Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Có một nghệ thuật ngủ

27/05/201007:37(Xem: 10783)
Có một nghệ thuật ngủ

CÓ MỘT NGHỆ THUẬT NGỦ
BS. Đỗ Hồng Ngọc

Có người nói ngủ chiếm một phần ba cuộc đời, uổng phí quá! Đừng ngủ thì lợi hơn! Nhưng lợi đâu không thấy chỉ thấy mất ngủ vài ba đêm thì đầu óc không sảng khỏai để làm việc, năng suất thấp, mất ngủ lâu dài hơn thì dẫn tới bệnh tâm thần và cuối cùng thì thay vì cuôc sống dài ra lại bị rút ngắn đi một cách đáng tiếc!

Không biết tại sao ngày càng có nhiều người mất ngủ trên thế giới phẳng này! Thuốc ngủ là một trong những thứ thuốc bán chạy nhất hiện nay trên thế giới.

Hình như đời sống ngày càng bận rộn,ngày càng náo động, ngày càng bất an, đầy “điên đảo mộng tưởng” thì conngười ngày càng mất ngủ. Và đó cũng là lý do tại sao ngày người ta càngcần tới…Thiền. Phải, chỉ có thiền mới có thể “cứu rỗi”một thế giới đầy náo lọan như vậy! Thiền cũng có thể thay cho… ngủ, dù thiền không phải là ngủ, trái lại thiền là tỉnh giác. Thế nhưng, về mặtsinh học, thiền tiêu hao năng lượng rất ít, ít hơn cả giấc ngủ, nhờ đó tiết kiệm đựơc năng lượng, không phải tiêu hao cho cái tâm náo động. Khitâm được an, “an tịnh tâm hành” thực sự thì năng lượng tiêu hao giảm hơn một nửa. Nhưng không phải ai cũng thành công với thiền nên “một nghệ thuật ngủ” là cần thiết để giảm bớt… thuốc ngủ!

Có một “nghệ thuật… ngủ” như sau: Khi nào buồn ngủ thì đi ngủ ngay. Cư trần lạc đạo thả tùy duyên. Cơ tắc xan hề khốn tắc miên! Đừng ráng. Ráng thì khó mà dỗ lại giấc ngủ! Chưa buồnngủ thì kệ nó, việc gì phải ngủ! Cơ thể sẽ biết cách tự điều chỉnh, nghĩa là biết cách ngủ bù! Tiếng Việt ta thiệt hay. Không nói mắc ngủ mànói “buồn ngủ”? Vì buồn mới dễ ngủ. Vui khó ngủ. Vui là kích thích, là hào hứng, là rộn rả. Thở gấp, tim đập nhanh, huyết áp tăng. Buồn, mọi thứ xìu xuống. Giảm kích thích. Thở chậm, tim đập chậm và huyết áp cũng giảm. Cho nên cách dỗ giấc ngủ tốt nhất là làm cho cơ thể rơi vào trạng thái “buồn”. Đó là cách tách “thân xác” ra khỏi “thân hơi”. Buông xả toàn bộ thân xác, như rả nó ra, xì nó xuống, làm cho nó xẹp lép, hết căng. Đặt tay chân trong tư thế tự nhiên không gò ép, miễn dễ chịu. Khi “thân xác” đã xẹp lép, lửng lơ như vậy rồi thì tập trung chú ý tới “thânhơi”, tức là hơi thở của ta. Không cần phải cố gắng điều khiển hơi thở,ráng sức điều hoà hơi thở chi cả. Bởi còn ráng, còn cố gắng thì còn căng, không gọi là buông xả đựơc! Cứ để “thân hơi” tự nhiên, nó sẽ biếtlúc nào vào lúc nào ra, lúc nào nhiều lúc nào ít. Nó có cơ chế điều chỉnh tự động tùy nồng độ dưỡng khí (O2) và thán khí (CO2) tác động lên trung khu hô hấp ở hành tủy. Vậy là ta rơi vào…giấc ngủ lúc nào không hay!

Cái khó lúc mới tập là ta thường dễ bị tràn ngập bởi những ý tưởng này nọ, những tính toán, những giận hờn, những âu lo… làm ta sôi lên. Mà đã sôi lên thì có trời mới ngủ đựơc! Lúcđó nếu ta biết cách dùng thân hơi “dụ” thân xác, bằng cách tập trung theo dõi xem thân hơi đang dở trò gì, xì xọp ra sao, nhanh chậm, nhiều ít ra sao một lúc ta sẽ cắt đứt được dòng nghĩ tưởng. Thần kinh của ta trong cùng một lúc không thể nghĩ đến hai việc. Đã nghĩ việc này thì quên việc kia. Khi ta nghĩ đến thân hơi, tập trung quan sát nó, thì ta đã đánh lạc hướng những cái nghĩ tưởng khác. Đã có người khuyên nên dỗ giấc ngủ bằng cách đếm sao trên trời hoặc nghĩ đến một dòng sông tuổi thơ, một bãi biển vắng người…! Thật ra đếm sao cũng còn căng thẳng, mất công nhớ số; nghĩ đến dòng sông tuổi thơ thì nhớ chuyện tắm ở truồng… Cứchuyện này dắt chuyện kia mãi không ngớt. Chỉ có cách tìm một cái gì đóthật trung tính, không tạo kích thích thì đó là cách quan sát thân hơi.Thân hơi sẵn có, không phải tìm kiếm đâu xa, ngay trước mũi mình, cũng không đòi nghĩ tưởng gì cả. Bởi ta phải thở bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu. Thở ở trong ta mà như ở ngoài ta, chẳng cần ta, chẳng có ta. Thử hít một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt sâu xem sao? Chỉ một lúc là đầuváng mắt hoa, phải tự động thở ra ngay, không muốn không được. Thử thở ra một hơi thiệt dài, thiệt mạnh, thiệt lâu xem sao! Chỉ một lúc là nó tự động thở vào, không muốn không đựơc! Nói cách khác, cái “thân hơi” đónó tự ý, tự động. Do đó, ta có thể dùng thân hơi như một công cụ để … dụ thân thể quên đi tất cả những chuyện khác. Mà đã quên thì hết căng, hết căng thì xìu, xìu thì…buồn, buồn thì…ngủ vậy!

BS Đỗ Hồng Ngọc

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/08/2013(Xem: 9232)
Hôm nay mới đến tuy còn nhọc, nhưng nghĩ tình Phật tử từ ở Ottawa lên đây chờ đợi nên tôi nói một đề tài nhỏ cho quí vị nghe hiểu, ứng dụng sống đúng với đạo lý. Đề tài tôi nói là Người giành khôn là kẻ dại, người chịu dại tức là khôn.
07/08/2013(Xem: 7091)
NUÔI BỆNH một câu chuyện để suy gẫm nhân mùa Vu Lan Báo Hiếu Trang nhà Quảng Đức st Diển đọc: Tường Dinh Voice of Vietnam RADIO FM974
06/08/2013(Xem: 18849)
Cơ hội làm người của chúng ta trong đời sống quý báu của kiếp người nầy không bền lâu. Không sớm thì muộn, cái chết rồi cũng sẽ đến với tất cả mọi người. Bản chất thật sự của kiếp sống là vô thường, và cái chết không miễn trừ một ai cả. Chúng ta đã mang không biết bao nhiêu là thân xác mỗi khi chúng ta được sanh ra.
04/08/2013(Xem: 10587)
34 câu nói của người 90 tuổi
04/08/2013(Xem: 17466)
Trong thời gian làm trưởng Ban tổ chức Pháp hội đức Dalai Lama 14 thuyết giảng cho cộng đồng Việt Nam tại Tu viện Namgyal, Dharmasala, Ấn Độ, từ ngày 1-3/7/2013, tôi có cơ hội đọc các danh ngôn của đức Dalai Lama được viết thành thư pháp trong Phòng phát hành của tu viện. Tìm thêm trên trang Wikiquote và Ineedmotivation.com, tôi tuyển chọn thêm, phân loại và dịch sát nghĩa 50 câu danh ngôn dưới đây. Hy vọng, các danh ngôn này soi sáng và giúp chúng ta sống hạnh phúc bây giờ và tại đây.
31/07/2013(Xem: 13029)
Hạnh phúc & khổ đau
30/07/2013(Xem: 11369)
Thưa Quý chư Tôn Đức Tăng Ni, các anh chị và các bạn , vào thứ 6 tuần này (2/8/2013), chương trình "100 ngàn - Vạn mái ấm" sẽ tổ chức chuyến đi trao nhà kết hợp với khảo sát xây dựng tại tỉnh Đồng Nai. Thân mời các bạn tham dự cùng chương trình nhé. Các bạn liên lạc qua sdt 0168 296 4406 - gặp Lan Anh để đăng ký tham gia và vui lòng đăng ký trước ngày thứ 5 nhé. Mọi thông tin chi tiết, các bạn theo dõi sau đây nhé. Thời gian: 7am đến 17pm. Ngày thứ 6, 2/8/2013 Địa điểm: xã Xuân Bắc, Đồng Nai Chi phí: 200 000 / người. Bao gồm: - Ăn sáng - Ăn trưa - Trái cây vườn, nước uống, khăn lạnh - Chương trình giao lưu, sinh hoạt giữa các thành viên & ban tổ chức. Lịch trình: - 6h45: tập trung tại Trung tâm triễn lãm Tân Bình, đường Hoàng Văn Thụ, quận Tân Bình. - 7am: xuất phát - Chương trình giao lưu trên xe. - 9h30: đến nơi - 10am: tiến hành lễ trao nhà cho gia đình người nhận - 11
30/07/2013(Xem: 9794)
Con xin mạn phép Thầy Thích Huệ Viên, kể lại chuyện này cho mọi người nghe, mong thầy hoan hỷ. Thưa quý vị, nếu quí vị tin, đó là phước báu của quí vị, nếu quí vị không tin là sự thật cũng không sao, chuyện này có thể chứng minh bằng người thật việc thật. Bạn cứ đến chùa xem thử, chứng kiến những điều tôi đã trải qua trong mười ngày qua.
29/07/2013(Xem: 21248)
1:- Quá trình hình thành và phát triển: - Nguồn gốc Tự viện, ngày tháng thành lập PHV, người tiếp quản ban đầu. - Thành phần Ban Giám Viện, Ban Giáo Thọ, Hội Đồng Chứng Minh, số lượng Học Tăng, nhà Trù, cơ sở vật chất v.v… các thời kỳ, trước 1963, sau 1963 đến 1975
29/07/2013(Xem: 7507)
Đức Thế Tôn thường dạy rằng sau những ngày tháng vân du hoằng hóa độ sanh ở các làng mạc xa xôi, chư Tôn đức tăng ni mỗi năm trong ba tháng mùa mưa nên trú một chỗ cùng nhiếp thân khẩu ý, chuyên tu thiền định, trưởng dưỡng giới định tuệ, nuôi lớn đạo tâm trong tinh thần thanh tịnh lục hòa của tăng già.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]