không.

Ngoài ra, nếu làm việc gì, dù có cái lợi lớn trước mắt nhưng khi làm có cái hại xen vô trong hiện tại hoặc tương lai thì tôi quyết không làm, không tham dự. Ví dụ như: Danh vị, tiền bạc, lời khen tặng… Nếu được lợi thì phải xem có cái hại hay không, nếu có phải tránh xa, thấy hại mà vẫn chạy vô thì bị nghiệp dẫn.

Tôi thấy việc tu hành đã trải qua mấy mươi năm, nhờ ứng dụng hai điều trên nên không bị tổn thất chịu cái hại lớn, mà lại thấy việc nhẹ nhàng thảnh thơi. Tuy vẫn có sự lo lắng cực nhọc, nhưng ít thôi, còn kết quả cũng khá nhiều.

Ở đây tôi đã nói tận đáy lòng, mấy huynh đệ thấy đúng lý thì nên bắt chước làm theo, để sự tu hành không bị vướng kẹt, thiện căn công đức luôn được tăng trưởng. Đó là điều tôi luôn mong muốn ở nơi tất cả mấy huynh đệ!

(Tạp chí Đạo Phật Ngày Nay số 12)

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
26/06/2013(Xem: 11819)
Đạt được cơ sở con người, cơ sở đó giống như một cái bình thật quý và hiếm hoi, giúp ta có thể giải thoát tất cả kẻ khác và cho cả chính ta ra khỏi đại dương của Luân hồi, cơ sở con người đó giúp ta biết lắng nghe, suy nghĩ và thiền định, cả ngày lẫn đêm không ngưng nghỉ, đấy là cách tu tập của những người Bồ-tát.
24/06/2013(Xem: 7813)
Xin chào các vị pháp sư tôn kính, các vị đại đức đồng tu.Xin chúc các vị buổi tối an lành. A Di Đà Phật! Rất hoan nghênh mọi người đến HongKong, cùng nhau tham giachia sẻ học tập tâm đắc về Tịnh Độ Đại Kinh Giải. Nhân duyên này của chúng tarất đặc thù, rất thù thắng. Kinh Vô Lượng Thọ, từ khi Thích Ca Mâu Ni Phậttuyên nói đến nay (năm xưa Phật đã từng nhiều lần tuyên nói bộ kinh này), tuykinh Vô Lượng Thọ là một trong số kinh điển truyền vào Trung Quốc sớm nhất, bảnphiên dịch của kinh cũng có rất nhiều, thế nhưng trong lịch sử của chúng ta,người học tập, đọc tụng, thọ trì thì không nhiều lắm.
22/06/2013(Xem: 7557)
Đây là cách khơi dậy nguồn sinh khí tiềm tàng và nhắc nhớ về đam mê, giúp cuộc sống giàu năng lượng và tuyệt vời hơn. 1. Tham gia vào các hoạt động phù hợp với sở thích hay những nơi giúp bạn rèn kỹ năng: một lớp học nhảy, đi bơi, lớp học diễn thuyết trước đám đông… Tận dụng thời gian để đi học một điều mới rất có ý nghĩa, giúp làm mới bản thân. 2. Hướng bản thân đến hình ảnh mà bạn ao ước hoàn thiện mỗi ngày. Biết mơ ước, giữ ước mơ sâu trong tâm trí và tinh thần để làm động lực cho hành động.
22/06/2013(Xem: 6883)
Mùa Phật đản năm nay diễn ra trong thời gian mà ký ức con người chưa xóa mờ được hình ảnh cuộc thiên tai kinh hoàng xảy ra cho nước Nhật. Kèm với thiên tai đó là sự ô nhiễm phóng xạ ảnh hưởng đến nhiều nước mà nguyên nhân do bàn tay của con người.
21/06/2013(Xem: 7089)
Tâm là của báu chí cao vô thượng, mà chúng ta lâu nay bỏ quên ít chăm sóc, lại chăm sóc thân nhiều hơn. Đa số thường lo chăm sóc thân, hoặc nhà cửa, xe cộ, ruộng vườn sự nghiệp bên ngoài, mà bỏ quên cái tâm. Đây là thiếu sót rất lớn. Tâm quý hơn những thứ đó, là linh hồn của cuộc sống. Nếu chúng ta sống thiếu tâm thì sự sống này thành sự chết. Tâm quan trọng như vậy nhưng ít ai quan tâm đến, bỏ qua chỗ quý báu này.
17/06/2013(Xem: 11054)
Từ Bi và Nhân Cách, Nguyên tác Anh Ngữ: His Holiness Dalai Lama , Việt dịch: Thích Nguyên Tạng, Diễn đọc: Tâm Kiến Chánh
14/06/2013(Xem: 8502)
Một vị giảng sư thành công là vị có kỹ năng và phương pháp. Với kỹ năng và phương pháp, vị giảng sư từng bước xây dựng cho mình sự tin tưởng nơi thính chúng, rèn luyện khả năng khơi gợi sự đồng cảm của thính chúng và khả năng trình bày mọi vấn đề hợp với luận lý. Vị giảng sư cần chuẩn bị cho mình một tư thế để luôn luôn thuyết phục được thính chúng đi đúng con đường của Đức Phật đã dạy hầu đem lại an lạc và hạnh phúc cho họ cũng như xây dựng một xã hội an lạc hài hòa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]