Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện

17/06/201003:29(Xem: 9068)
Nếp Sống Phật Tử Ở Miến Điện

NẾP SỐNG PHẬT TỬ Ở MIẾN ĐIỆN
HT Thích Trí Chơn chuyển ngữ

Gần90 phần trăm dân tộc Miến đều theo Phật Giáo. Giữa khung cảnh xanh tươicủa đất Miến, người ta thấy vươn lên từ các đỉnh đồi dọc theo bờ sông hay trên thung lũng những ngôi chùa màu trắng. Ðời sống xã hội Miến hoàntoàn xây dựng trên nền tảng Phật Giáo. Tinh thần từ bi của đạo Phật đã thấm nhuần sâu xa khắp mọi tâm hồn dân Miến. Trong xã hội tăng già hay Phongyis chiếm một địa vị cao quý, quan trọng. Ảnh hưởng của họ chi phốikhắp các từng lớp dân chúng. Họ tham dự vào hết thảy mọi công tác từ thiện. Mỗi thôn xóm đều có một ngôi chùa gọi là Phong yikyaung để giúp đỡ, phát triển Phật sự trong vùng.

Trướckia, những chùa này đã góp phần đắc lực vào công việc giáo dục Miến. Hiện nay, nền giáo dục của chùa chiền đang được phục hưng. Những ngày lễ, vía nam nữ Phật tử lũ lượt đến chùa để nghe chư Tăng thuyết pháp. Các trẻ nhỏ đều được gởi đến chùa để chúng học giáo lý và học đọc, học viết. Theo phong tục Miến, mỗi thanh niên Phật tử đều phải thọ lễ “Shinpyu” để vào chùa tập tu suốt trong thời gian chư Tăng an cư (thườngvề mùa mưa chư Tăng không đi ngoài khất thực) hoặc khoảng một hay nhiềunăm, hoặc ít nhất là một tuần. Và khi vào ở chùa, họ sống đời tu sĩ y theo luật Phật chế. Tập tục này đang được ăn sâu dần vào đời sống xã hộiMiến.

MiếnÐiện cũng là xứ sở của lễ lược, hội hè. Văn hóa Miến bao gồm những ngàylễ này, vì đời sống và 2 phong tục Miến đều gắn liền chặt chẽ với Phật Giáo. Ở Miến, hai ngày lễ bắt đầu và mãn kỳ an cư của chư Tăng rất lớn. Thời gian an cư tịnh tu bắt đầu từ rằm tháng Wazo Miến Điện (khoảng tháng 06 hoặc 07 dương lịch). Lễ “Wazo” cũng gọi là “Lễ Hương Hoa” (Festival of Flowers). Suốt thời gian lễ Wazo, mọi thú vui giải trí đều được đình chỉ. Thay vào đó, người ta tổ chức nhiều cuộc bố thí giúp đỡ kẻ nghèo. Chư Tăng được tín đồ cúng dường những y phục mới cùng vật dụngthuốc men. Trong 03 tháng tịnh tu chư Tăng chuyên tụng kinh và thiền định. Vào những ngày lễ Wazo, Phật tử không bao giờ tổ chức lễ đám cưới hay dọn nhà.

Lễ“Thadingyut” hay “Lễ Ánh Sáng” (Festival of Lights) chấm dứt thời gian an cư của chư Tăng. Lễ này tổ chức vào rằm tháng Thadingyut (khoảng tháng 09 hoặc 10 dương lịch) với nhiều cuộc vui và bố thí kéo dài trong ba ngày. Ban đêm, các chùa, tu viện cũng như tất cả các gia đình Phật tửđều thắp đèn. Và toàn quốc Miến Ðiện như chìm ngập trong biển ánh sáng muôn màu sắc tuyệt diệu.

Lễ“Thingyan” hay gọi là “Lễ Dâng Nước” (Water Festival), tổ chức vào ngàyđầu năm Miến Ðiện, khoảng từ ngày 13 tháng 04 dương lịch. Sáng mồng một, sau khi tẩy trần tượng Phật trong nước hoa thơm, Phật tử có tục lệ cung thỉnh chư Tăng về nhà để cúng dường thọ trai. Lễ này kéo dài suốt ba ngày với nhiều cuộc vui. Ðặc biệt nhất là vào những ngày đó, dân chúng có tập tục đi tưới nưóc lẫn nhau. Và họ tin làm vậy là để chúc chonhau sự may mắn, an lành.

Lễ“Kason Nyaung Ye Thun” tổ chức vào rằm tháng Kason Miến Ðiện (đôi khi vào khoảng tháng 05 dương lịch). Trong ngày này, Phật tử có tục lệ đem nước đến tưới vào cây Bồ Ðề (Bodhi nyaung bin) để tưởng niệm ba trường hợp đức Phật Đản Sinh, Thành Đạo và Niết Bàn (Nhập Diệt).

Lễ“Tazaungdaing” tổ chức vào rằm tháng Tazaungmon, (giữa tháng 11 dương lịch), cũng là dịp để tín đồ thắp đèn sáng rực rỡ, và cúng dường tứ sự cho chư Tăng. Ngoài những ngày lễ chính thức trên, còn có nhiều lễ, hội hè Phật Giáo khác đuợc tổ chức tại các chùa tùy theo tập tục riêng của mỗi địa phương. Ðiều đáng chú ý là trong cuộc sống tu tập hằng ngày, Phật tử Miến luôn chăm nghĩ đến việc bố thí, trì giới và trau dồi trí tuệ.

Lúcnào, Phật tử Miến cũng sẵn sàng bố thí. Họ không những chỉ cho, giúp đỡthiên hạ thức ăn vật dụng mà còn cho bằng lời nói, ý nghĩ và việc làm trong sạch. Người ta thích nhận ở kẻ khác những lời nói an ủi dịu dàng hơn là cho họ thức ăn hay sức khỏe. Vì khi tâm trí họ nhẹ nhàng, dĩ nhiên lúc ấy thân xác của họ sẽ được khỏe mạnh. Ðối với những bệnh nhân đau khổ thì không gì giúp họ chóng bình phục hơn bằng sự an ủi trìu mến của Phật tử chúng ta.

Chúngta có thể bố thí (Dàna) mà không cần có tiền. Chúng ta có thể cho ngườiđói thức ăn, kẻ khát nước uống, người rách rưới áo quần, hoặc nhường chỗ ngồi cho những bạn đồng hành trên một chuyến xe đông khách. Chúng tacó thể dùng lời nói êm dịu để an ủi những tâm hồn đau khổ, chăm sóc giúp đỡ bệnh nhân với tất cả tình thương, hoặc luôn tươi cười vui vẻ vớimọi người.

Nụcười tuy là một vốn liếng rất nhỏ, nhưng đem lại cho chúng ta nhiều lợiích lớn. Những lời nói hiền hòa và hành động tốt đẹp của chúng ta bao giờ cũng sẽ mang lại cho mọi kẻ sung sướng lẫn đau khổ nhiều nguồn vui đẹp đẽ biết bao nếu hằng ngày Phật tử chúng ta biết đem gieo rắt những hành động từ bi đó khắp mọi loài. Và sự lợi ích của cách bố thí này cũngchẳng kém gì phương pháp tài thí, cho người đồ mặc thức ăn. Nhưng cách bố thí cao cả nhất là pháp thí.

Giớiluật giúp con người trở nên đạo đức. Thiếu giới luật, con người chỉ là một con vật luôn luôn thô lổ, hung tợn và tàn bạo ; một kẻ vô cùng độc ác xấu xa. Nó có thể bóp cổ, giết vợ, đâm con, chém bạn hay đồng bào, cưỡng hiếp thiếu nữ hoặc đánh dập tàn nhẫn kẻ tôi đòi. Nó có thể hành hạcha mẹ, bạc đãi vợ con. Nó có thể căm thù và xử tàn nhẫn với mọi người.Kẻ nào xa lìa giới luật, họ sẽ dễ nói và hành động sai lầm. Nhưng ngườigiữ giới được rất ít.

Phầnđông thiên hạ không ai giữ đặng những điều răn căn bản của đức Phật dạynhư quy y Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) và thọ trì năm giới cấm là không sát sanh, trộm cắp, vọng ngữ, tà dâm, uống rượu. Người Phật tử trái lại,tối thiểu phải giữ được các điều trên, và cố gắng chu toàn bổn phận làmcon đối với cha mẹ, đạo thầy trò, chồng vợ, chủ tớ đúng theo lời Phật dạy trong Kinh Thi Ca La Việt (Sigalovàda). Một người dù họ giàu có hoặcquyền cao chức trọng đến đâu mà không giữ được các giới điều căn bản vừa kể thì họ vẫn chưa xứng đáng là một người có đạo đức.

TạiMiến kẻ nào cần cù siêng năng, biết quy y thọ giới theo Phật, đều có thể chóng trở nên sung sướng giàu có, bởi lẽ họ được mọi người mến chuộng. Bao giờ họ cũng có uy tín hơn những bạn khác và luôn được quần chúng trọng đãi thán phục. Họ không lo sợ, nắm chắc thành công khi phải ra đời mưu sinh. Họ chết trong sự an lành, bình tĩnh với niềm tin đời sau của mình sẽ tốt đẹp. Cho nên Giới là điều kiện căn bản cho sự phát triển trí tuệ, là cửa ngỏ đưa đến sự giác ngộ hoàn toàn, là con đường chắc chắn hướng mọi người đến an lạc, hạnh phúc chân thật của Niết Bàn.

* Theo tạp chí“The International Buddhist News Forum”, số tháng 2-1962

HT Thích Trí Chơn chuyển ngữ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/01/2021(Xem: 4543)
Vương quốc Phật giáo Bhutan với diện tích và dân số khiêm tốn trên Himalaya đã báo cáo có ca COVID-19 đầu tiên tử vong, khoảng 10 tháng sau khi ca đầu tiên phát hiện Viruscorona, và cố gắng kiểm soát dịch bệnh bằng cách phong tỏa phần lớn đất nước phụ thuộc vào du lịch. Trong một thông báo đưa ra vào cuối ngày thứ Năm, ngày 7 vừa qua, Bộ Y tế Bhutan cho biết một người đàn ông 34 tuổi đã tử vong tại một bệnh viện ở thủ đô Thimphu do Covid-19, tiền sử có bệnh nền như gan mãn tính và suy thận, có kết quả xét nghiệm dương tính.
09/01/2021(Xem: 6941)
“Tha Nhân Là Địa Ngục” (L’enfre, cest les autres/Hell is other people) là câu nói thời danh của triết gia Pháp Jean Paul Sartre. Trong vở kịch nhan đề Huis Clos (Cửa Đóng) tiếng Anh dịch là “Không lối thoát” (No Exit) và tiếng Việt có nơi dịch là “Phía Sau Cửa Đóng” trong đó mô tả ba nhân vật lúc còn sống đã làm nhiều điều xấu. Khi chết bị nhốt vào địa ngục nhưng không phải là “địa ngục” với những cuộc tra tấn ghê rợn về thể xác mô tả trong các tôn giáo, mà bị nhốt vĩnh viễn trong một căn phòng kín. Tại đây ba nhân vật bất đồng, cãi vã nhau- không phải vì cơm áo mà vì quan điểm, sở thích, cách suy nghĩ, tư tưởng, lối sống. Cuối cùng một người không sao chịu đựng được đã thốt lên “Tha nhân là địa ngục”. Câu nói này trở nên nổi tiếng và tồn tại cho tới ngày nay.
07/01/2021(Xem: 6034)
Vào năm 2004, Thư Viện Anh Quốc đã mở cửa đón khách vào thưởng một “pháp bảo” của Phật giáo Trung Hoa mang tên “Kinh Kim Cang”, đó là một trong những cổ vật chính được trưng bày tại cuộc triển lãm “Con Đường Tơ Lụa. Bên cạnh cuốn “Kinh Kim Cang” còn có những cổ vật khác được giữ gìn hoàn hảo hơn 1000 năm qua như : một súc lụa, một tấm thảm trải trước lò sưởi tại ngôi nhà bỏ hoang đã 1.100 năm, một cuộn len 1300 năm tuổi … Phần lớn cổ vật trưng bày tại triển lãm được lấy từ bộ sưu tập của Sir Marc Aurel Stein.
07/01/2021(Xem: 5617)
Một khuôn mặt trong một tấm gương xuất hiện là một khuôn mặt, nhưng thế nào đi nữa hình ảnh đấy không là một khuôn mặt thật sự; đấy là từ những quan điểm trống rỗng về sự hiện hữu của một khuôn mặt. Giống như thế, một nhà huyển thuật có thể gợi lên những ảo ảnh dường như là những thứ thật sự. như một người ở trong một cái thùng bị xiên bởi một cây gươm, nhưng tất cả hoàn toàn không được tạo ra thật sự như những thứ được thấy. Tương tự thế, các hiện tượng như thân thể hiện diện được tạo ra từ chính phía của đối tượng nhưng trống rỗng trong việc được thiết lập cách ấy và luôn luôn như thế.
04/01/2021(Xem: 5533)
Đức Đạt Lai Lạt Ma đưa ra nhận xét chính thức đầu tiên về việc nghỉ hưu, từ các trách nhiệm chính trị trong một buổi giảng dạy công khai tại Tsuglagkhang, Dharamshala, ngày 19 tháng 3 năm 2011. Năm 1963, Đức Đạt Lai Lạt Ma đã ban hành một Hiến pháp Dân chủ (democratic constitution) hoàn toàn dựa trên Giới luật Phật giáo, và bản Hiến chương Nhân quyền của Liên Hợp Quốc để biên soạn, và chuẩn bị cho một mô hình đất nước Tây Tạng tự do ở tương lai:
04/01/2021(Xem: 6938)
Ngày Xuân ngày Tết, nếu ai tìm những giờ phút thanh thản yên tịnh bằng những bước nhẹ nhàng khoan thai vào vãng cảnh các chùa chiền tự viện, dâng hương bái Phật, nếu để ý sẽ thấy ở một vách tường nào đó treo bộ tranh mang tên gọi là “Thập mục ngưu đồ”. Không phải chốn già lam thiền viện nào cũng có trưng treo, vì đó không phải là điều bắt buộc thuộc thanh quy giới luật, nhiều khi chỉ được treo để trang trí, hay được trưng ra ở một nơi hằng ngày đi qua đi lại như để nhắc nhở, vậy nếu khi ta bắt gặp được tức là ta đang hữu duyên, hãy đừng bỏ dịp đứng trước bộ tranh mang những nét sơ sài ấy để ngắm từng bức mà chiêm nghiệm nghiền ngẫm.
04/01/2021(Xem: 4324)
Phật Vàng (Golden Buddha) có tên chính thức trong tiếng Thái là “Phra Phuttha Maha Suwana Patimakon”, nặng 5,5 tấn. Sau nhiều lần di chuyển, pho tượng hiện đang nằm trong đền thờ Wat Traimit, Bangkok, Thái Lan. Hiện tại, mặc dù các học giả vẫn chưa xác định chắc chắn nguồn gốc của pho tượng là bắt nguồn từ thời gian nào. Nhưng dựa theo cấu trúc của phần đầu bức tượng (hình quả trứng), thì có thể đoán rằng, nó ra đời vào dưới triều Sukhothai vào thế kỷ 13 – 14 – một trong những giai đoạn nổi tiếng nhất của nghệ thuật kiến trúc Phật giáo Thái Lan.
03/01/2021(Xem: 9159)
Một Số Danh Tăng Việt Nam Tuổi Sửu Thiền sư TRÌ BÁT (Kỷ Sửu 1049) Thiền sư TỊNH THIỀN (Tân Sửu 1121) Hoà thượng THÍCH ĐẠT THANH (Quý Sửu 1853) Hoà thượng THÍCH GIÁC NHIÊN (Đinh Sửu 1877) Thiền sư THÍCH CHƠN PHỔ - THUBTEN OSALL LAMA (Kỷ Sửu 1889) Hoà thượng THÍCH BỬU LAI (Tân Sửu 1901) Hoà thượng THÍCH THIÊN ÂN (Ất Sửu 1925) Hoà thượng THÍCH MINH THÀNH (Đinh Sửu 1937)
03/01/2021(Xem: 5495)
“Con trâu là đầu cơ nghiệp”. Với một nước nông nghiệp như nước ta, hình ảnh con trâu nặng nề lầm lũi, kềnh càng cục mịch luôn gắn bó với những cánh đồng thửa ruộng, thân thiết với bao người nông dân chân lấm tay bùn, và gần gũi với lũ trẻ mục đồng thường nghêu ngao bài hát quen thuộc “Ai bảo chăn trâu là khổ, chăn trâu sướng lắm chứ!”… Không chỉ như thế, trâu cũng đã từng gắn bó với cuộc đời một vài danh nhân lịch sử như Đinh Bộ Lĩnh, Đào Duy Từ… Đối với nền văn học nước nhà, con trâu còn có cái công rất lớn trong việc làm phong phú ngôn ngữ, nhất là trong ca dao- đồng dao-tục ngữ.
01/01/2021(Xem: 5127)
Từ lâu các kinh sách Phật Giáo Việt Nam bị ảnh hưởng bởi ngôn ngữ âm Hán Việt của Trung Quốc. Từ những được chư tôn thiền đức Tăng Ni chuyển qua quốc ngữ tiếng Việt, để Phật tử dễ đọc, nhất là những vị chưa có kiến thức về âm Hán Việt. thế kỷ 20 (năm 2000 trở đi) các kinh sách dần dần đã Người biên soạn xuất gia tại Chùa Liên Hoa, Bình Thạnh, với Tôn Sư Hải Triều Âm, các kinh sách trong Chùa tụng bằng tiếng Việt do Tôn sư chuyển ngữ. Từ năm 2005 trở đi, người biên soạn định cư và hoằng pháp tại Hoa Kỳ. Nhiều Chùa ở Hoa Kỳ vẫn còn tụng kinh bằng âm Hán Việt và nhiều nơi phải tụng bằng tiếng Anh cho người bản địa và thế hệ con cháu thứ hai sanh tại Mỹ có thể tụng hiểu được. Phật tử Việt tụng kinh bằng tiếng Việt mà vẫn chưa hiểu được ý nghĩa ẩn sâu trong lời kinh và càng bối rối hơn khi tụng kinh bằng bằng âm Hán Việt. Đó là lý do thúc đẩy, chùa Hương Sen biên soạn một cuốn “NGHI LỄ HÀNG NGÀY” bằng tiếng Việt và tổng hợp gần 50 bài kinh:
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]